CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ


Tình hình nhiễm HIV và hoạt động triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc



tải về 1.53 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích1.53 Mb.
#36640
1   2   3   4   5   6   7

1.5. Tình hình nhiễm HIV và hoạt động triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc:

1.5.1. Tình hình nhiễm HIV tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.


Các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý khá đặc biệt, là khu vực giáp ranh nhiều nước nên đây được xem như một vùng trọng điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội cần được quan tâm và phát triển hiện nay. Mặc dù đã được Nhà Nước và Chính phủ quan tâm về mọi mặt, giúp đời sống của nhân dân nơi đây có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy, sự đầu tư, xây dựng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, bất cập chưa có hướng giải quyết. Do địa hình hiểm trở nên việc đi lại,giao lưu buôn bán, sinh hoạt kinh tế xã hội còn khó khăn, đặc biệt ảnh hưởng cho giao thông vận tải và hoạt động y tế tại các tuyến cơ sở. Nhiều người dân tộc thiểu số trình độ học vấn còn chưa cao nên khả năng tiếp cận để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm đang là vấn đề đặt ra hàng đầu. Đa số ở các tỉnh này, tập quán sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên từ xa xưa như hái lượm, phát rẫy làm nương, chăn nuôi theo tập quán cũ lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thốn, thiếu đất hoặc chưa có đất canh tác sản xuất. Sự lạc hậu đã dẫn đến tình trạng yếu kém, đặt ra vô vàn khó khăn và thách thức cho các tỉnh miền núi phía Bắc, không chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng lên cả hệ thống Y tế.

Trong mảng y tế ở những năm gần đây, vấn đề sử dụng ma túy, lây nhiễm HIV/AIDS lại đang có xu hướng tăng cao. Dù tình hình về tỉ lệ nghiện chích ma túy có chững lại tuy nhiên số lượng người nhiễm HIV/AIDS vẫn tăng lên hàng năm và vẫn giữ một mức độ đáng quan tâm. Theo số liệu thống kế của Cục phòng chống HIV/AIDS, số lượng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hiện đang tăng cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nếu như vào năm 2012, trong 10 tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất nước có tới 7 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên… thì vào năm 2013, riêng ở khu vực này hiện đã có 8/10 tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước. Trong đó, Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất so với tất cả các tỉnh thành trên cả nước (với tỷ lệ nhiễm HIV lên tới 980/100.000 người dân), hay tại Sơn La, năm 2000 mới có khoảng 4.000 người nghiện có hồ sơ quản lý thì tới năm 2008 đã phát hiện trên 16.000 người nghiện và nếu kể cả số nghi nghiện thì con số trên lên tới 23.000 người. Cũng theo số liệu thống kê vào tháng 11/2013, nhìn chung khu vực miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân rất cao, đứng thứ 2 cả nước (357/100.000), chỉ đứng sau miền Đông Nam Bộ (408/100.000).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình nhiễm HIV cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Một là do đặc điểm về địa lý (khu vực vùng sâu, vùng xa, giáp biên với nhiều nước) nên tình hình buôn bán và sử dụng ma túy ở khu vực này diễn biến rất phức tạp. Trình độ dân trí thấp, đa phần người dân ở khu vực miền núi lại là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận với thông tin về dự phòng lây nhiễm HIV cũng như tiếp cận với chương trình can thiệp giarm tác hại còn hạn chế (như không được tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm, bao cao su). Thứ hai là do người dân tại các tỉnh này vẫn trồng cây thuốc phiện tại nhiều khu vực miền núi địa bàn khó tiếp cận nên đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng số người nghiện do thiếu hiểu biết và sử dụng chính những sản phẩm thuốc phiện mà mình trồng được. Hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc là các tỉnh nghèo nên không có đủ khả năng và nguồn lực để triển khai các biện pháp dự phòng chống AIDS và cung cấp dịch vụ phòng chống AIDS tới từng hộ dân, nên nguy cơ lây nhiễm HIV cũng tăng so với các địa bàn khác trong cả nước.

1.5.2. Hoạt động điều trị methadone tại các tỉnh miền núi phía Bắc.


Kể từ khi chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai thí điểm ở nước ta từ tháng 4/2008 tại Thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ở miền núi phía Bắc đã thực hiện rất tích cực các hoạt động của chương trình.Tại tỉnh Điện Biên, Chương trình điều trị Methadone được triển khai từ năm 2011.Từ tháng 3/2011 đến nay, tỉnh Điện Biên đã triển khai 05 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tổng số bệnh nhân tham gia điều trị tại các cơ sở Methadone tính đến tháng 6/2014 là 1.339 bệnh nhân, độ bao phủ đạt 14% số người nghiện chích trong tỉnh. Trong khoảng thời gian tiếp theo của năm 2014 tỉnh Điện Biên sẽ triển khai 8 cơ sở điều trị và 7 cơ sở cấp phát thuốc Methadone (trong đó có 5 cơ sở cũ), điều trị cho 3.040 người bệnh. Mục tiêu vào năm 2015, duy trì 8 cơ sở điều trị và thành lập mới 14 cơ sở cấp phát thuốc Methadone, nâng tổng số cơ sở cấp phát thuốc Methadone trong toàn tỉnh lên 21 cơ sở, điều trị cho 4.400 bệnh nhân tại các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giao, Mường Chà, Mường Ảng, Tùa Chùa, thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ . Ngoài ra, báo cáo của “Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lào cai” vào tháng 8/2014 cho biết, sau gần 1 năm triển khai Chương trình, tỉnh đã có 500 hồ sơ đăng kí tự nguyện, cơ sở tiếp nhận và điều trị cho 340 bệnh nhân, biến động giảm 30 và hiện đang điều trị 310 người bệnh. Trong đó, 221/310 bệnh nhân đã được chuyển vào giai đoạn duy trì ổn định đạt 71,29%, còn 99 người tiếp tục trong giai đoạn điều chỉnh liều, tỉ lệ bỏ điều trị là 3,5% . Tại tỉnh Thái Nguyên, báo cáo của sở Y tế tỉnh cho biết, sau 3 năm triển khai hoạt động điều trị Methadone, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.500 người đang điều trị methadone tại 6 huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh, tức lượng người điều trị Methadone đã tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm mới triển khai năm 2011 (566 người). Chương trình đã đem lại những hiệu quả rõ rệt khi bởi sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng ma túy đã giảm từ 100% xuống còn 37,6% trong nhóm bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng và 9,1% trong nhóm bệnh nhân điều trị trên 6 tháng; tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện hơn. Tỉnh Yên Bái cũng là một tỉnh đang có nhiều kế hoạch triển khai, đẩy mạnh thêm các hoạt động điều trị methadone trên địa bàn tỉnh. Cơ sở điều trị methadone đầu tiên thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AISD tại Yên Bái bắt đầu khởi liều Methadone và chính thức hoạt động từ tháng 9/2013. Việc điều trị thay thế cainghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái ban đầu đã cho kết quả rất khả quan. Hiện cơ sở điều trị này có 114 bệnh nhân được điều trị. Trong đó có 4 người vì các lý do khác nhau phải ngừng điều trị, còn lại 110 bệnh nhân đang được điều trị và đã có tới 70 bệnh nhân đã ổn định liều, không bị tái nghiện, không bị hội chứng cai hành hạ, không sử dụng heroin nữa. Ngày 24/3/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Quyết định số 361/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án” Triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm y tế thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái”,triển khai băng hoạt động khởi liều đầu tiên điều trị cho 16 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Ngoài ra, nhằm mục đích đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế gia tăng người nghiện mới, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tỉnh Yên Bái đến năm 2020 với rất nhiều mục tiêu cụ thể như: Phấn đấu 50% cán bộ chính quyền các cấp và 50% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp điều trị nghiện; trong giai đoạn 2014-2015, Yên Bái phấn đấu 50% cán bộ dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 50% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và được cấp chứng chỉ; 60% cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị nghiện có văn bằng chứng chỉ theo quy định về điều trị nghiện. Bên cạnh đó, nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ trên 30,0% hiện nay lên 50% vào năm 2015 và nâng số người nghiện được điều trị thay thế bằng Methadone lên 1.200 vào năm 2015. Tăng tỷ lệ người nghiện hoà nhập cộng đồng có việc làm đạt 40% vào năm 2015. Ngoài ra, các tỉnh khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng,… cũng đã và đang thực hiện tích cực chương trình điều trị methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh mình.

Nhìn chung, việc điều trị HIV/AIDS cũng như cai nghiện ma túy đang được các chuyên gia, các nhà nghiên cứu thực hiện trên quy mô rộng khắp mỗi năm. Nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2009 đã đưa ra những hiệu quả rất khả quan của chương trình methadone trong giai đoạn thí điểm. Tuy nhiên những kết quả này chưa thể hiện được hết những đặc điểm riêng biệt theo từng vùng, miền nói chung và của các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng. Chính bởi vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu tập trung phân tích sâu về hiệu quả của chương trình methadone đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi những điều kiện về kinh tế xã hội còn khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc là người nghiện ma túy lâu năm và có tỉnh có số người nhiễm HIV trong cả nước (ví dụ tỉnh Điện Biên). Từ đó sẽ góp phần tìm ra các giải pháp hạn chế tối đa việc tiếp tục sử dụng chất dạng thuốc phiện trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và giảm thiểu hậu quả do việc tiếp tục sử dụng ma túy gây ra.


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc methadone tại thời điểm nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tiêu chuẩn lựa chọn: đối tượng nghiên cứu cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Là người bệnh bắt đầu tham gia điều trị (trong vòng 3 tháng) tại thời điểm nghiên cứu trong năm 2014.

- Tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần để tham gia nghiên cứu



Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những đối tượng không đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu

- Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu…..

2.2. Địa bàn nghiên cứu:


Địa điểm nghiên cứu: tại các cơ sở Methadone của một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm: Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái.

Miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam bao gồm 15 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trong số các tỉnh này, một số tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn, địa bàn giao thông đi lại cũng thuận tiện hơn như Bắc Giang, Quảng Ninh. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu muốn tập trung tìm hiểu đặc điểm ban đầu của nhóm nghiện chích ma túy tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone tại các tỉnh miền núi nghèo, địa bàn đi lại có nhiều khó khăn. Ngoài ra, do nghiên cứu được tiến hành trong thời gian ngắn, việc lựa chọn tất cả các tỉnh triển khai chương trình methadone thuộc khu vực địa lý này vào nghiên cứu là điều rất khó thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã căn cứ trên tiêu chí về địa bàn nghiên cứu, tình hình nghiện chích ma túy và tình hình nhiễm HIV của các tỉnh cũng như căn cứ theo số lượng bệnh nhân tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tăng trong 5 tháng trước khi tiến hành nghiên cứu để chọn ra ba tỉnh: Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái làm địa bàn cho nghiên cứu này.



Các cơ sở điều trị được lựa chọn vào nghiên cứu là toàn bộ các cơ sở điều trị thuộc địa bàn 03 tỉnh trên và có bệnh nhân mới trong thời gian thực hiện nghiên cứu.

2.3. Thiết kế nghiên cứu:


Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Thời gian nghiên cứu:


Tháng 10/2014 – 12/2014

2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.5.1. Cỡ mẫu:


Sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho nghiên cứu cắt ngang được tính theo công thức sau:

Trong đó:



- n cỡ mẫu tối thiểu nghiên cứu

- Z là hệ số tin cậy, với mức xác suất 95% (= 1,96).

- p là tỷ lệ bệnh nhân bắt đầu tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone nhiễm HIV, ước lượng p =22,5% [31].

-d : sai số tuyệt đối (ước tính là 0,05)

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trên, nhóm nghiên cứu đã tính ra cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là: 267 bệnh nhân điều trị methadone, dự phòng 20% không tham gia đầy đủ hoặc từ chối tham gia nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn 300 bệnh nhân bắt đầu tham gia điều trị Methadone. Như vậy trong nghiên cứu này, nghiên cứu tại 3 tỉnh nên mỗi tỉnh triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ít nhất 100 bệnh nhân tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone, riêng tỉnh Yên Bái là 101 bệnh nhân. Thực tế đã lựa chọn tổng cộng 301 bệnh nhân tại 3 tỉnh (phần kết quả nghiên cứu)


2.5.2. Phương pháp chọn mẫu


Việc tuyển chọn đối tượng tham gia nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với người bệnh bắt đầu nhận điều trị tại cơ sở điều trị methadone và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Với mỗi bệnh nhân, cán bộ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu và tiến hành sàng lọc. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, những người này được yêu cầu đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản và chính thức được tuyển chọn. Khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn bằng các biểu mẫu thu thập số liệu (phụ lục 1).

Quá trình thực hiện nghiên cứu tiến hành liên tục từ tháng 10 đến tháng 11 trong năm 2014 cho tới khi đạt đủ 300 bệnh nhân tại các cơ sở điều trị methadone của 3 tỉnh miền núi phía Bắc. Mỗi tỉnh lựa chọn 1-2 cơ sở điều trị methadone, tùy thuộc vào số lượng cơ sở hiện có tại mỗi tỉnh.

Tiêu chuẩn lựa chọn cơ sở điều trị Methadone: 1) hợp tác với nhóm nghiên cứu; 2) dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu ; 3) có hồ sơ bảo quản tốt.



Каталог: bitstream -> VAAC 360
VAAC 360 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương