Các nhà kinh t ế ĐÃ sai lầm như thế NÀO?


VI.  Cuộc tranh cãi về gói kích thích



tải về 1.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu13.01.2023
Kích1.36 Mb.
#54138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
BET11- Các nhà kinh tế đã sai lầm như thế nào

VI. 
Cuộc tranh cãi về gói kích thích 
Khoảng giữa năm 1985 và 2007 cuộc hòa hoãn sai lầm đã được thiết lập trong lĩnh vực 
kinh tế học vĩ mô. Không có bất kỳ đồng thuận thực tế nào trong quan điểm giữa các 
nhà kinh tế nước ngọt và nước mặn. Nhưng đây là những năm của Thời kỳ ổn định - 
một giai đoạn kéo dài trong đó lạm phát đã được kiểm soát và các cuộc khủng hoảng đã 
tương đối dịu xuống. Các nhà kinh tế nước mặn tin rằng Cục dự trữ Liên bang đã nắm 
mọi thứ trong tầm kiểm soát. Các nhà kinh tế nước ngọt đã không cho rằng những hành 
động của Cục Dự trữ Liên bang thực sự có ích, nhưng họ đã sẵn sàng để mặc mọi thứ 
như vậy. 
Nhưng cuộc khủng hoảng đã kết thúc cuộc hòa hoãn giả tạo này. Những chính 
sách mang tính kỹ thuật và hẹp mà cả hai bên sẵn sàng chấp nhận đã bất chợt không 
còn hiệu quả - và nhu cầu cho một chính sách rộng hơn đã biến những mâu thuẫn cũ 
thành những mâu thuẫn dữ dội và công khai hơn bao giờ hết 
Tại sao những chính sách kỹ thuật, hẹp này lại không hiệu quả? Câu trả lời, chỉ 
một từ thôi, là số không. 
Trong một cuộc khủng hoảng thông thường, Cục Dự trữ Liên bang sẽ phản ứng 
bằng cách mua trái phiếu của bộ tài chính – nợ chính phủ ngắn hạn – từ những ngân 
hàng. Điều này sẽ đẩy lãi suất của nợ chính phủ giảm; các nhà đầu tư tìm kiếm mức lợi 
nhuận cao hơn sẽ di chuyển sang những tài sản khác, khiến những lãi suất khác cũng 
giảm; và theo cách thông thường những lãi suất thấp hơn này cuối cùng sẽ làm hồi phục 
nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang giải quyết cuộc khủng hoảng bắt đầu năm 1990 bằng 
cách đẩy lãi suất ngắn hạn từ 9% xuống 3%. Giải quyết cuộc khủng hoảng bắt đầu năm 
2001 bằng cách đẩy lãi suất từ 6.5% xuống 1%. Và giờ cố gắng giải quyết cuộc khủng 
hoảng hiện tại bằng cách đẩy lãi suất từ 5.25% xuống 0%. 
Nhưng mức 0%, đã mất tác dụng, vẫn không đủ thấp để kết thúc cuộc khủng hoảng 
này. Và Cục Dự trữ Liên bang không thể đẩy mức lãi suất xuống dưới mức 0, bởi ở mức 
gần 0 các nhà đầu tư đơn giản là cất tiền đi còn hơn là cho vay. Vì thế vào cuối năm 
2008, với mức lãi suất về cơ bản ở mức mà các nhà kinh tế vĩ mô gọi là “mức dưới 0” 
thì cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục nghiêm trọng hơn, chính sách tiền tệ thông thường 
đã mất toàn bộ tác dụng. 


BET-11 
15
Bây giờ thì sao? Đây là lần thứ hai mà nước Mỹ phải đối mặt chống lại mức lãi 
suất dưới 0, lần trước là cuộc đại khủng hoảng. Và nó chính xác là kinh nghiệm mà có 
một mức trần thấp hơn lãi suất đã khiến Keynes thúc đẩy chi tiêu chính phủ cao hơn: 
Khi chính sách tiền tệ không hiệu quả và khu vực tư nhân không được thỏa mãn để chi 
tiêu nhiều hơn, khu vực công phải làm việc đó để hỗ trợ nền kinh tế. Kích thích tài khóa 
là câu trả lời Keynesian với kiểu tình huống kinh tế khủng hoảng mà chúng ta đang trải 
qua. 
Kiểu tư duy Keynesian như vậy nằm trong chính sách kinh tế của chính quyền 
Obama – và các nhà kinh tế học nước ngọt đã rất giận dữ. Trong 25 năm và hơn nữa họ 
đã chịu đựng những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang trong điều hành nền kinh tế, 
nhưng sự hồi sinh tư tưởng Keynesian nở rộ lại là một điều hoàn toàn khác. Trở lại năm 
1980, Lucas của Đại học Chicago, đã viết rằng kinh tế học Keynesian quá lố bịch đến 
mức “tại các hội thảo nghiên cứu, mọi người không còn xem trọng lý thuyết Keynesian 
nữa; khán giả bắt đầu huýt sáo và vỗ tay cho một lý thuyết khác.” Phải thừa nhận rằng 
những gì Keynes đã đúng phần lớn, sau tất cả, sẽ là một sự suy tàn quá bẽ mặt. 
Và Cochrane của Đại học Chicago, người chễ giễu tư tưởng chi tiêu chính phủ có 
thể giảm ở giai đoạn cuối của khủng hoảng, đã tuyên bố rằng: “Đó không phải những 
gì mà mọi người đã dạy những sinh viên cao học kể từ những năm 1960. Chúng [những 
ý tưởng Keynesian] là những câu chuyện thần tiên đã được chứng minh là sai lầm. 
Chúng rất phù hợp trong những giai đoạn căng thẳng để trở lại câu chuyện thần tiên mà 
chúng ta nghe khi còn là những đứa trẻ, nhưng điều này không khiến chúng bớt sai lầm 
hơn.” (Đó là dấu hiệu về hố sâu khoảng cách giữa các nhà kinh tế nước ngọt và nước 
mặn đến mức Cochrane không tin rằng “bất kỳ ai” dạy những ý tưởng mà, trong thực 
tế, được dạy ở những nơi như Princeton, MIT, và Harvard.) 
Trong khi đó, các nhà kinh tế nước mặn, những người đã hài lòng với chính bản 
thân họ khi tin rằng sự phân chia lớn trong kinh tế học vĩ mô đang hẹp dần lại, bị sốc 
khi nhận ra rằng các nhà kinh tế nước ngọt chẳng chịu lắng nghe chút nào. Các nhà kinh 
tế nước ngọt, những người phản kháng kịch liệt gói kích thích đã không giống các học 
giả đã cân nhắc các luận điệu Keynesian và tìm kiếm những gì họ muốn. Hơn thế, họ 
có vẻ là những người không có ý niệm về kinh tế học Keynesian, những người đang 
làm sống dậy những ý tưởng sai lầm năm 1930 với niềm tin rằng họ đang nói về thứ gì 
đó mới và tuyệt vời. 
Và không có Keynes có những ý tưởng dường như bị lãng quên. Như Brad 
DeLong của Đại học California, Berkeley, đã chỉ ra trong lời than phiền của mình về 
“sự sụp đổ trí tuệ” của trường Chicago, quan điểm hiện tại của trường nhìn chung là sự 
chối bỏ hoàn toàn những tư tưởng của Friedman. Friedman tin rằng chính sách của Cục 
Dự trữ Liên bang chứ không phải những thay đổi trong chi tiêu chính phủ nên được sử 
dụng để ổn định nền kinh tế, nhưng ông không bao giờ quả quyết rằng việc tăng chi tiêu 
chính phủ không thể, trong một số tình huống, gia tăng lượng việc làm. Thực tế thì, khi 
đọc lại những tổng kết ý tưởng của Friedman vào năm 1970, “Một khung lý thuyết về 
phân tích tiền tệ”, điều gây ấn tượng là dường như nó giống với ý tưởng Keynesian. 


CÁC NHÀ KINH TẾ ĐàSAI LẦM NHƯ THẾ NÀO? 
16
Và Friedman chắc chắn không bao giờ vay mượn ý tưởng rằng thất nghiệp trên 
diện rộng phản ánh một mức giảm tự nguyện trong nỗ lực tìm việc hoặc ý tưởng rằng 
các cuộc khủng hoảng thực sự là tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên thế hệ các nhà kinh tế 
nước ngọt hiện tại đã tạo ra cả hai lập luận này. Do đó Casey Mulligan của trường 
Chicago cho rằng thất nghiệp quá cao bởi nhiều công nhân lựa chọn không đi làm: “Các 
công nhân đối mặt với kích thích tài chính không muốn đi làm…việc làm suy giảm 
được giải thích nhiều hơn do sự suy giảm lượng cung lao động (sự sẵn sàng đi làm của 
người lao động) và ít hơn do cầu lao động (lượng công nhân mà người chủ cần thuê).” 
Đặc biệt, Mulligan đã cho rằng người lao động sẽ lựa chọn tiếp tục không đi làm bởi 
điều đó cải thiện khả năng nhận trợ cấp của họ. và Cochrane tuyên bố rằng thất nghiệp 
cao thực sự là tốt: “Chúng ta nên có một cuộc khủng hoảng. Những người sử dụng cuộc 
sống của họ để đóng đinh ở Nevada cần thứ gì đó để làm.
Cá nhân tôi cho rằng điều này thật điên rồ. Tại sao để đạt được toàn dụng lao động 
trên toàn quốc chúng ta lại phải đưa những người thợ mộc di chuyển ra khỏi Nevada? 
Bất cứ ai cũng có thể nói một cách nghiêm túc rằng chúng ta đã mất 6.7 triệu việc làm 
bởi chỉ vì một vài người Mỹ muốn làm việc? Nhưng nó không hợp lý rằng các nhà kinh 
tế nước ngọt sẽ thấy chính bản thân họ bị mắc bẫy trong ngõ cụt này: nếu bạn bắt đầu 
từ giả định rằng mọi người hoàn toàn duy lý và thị trường hoàn toàn hiệu quả, bạn phải 
đi đến kết luận rằng thất nghiệp là tự nguyện và khủng hoảng là một điều đáng mong 
đợi. 
Tuy nhiên nếu cuộc khủng hoảng đẩy các nhà kinh tế nước ngọt đến với sự ngớ 
ngẩn, thì cũng tạo ra rất nhiều cuộc truy vấn tư tưởng của các nhà kinh tế nước mặn. 
Khung lý thuyết của họ, không như của trường phái Chicago, đều cho phép khả năng 
xảy ra thất nghiệp tự nguyện và xem nó như một điều tồi tệ. Nhưng các mô hình 
Keynesian mới đã tiến tới thống trị hoạt động giảng dạy và nghiên cứu giả định rằng 
mọi người hoàn toàn duy lý và các thị trường tài chính hoàn toàn hiệu quả. Để đạt được 
bất cứ điều gì như cuộc suy thoái hiện tại trong những mô hình của họ, các nhà 
Keynesian mới buộc phải giới thiệu một số loại yếu tố giả dối vì một vài lý do tạm thời 
không liệt kê làm giảm chi tiêu tư nhân. (Tôi đã làm chính xác những gì trong khuôn 
khổ công việc của mình.) Và nếu phân tích về vị trí của chúng ta dựa trên yếu tố giả dối 
này, chúng ta có thể tự tin bao nhiêu vào những dự đoán của những mô hình này về nơi 
mà chúng ta sẽ đến?
Tình trạng của vĩ mô, nhìn chung, không tốt. Vì vậy giới chuyên môn từ đây sẽ đi 
tới đâu? 

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương