CỤc phòng chống hiv/aids



tải về 0.85 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.85 Mb.
#39097
1   2   3   4   5   6   7   8

3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.1. Cỡ mẫu

3.1.1. Cỡ mẫu của nghiên cứu định tính:

a) Phỏng vấn sâu:

- Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS: 01 người;

- Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện: 01 người.

- Lãnh đạo Phòng can thiệp giảm hại thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh: 01 người.

- Các cơ sở đang triển khai hoạt động điều trị thay thế: 01 người;

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và vui chơi, giải trí: 03 người.

b) Thảo luận nhóm:

- Cán bộ làm công tác can thiệp giảm tác hại tuyến huyện: 01 người;

- Đại diện cơ quan Công an tuyến huyện: 01 người.

- Đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tuyến huyện: 01 người.

3.1.2. Cỡ mẫu của nghiên cứu định lượng:


Tỉnh
Đối tượng

Sơn La

Nghệ An

Hải Phòng

TP. HCM

Kiên Giang

Tổng cộng

Người nghiện chích ma túy

50

50

45

45

50

240

Phụ nữ bán dâm

50

50

45

45

50

240

Người có quan hệ tình dục đồng giới nam

0

0

10

10

0

20


3.2. Phương pháp chọn mẫu

Xuất phát từ mục đích của nghiên cứu là đánh giá việc thi hành các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV nên nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thi hành Luật phòng, chống HIV/AIDS đồng thời kết hợp với việc thực hiện nghiên cứu định tính trên nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách để chứng minh cho các nhận định của nghiên cứu định tính. Vì vậy, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu là phương pháp lựa chọn có chủ đích các đối tượng nghiên cứu dựa trên tiêu chí chọn đối tượng nghiên cứu. Riêng đối tượng của nghiên cứu định lượng, không lựa chọn các đối tượng hiện đang là nhân viên tiếp cận cộng đồng để có thể phản ánh một cách trung thực nhất về hiệu quả của các can thiệp.



4. Phương pháp thu thập số liệu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, gồm: số lượt người được tiếp cận thông tin giáo dục truyền thông về can thiệp giảm hại qua các năm; số lượng tài liệu truyền thông đã được phân phát; số liệu các huyện đã triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại;



4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với người nghiện chích ma túy, người bán dâm và người có quan hệ tình dục đồng giới nam để thu thập thông tin về hành vi trong phòng chống HIV/AIDS và hiệu quả của các chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Sử dụng khung phỏng vấn sâu đối với nhóm Lãnh đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS; lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện; Lãnh đạo Phòng can thiệp giảm hại thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; người phụ trách các cơ sở đang triển khai hoạt động điều trị thay thế; chủ hoặc người được giao quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và vui chơi, giải trí để bổ sung thêm số liệu thứ cấp còn thiếu, làm rõ một số vấn đề liên quan đến dự án mà số liệu định lượng chưa đáp ứng được.

5. Nội dung và các chỉ số

a) Nhóm 1: Kiến thức pháp luật về can thiệp giảm tác hại

- Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các biện pháp can thiệp giảm tác hại: Được tính trên cơ sở trả lời được tất cả các nội dung có liên quan trong bảng hỏi.

- Tỷ lệ phần trăm người có hiểu biết đầy đủ các nội dung của pháp luật về can thiệp giảm tác hại: Được tính trên cơ sở trả lời được tất cả các nội dung có liên quan trong bảng hỏi.

b) Nhóm 2: Tiếp cận các chương trình can thiệp giảm tác hại

- Tỷ lệ phần trăm người có hành vi nguy cơ biết được nơi cung cấp hoặc phân phát bao cao su, BKT;

- Tỷ lệ phần trăm những người trong quần thể có nguy cơ cao được tiếp cận với các chương trình giảm hại trong 6 tháng qua;

- Tỷ lệ phần trăm người nghiện chích ma túy nhận BKT miễn phí trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra;

- Tỷ lệ phần trăm người nghiện chích ma túy có quan hệ tình dục nhận được bao cao su trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra;

- Tỷ lệ phần trăm gái bán dâm nhận được bao cao su trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra

- Tỷ lệ phần trăm nam quan hệ tình dục đồng giới tham gia vào các chương trình can thiệp trong vòng 6 tháng trước cuộc điều tra.

c) Nhóm 3: Hành vi nguy cơ và hành vi dự phòng lây nhiễm HIV

- Tỷ lệ người nghiện chích ma túy dùng chung BKT trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra;

- Tỷ lệ người nghiện chích ma túy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;

- Tỷ lệ phần trăm người bán dâm cho biết luôn luôn sử dụng bao cao su với khách lạ;

- Tỷ lệ phần trăm người bán dâm cho biết luôn luôn sử dụng bao cao su với khách quen;

- Tỷ lệ phần trăm gái bán dâm thường xuyên sử dụng bao cao su với chồng /người yêu;

- Tỷ lệ phần trăm nam giới cho biết luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn với khách hàng nam;

- Tỷ lệ phần trăm nam giới cho biết luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn với bạn tình tự nguyện;

- Tỷ lệ phần trăm nam quan hệ tình dục đồng giới cho biết thường xuyên sử dụng bao cao su với bạn tình là nữ.



CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đánh giá hệ thống văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Để hướng dẫn các quy định Luật phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2007/NĐ - CP ngày 26/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2007/NĐ-CP), trong đó quy định cụ thể về các vấn đề sau:

- Đối tượng áp dụng các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm người mua dâm, bán dâm; người nghiện chất dạng thuốc phiện; người nhiễm HIV; người có quan hệ tình dục đồng giới; người thuộc nhóm người di biến động và người có quan hệ tình dục với các đối tượng nêu trên;

- Thẩm quyền quyết định triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

- Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;

- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;



- Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Như vậy, căn cứ vào các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS và Nghị định số 108/2007/NĐ-CP thì hệ thống văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm các nội dung sau:

1. Các quy định chung về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

2. Các quy định về hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

3. Các quy định về biện pháp chuyên môn kỹ thuật trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

4. Các quy định về chế độ, chính sách, tài chính trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

5. Các quy định về tổ chức bộ máy làm công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

6. Các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.



1.1. Hệ thống hóa các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Qua tập hợp hóa các văn bản do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành từ năm 2006 đến nay, có 11 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và hiện đang còn hiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV .

Để đánh giá được thực trạng của hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV hiện hành, các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong phòng lây nhiễm HIV được phân loại theo 4 tiêu chí, cụ thể như sau:

1.1.1. Phân loại theo thẩm quyền ban hành

Các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được ban hành ở nhiều cấp có thẩm quyền như: Bộ Chính trị, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ và Bộ.

Để tiện theo dõi, nhóm nghiên cứu đã xếp thành 4 nhóm thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội;

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Liên tịch (Liên Bộ);

- Bộ (bao gồm Bộ Y tế và các Bộ khác).
Bảng 1. Phân loại các văn bản ban hành theo thẩm quyền

STT

Thẩm quyền ban hành

Tổng cộng

Tỷ lệ %

1.

Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

6

23,08

2.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

9

34,62

3.

Bộ

8

30,77

4.

Liên tịch

3

11,54

5.

Cộng

26

100%


BÀN LUẬN

Qua bảng phân loại các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo thẩm quyền ban hành cho thấy:

Với 6 văn bản (chiếm 23,08% trong tổng số các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV) do Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc ban hành đã chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, coi công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV không chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, của mỗi cá nhân, gia đình và của cả cộng đồng.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với công tác phòng chống HIV/AIDS thông qua việc thể chế các quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV ở nước ta bằng 9 văn bản (chiếm 34,62% trong tổng số các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV).

Với nhiệm vụ là cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của mình với việc ban hành 8 văn bản, chủ yếu về chuyên môn kỹ thuật y tế trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV (chiếm 30,77% trong tổng số các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV).

Tuy nhiên cho đến nay sự phối hợp liên ngành trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV còn chưa chặt chẽ. Điều này thể hiện rõ nét qua việc chỉ có 3 văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV do liên bộ ban hành (chiếm 11,54% trong tổng số các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV).



1.1.2. Phân loại theo hình thức văn bản:

Văn bản trong hệ thống pháp luật về phòng chống HIV/AIDS được thể hiện qua các hình thức sau đây: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Thông tư liên bộ (Thông tư liên tịch).


Bảng 2: Phân loại các văn bản theo hình thức văn bản

STT

Hình thức văn bản

Tổng cộng

Tỷ lệ %



Nghị quyết, chỉ thị của Đảng

2

7,69



Luật

3

11,54



Pháp lệnh

1

3,85



Nghị định

2

7,69



Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

6

23,08



Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

1

11,53



Quyết định, thông tư cấp bộ

8

30,77



Thông tư liên tịch

3

11,54



Cộng

26

100


BÀN LUẬN

Qua bảng phân loại các văn bản quy phạm pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo hình thức văn bản cho thấy hầu như toàn bộ các hình thức văn bản theo quy định về quản lý hành chính đều đã được sử dụng, điều này chứng tỏ lĩnh vực can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là một lĩnh vực chứa đựng rất nhiều mối quan hệ đa dạng và nhạy cảm.

Hình thức văn bản nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ được sử dụng khá nhiều (30,77%) đã cho thấy trong lĩnh vực về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có rất nhiều vấn đề liên quan đa ngành, đa cấp mang tính chất phức tạp đòi hỏi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải trực tiếp điều hành việc áp dụng pháp luật.

Hình thức văn bản nghị quyết của Quốc hội, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ít được sử dụng chứng tỏ các vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi phải được xử lý ngay mà theo thẩm quyền của mình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV để giải quyết ngay nên chưa cần phải ban hành Chỉ thị để thúc đẩy công việc.

Trong hệ thống các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, loại văn bản có số lượng sử dụng nhiều nhất là văn bản cấp bộ (30,77%) điều này chứng tỏ lĩnh vực can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm khá nhiều quy định về chuyên môn kỹ thuật.
1.1.3. Phân loại theo thời gian ban hành văn bản :

Bảng 3. Phân loại các văn bản theo thời gian ban hành văn bản

STT

Năm ban hành văn bản

Tổng cộng

Tỷ lệ %



2005

2

7,69



2006

1

3,85



2007

9

34,62



2008

3

11,54



2009

1

3,85



2010

4

15,38



2011

4

15,38



2012

2

7,69



Cộng

26

100

BÀN LUẬN

Giai đoạn từ năm 2005 - 2006 là giai đoạn mới chỉ các văn bản về chủ trương của Đảng và Quốc hội đối với công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, đồng thời cũng là giai đoạn mà Luật phòng, chống HIV/AIDS có hiệu lực thi hành nên chỉ có 3 văn bản (chiếm tỷ lệ 11,54%) về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được ban hành. Đây là giai đoạn Việt Nam chưa có quy định để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV nên chưa làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV dẫn đến quản lý nhà nước về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng mới chỉ được đề cập dưới góc độ chủ trương, chính sách.

Đến giai đoạn 2007- 2009, thời điểm Luật phòng, chống HIV/AIDS chính thức có hiệu lực thi hành, số lượng văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được ban hành đã tăng đột biến từ 3 văn bản (chiếm tỷ lệ 11,54%) lên thành 13 văn bản (chiếm tỷ lệ 50%). Điều này chứng tỏ sự phát triển của công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đại dịch đã làm nảy sinh nhiều quan hệ xã hội mới nên cần phải có văn bản để quản lý. Việc ban hành nhiều văn bản quản lý trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2000 - 2003 cũng thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về tầm quan trọng của công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và với sự nghiệp phát trển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời cũng khẳng định quan điểm "quản lý Nhà nước bằng pháp luật" của mình.

Giai đoạn 2010 - 2012, có 10 văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được ban hành (chiếm tỷ lệ 38,46%) chứng tỏ hệ thống pháp luật về hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng liên tục được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn.



1.1.4. Phân loại theo nội dung:
Bảng 4: Số lượng và tỷ lệ văn bản theo phạm vi điều chỉnh của văn bản

Nội dung

Số văn bản

Tỷ lệ %

Quy định chung về phòng chống HIV/AIDS (Tổ chức, tài chính, chế độ, truyền thông…)

11

42,31

Quy định về thông tin - giáo dục - truyền thông

1

3,85

Quy định về chuyên môn y tế

6

23,08

Quy định về chế độ, chính sách, tài chính

4

15,38

Quy định về tổ chức

2

7,69

Khác

2

7,69

Tổng cộng

26

100


BÀN LUẬN

Qua bảng phân loại các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo phạm vi điều chỉnh cho thấy:

Luật phòng, chống HIV/AIDS đã quy định nội dung của hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gồm:

1. Các quy định chung về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

2. Các quy định về hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

3. Các quy định về biện pháp chuyên môn kỹ thuật trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

4. Các quy định về chế độ, chính sách, tài chính trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

5. Các quy định về tổ chức bộ máy làm công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

6. Các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã có các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung các quy định của Luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đều đã có văn bản hướng dẫn, trong đó các văn bản hướng dẫn chung chiếm tỷ lệ lớn nhất tới 42,31% trong tổng số văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng hầu hết các văn bản này đều chỉ đưa ra các quy định chung tạo định hướng cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chứ không quy định cụ thể việc tổ chức thực hiện như thế nào, đặc biệt nội dung các văn bản thiếu các quy định hướng dẫn việc phối hợp liên ngành trong hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Các văn bản quy định về chuyên môn y tế chiếm tỷ lệ 23,08% (6 văn bản). Trên cơ sở các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định khác cụ thể về chuyên môn kỹ thuật y tế trong từng lĩnh vực chuyên môn của hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm: các quy định về điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, quy trình xét duyệt người tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, quy trình điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, việc cấp, phát, sử dụng thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV..... Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề về chuyên môn y tế chưa được pháp luật điều chỉnh như hiện nay mới chỉ các quy định liên quan đến việc điều trị chất dạng thuốc phiện bằng Methadone chứ chưa có các quy định liên quan đến việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng các thuốc thay thế khác, thiếu các quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại bằng bao cao su và cung cấp bơm kim tiêm sạch,.....

Một vấn đề cũng có số lượng văn bản điều chỉnh cao đó là các quy định về chế độ, chính sách, tài chính trong can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với 4 văn bản chiếm tỷ lệ 15,38%. Điều này đã chứng tỏ mặc dù trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã hết sức quan tâm đến các cán bộ làm công tác can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.



2. Đánh giá về hệ thống pháp luật về can thiệp giảm hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

2.1. Về tính hợp hiến, hợp pháp

Tính hợp hiến, hợp pháp thể hiện các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV khi xây dựng và ban hành phải xuất phát từ Hiến pháp, từ các bộ luật, đạo luật về phòng, chống HIV/AIDS hay nói cách khác, các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đều phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Từ cách tiếp cận này, qua rà soát cho thấy: tất các các văn bản về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đều có căn cứ pháp lý rõ ràng, đồng thời nội dung của các văn bản không có quy định trái với quy định của Hiến pháp cũng như trái với quy định của nghị quyết, luật, pháp lệnh, nghị định mà văn bản đó hướng dẫn thi hành.


2.2. Về tính thống nhất, đồng bộ

Tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trước hết được xác định bởi sự thống nhất giữa pháp luật về vấn đề này với hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Từ cách tiếp cận này, qua rà soát cho thấy:

Về cơ bản hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV không xuất hiện các mâu thuẫn tuy nhiên tính thống nhất, đồng bộ chưa thực sự cao, cụ thể như sau:

Luật phòng, chống HIV/AIDS đã quy định "các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV" và khoản 1 Điều 21 quy định "Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội".

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2000, trong đó bổ sung thêm Điều 34a về biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý, cụ thể như sau:

"Điều 34a

1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma tuý là biện pháp làm giảm hậu quả tác hại liên quan đến hành vi sử dụng ma túy của người nghiện gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy được triển khai trong nhóm người nghiện ma túy thông qua chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy và tổ chức thực hiện các biện pháp này.".

Tuy nhiên, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là chưa cao, cụ thể như sau:

- Mặc dù Luật phòng, chống ma túy đã có quy định về các biện pháp can thiệp giảm tác hại của nghiện ma túy nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nội dung của các biện pháp giảm tác hại của nghiện ma túy là gì và việc tổ chức thực hiện các biện pháp này như thế nào? Bên cạnh đó, các quy định về cai nghiện ma túy của pháp luật về phòng, chống ma túy cũng chưa thực sự đồng nhất với các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS bởi mặc dù đã coi nghiện ma túy là một bệnh nhưng các văn bản quy định về vấn đề này vẫn chỉ cho người nghiện chất dạng thuốc phiện có hai lựa chọn là cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng mà hoàn toàn không có quy định nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Bên cạnh đó, việc thực hiện cai nghiện ma túy tại các cơ sở chữa bệnh bắt buộc về bản chất chỉ là thực hiện việc cắt cơn, trong khi đó nghiện chất dạng thuốc phiện là bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài nhưng hiện nay vẫn chưa có cơ chế pháp lý cho việc triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại các cơ sở này.

- Pháp luật về phòng, chống mại dâm tuy về cơ bản không có mâu thuẫn với pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhưng do được ban hành trước Luật phòng, chống HIV/AIDS nên không có các quy định cụ thể về việc triển khai biện pháp can thiệp giảm hại bằng bao cao su.

- Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định "áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định". Như vậy, người nghiện ma túy đang tham gia chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế vẫn có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2.3 Về tính ổn định, phù hợp

Hệ thống pháp luật về can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hình thành do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề này và hướng các quan hệ này phát triển theo một trình tự nhất định. Do vậy, hệ thống pháp luật về can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV phải đảm bảo tính ổn định, tính phù hợp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật này với trình độ phát triển của kinh tế xã hội đất nước. Nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó, nhưng phải đón đầu được sự phát triển trong một tương lai gần. Khi xem xét tiêu chí này, cần chú ý tới mối quan hệ giữa pháp luật về can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV với các yếu tố kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

Tính ổn định, tính phù hợp còn thể hiện ở việc điều chỉnh pháp luật về can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, nếu quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra phù hợp với bản chất, tính chất của hoạt động can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thì pháp luật đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và ngược lại. Pháp luật về can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV không chỉ điều chỉnh mối quan hệ xã hội đã định hình mà còn phải có khả năng dự báo, tức là điều chỉnh những quan hệ mới nảy sinh trong hoạt động can thiệp tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Từ cách tiếp cận này, qua rà soát cho thấy:

Hệ thống pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đã tương đối ổn định và phù hợp. Điều này thể hiện rõ nét qua việc các quy định của pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV gần như không phải sửa đổi, bổ sung kể từ khi được ban hành đến nay, đặc biệt là các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và đã đáp ứng khá tốt yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, do việc chưa có tiền lệ pháp luật về can thiệp giảm tác tại trong dự phòng lây nhiễm HIV nên hệ thống pháp luật về vấn đề này không tránh khỏi tình trạng tính dự báo chưa cao, cụ thể như sau:

- Pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV quy định việc hạn chế mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP: không áp dụng điều trị thay thế trong các cơ sở trại giam, trại tạm giam do ngành công an và quốc phòng quản lý, trong các cơ sở chữa bệnh do ngành lao động, thương binh và xã hội quản lý). Trong khi đó, căn cứ nhu cầu triển khai điều trị thay thế của các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS, nhu cầu điều trị của những người nghiện ma túy, căn cứ mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy vào năm 2015 đã được quy định tại Quyết định số 5146/QĐ-BYT ngày 27 tháng 12 năm 2010 do Bộ Y tế ký ban hành theo ủy quyền của Chính phủ, việc hạn chế mở rộng điều trị thay thế tại Nghị định số 108 vừa không phù hợp với thực tế triển khai điều trị thay thế vừa hạn chế sự tham gia của các ngành, đặc biệt là ngành lao động, thương binh và xã hội, ngành công an và quốc phòng trong việc cung cấp dịch vụ điều trị thay thế cho các đối tượng có nhu cầu.

- Pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chưa có quy định về điều kiện của đối tượng và quy trình xét chọn đối tượng được tham gia trị thay thế. Hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng, chống ma túy nói chung và quản lý người nghiện ma túy nói riêng, do ngành công an và lao động, thương binh và xã hội quản lý. Hiện nay, người nghiện ma túy được hỗ trợ cai nghiện ma túy theo qua hai hình thức chủ yếu, gồm cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng và cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và luật phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, theo luật định, ngành y tế hiện có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho những người nghiện ma túy. Trong bối cảnh đó, các quy định về điều kiện của đối tượng và thủ tục xét chọn đối tượng tham gia điều trị thay thế một cách rõ ràng là vô cùng cần thiết, vừa đảm bảo việc họ được tham gia điều trị thay thế trừ trường hợp sử dụng ma túy trái phép theo quy định tại Khoản 5, Điều 10 của Nghị định số 108 và bảo đảm tránh sự chống lấn, chồng chéo trong việc quản lý đối tượng nghiện ma túy.

- Pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chưa có nội dung quy định về phân loại cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, điều kiện hoạt động và đăng ký hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Thực tế, những quy định về các nội dung này là điều kiện tiên quyết cho việc xác định mô hình và việc thiết lập các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Trong bối cảnh đó, việc quy định những nội dung này sẽ tạo dựng căn cứ pháp lý hoàn thiện cho việc thiết lập và đưa vào vận hành các cơ sở điều trị thay thế và cơ sở cấp phát thuốc.

- Pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chưa có quy định về việc bảo đảm an toàn nguồn cung ứng thuốc điều trị thay thế. Nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là một bệnh mãn tính, cần được điều trị và hỗ trợ lâu dài. Với mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị thay thế cho vào khoảng 80.000 người nghiện ma túy, việc xây dựng các quy định về việc bảo đảm nguồn thuốc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết để đảm bảo ổn định nguồn cung ứng thuốc, đảm bảo bệnh nhân được điều trị liên tục, không ngắt quãng, góp phần vào việc đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.

- Pháp luật về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV chưa có quy định về chế độ chính sách đối với những người làm công tác điều trị thay thế. Theo thống kê, có ít nhất 40% số người nghiện ma túy đang được điều trị thay thế tại các cơ sở điều trị Methadone là người nhiễm HIV (cá biệt một số cơ sở điều trị Methadone của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tới 50-70% bệnh nhân là bệnh nhân AIDS đang điều trị thuốc kháng vi rút (ARV)); đồng thời có một tỷ lệ khá lớn số lượng người nghiện chích ma túy hiện đang điều trị tại các cơ sở Methadone đồng nhiễm viêm gan C (có cơ sở lên tới 97,5%). Mặc dù công tác trong điều kiện làm việc có mức độ rủi ro cao, độc hại, nhưng các cán bộ đang công tác tại các cơ sở điều trị thay thế (điều trị Methadone) chưa được hưởng bất kể chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nào, trong khi các công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, lao, tâm thần tại các cơ sở y tế công lập đã được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương