Các nhà kinh t ế ĐÃ sai lầm như thế NÀO?


III.  Tài chính theo kiểu Plangloss



tải về 1.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu13.01.2023
Kích1.36 Mb.
#54138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
BET11- Các nhà kinh tế đã sai lầm như thế nào

III. 
Tài chính theo kiểu Plangloss
5
 
Trong những năm 1930 vì những lý do rất hiển nhiên, các thị trường tài chính đã không 
được quan tâm đáng kể. Keynes đã so sánh chúng với “những cuộc cạnh tranh trên báo, 
mà ở đó các đối thủ phải lựa chọn sáu khuôn mặt khả ái nhất từ một trăm bức ảnh, phần 
thưởng sẽ được trao cho đối thủ có sự lựa chọn gần nhất với lựa chọn trung bình của 
tổng các đối thủ vì thế mỗi đối thủ phải chọn, không phải những gương mặt mà bản 
thân anh ta cho là khả ái nhất mà những gương mặt anh ta cho là thích hợp nhất để thu 
hút sự chút ý của những đối thủ khác.” 
Và Keynes xem nó là một ý tưởng có hại với những thị trường như vậy, trong đó 
các nhà đầu cơ sử dụng thời gian của họ để theo đuổi những cái đuôi của một người 
khác, đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng: “Khi sự phát triển dòng vốn của 
5
Nhân vật giả tưởng trong tiểu thuyết Candide của Voltaire viết năm 1759 (Chú thích của người dịch) 


CÁC NHÀ KINH TẾ ĐàSAI LẦM NHƯ THẾ NÀO? 
8
một quốc gia trở thành sản phẩm phụ từ những hoạt động của một sòng bài, công việc 
này có thể sẽ kém hiệu quả.” 
Tuy nhiên vào khoảng năm 1970, việc nghiên cứu những thị trường tài chính 
dường như được đảm trách bởi Tiến sĩ Pangloss của Voltaire, người khăng khăng rằng 
chúng ta đang sống trong trạng thái tốt nhất có thể của thế giới rồi. Cuộc thảo luận về 
tính phi lý trí của nhà đầu tư, về những ảo tưởng, về hoạt động đầu cơ có tính phá hoại 
đã hoàn toàn biến mất khỏi những nghiên cứu học thuật. Lĩnh vực này đã bị thống trị 
bởi “giả thuyết thị trường hiệu quả”, được lan truyền bởi Eugene Fama thuộc Đại học 
Chicago, khi ông này cho rằng giá tài sản trên thị trường tài chính chính xác với giá trị 
thực của chúng dựa trên tất cả những thông tin công khai hiện có. (Giá cổ phiếu của 
một công ty, ví dụ, luôn phản ánh chính xác giá trị của công ty đó dựa trên những thông 
tin hiện có về doanh thu của công ty, tình hình kinh doanh của nó và hơn thế nữa.) Và 
vào những năm 1980, các nhà kinh tế tài chính, nổi bật là Michael Jensen của trường 
Kinh doanh Harvard, đã lập luận rằng do thị trường tài chính luôn đặt giá đúng, nên 
điều tốt nhất mà những chủ doanh nghiệp có thể làm, không chỉ cho chính họ mà còn 
cho cả nền kinh tế, là tối đa hóa giá cổ phiếu của họ. Mặt khác, các nhà kinh tế tài chính 
tin rằng chúng ta nên đặt sự phát triển vốn của đất nước vào bàn tay của cái mà Keynes 
gọi là một “sòng bài.” 
Thật khó để nói rằng sự thay đổi này trong ngành đã bị lèo lái bởi một số sự kiện. 
Thực vậy, ký ức về năm 1929 đang dần dần lùi xa, nhưng những thị trường giá lên (bull 
market) vẫn tiếp tục, với những câu chuyện bịa đặt được lan truyền rộng rãi về đầu cơ 
quá mức, theo sau bởi thị trường giá xuống (bear market). Trong năm 1973-74, ví dụ, 
giá trị cổ phiếu giảm 48%. Và sự sụp đổ của cổ phiếu năm 1987, trong đó chỉ số Dow 
mất gần 23% giá trị trong một ngày mà không có nguyên nhân rõ ràng, đã làm dấy lên 
ít nhất một vài nghi hoặc về tính duy lý của thị trường. 
Tuy nhiên, những sự kiện này được Keynes xem là bằng chứng về sự không đáng 
tin của thị trường, không ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh của một ý tưởng đẹp đẽ. Mô 
hình lý thuyết mà các nhà kinh tế tài chính phát triển bằng việc giả định rằng mọi nhà 
đầu tưu đều cân bằng rủi ro và lợi nhuận một cách duy lý – cái được gọi là Mô hình 
định giá tài sản vốn, hay CAPM (đọc là cap-em) – là rất phù hợp. Và nếu bạn chấp nhận 
tiền đề này thì nó cũng rất hữu dụng. CAPM không chỉ nói cho bạn cách chọn danh mục 
cổ phiếu – mà quan trọng hơn là từ quan điểm của ngành công nghiệp tài chính, nó nói 
cho bạn cách đặt giá trên những đạo hàm tài chính, những yêu cầu bồi thường. Tính 
hiệu quả và đơn giản của lý thuyết mới này tạo thành một chuỗi giải Nobel cho những 
người phát minh ra nó, và nhiều lý thuyết của những nhà thông thái này cũng nhận được 
nhiều phần thưởng thú vị: được trang bị những mô hình mới và những kỹ năng toán đầy 
sức mạnh của họ - việc sử dụng CAPM ngày càng bí ẩn hơn yêu cầu những tính toán ở 
mức độ các nhà vật lý – các giáo sư lịch thiệp ở các trường kinh doanh có thể và sẽ trở 
thành những nhà khoa học về tên lửa ở Phố Wall, kiếm tiền lương từ Phố Wall. 
Công bằng mà nói, các nhà lý thuyết tài chính đã không chỉ chấp nhận giả thuyết 
thị trường hiệu quả bởi nó đơn giản, thuận tiện và có ích. Họ cũng đưa rất nhiều bằng 


BET-11 
9
chứng thống kê, mà dường như ngay từ cái nhìn đầu tiên đã có tính bổ trợ cực mạnh. 
Nhưng bằng chứng này bắt nguồn từ một hình thái giới hạn kỳ hạn mà thôi. Các nhà 
kinh tế tài chính hiếm khi đặt câu hỏi có vẻ như hiển nhiên (mặc dù không dễ trả lời 
chút nào) về việc liệu giá tài sản có phải được thiết lập dựa trên những yếu tố cơ bản 
của thế giới thực như doanh số hay không. Thay vào đó, họ chỉ hỏi rằng liệu giá tài sản 
có phù hợp với những giá tài sản khác cho trước hay không. Larry Summer, trưởng 
nhóm tư vấn kinh tế của chính quyền Obama, khi chế giếu những giáo sư tài chính với 
một câu chuyện ngụ ngôn về “các nhà kinh tế sốt cà chua” những người “đã chỉ ra rằng 
2/4 lượng chai sốt cà chua được bán ở mức giá chính xác không thay đổi gấp hai lần so 
với ¼ lượng chai sốt cà chua,” và từ đó kết luận rằng thị trường sốt cà chua hoàn toàn 
hiệu quả. 
Nhưng ngay cả khi không có những thứ nhạo báng hay lịch sự hơn, những phê 
phán từ những nhà kinh tế như Robert Shiller của Đại học Yale cũng có nhiều tác động. 
Các lý thuyết gia tài chính đã tiếp tục tin rằng các mô hình của họ vẫn đúng, và vẫn 
được nhiều người sử dụng để đưa ra những quyết định trong thế giới thực. Ít nhất trong 
số đó có Alan Greenspan, người mà sau này sẽ là chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang và 
là một người ủng hộ lâu năm cho việc bãi bỏ những quy định về tài chính, là người từ 
chối yêu cầu kiềm soát việc cho vay dưới chuẩn hoặc giải quyết bong bong bất động 
sản bị thổi phồng phần lớn vì niềm tin rằng kinh tế tài chính hiện đại đang nắm kiểm 
soát toàn bộ. Một sự kiện quan trọng trong năm 2005, tại một hội nghị được tổ chức để 
tri ân cống hiến của Greenspan tại Cục Dự trữ Liên bang. Một người tham dự dũng cảm, 
Raghuram Rajan (hoàn toàn bất ngờ, đến từ đại học Chicago), trình bày một nghiên cứu 
cảnh báo rằng hệ thống tài chính đang ở trong tình trạng có nguy cơ rủi ro lớn. Ông này 
đã bị tất cả những người có mặt ở đó nhạo báng – và trong đó, bao gồm cả Larry 
Summers, người đã bỏ qua những cảnh báo của ông như “một chỉ dẫn sai lầm”. 
Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ngoái Greenspan đã thừa nhận rằng ông đã ở trong 
tình trạng “khủng hoảng niềm tin”, bởi “toàn bộ công trình trí tuệ” đã “sụp đổ”. Bởi sự 
sụp đổ của công trình trí tuệ này cũng là một cuộc sụp đổ của các thị trường trong thế 
giới thực, kết quả là một cuộc khủng hoảng đã được định trước – tồi tệ nhất, theo nhiều 
tính toán, kể từ cuộc đại khủng hoảng. Các nhà hoạch định chính sách nên làm gì? 
Không may rằng, kinh tế học vĩ mô, ở vị thế cần phải đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng về 
cách thức giải quyết vấn đề suy thoái của nền kinh tế, lại đang ở trong trạng thái lộn 
xộn. 

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương