CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dục số: 560 /ktkđclgd



tải về 0.55 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.55 Mb.
#23083
1   2   3   4   5

Tiêu chuẩn 6: Người học

1. Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.



Từ khoá: hướng dẫn đầy đủ, chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá, quy chế đào tạo.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Văn bản về mục tiêu đào tạo công bố đầu khoá học;

Văn bản về chương trình đào tạo công bố đầu khoá học;

Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo của Bộ GD và ĐT;

Các hình thức tuyên truyền phổ biến quy chế đào tạo và hướng dẫn thực hiện;

Văn bản nêu các chuẩn kiến thức và kỹ năng ở đầu vào và đầu ra của chương trình đào tạo;

Phỏng vấn người học, cán bộ đào tạo, giảng viên;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có thực hiện các biện pháp nhằm cung cấp thông tin về chương trình học và quy chế đào tạo đến sinh viên hay không?

Các hình thức phổ biến thông tin đến sinh viên được nhà trường thực hiện có hiệu quả ra sao?

Sinh viên có nắm được mục tiêu, nội dung chương trình và yêu cầu kiểm tra đánh giá hay không?

Nhà trường có nắm được mức độ hiệu quả của từng hình thức phổ biến thông tin đang sử dụng hay không?

Sinh viên có được cung cấp đầy đủ thông tin để hiểu rõ về chương trình giáo dục, các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, nội dung và mục tiêu của khóa học và những tiêu chuẩn để tốt nghiệp?

Sinh viên có được cung cấp đầy đủ thông tin về những bài kiểm tra hay kỳ thi mà họ phải thực hiện?

Sinh viên có được cung cấp đủ thông tin về những tiêu chuẩn bắt buộc để tốt nghiệp ?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là việc nhà trường có thực sự cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến chương trình học và các quy định liên quan cho người học hay không?

Các nguồn thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm thấy chủ yếu trong phòng đào tạo và phòng công tác sinh viên, thông qua hai nguồn thông tin chủ yếu là sổ tay sinh viên và website trên mạng của trường. Cần xem xét tính đầy đủ của thông tin liên quan đến các yếu tố sau:

Mục tiêu đào tạo;

Chương trình đào tạo;

Chương trình chi tiết từng môn học;

Các yêu cầu chung về kiểm tra đánh giá;

Quy định riêng của từng môn học về kiểm tra đánh giá;

Tỷ lệ người học vi phạm quy chế đào tạo (nghỉ học quá quy định, phạm quy thi/kiểm tra ....).

2. Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của nhà trường.



Từ khóa: đảm bảo chế độ chính sách xã hội, khám sức khoẻ, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, đảm bảo an toàn.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Văn bản về CSXH liên quan đến người học phổ biến đầu khoá học;

Cập nhật chính sách và phổ biến cho người học;

Danh sách người học hưởng chế độ CSXH được công bố công khai;

Văn bản về chủ trương, quy định và nhân sự chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chế độ, chính sách XH;

Kế hoạch và báo cáo thực hiện quy định chăm sóc sức khoẻ cho người học;

Báo cáo về hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao;

Có các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao;

Số lượng các cuộc thi văn nghệ;

Số lượng các cuộc thi đấu thể dục thể thao;

Văn bản quy định thực hiện các biện pháp an ninh trong trường học;

Văn bản/báo cáo về trách nhiệm của đội ngũ bảo vệ trong trường;

Phỏng vấn người học;

Báo cáo sơ kết/tổng kết về hoạt động thực hiện chính sách xã hội với các khuyến nghị cải tiến hoạt động;

Thống kê theo các mức độ khen thưởng về công tác thực hiện chính sách xã hội cho người học;

Thống kê theo các mức độ khen thưởng về phong trào văn nghệ, thể dục thể thao;

Văn bản nội quy, quy chế về an toàn trong phòng thí nghiệm và trong ký túc xá;

Các giải thưởng văn nghệ các cấp;

Giải thưởng thể dục thể thao;

Số vụ việc mất trật tự, không an toàn trong trường hàng năm;

Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của người học về các hoạt động trên (Phiếu thăm dò ý kiến, báo cáo tổng hợp ý kiến);

Kế hoạch công tác sinh viên năm học;

Quy chế an ninh, an toàn xã hội;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Dịch vụ nào được cung cấp cho học viên:

Chăm sóc sức khỏe?

Hoạt động xã hội?

Địa điểm học tập?

Nhà nghỉ, nơi cư trú?

Thể thao?

Các dịch vụ được cung cấp có đáp ứng nhu cầu của học viên không?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là sự tồn tại của các điều kiện (cơ sở vật chất, quy định, quy trình, tổ chức, nhân sự) nhằm đảm bảo các chế độ, chính sách xã hội, và các nhu cầu liên quan đến vấn đề sức khỏe, sinh hoạt vật chất và tinh thần, và an ninh an toàn của người học;

Các nguồn thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm thấy chủ yếu trong phòng công tác sinh viên, các bộ phận hỗ trợ người học như ký túc xá, các câu lạc bộ, các đoàn thể liên quan đến người học như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên vv. Ngoài các thông tin bằng văn bản được cung cấp, cần kết hợp thêm việc quan sát tại hiện trường và trao đổi với với những người trực tiếp có liên quan như trưởng phòng quản lý sinh viên, ban quản lý ký túc xá, các sinh viên trong trường, các sinh viên đã tốt nghiệp.

3. Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học được thực hiện có hiệu quả.



Từ khóa: rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức , lối sống , hiệu quả.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Văn bản về quy chế rèn luyện đối với người học;

Minh chứng về việc phổ biến văn bản về quy chế rèn luyện đến người học;

Các loại báo chí/tài liệu phục vụ nhu cầu rèn luyện của người học;

Văn bản kế hoạch và báo cáo sơ kết/tổng kết hàng năm về công tác học sinh - sinh viên;

Phỏng vấn cán bộ đào tạo, cán bộ Phòng/Ban công tác HSSV và người học;

Văn bản kế hoạch/quy định về tổ chức ngoại khoá về thời sự, kinh tế, chính trị và xã hội trong nước và thế giới cho người học;

Số liệu thống kê và các báo cáo về các buổi nói chuyện ngoại khoá trong năm;

Các phong trào khuyến khích người học tìm hiểu học tập về chính trị, tư tưởng;

Tỷ lệ người học tham gia các phong trào tìm hiểu học tập chính trị tư tưởng;

Các phong trào hoạt động công ích xã hội;

Tỷ lệ người học tham gia các phong trào hoạt đông xã hội;

Các giải thưởng/giấy khen về tham gia các phong trào trên;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Loại chương trình, hoạt động nào thể hiện công tác rèn luyện chính trị , tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học?

Việc thực hiện các chương trình, hoạt động đó có hiệu quả không?

Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Thông tin đánh giá tiêu chí này có thể được tìm thấy trong cẩm nang hướng dẫn sinh viên hay qua trao đổi với sinh viên và nhân viên. Ngoài ra, có thể thu thập thông tin thông qua phỏng vấn lãnh đạo Phòng Công tác sinh viên, cựu sinh viên của trường.

4. Công tác Đảng, đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học.

Từ khóa: Công tác Đảng, đoàn thể, tác dụng tốt, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Văn bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức chuyên trách về Đoàn thanh niên;

Văn bản các kế hoạch hành động của BCH Đoàn thanh niên trường;

Kế hoạch triển khai hoạt động Đoàn trong các khoa của trường;

Văn bản mô tả cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội sinh viên trong trường;

Văn bản, số liệu thống kê về việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên;

Các minh chứng về sự phối kết hợp giữa Đảng bộ trường và chính quyền chỉ đạo các hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường;

Văn bản kế hoạch của Đảng uỷ trường về việc tổ chức sinh hoạt chính trị tư tưởng và các sinh hoạt tuyên truyền giác ngộ cho người học vào Đảng;

Danh sách người học tham gia lớp cảm tình Đảng;

Tỷ lệ ngưòi học là đoàn viên thanh niên được khen thưởng trong các phong trào rèn luyện tư tưởng/đạo đức và lối sống;

Tỷ lệ người học mắc các sai phạm về lối sống bị phê bình/khiển trách;

Tỷ lệ người học vi phạm quy chế rèn luyện tư tưởng và đạo đức;

Tỷ lệ ngưòi học xếp loại đạo đức cuối năm đạt loại tốt, khá và trung bình;

Tỷ lệ người học được tham gia lớp cảm tình Đảng;

Tỷ lệ người học được kết nạp vào Đảng;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Công tác Đảng và ban chấp hành Đoàn đã có những hoạt động nào để giúp sinh viên rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống?

Sinh viên có tham gia các hoạt động do Đoàn TNCS HCM và Hội sinh viên tổ chức không? Vì sao không/ hoặc vì sao có?

Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là những kết quả cụ thể cho thấy tác dụng tích cực thực sự của công tác Đảng và đoàn thể đối với người học.

Các nguồn thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm thấy chủ yếu thông qua các bộ phận phụ trách công tác đoàn thể tại đơn vị (Đảng ủy, Ban chấp hành đoàn thanh niên trường, Đoàn khoa, Hội sinh viên.v.v.). Cần kết hợp thông tin thu thập được từ nguồn này với việc phỏng vấn đại diện các đối tượng người học khác nhau.

5. Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học.



Từ khóa: biện pháp cụ thể, tác dụng tích cực, hỗ trợ học tập và sinh hoạt.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Có cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật do trường tổ chức trong khuôn viên của trường cho người học;

Có sân chơi/khu chơi thể dục thể thao do trường tổ chức trong khuôn viên của trường cho người học;

Chính quyền phối hợp với Đoàn thanh niên có hoạt động hỗ trợ tìm kiếm nơi ở cho người học;

Nhà trường có dịch vụ cho người học mượn hoặc thuê mướn các dụng cụ sinh hoạt với chi phí phù hợp điều kiện kinh tế của người học;

Nhà trường có các hoạt động hỗ trợ tổ chức nhà ăn. cantin, tín dụng ... cho người học;

Có tổ chức các hoạt động ngoại khoá tại trường;

Có tổ chức các hoạt động ngoại khoá đi xa;

Tỷ lệ hoạt động ngoại khoá cho người học hàng năm;

Người học được miễn phí khi tham gia hoạt động văn nghệ tại cơ sở VHNT của trường;

Người học được miễn phí khi chơi thể dục thể thao tại sân/khu thể thao của trường;

Định kỳ khảo sát ý kiến người học về các hoạt động hỗ trợ ghi ở mức 1 để cải tiến đáp ứng nhu cầu của người học;

Các tài liệu khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường đã có những biện pháp cụ thể gì để hộ trợ sinh viên trong học tập và sinh hoạt?

Nhà trường có các dịch vụ nào cung cấp cho sinh viên nhằm hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của sinh viên? (chăm sóc sức khoẻ? Hoạt động xã hội? Địa điểm học tập? nhà nghỉ, ký túc xá? sân thể thao?...)

Tình hình trật tự an ninh trong trường? Trong ký túc xá? Có những vấn đề đặc biệt cần lưu ý gì không?



Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là sự tồn tại và tác dụng của các biện pháp khác nhau mà đơn vị đã áp dụng để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học.

Đối với tiêu chí này, việc quan sát thực địa là rất quan trọng. Vì vậy, cần tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến tiêu chí này qua các văn bản để có thể xây dựng được một kế hoạch hiệu quả cho chuyến khảo sát cơ sở vật chất của đơn vị như thư viện, ký túc xá, nhà ăn sinh viên, v.v. Ngoài ra, trong chuyến khảo sát cần kết hợp thực hiện các cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau như sinh viên, nhân viên quản lý ký túc xá, giáo viên...

6. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người học.



Từ khóa: Thường xuyên, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách , nội quy của nhà trường.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Tỷ lệ người học vi phạm quy định về luật pháp (luật giao thông, luật hôn nhân, luật bản quyền, luật sở hữu tài sản …);

Tỷ lệ tham gia các phong trào tìm hiểu về pháp luật;

Tỷ lệ tham gia các phong trào tìm hiểu đưòng lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;

Thống kê các giải thưởng về các phong trào trên;

Thông kê hàng năm xác định nguyên nhân và có biện pháp ngăn ngừa người học vi phạm pháp luật;

Báo cáo hàng năm xác định nguyên nhân và có biện pháp ngăn ngừa người học vi phạm chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước;

Thông kê việc tuyên dương/khen thưỏng những người học gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước;

Phỏng vấn người học, cán bộ đào tạo, cán bộ Đoàn, Phòng/Ban HSSV;

Tỷ lệ vi phạm quy chế học tập thi cử, công tác tình nguyện;

Tỷ lệ người học bị kỷ luật về đạo đức, lối sống;

Tỷ lệ người học bị khiển trách/kỷ luật về tinh thần trách nhiệm học tập;

Thống kê số lượng sinh viên được khen thưởng về tinh thần trách nhiệm trong học tập và trong công tác;

Các minh chứng về việc nhà trường có các hoạt động liên kết hỗ trợ trong các công việc giữa những ngưòi học;

Các tài liệu khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh….cho sinh viên không?

Sinh viên đã tham gia các hoạt động nào? Kể tên một số hoạt động?

Các hình thức tuyên truyền? Những ví dụ cụ thể?

Các hoat động ấy có hiệu quả như thế nào đối với sinh viên?

Sinh viên được cung cấp thông tin về quy tắc và điều lệ như thế nào?

Nhà trường có các tài liệu hướng dẫn sinh viên về các hành vi đạo đức và các giá trị mong đợi không?

Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là sự tồn tại của các biện pháp mà đơn vị đã áp dụng để giáo dục tư tưởng, đạo đức, và lối sống cho người học;

Các nguồn thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm thấy chủ yếu thông qua bộ phận phụ trách công tác sinh viên và các đoàn thể tại đơn vị. Cần kết hợp thông tin thu thập được từ nguồn này với việc phỏng vấn đại diện các đối tượng người học khác nhau.

7. Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.



Từ khóa: hoạt động hỗ trợ, hiệu quả, tăng tỷ lệ, có việc làm phù hợp.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Báo cáo hàng năm về các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp/nhà tuyển dụng để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành vào chương trình đào tạo những năm cuối khoá;

Báo cáo hàng năm về số lượng sinh viên được thực hành thực tế, nghiên cứu ứng dụng tại cơ sở doanh nghiệp/cơ quan / nhà tuyển dụng;

Minh chứng về sự tồn tại của bộ phận chuyên trách tư vấn hướng nghiệp cho người học;

Minh chứng về các hoạt động thưòng xuyên hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho ngưòi học có hoàn cảnh kinh tế khó khăn;

Minh chứng về việc tổ chức hội chợ việc làm cho người đang học và người tốt nghiệp hàng năm;

Các tài liệu khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Trường có văn phòng tư vấn nghề nghiệp để trợ giúp các sinh viên tìm việc không?

Đây có phải là dịch vụ thường xuyên và có hiệu quả không?

Nhà trường có giữ liên lạc với các nhà tuyển dụng hay các doanh nghiệp không?

Nhà trường, tổ chức sinh viên đã có những biện pháp cụ thể gì để giúp đỡ sinh viên nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo;

Nhà trường có mối quan hệ với doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng như thế nào?

Sinh viên nhận được sự hỗ trợ gì từ khoa/trường để chuẩn bị tìm việc làm sau khi tốt nghiệp?

Sinh viên có được tư vấn về viết đơn xin việc, viết lý lịch để tìm việc làm không? kỹ năng trả lời phỏng vấn? Nhà trường có tổ chức các hội chợ việc làm không?



Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là sự tồn tại và tác dụng của các biện pháp khác nhau mà đơn vị đã áp dụng để hỗ trợ người học tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi ra trường;

Thông tin liên quan đến tiêu chí này tốt nhất nên tìm hiểu trực tiếp từ sinh viên (cả sinh viên đang học và cựu sinh viên). Bên cạnh đó, trong chuyến khảo sát cũng cần phỏng vấn một số đối tượng khác như bộ phận quản lý sinh viên, các tổ chức của sinh viên, và người sử dụng lao động.

8. Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo.



Từ khoá: khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, năm đầu, trên 50%, việc làm đúng ngành.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Minh chứng về các biện pháp (kết quả khảo sát, thông qua hội cựu sinh viên …) nhằm nắm được tỷ lệ chính xác người học có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp;

Thống kê tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp ra trường sau 6 tháng và 1 năm có việc làm;

Thống kê về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, trong đó có 60% - 70% có việc làm liên quan đến chuyên môn ĐT;

Tỷ lệ người tốt nghiệp tự tạo việc làm cho mình;

Tỷ lệ người tốt nghiệp tạo được việc làm cho người khác;

Các tài liệu khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm của trường là bao nhiêu?

Nhà trường đã thu thập những số liệu về việc làm của sinh viên bằng những phương pháp nào?

Nhà trường đã có những biện pháp gì để liên lạc đối với những sinh viên tốt nghiệp và giữ liên lạc với sinh viên như thế nào?

Sinh viên có dễ dàng tìm được việc làm theo đúng ngành nghề đào tạo không?

Nhà trường đánh giá ra sao về hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ người tốt nghiệp tìm việc làm?

Trong những biện pháp đã được thực hiện, biện pháp nào là kém hiệu quả nhất? Tại sao?

Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là các phương pháp mà nhà trường đã thu thập dữ liệu về việc làm của sinh viên tốt nghiệp;

Thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm được từ bộ phận quản lý sinh viên, hoặc trực tiếp từ sinh viên (cả sinh viên đang học và cựu sinh viên), và người sử dụng lao động. Ngoài ra, cũng cần khảo sát một số đối tượng khác như giảng viên, lãnh đạo các khoa, và các tổ chức của sinh viên.

9. Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp.



Từ khóa: tham gia đánh giá, chất lượng giảng dạy, kết thúc môn học, chất lượng đào tạo, trước khi tốt nghiệp.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các quy định của nhà trường về việc người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn học;

Các quy định của nhà trường về việc người học tham gia đánh giá chất lượng đào tạo trước khi sinh viên tốt nghiệp;

Các quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường;

Các mẫu phiếu đánh giá chất lượng giảng dạy;

Các mẫu phiếu đánh giá chất lượng đào tạo;

Các kết quả đánh giá phản hồi của sinh viên;

Thống kê về số liệu phiếu khảo sát người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (từng học kỳ, từng môn học, từng năm);

Thống kê về kết quả phiếu khảo sát người học tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên (từng học kỳ, từng môn học, từng năm);

Thống kê về số liệu phiếu khảo sát người học tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường;

Thống kê về kết quả phiếu khảo sát người học tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường đã thực hiện công tác cho sinh viên tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo như thế nào? Kết quả đó được dùng vào việc gì?

Hoạt động đó đã mang lại điều gì cần nhất cho trường? Nó có giúp cải thiện được những gì về chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo của nhà trường?

Sinh viên đã tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng đào tạo của nhà trường như thế nào? Ai đưa ra các phiếu khảo sát cho các sinh viên? bao lâu thì có một lần khảo sát như vậy?

Nhà trường có tổ chức các hoạt động ngoại khoá/ các xemina liên quan đến chương trình đào tạo không? Sinh viên có tham dự không? vì sao không/hoặc vì sao có?

Các ý kiến của sinh viên đóng góp có ảnh hưởng tích cực đến những cải tiến trong khoa/trường không? nếu có, đã ảnh hưởng như thế nào? Nếu không, vì sao không tạo được những tác động?



Hướng dẫn dành cho đoàn đánh giá ngoài

Vấn đề chính cần quan tâm liên quan đến tiêu chí này là sự tồn tại của các quy định, quy trình và các kết quả cụ thể về việc tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viện;

Thông tin liên quan đến tiêu chí này có thể tìm trực tiếp từ các khoa/ bộ môn hoặc trung tâm là đơn vị trực quản lý các giảng viên và các nhà nghiên cứu. Một đối tượng khác cũng cần hết sức quan tâm là chính người học. Trong chuyến khảo sát nhất thiết phải tổ chức được việc tra.

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.



Từ khoá: xây dựng, triển khai, kế hoạch hoạt động, phù hợp, sứ mạng.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Văn bản chiến lược phát triển KH - CN trung hạn và dài hạn của đơn vị;

Văn bản kế hoạch hoạt động KH & CN hàng năm của đơn vị;

Hệ thống văn bản quy định và quy trình thực hiện NCKH của đơn vị;

Hệ thống các tiêu chuẩn xét duyệt / nghiệm thu đề tài/ dự án NCKH của đơn vị;

Kế hoạch phân bổ kinh phí dành cho hoạt động KH & CN hàng năm của đơn vị

Biên bản xét duyệt và danh mục các đề tài NCKH được duyệt của đơn vị;

Thống kê các đề tài đăng ký mới hàng năm của đơn vị;

Thống kê các hội thảo khoa học được thực hiện trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu;

Thống kê tỷ lệ các đề tài/dự án hoàn thành đúng hạn so với kế hoạch đã đăng ký;

Báo cáo tổng kết hoạt động KH & CN hàng năm nhằm phân tích và đánh giá phát triển về quy mô và hiệu quả hoạt động KH&CN tính theo hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng của các đề tài các cấp;

Các tài liệu khác.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Quy trình xây dựng kế hoạch cho các hoạt động khoa học công nghệ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của trường được thực hiện ra sao? Những ai tham gia vào quy trình này?

Việc xét duyệt các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học hàng năm của trường được tiến hành như thế nào?

Khoa và giảng viên có vai trò gì trong việc xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học?

Kế hoạch nghiên cứu khoa học của do khoa xây dựng, do trường xây dựng sau khi được các cấp có thẩm quyền phê chuẩn khi triển khai thực hiện có thường xuyên phải điều chỉnh hay không? Tại sao?

Các đề tài, dự án nghiên cứu đang thực hiện có điểm gì không phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của nhà trường hay không? Tại sao?




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương