CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC



tải về 211.54 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích211.54 Kb.
#22685
  1   2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


Số: 528/KTKĐCLGD-KĐĐH

V/v hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2013

Kính gửi: Các trường cao đẳng

- Căn cứ Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng;

- Căn cứ Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học; Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp,

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng để các trường sử dụng trong công tác tự đánh giá từ năm 2013.

Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn kèm theo Công văn số 563/KTKĐCLGD ngày 09/6/2008 của Cục KTKĐCLGD. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những vướng mắc hoặc đề xuất, đề nghị liên hệ với Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Cục KTKĐCLGD, địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại: 04.39747108; fax: 04.39747109; email: kiemdinh.dhtccn@moet.edu.vn./.

 Nơi nhận:
- Như trên;

- TT. Bùi Văn Ga (để b/c);



- Vụ GDĐH;
- Lưu: VT, KĐĐH.

CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)


Ngô Kim Khôi


HƯỚNG DẪN

TÌM THÔNG TIN, MINH CHỨNG THEO BỘ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

(Kèm theo Công văn số: 528/KTKĐCLGD ngày 23/5/2013

của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường cao đẳng (2 tiêu chí)

Tiêu chí

Gợi ý các thông tin, minh chứng cần thu thập

1.1. Sứ mạng của trường cao đẳng được xác định, được công bố công khai, có nội dung rõ ràng; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, với các nguồn lựcđịnh hướng phát triển của nhà trường; phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương và của ngành.

  • Văn bản về sứ mạng của trường;

  • Nghị quyết của Đảng uỷ xác định sứ mạng của trường;

  • Văn bản giới thiệu trường thể hiện rõ sứ mạng của trường;

  • Website của trường viết rõ sứ mạng của trường;

  • Văn bản về chức năng và nhiệm vụ của trường;

  • Quy hoạch/kế hoạch định hướng phát triển của trường;

  • Văn bản chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, của ngành;

  • Chiến lược phát triển của trường (định hướng gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, của ngành);

  • Nghị quyết Đại hội Đảng của ngành, của địa phương có nói đến sứ mạng của nhà trường;

- Các thông tin, minh chứng khác.

1.2. Mục tiêu của trường cao đẳng phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã được tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

  • Luật giáo dục 2005 (Điều 39, khoản 2);

  • Luật giáo dục đại học (Điều 5, khoản 1, khoản 2 điểm a);

  • Văn bản về sứ mạng của nhà trường;

  • Văn bản các hội nghị rà soát, bổ sung và điều chỉnh mục tiêu giáo dục của trường;

  • Báo cáo việc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu giáo dục của trường;

  • Văn bản phê duyệt mục tiêu giáo dục đã điều chỉnh;

  • Văn bản về hoạt động tuyên truyền phổ biến mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học của trường;

  • Báo cáo về các hoạt động tuyên truyền phổ biến mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học của trường;

  • Báo cáo tổng kết của nhà trường hằng năm;

  • Website của trường có viết rõ mục tiêu giáo dục của trường;

  • Website của trường có kế hoạch, nhiệm vụ năm học của các cấp trong trường;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (9 tiêu chí)

Tiêu chí

Gợi ý các thông tin, minh chứng cần thu thập

2.1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng và các quy định khác của pháp luật có liên quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chứchoạt động của nhà trường.

  • Điều lệ trường cao đẳng (Chương VI);

  • Văn bản quy định cơ cấu tổ chức của trường (sơ đồ kèm theo);

  • Website của trường ghi rõ cơ cấu tổ chức của trường;

  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

  • Văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

  • Văn bản phân công phụ trách, điều hành của lãnh đạo nhà trường;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

2.2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đáp ứng các tiêu chuẩnthực hiện đầy đủ quyền hạntrách nhiệm theo quy định.

  • Điều lệ trường cao đẳng (Điều 39, 40, 42);

  • Trích ngang hồ sơ cán bộ của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng theo những tiêu chuẩn của Điều lệ trường cao đẳng;

  • Kết quả xếp loại cán bộ công chức hằng năm;

  • Kết quả đánh giá, xếp loại đảng viên hằng năm;

  • Khen thưởng của các cấp về thành tích và hiệu quả công tác của các cá nhân Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;

  • Khen thưởng của các cấp về các hoạt động của trường trong nhiệm kỳ công tác của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng;

  • Kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

2.3. Hội đồng khoa học và đào tạo của trường có đủ thành phầnthực hiện được chức năng theo quy định của Điều lệ trường cao đẳng.

- Điều lệ trường cao đẳng (Điều 43);

- Quyết định thành lập và kiện toàn Hội đồng khoa học và đào tạo của trường;

- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng khoa học và đào tạo;

- Văn bản các cuộc họp của Hội đồng khoa học và đào tạo;

- Các thông tin, minh chứng khác.


2.4. Các phòng chức năng, các khoa, các bộ môn trực thuộc trường, các bộ môn trực thuộc khoa được tổ chức phù hợp với yêu cầu của trường, có cơ cấunhiệm vụ theo quy định.

- Điều lệ trường cao đẳng (Điều 45, 46, 47);

- Quyết định thành lập các phòng chức năng;

- Quyết định thành lập các khoa và tổ bộ môn thuộc trường;

- Quyết định thành lập các bộ môn thuộc khoa;

- Quyết định bổ nhiệm các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; các Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; Trưởng bộ môn;

- Danh sách các thành viên của các phòng, khoa, bộ môn;

- Văn bản quy định nhiệm vụ của các phòng, khoa, bộ môn;

- Kết quả phỏng vấn Trưởng các phòng, khoa, bộ môn và giảng viên;

- Các thông tin, minh chứng khác.


2.5. Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học của trường được thành lậphoạt động theo quy định.

- Điều lệ trường cao đẳng (Điều 48, 49);

- Quyết định thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học của trường;

- Báo cáo hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học của trường hằng năm;

- Các báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của nhà trường;

- Các thông tin, minh chứng khác.


2.6.tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộnăng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

- Quyết định thành lập trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng của trường;

- Danh sách các thành viên trong trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng;

- Thông tin về tuổi đời, chức danh, học vị, chuyên môn được đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ làm việc trong trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng;

- Báo cáo hoạt động của bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng hằng năm;

- Các báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của nhà trường;

- Các thông tin, minh chứng khác.



2.7. Tổ chức Đảng trong trường cao đẳng phát huy được vai trò lãnh đạohoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


  • Các Nghị quyết của Đảng uỷ về hoạt động của trường;

  • Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác của Đảng uỷ hằng năm;

  • Báo cáo về số lượng quần chúng được kết nạp Đảng hằng năm;

  • Lịch tiếp cán bộ, nhân viên và giảng viên của Cấp uỷ trường;

  • Khen thưởng của cấp trên về các hoạt động của Đảng uỷ trường;

- Các thông tin, minh chứng khác.

2.8. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường cao đẳng góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật.

  • Nghị quyết của Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên;

  • Quy định/lịch sinh hoạt của các đoàn thể trong trường/trong khoa;

  • Báo cáo tổng kết về hoạt động của từng đoàn thể trong trường hằng năm;

  • Quy chế dân chủ của nhà trường;

  • Khen thưởng của cấp trên về hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong trường;

- Các thông tin, minh chứng khác.

2.9. Đội ngũ cán bộ quản lýphẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.


  • Trích ngang hồ sơ cán bộ của đội ngũ quản lý theo tiêu chuẩn của Điều lệ trường cao đẳng;

  • Kết quả xếp loại công chức và xếp loại đảng viên hằng năm;

  • Tổng kết đánh giá hằng năm về phẩm chất đạo đức, năng lực và tinh thần trách nhiệm công tác của tập thể lãnh đạo và cá nhân các cán bộ quản lý;

  • Khen thưởng của các cấp về thành tích và hiệu quả công tác của cá nhân các cán bộ quản lý;

  • Văn bản phỏng vấn cán bộ, giảng viên;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (6 tiêu chí)

Tiêu chí

Gợi ý các thông tin, minh chứng cần thu thập

3.1. Chương trình đào tạo của trường cao đẳng được xây dựng theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường cao đẳnguy tín trong nước hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp.

  • Quyết định ban hành chương trình đào tạo và chương trình chi tiết;

  • Chương trình đào tạo của các ngành;

  • Chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo của từng môn học trong chương trình đào tạo của từng ngành của trường;

  • Website của trường công bố chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo của từng môn học trong chương trình đào tạo của từng ngành của trường;

  • Quyết định thành lập Hội đồng biên soạn chương trình đạo tạo;

  • Tài liệu về hoạt động của Hội đồng biên soạn chương trình đào tạo (lịch làm việc, biên bản hội thảo, nghiệm thu…);

  • Tổng hợp ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên, các tổ chức, hội nghề nghiệp, nhà tuyển dụng lao động về chương trình đào tạo;

  • Hợp đồng giữa nhà trường với các nhà khoa học, chuyên gia về biên soạn chương trình;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

3.2. Chương trình đào tạomục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

  • Chương trình đào tạo và chương trình chi tiết của từng ngành đào tạo, từng khoá học của trường;

  • Biên bản các hội nghị, hội thảo về đánh giá chương trình đào tạo và chương trình chi tiết của nhà trường với đại diện của các tổ chức sử dụng sinh viên tốt nghiệp, với cựu sinh viên của trường;

  • Tổng hợp ý kiến đóng góp về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết của đại diện sinh viên trong trường;

  • Các kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo của người học;

  • Tổng hợp ý kiến của các nhà tuyển dụng về yêu cầu đạt được đối với sinh viên tốt nghiệp;

  • Website của trường có mục trao đổi, góp ý về chương trình đào tạo và chương trình chi tiết các khoá học của trường;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

3.3. Các học phần, môn học trong chương trình đào tạo có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

- Hồ sơ về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt đề cương bài giảng, giáo trình…;

- Danh mục đề cương chi tiết, tập bài giảng cho các học phần, môn học;

- Danh mục giáo trình, tài liệu tham khảo cho các học phần, môn học;


  • Website của trường có đăng tải các đề cương chi tiết, tập bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Kết quả phỏng vấn giảng viên, sinh viên;

- Các thông tin, minh chứng khác.



3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

  • Văn bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành;

  • Danh mục các tài liệu tham khảo để bổ sung, điều chỉnh chương trình;

  • Biên bản các hội nghị về điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo của nhà trường;

  • Biên bản các hội nghị về điều chỉnh, bổ sung chương trình chi tiết của các đơn vị đào tạo thuộc trường;

  • Văn bản phê duyệt việc bổ sung điều chỉnh chương trình đào tạo và chương trình chi tiết;

  • Tổng hợp ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác về chương trình đào tạo, chương trình chi tiết của trường;

  • Văn bản phỏng vấn/phiếu hỏi giảng viên của trường, các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo;

- Các thông tin, minh chứng khác.

3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác.

  • Chương trình đào tạo các ngành của trường;

  • Văn bản quy định về liên thông giữa các trình độ đào tạo;

  • Văn bản quy định về liên thông giữa các phương thức đào tạo trong trường và giữa các trường;

  • Kế hoạch triển khai đào tạo liên thông;

  • Văn bản ký kết hợp tác triển khai thực hiện đào tạo liên thông với các trường bạn;

  • Báo cáo sơ kết/tổng kết về công tác đào tạo liên thông của trường và giữa các trường;

  • Website của trường công bố văn bản quy định về liên thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường;

  • Website của trường công bố kế hoạch triển khai đào tạo liên thông;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

- Các biên bản hội nghị, hội thảo đánh giá, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo, chương trình chi tiết theo định kỳ;

- Văn bản phê duyệt bổ sung, điều chỉnh chương trình;

- Báo cáo về những thành tựu/công nghệ mới áp dụng trong giảng dạy;

- Báo cáo về việc cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá;

- Tổng hợp ý kiến của giảng viên, sinh viên về chương trình đã được bổ sung, điều chỉnh;


  • Các thông tin, minh chứng khác.

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (9 tiêu chí)

Tiêu chí

Gợi ý các thông tin, minh chứng cần thu thập

4.1. Công tác tuyển sinh được đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo từng năm);

  • Thông báo tuyển sinh, hướng dẫn thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ tuyển sinh;

  • Hồ sơ/ tài liệu về hoạt động của Hội đồng tuyển sinh nhà trường (quyết định thành lập Hội đồng, các ban giúp việc, biên bản các cuộc làm việc, báo cáo công tác tổ chức thi tuyển/ xét tuyển; quyết định và danh sách khen thưởng/ kỷ luật; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về tuyển sinh…);

  • Kết quả tuyển sinh hằng năm (số lượng đăng ký, dự tuyển, trúng tuyển, nhập học; tiêu chuẩn/ điểm chuẩn tuyển sinh…);

  • Thống kê phân loại người học theo khu vực, dân tộc, diện chính sách…

  • Website của trường công bố các thông tin về công tác tuyển sinh hằng năm;

- Các thông tin, minh chứng khác.

4.2. Công khai số liệu thống kê hằng năm về người tốt nghiệpcó việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo.

- Thống kê hằng năm về những người tốt nghiệp có việc làm và có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo;

- Website công bố số liệu hằng năm về những người tốt nghiệp có việc làm phù hợp;

- Phiếu điều tra về việc làm của những người tốt nghiệp;

- Các thông tin, minh chứng khác.



4.3. Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của trường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

  • Chương trình đào tạo của các chuyên ngành;

  • Kế hoạch giảng dạy (toàn khoá, năm học…);

  • Phân công giảng dạy (của khoa, trường);

  • Văn bản theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo;

  • Thời khoá biểu;

  • Kết quả phỏng vấn giảng viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng;

  • Minh chứng về việc tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

4.4. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.

  • Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giảng viên về đổi mới phương pháp giảng dạy;

  • Kỷ yếu hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường;

  • Báo cáo hằng năm về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi; tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng sáng kiến;

  • Báo cáo về tỷ lệ các môn học có làm tiểu luận, bài tập nhóm;

  • Văn bản quy định về việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giảng viên;

  • Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp dạy học được đưa vào áp dụng trong năm học;

  • Phiếu lấy ý kiến sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

4.5. Đổi mới phương phápquy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằngphù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù môn học, đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo.

    • Văn bản về các hình thức tổ chức thi cử được áp dụng tại trường;

    • Tỷ lệ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/kiểm tra trắc nghiệm khách quan tính đến cuối khoá học;

    • Tỷ lệ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng hình thức thi/kiểm tra dưới dạng bài tập nghiên cứu/ tiểu luận

    • Tỷ lệ môn học áp dụng hình thức thi thực hành;

    • Tỷ lệ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng từ hai hình thức thi/kiểm tra khác nhau trở lên;

    • Văn bản về quy trình tổ chức thi/kiểm tra, chấm thi và công bố kết quả;

    • Phiếu điều tra giảng viên và người học về công tác kiểm tra/đánh giá;

- Các thông tin, minh chứng khác.

4.6. Đảm bảo an toàn, chính xác trong lưu trữ kết quả học tập của người học.

    • Văn bản quy định hệ thống sổ sách quản lý kết quả học tập của người học;

    • Văn bản quy định các điều kiện để cấp phát văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ;

    • Hệ thống sổ sách lưu trữ kết quả học tập của người học;

    • Hệ thống sổ sách lưu trữ việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập;

    • Tỷ lệ thất lạc điểm của người học hằng năm;

    • Tỷ lệ thất lạc văn bằng hằng năm;

    • Tỷ lệ sai sót trong cấp phát văn bằng hằng năm;

    • Các phần mềm chuyên dụng để quản lý kết quả học tập của người học thuận tiện cho việc truy cập, truy nhập và an toàn;

    • Mạng nội bộ tra cứu kết quả học tập của người học rõ ràng, đầy đủ, chính xác, thuận tiện và an toàn và có tính bảo mật cao;

    • Các thông tin, minh chứng khác.

4.7. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

    • Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân hiện hành;

    • Quy định về thời gian chấm thi và thông báo kết quả thi cho người học;

    • Quy định về việc cấp, xác nhận các kết quả thi/kết quả học tập cho người học;

    • Quy định về thời gian thông báo kết quả tốt nghiệp cho người học;

    • Quy định tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc của người học về kết quả thi, về điểm trung bình chung của năm học và xếp loại tốt nghiệp;

- Website của trường công bố kết quả tốt nghiệp hằng năm;

    • Các thông tin, minh chứng khác.

4.8.cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làmthu nhập sau khi tốt nghiệp.

  • Cơ sở dữ liệu về các hoạt động đào tạo;

  • Hình thức và kết quả khảo sát của nhà trường về tình hình sinh viên tốt nghiệp;

  • Thống kê về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hằng năm;

- Website của trường có phần thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên tốt nghiệp;

- Website của trường công bố về hoạt động đào tạo của trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp có việc làm;



- Các thông tin, minh chứng khác.

4.9.kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

  • Kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường;

  • Phiếu hỏi, phỏng vấn sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của trường;

  • Tổng hợp ý kiến nhận xét của sinh viên tốt nghiệp và nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo của trường;

  • Văn bản điều chỉnh hoạt động đào tạo;

  • Kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến của các nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo của trường;

  • Các thông tin, minh chứng khác.

Каталог: uploads -> news -> vbhd
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
vbhd -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 979/bgdđt-ktkđclgd v/v công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và tccn năm 2015, 2016 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 211.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương