CỤc phòng chống hiv/aids


Về kỹ thuật xây dựng văn bản



tải về 0.85 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.85 Mb.
#39097
1   2   3   4   5   6   7   8

2.4. Về kỹ thuật xây dựng văn bản

Kỹ thuật xây dựng văn bản là một vấn đề rộng lớn, phúc tạp bao gồm tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm và hệ thống hoá pháp luật. Việc tuân thủ các phương pháp, phương tiện này nhằm bảo đảm cho pháp luật có đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.

Quá trình xây dựng văn bản không đơn thuần là kết cấu, câu chữ, hình thức văn bản mà chính là quá trình từ phương pháp phát hiện các nhu cầu điều chỉnh pháp luật, điều tra, khảo sát, xác định các mục tiêu, các nguyên tắc, đến việc chọn hình thức thể hiện, sử dụng ngôn ngữ pháp luật tính cô đọng, lôgic, chính xác và một nghĩa, xây dựng các quy phạm, các chế định và dự thảo văn bản trên thực tế, thẩm tra văn bản...

Từ cách tiếp cận này, qua rà soát cho thấy: Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV còn một số vấn đề cần giải quyết.

Thứ nhất đó việc chưa thống nhất trong việc sử dụng cụm từ "người nghiện chất dạng thuốc phiện" và "người nghiện ma túy". Sự không thống nhất này dẫn đến khó xác định một cách cụ thể các chủ thể khi áp dụng các quy định của pháp luật, ví dụ nếu là người nghiện chất dạng thuốc phiện thì có phải áp dụng quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy hay không và ngược lại?

Thứ hai đó là về khái niệm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Nếu xét theo khái niệm của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế sẽ là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng các quy định của luật khám bệnh, chữa bệnh thì sẽ khó khăn cho việc hoạt động của các cơ sở này vì các lý do: (1) không xác định được mô hình tổ chức là bệnh viện, phòng khám đa khoa hay chuyên khoa; (2) không thể tổ chức được việc cung cấp thuốc tại chỗ nếu không phải là bệnh viện nhưng nếu tổ chức theo mô hình bệnh viện thì lại không thể tổ chức được vì thiếu nhiều điều kiện và cũng không phù hợp với thực tiễn của hoạt động điều trị thay thế; (3) không có đủ người hành nghề có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa tâm thần như quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ ba, nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là văn bản đơn hành nên giá trị pháp lý không cao và gây khó khăn khi muốn áp dụng các văn bản này cho các chủ thể pháp luật khác. Ví dụ, quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone chỉ áp dụng đối với các cơ sở thuộc Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh nên không thể áp dụng cho các cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố khác.
BÀN LUẬN

1. Ưu điểm:

Qua công tác hệ thống hoá pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho thấy hiện nay có 26 văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Những ưu điểm của các văn bản này là:

a) Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV luôn luôn gắn với các chính sách, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ đã thể hiện rõ nét nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS đều được Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và được tổ chức thực thi trong cuộc sống.

b) Hệ thống pháp luật về phòng chống HIV/AIDS đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như tính ổn định, phù hợp tuy chưa cao nhưng bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV góp phần từng bước ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.


2. Tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện như:

1. Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV không nằm ngoài hệ thống pháp luật Việt Nam nên đều có hạn chế chung là luật, pháp luật phần lớn đều quy định về nguyên tắc, muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành làm cho hiệu lực tức thì của luật, pháp lệnh chưa thực hiện được.

2. Các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành kịp thời để điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh đã giúp cho công tác quản lý ngành tốt hơn nhưng tính dự báo chưa cao nên sau một thời gian thực hiện đã nảy sinh một số bất cập nhất định cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.



3. Thực trạng tổ chức triển khai các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

3.1. Đánh giá công tác thông tin, giáo dục, truyền thông

Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm đã được triển khai trên diện rộng với sự tham gia của các bộ, ban ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Dưới đây là kết quả các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông được triển khai trong những năm qua.


3.1.1. Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho cán bộ, công chức, viên chức:

Ngay sau khi các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS được ban hành, đặc biệt là Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), trên cơ sở các hướng dẫn về phổ biến, giáo dục pháp luật, ngành y tế đã tổ chức nhiều hội nghị phổ biến cho đối tượng là các cán bộ, nhân viên của ngành y tế cũng như các bộ, ngành có liên quan khác như công an, lao động - thương binh và xã hội...



Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho các cán bộ, công chức, viên chức còn được thực hiện thông qua hình thức sao gửi văn bản.





Tuy nhiên, do việc phổ biến nội dung cụ thể của các văn bản quy phạm pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV mới chỉ chủ yếu áp dụng đối với các văn bản có hình thức ban hành là luật, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn các văn bản khác thì chỉ được sao gửi đến các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ chứ ít khi có không hướng dẫn triển khai cụ thể nên về đến các cơ quan, đơn vị trên, lãnh đạo lại gửi cho các bộ phận liên quan, còn các bộ phận khác lại không biết hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị chỉ thông báo trong các buổi giao ban hàng tuần và hội nghị sơ kết, tổng kết 06 tháng, cuối năm nên hiệu quả không cao.


Bên cạnh đó, do việc phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật về can thiệp giảm tác hại chưa được coi trọng đúng mức nên cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại cho cộng đồng, mà cụ thể là do chưa có hiểu biết sâu về các quy định của pháp luật liên quan đến can thiệp giảm tác hại nên việc xây dựng các thông điệp truyền thông chủ yếu tập trung vào các biện pháp can thiệp chứ ít tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân liên quan đến vấn đề này.




Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương