CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ



tải về 1.53 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.53 Mb.
#36640
1   2   3   4   5   6   7

2.6. Nội dung, chỉ số nghiên cứu

+ Đặc trưng đối tượng nghiên cứu:


  • Đặc điểm xã hội: giới, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế gia đình, tiền án/tiền sự, tình trạng việc làm, thu nhập hàng tháng hiện tại

  • Tiền sử sử dụng chất gây nghiện: Thời gian sử dụng chất gây nghiện, loại chất gây nghiện đã sử dụng, hình thức sử dụng ma túy, số lần và hình thức cai nghiện, tiền sử sốc quá liều

+ Mục tiêu 1: Kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của người nghiện ma tuý được điều trị bằng thuốc Methadone


1.1.Kiến thức: khái niệm, đường lây truyền, các biện pháp phòng chống

Các chỉ số dự kiến bao gồm:



  • Tỷ lệ đối tượng (ĐTNC) nghe nói đến HIV/AIDS

  • Phân bố các đường lây truyền HIV/AIDS mà ĐTNC đề cập

  • Phân bố đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS mà ĐTNC đề cập

  • Tỷ lệ ĐTNC biết các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

  • Tỷ lệ ĐTNC đã từng được tư vấn và xét nghiệm về HIV

  • Phân bố hoàn cảnh được tư vấn và xét nghiệm HIV

  • Kết quả xét nghiệm HIV

1.2 Hành vi nguy cơ:

  • Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục với bạn tình thường xuyên, quan hệ tình dục với PNBD, quan hệ tình dục với MSM

  • Hành vi sử dụng các chất kích thích: hút thuốc lá, rượu...trong 30 ngày qua

Các chỉ số dự kiến bao gồm:

  • Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng ma tuý

  • Các loại chất gây nghiện đối tượng sử dụng

  • Tỷ lệ ĐTNC sử dụng ma túy đường tiêm chích

  • Tỷ lệ ĐTNC đã từng sử dụng chung BKT

  • Tỷ lệ đối tượng NC từng có quan hệ tình dục

  • Đối tượng quan hệ tình dục (bạn tình, PNBD, MSM)

  • Tỷ lệ ĐTNC sử dụng biện pháp tránh thai trong các lần QHTD

  • Tỷ lệ ĐTNC sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất

  • Tỷ lệ ĐTNC hút thuốc lá, uống rượu trong 30 ngày qua

Mục tiêu 2: Tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khoẻ của bệnh nhân khi bắt đầu tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone


2.1. Tình trạng sức khoẻ:

  • Cân nặng trung bình:

  • Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh cơ thể như viêm gan, HIV, và các bệnh nhiễm trùng cơ hội

  • Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tâm thần

  • Tổng điểm Kessler về mức độ trầm cảm

  • Tỷ lệ bệnh nhân có các biểu hiện bất thường vể sức khỏe thể chất tại thời điểm trước điều trị

  • Tỷ lệ bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo bệnh nhân điều trị Methadone: nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh khác, số bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV

2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan tới sức khoẻ:

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đo lường qua 26 câu hỏi trong bộ công cụ đo lường tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (phụ lục 1). Trong đó, hai câu hỏi đo lường đánh giá tổng thể, và mức độ hài lòng về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 24 câu hỏi còn lại đo lường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo bốn lĩnh vực: sức khỏe thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường. Trên thang điểm 100, tổng điểm bệnh nhân càng cao, phản ánh chất lượng cuộc sống tốt hơn (điểm tối đa là 100 cho mỗi lĩnh vực).



  • Đánh giá tổng thể chất lượng cuộc sống (rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu)

  • Mức độ hài lòng về sức khỏe của bệnh nhân (rất hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng)

  • Điểm trung bình sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường

2.7. Phương pháp thu thập số liệu


Tất cả điều tra viên được tập huấn bộ câu hỏi, mục đích điều tra trong 2 ngày tại Viện Đào tạo YHDP và YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội.

Tất cả điều tra viên đều tham gia điều tra thử trên 10 đối tượng tại cơ sở điều trị Methadone quận Hai Bà Trưng để hoàn thiện bộ câu hỏi trước khi điều tra chính thức cũng như ước lượng thời gian phỏng vấn, cách tổ chức thu thập số liệu tại thực địa.

Mỗi người tham gia nghiên cứu được sàng lọc, đánh giá khi đối tượng nghiên cứu đang tham gia cơ sở điều trị Methadone.

Quy trình sàng lọc bao gồm:

- Thu thập thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu: Cán bộ nghiên cứu giải thích chi tiết về nghiên cứu, bao gồm những nguy cơ và lợi ích của việc tham gia nghiên cứu trước khi tiến hành sàng lọc.

- Sàng lọc sử dụng bảng kiểm: Điều tra viên đã được tập huấn sẽ tiến hành phỏng vấn sử dụng một bảng kiểm để đánh giá tiêu chuẩn tuyển chọn đối với những người tới đăng ký tham gia nghiên cứu.

- Thu thập thông tin nơi cư trú: Thông tin này chỉ được sử dụng cho mục đích duy trì sự tham gia nghiên cứu.

Sau khi được tuyển chọn, người tham gia sẽ được phỏng vấn, sử dụng các biểu mẫu thu thập thông tin, bao gồm:

- Thông tin cơ bản và đặc điểm nhân khẩu. Người tham gia sẽ được phỏng vấn về các đặc điểm nhân khẩu, tiền sử sử dụng các CDTP và điều trị cai nghiện khi tham gia chương trình điều trị thay thế bằng Methadone.

- Phỏng vấn về kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS

-Phỏng vấn về tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ theo bộ câu hỏi của tổ chức Y tế thế giới.

2.8. Quản lý và phân tích số liệu

2.8.1. Thu thập dữ liệu và quản lý số liệu


Nghiên cứu viên tiến hành thu thập số liệu sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc thông qua phỏng vấn bệnh nhân (phụ lục 1).

Cơ sở dữ liệu được cập nhật bằng phần mềm Epi Info cho Window được sử dụng cho nhập và lưu trữ số liệu của dữ liệu đã thu thập.


2.8.2. Phân tích số liệu


Sau khi liên kết các dữ liệu nhận dạng cá nhân, nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 10 để tiến hành các thống kê mô tả và phân tích .

2.9. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu này được phê duyệt bởi Ủy ban đạo đức Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Trong các biểu mẫu thu thập thông tin đảm bảo việc bảo mật danh tính bệnh nhân và các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân. Toàn bộ phiếu nghiên cứu được lưu trữ theo đúng quy định của pháp luật về bảo mật thông tin.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu:


Bảng 3. 1. Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm xã hội học của đối tượng nghiên cứu

Lai Châu

(n=100)

n(%)

Điện Biên

(n=100)

n(%)

Yên Bái

(n=101)

n(%)

Tổng cộng

(n=301)

n(%)

Giới tính













- Nam

100(100,0)

99 (99,0)

100 (99,0)

299 (99,3)

- Nữ

0 (0)

1 (1,0)

1 (1,0)

2(0,7)

Tuổi













- Trung bình (năm)

34,7

33,6

37,9

35,4

- Trung vị (năm)

33,5

32

38

35

Nhóm tuổi













- Dưới 20

2 (2,0)

3 (3,0)

0 (0)

5 (1,7)

- 20- 24

12 (12,0)

13 (13,0)

2 (1,9)

27 (9,0)

- 25- 29

21 (21,0)

26 (26,0)

14 (13,9)

61 (20,3)

- >= 30

65 (65,0)

58 (58,0)

85 (84,2)

208 (69,1)

Dân tộc













Kinh

61 (61,0)

35 (35,0)

77 (76,2)

173 (57,5)

Khác

39 (39,0)

65 (65,0)

24 (23,8)

128 (42,5)

Tôn giáo















5 (5,0)

5 (5,0)

12 (11,9)

22 (7,3)

Không

95 (95,0)

95 (95,0)

89 (88,1)

279 (92,7)

Nhận xét:

- Tổng số đối tượng nghiên cứu tại 3 tỉnh là 301, trong đó hơn 99% là nam giới chỉ có 2 nữ giới. Độ tuổi của đối tượng chủ yếu nằm trong khoảng 30-40 tuổi, độ tuổi trung bình của đối tượng là 35,4.

- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 57,5%, còn lại 42,5% đối tượng là các dân tộc khác. Đa số các đối tượng không theo tôn giáo nào (92,7%).



Bảng 3. 2. Tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân













- Hiện độc thân

34 (34,0)

29 (29,0)

21 (20,8)

84 (27,9)

- Có gia đình

51 (51,0)

63 (63,0)

57 (56,4)

191 (56,8)

- Sống cùng bạn tình

1 (1,0)

2 (2,0)

0 (0)

3 (1,0)

- Ly thân/ly hôn

14 (14,0)

6 (6,0)

23 (22,8)

43 (14,3)

Trình độ học vấn













- Không đi học

1 (1,0)

10 (10,0)

0

11 (3,7)

- Tiểu học

14 (14,1)

18 (18,0)

10 (9,9)

42 (14,0)

- Trung học cơ sở

38 (38,4)

40 (40,0)

31 (30,7)

109 (36,3)

- Phổ thông trung học

38 (38,4)

27 (27,0)

49 (48,5)

114 (38,0)

- Trung cấp hoặc cao hơn

8 (8,1)

5 (5,0)

11 (10,9)

24 (8,0)

Nghề nghiệp













- Lao động tự do

46 (46,0)

51 (51,0)

59 (58,4)

156 (51,8)

- Cán bộ, viên chức

1 (1,0)

2 (2,0)

3 (2,9)

6 (2,0)

- Học sinh, sinh viên

0

0

0

0

- Khác

53 (53,0)

47 (47,0)

39 (38,6)

139 (46,2)

Hiện có việc làm ổn định

55 (55,0)

59 (59,0)

57 (56,4)

171 (56,8)

Có thu nhập

85 (85,0)

67 (67,0)

64 (63,4)

216 (71,8)

Trung bình thu nhập

2,929,647

3,671,875

3,314,286

3,268,019

Nhận xét:

- Trên 50% đối tượng nghiên cứu hiện sống với vợ/chồng, tiếp đến là độc thân, tỷ lệ ly thân/ly hôn là 14,3%.

- Đa số đối tượng nghiên cứu đã tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông (>60%), chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (<10%) là không đi học.

- Chỉ có 6 người trong tổng số 301 người tham gia nghiên cứu là cán bộ công chức còn lại >50% là lao động tự do hoặc lao động khác, không có đối tượng là học sinh sinh viên.



- Hơn một nửa số đối tượng hiện có việc làm ổn định (56,8%). Thu nhập trung bình của các đối tượng trên dưới 3 triệu đồng/tháng,

Bảng 3. 3. Cuộc sống hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ của đối tượng

Lai Châu

(n=100)

n(%)

Điện Biên

(n=100)

n(%)

Yên Bái

(n=101)

n(%)

Tổng cộng

(n=301)

n(%)

Số người sống phụ thuộc về kinh tế













- Trung bình (người)

1,49

0,95

12,8

1,22

Hiện đang sống cùng













- Với bố/mẹ

53 (53,0)

58 (58,0)

45 (44,5)

156 (51,8)

- Với vợ

61 (61,0)

46 (46,0)

54 (53,5)

161 (53,5)

- Với con

62 (62,0)

49 (49,0)

55 (54,5)

166 (55,1)

- Với anh/chị/em

20 (20,0)

23 (23,0)

10 (9,9)

53 (17,6)

- Với người yêu/người tình

2 (2,0)

1 (1,0)

0

3 (1,0)

- Khác

2 (2,0)

5 (5,0)

6 (5,9)

13 (4,3)

Những người sống cùng có sử dụng ma túy

- Bố/mẹ

2 (2,0)

3 (3,0)

0

5 (1,7)

- Vợ

3 (3,0)

0

0

3 (1,0)

- Con

1 (1,0)

1(1,0)

1 (1,0)

3 (1,0)

- Anh, chị, em

2 (2,0)

1 (1,0)

0

3 (1,0)

- Họ hàng

0

1 (1,0)

0

1 (0,3)

- Bạn bè

0

0

0

0

- Người yêu/bạn tình

0

0

0

0

Nhận xét:

- Mặc dù hiện là đối tượng theo chương trình Methadone nhưng hầu hết các đối tượng đều có người sống phụ thuộc vào đối tượng, trung bình 1,22 người khác sống phụ thuộc vào đối tượng



- Đa số đối tượng hiện sống với bố mẹ, vợ/chồng hoặc anh/chị/em (>60%), rất ít đối tượng sống với người yêu, người tình (3/301 đối tượng) hoặc với người khác (13/301 đối tượng). Một tỷ lệ rất nhỏ (<3%, 15/301)) đối tượng có người sống chung trong gia đình có sử dụng chất gây nghiện bao gồm cả bố mẹ, vợ, con và anh chị em.

Bảng 3. 4. Mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với gia đình và xã hội

Đối tượng thường mâu thuẫn bất đồng

Lai Châu

(n=100)

n(%)

Điện Biên

(n=100)

n(%)

Yên Bái

(n=101)

n(%)

Tổng cộng

(n=301)

n(%)

- Bố/mẹ

2 (2,0)

2 (2,0)

1 (1,0)

5 (1,7)

- Vợ

0

2 (2,0)

0

2 (0,7)

- Con

0

0

0

0

- Anh, chị, em

0

2 (2,0)

0

2 (0,7)

- Họ hàng

0

0

0

0

- Bạn bè

0

0

1 (1,0)

1 (0,3)

- Người yêu/bạn tình

0

0

0

0

Các hành vi xảy ra trong gia đình

- Bán đồ dùng bản thân

30 (30,0)

51 (51,0)

28 (27,7)

109 (36,2)

- Cầm đồ dùng của bản thân

39 (39,0)

49 (49,0)

27 (26,7)

115 (38,2)

- Nói dối gia đình để có tiền mua ma túy

28 (28,0)

53 (53,0)

41 (40,6)

122 (40,5)

- Lấy tiền của gia đình

39 (39,0)

67 (67,0)

37 (36,6)

143 (47,5)

- Bán đồ đạc của gia đình

18 (18,0)

41 (41,0)

18 (17,8)

77 (25,6)

- Cầm đồ đạc của gia đình

15 (15,0)

36 (36,0)

17 (16,8)

68 (22,6)

- Đe dọa cưỡng ép người thân

3 (3,0)

2 (2,0)

1 (1,0)

6 (1,2)

- Có tiền án, tiền sự

18 (18,0)

32 (32,0)

19 (1,8)

69 (22,9)

Nhận xét:

- Các mâu thuẫn bất đồng của đối tượng với người thân trong gia đình rất ít (<2%), tuy nhiên tỷ lệ đối tượng có các hành vi như bán đồ đạc của bản thân, gia đình, cầm đồ đồ đạc của bản thân, gia đình, nói dối gia đình để có tiền mua ma túy hay lấy tiền của gia đình để mua ma túy là không nhỏ, dao động từ 15% đến 50% tùy hành vi và tùy từng địa phương mặc dù tỷ lệ đối tượng cưỡng ép đe dọa người thân thấp chỉ 1,2%.



- Tỷ lệ đối tượng có tiền án, tiền sự chung cho cả 3 tỉnh là 22,9%.

3.2. Tiền sử sử dụng chất gây nghiện


Bảng 3. 5.Tuổi lần đầu sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu tại 3 tỉnh

Tuổi lần đầu sử dụng ma túy

Lai Châu

(n=100)

Điện Biên

(n=100)

Yên Bái

(n=101)

Tổng cộng

(n=301)

- Trung bình

22,9

23,9

25,1

23,9

- Trung vị

20,5

23

24

23

- Max

50

54

47

54

- Min

9

12

8

8

Nhận xét: Tuổi lần đầu sử dụng ma túy của đối tượng thấp nhất là 8 tuổi và cao nhất là 54 tuổi . Tuổi trung bình sử dụng ma túy lần đầu là 23,9 tuổi chung cho cả 3 tỉnh.



Biểu đồ 3. 1.Tỷ lệ loại chất gây nghiện đối tượng nghiên cứu

sử dụng lần đầu

Nhận xét: Loại chất gây nghiện đối tượng sử dụng lần đầu tại cả 3 tỉnh chủ yếu là heroin và thuốc phiện (trên 90%), còn lại một tỷ lệ rất nhỏ là thuốc lắc và loại khác (chưa đến 1%),



Biểu đồ 3. 2.Hình thức sử dụng chất gây nghiện trước khi tham gia điều trị Methadone

Nhận xét: Hình thức sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu gồm có 5 hình thức cao nhất là tỷ lệ tiêm ven với 62,5%, tiếp đến là hít (47,5%), hút (43,5%). Ít nhất là tiêm dưới da và uống.

Biểu đồ 3. 3.Tần suất sử dụng chất gây nghiện cao nhất của đối tượng trước khi tham gia điều trị Methadone theo các hình thức (lần/ngày)

Nhận xét: Loại chất gây nghiện mà đối tượng sử dụng rất phong phú từ heroin, morphine, thuốc phiện, amphetamin, thuốc lắc, cần sa, tài ma, thuốc ngủ. Tần suất sử dụng cao nhất là 6 lần/ngày rơi vào nhóm đối tượng sử dụng cần sa, tiếp đến là nhóm thuốc phiện với tần suất cao nhất 3 lần/ngày. Với các đối tượng sử dụng các loại còn lại chỉ 1 lần/ngày.

Bảng 3. 6.Tiền sử sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu trong vòng 30 ngày qua

Tiền sử sử dụng chất gây nghiện trong vòng 30 ngày

Lai Châu

(n=100)

n(%)

Điện Biên

(n=100)

n(%)

Yên Bái

(n=101)

n(%)

Tổng cộng

(n=301)

n(%)

Loại ma túy













- Heroin

36 (36,0)

34 (34,0)

25 (25,0)

95 (31,6)

- Morphin

0

0

0

0

- Thuốc phiện

2 (2,0)

0

2 (2,0)

4 (1,3)

- Amphetamin

0

0

0

0

- Thuốc lắc

0

0

0

0

- Cần sa

0

1 (1,0)

0

1 (0,3)

- Tài mà

0

0

0

0

- Thuốc ngủ (Dorlagan, Phenobarbital, Seduxen)

0

0

1 (1,0)

1 (0,3)

- Khác

0

0

1 (1,0)

1 (0,3)

Nhận xét: Trong vòng 30 ngày qua tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng chất gây nghiện không nhiều (trên 30%), Đa số các đối tượng này sử dụng heroin, một số rất ít sử dụng thuốc phiện, thuốc ngủ và loại khác,



Biểu đồ 3. 4.Tỷ lệ sử dụng lại bơm kim tiêm mà người khác đã hoặc vừa sử dụng tại các tỉnh

Nhận xét: Vẫn còn một tỷ lệ nhất định (trên 10%) đối tượng còn sử dụng lại bơm kim tiêm mà người khác đã hoặc vừa sử dụng tại các tỉnh,

Bảng 3. 7.Tiền sử cai nghiện ma túy của đối tượng tại từng tỉnh

Tiền sử cai nghiện

Lai Châu

(n=100)

Điện Biên

(n=100)

Yên Bái

(n=101)

Tổng cộng

(n=301)

Đã từng cai nghiện

60 (60,0)

88 (88,0)

75 (74,3)

223 (74,1)

Hình thức cai nghiện













- Cai nghiện tập trung tại trung tâm

43 (43,0)

36 (36,0)

45 (44,5)

124 (41,2)

- Cơ sở tư nhân

14 (14,0)

12 (12,0)

6 (5,9)

32 (10,9)

- Cắt cơn tại cộng đồng

13 (13,0)

14 (14,0)

4 (3,9)

31 (10,3)

- Tự mua thuốc cai

23 (23,0)

50 (50,0)

32 (31,7)

105 (34,9)

- Cai khan

17 (17,0)

37 (37,0)

18 (17,8)

72 (23,9)

- Khác

1 (1,0)

8 (8,0)

3 (3,0)

12 (4,0)

Số lần cai nghiện













- Trung bình

4,02

4,7

4,34

4,4

- Trung vị

3

3

2

3

- Min

1

1

0

0

- Max

16

41

29

41

Nhận xét:

- Trong số những đối tượng nghiên cứu có đến trên 60% đối tượng đã từng đi cai nghiện với nhiều hình thức khác nhau như cai nghiện tập trung tại trung tâm, cơ sở tư nhân, cắt cơn tại cộng đồng, tự mua thuốc cai, cai khan trong đó tỷ lệ tự mua thuốc cai chiếm tỷ lệ cao nhất,



- Số lần cai nghiện trung bình của các đối tượng khoảng 4,4 lần, nhưng số lần cai nghiện cao nhất lên tới 41 lần và thấp nhất là không lần nào.

Bảng 3. 8. Lý do tái nghiện và thời gian sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu

Lý do tái nghiện

Lai Châu

(n=100)

Điện Biên

(n=100)

Yên Bái

(n=101)

Tổng cộng

(n=301)

- Bạn bè rủ rê

43 (43,0)

45 (45,0)

44 (43,6)

132 (43,8)

- Thèm muốn ma túy

35 (35,0)

52 (52,0)

44 (43,6)

131 (43,5)

- Buồn, chán, thất vọng

12 (12,0)

25 (25,0)

19 (18,8)

56 (18,6)

- Khác

1 (1,0)

9 (9,0)

3 (3,0)

12 (4,0)

Tổng số thời gian sử dụng ma túy (tháng)













- Trung bình

115,9

111,5

121,9

116,5

- Trung vị

105

89,5

95,5

96

- Min

10

8

3

3

- Max

324

361

400

400

Tỷ lệ bị sốc do sử dụng ma túy

7 (7,0)

5 (5,0)

18 (17,8)

30 (10,0)

- Lý do cai nghiện phần lớn do bạn bè rủ rê (43,8%) và thèm muốn ma túy (43,5%), ngoài ra là do buồn chán thất vọng (18,6%) và lý do khác (4,0%),

- Thời gian sử dụng ma túy tính cho đến thời điểm nghiên cứu trung bình là 116,5 tháng (9,7 năm)



- Tỷ lệ sốc thuốc do sử dụng ma túy ở đối tượng nghiên cứu là 10%



Biểu đồ 3. 5. Số tiền trung bình mà đối tượng phải chi trả cho 01 ngày dùng chất ma túy tại các tỉnh trước khi tham gia điều trị

Nhận xét: Số tiền trung bình mà đối tượng phải bỏ ra mỗi ngày cho việc sử dụng chất gây nghiện ít nhất mỗi người là 50.000 đến 100.000 mỗi ngày và cao nhất mỗi người cần đến 1.000.000 đồng chi trả cho việc sử dụng chất gây nghiện hàng ngày của mình.

Bảng 3. 9. Tỷ lệ các hành vi nguy cơ của đối tượng trước khi tham gia điều trị Methadone

Hành vi nguy cơ

Lai Châu

(n=100)

n(%)

Điện Biên

(n=100)

n(%)

Yên Bái

(n=101)

n(%)

Tổng cộng

(n=301)

n(%)

Sử dụng chung BKT

10 (10,0)


9 (9,0)

7 (6,9)

26 (8,6)

Hút thuốc lá













- Có

92 (92,0)

90 (90,0)

80 (79,2)

262 (87,0)

- Không

8 (8,0)

10 (10,0)

21 (20,8)

38 (13,0)

Sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên













- Có

62 (62,0)

65 (65,0)

43 (42,6)

170 (56,5)

- Không

38 (38,0)

35 (35,0)

58 (57,4)

131(43,5)

Lượng rượu uống trung bình hàng ngày













- <250ml/ngày

35 (35,0)

52 (52,0)

28 (27,7)

115 (38,2)

- Từ 250-500 ml/ngày

28 (28,0)

9 (9,0)

12 (11,9)

49 (16,3)

- >500ml/ngày

0

0

0

0

Nhận xét:

- Hiện vẫn còn một số đối tượng sử dụng bơm kim tiêm chung ở thời điểm trước khi đối tượng tham gia điều trị Methadone (8,6%).

- Tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá rất cao với 87% .

- Tỷ lệ đối tượng dùng đồ uống có cồn thường xuyên tuy thấp hơn tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá nhưng cũng ở mức cao với 56,5%.



- Đối với rượu, không có đối tượng nào uống trên 500ml/ngày mà chủ yếu là dưới 250ml, tỷ lệ uống từ 250-500ml thấp hơn

Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương