Các nhà kinh t ế ĐÃ sai lầm như thế NÀO?


II.  Từ Smith tới Keynes và ngược lại



tải về 1.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu13.01.2023
Kích1.36 Mb.
#54138
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
BET11- Các nhà kinh tế đã sai lầm như thế nào

II. 
Từ Smith tới Keynes và ngược lại 
Adam Smith, tác giả của cuốn sách “Của cải của các quốc gia” vào năm 1776 thường 
được gán là cha đẻ của kinh tế học. Trải qua 160 năm, một bộ khung lý thuyết kinh tế 
rộng đã được phát triển, với thông điệp trung tâm là: Hãy tin tưởng vào thị trường. 
Vâng, các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng có những trường hợp mà thị trường có thể thất 
bại, trong đó quan trọng nhất là trường hợp về “các yếu tố ngoại sinh” – những chi phí 
mà người này áp lên người khác mà không phải trả giá, như tắc nghẽn giao thông hay 


CÁC NHÀ KINH TẾ ĐàSAI LẦM NHƯ THẾ NÀO? 
6
ô nhiễm môi trường. Nhưng giả định cơ bản của kinh tế học “tân cổ điển” (đặt theo các 
lý thuyết gia cuối thế kỷ 19 những người đã tạo ra định nghĩa về những bậc tiền bối “cổ 
điển”) đó là chúng ta nên tin vào hệ thống thị trường.
Tuy nhiên, niềm tin này đã bị đập tan bởi cuộc Đại Khủng hoảng (Great 
Depression). Quả thực, ngay cả khi đối mặt với sụp đổ toàn diện, một số nhà kinh tế 
vẫn khăng khăng rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, nền kinh tế thị trường vẫn có 
thể sửa sai: “Các cuộc khủng hoảng không đơn giản là những tai họa,” Joseph 
Schumpeter tuyên bố vào năm 1934 – nhưng năm 1934 chúng đã thực sự là những tai 
họa, ông bổ sung, “bóng dáng của một vài thứ đã thực sự diễn ra.” Nhưng rất nhiều, và 
cuối cùng là hầu hết các nhà kinh tế đã chuyển hướng sang cách tiếp cận của John 
Maynard Keynes để giải thích những gì đã diễn ra và một giải pháp cho những cuộc 
khủng hoảng trong tương lai.
Keynes đã không, mặc dù có thể bạn đã nghe ở đâu đó, muốn chính phủ điều hành 
nền kinh tế. Ông miêu tả phân tích của mình trong công trình lớn năm 1936, “Lý thuyết 
Tổng quát về Việc làm, Lãi suất và Tiền Tệ”, là “những hàm ý có tính khá bảo thủ.” 
Ông muốn vực dậy chủ nghĩa tư bản chứ không phải thay thế nó. Nhưng ông cũng đã 
thách thức quan điểm rằng những nền kinh tế thị trường tự do có thể hoạt động mà 
không cần một người bảo vệ, và đặc biệt khinh miệt những thị trường tài chính, mà ông 
cho là đang bị điều khiển bởi đầu cơ ngắn hạn mà không quan tâm gì đến những yếu tố 
cơ bản. Và ông kêu gọi sự can thiệp tích cực từ chính phủ - in nhiều tiền hơn, nếu cần 
thiết, và chi tiêu mạnh hơn vào những công trình công cộng – để giải quyết tình trạng 
thất nghiệp trong suốt thời kỳ suy thoái. 
Cần hiểu rằng Keynes đã làm nhiều hơn là chỉ củng cố luận điểm của mình. “Lý 
thuyết Tổng quát” là một công trình phân tích tuyệt vời và sâu sắc – thứ phân tích đã 
làm hài lòng những nhà kinh tế trẻ nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên câu chuyện về kinh tế 
học của nửa thế kỷ qua, xét trên quy mô lớn, là câu chuyện về sự phục hồi từ chủ nghĩa 
Keynes và sự trở lại của chủ nghĩa tân cổ điển. Sự hồi sinh tân cổ điển bắt đầu được 
khởi xướng bởi Milton Friedman của Đại học Chicago, người đã tuyên bố vào đầu năm 
1953 rằng kinh tế học tân cổ điển hoạt động đủ tốt để là kim chỉ nam cho phương thức 
hoạt động của nền kinh tế “vừa đạt hiệu quả cao vừa được nhiều người tin tưởng.” 
Nhưng còn những cuộc khủng hoảng thì sao? 
Cuộc phản công của Friedman chống lại Keynes bắt đầu với học thuyết được gọi 
là chủ nghĩa trọng tiền. Các nhà trọng tiền về cơ bản đồng thuận với ý tưởng rằng một 
nền kinh tế thị trường cần cân nhắc đến tính ổn định. Friedman từng nói “Tất cả chúng 
ta giờ đều là những người theo chủ nghĩa Keynes” mặc dù sau này ông nói rằng ông đã 
bị trích dẫn sai. Tuy nhiên, các nhà trọng tiền cho rằng một phương thức can thiệp được 
khoanh vùng, có giới hạn của chính phủ - cụ thể như, chỉ đạo các ngân hàng trung ương 
giữ nguồn cung tiền, tổng lượng tiền mặt trong lưu thông và hối phiếu ngân hàng, tăng 
trưởng ở một mức độ ổn định – là tất cả những gì cần làm để ngăn chặn những cuộc 
khủng hoảng. Nổi tiếng hơn cả, Friedman và cộng sự của ông, Anna Schwartz, cho rằng 
nếu cục dự trữ liên bang làm tròn vai, thì cuộc Đại Khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy 


BET-11 
7
ra. Sau đó, Friedman đã đưa ra một tình huống mang tính bắt buộc chống lại bất cứ nỗ 
lực nào của chính phủ để hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức “tự nhiên” (hiện tại tỷ lệ 
này là khoảng 4.8% ở Hoa Kỳ): ông dự báo rằng những chính sách bành trướng quá 
mức sẽ làm xuất hiện cùng lúc lạm phát và thất nghiệp cao – một dự báo đã trở thành 
hiện thực trong cuộc lạm phát đình đốn những năm 1970, đã cải thiện phần lớn niềm tin 
vào phong trào chống chủ nghĩa Keynes. 
Tuy nhiên, cuối cùng thì cuộc phản cách mạng chống chủ nghĩa Keynes đã vượt 
xa ra khỏi vị thế của Friedman, và dường như trở nên tương đối dung hòa so với những 
gì những tiền bối của ông từng nói. Với các nhà kinh tế tài chính, quan điểm có tính 
miệt thị của Keynes về thị trường tài chính như một “sòng bài” được thay thế bằng lý 
thuyết “thị trường hiệu quả”, với lập luận rằng những thị trường tài chính luôn đặt giá 
tài sản đúng với thông tin khả dụng. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế vĩ mô lại hoàn toàn 
bác bỏ khung lý thuyết của Keynes để hiểu những cuộc suy thoái kinh tế. Một số thì trở 
lại với quan điểm của Schumpeter và các nhà biện giải khác về cuộc đại khủng hoảng, 
xem những cuộc khủng hoảng là một điều tốt đẹp, một phần của sự điều chỉnh nền kinh 
tế để thay đổi. Và thậm chí một số không sẵn sàng chấp nhận quan điểm đó khi lập luận 
rằng bất cứ nỗ lực nào nhằm chống lại một cuộc suy thoái kinh tế sẽ làm kìm hãm hơn 
là cải thiện tình hình. 
Không phải tất cả các nhà kinh tế vĩ mô đều sẵn sàng đi con đường này: nhiều 
người tự miêu tả mình là những nhà Keynesian mới, những người tiếp tục tin vào vai 
trò tích cực của chính phủ. Tuy nhiên thậm chí họ hầu như chấp nhận quan điểm rằng 
các nhà đầu tư và tiêu dùng là duy lý và thị trường nhìn chung có thể tự điều chỉnh được. 
Đương nhiên, có những ngoại lệ với những xu hướng này: một số nhà kinh tế đã 
thách thức giả định về hành vi duy lý, đặt nghi vấn về quan điểm rằng chúng ta có thể 
tin tưởng và biết được lịch sử lâu dài của những cuộc khủng hoảng tài chính – thứ đã 
gây ra những hệ quả kinh tế. Nhưng họ đang bơi ngược dòng, không thể tạo ra sự tiến 
bộ để chống lại một sự thỏa mãn ngu ngốc và rộng khắp. 

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương