CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dục số: 560 /ktkđclgd


Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo



tải về 0.55 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.55 Mb.
#23083
1   2   3   4   5

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo

1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập của người học theo quy định.



Từ khóa: đa dạng, đáp ứng, quy định.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các quy định của nhà trường về các chương trình đào tạo và các hình thức đào tạo;

Miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết của các môn học;

Sổ tay sinh viên;

Website của nhà trường

Các hợp đồng, biên bản, chương trình làm việc với các trường mà sinh viên theo học trước đây;

Các phỏng vấn sinh viên nhập học;

Đánh giá các lý do mà sinh viên không đạt được/thi trượt ở các khóa học/kỳ thi;

Các tài liệu lưu hành nội bộ của nhà trường có liên quan đến các chính sách về xây dựng và phát triển chương trình, phương pháp giảng dạy và các mục tiêu học tập;

Các chính sách và quy định về các cấp quản lý chương trình;

Các chương trình, nội dung/biên bản làm việc với các giảng viên và cán bộ quản lý;

Tiêu chuẩn/nghị định của Bộ Giáo dục- Đào tạo về chương trình đào tạo;

Các tài liệu lưu hành nội bộ của nhà trường có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm, đánh giá nhu cầu giáo dục của sinh viên năm đầu;

Các đánh giá về sự thay đổi nhu cầu trong quá trình học tập của sinh viên trong thời gian ở trường;

Các kế hoạch đảm bảo chất lượng chương trình của trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Cho biết các hình thức đào tạo đang có của nhà trường? Có đa dạng không? Có đáp ứng nhu cầu học tập của người học không?

Các phương pháp giảng dạy của các giảng viên có đa dạng hóa không? (xem thêm tiêu chí 3.4)?

Nhà trường có quan tâm đến chất lượng/năng lực của sinh viên mới nhập học không? Tài liệu/minh chứng nào cho thấy việc này?

Nhà trường có đánh giá được nhu cầu của người học không? Cụ thể, đánh giá được:

các kiến thức và kinh nghiệp trước đây của sinh viên mới nhập học;

các chiến lược củng cố và hỗ trợ học tập cho sinh viên;

Nhà trường có minh chứng cho thấy có các quy trình thường xuyên, chính thức và thực tế nhằm thu thập các thông tin về kiến thức và kỹ năng của các sinh viên mới nhập học không?

Giảng viên của nhà trường lên kế hoạch và thực hiện các phương pháp giảng dạy nào nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có phương pháp học tập khác nhau?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Phỏng vấn giảng viên và sinh viên về các chương trình và hình thức đào tạo, về tính thích hợp của chúng với nhu cầu học tập của sinh viên;

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường/khoa/bộ môn có kế hoạch về thời gian, kinh phí, nhân sự để đánh giá, xem xét sự phù hợp và khả thi của các hình thức đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu học tập không?

Các minh chứng đó xuất phát từ phần lớn các khoa/bộ môn/đơn vị đào tạo trong nhà trường hay chỉ ở một số ít khoa/bộ môn/đơn vị đào tạo?

Có minh chứng nào cho thấy giảng viên của nhà trường áp dựng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau phù hợp với đối tượng đào tạo khác nhau? Các minh chứng đó xuất phát từ phần lớn các khoa/bộ môn/đơn vị đào tạo trong nhà trường hay chỉ ở một số ít khoa/bộ môn/đơn vị đào tạo?

Các giảng viên lê kế hoạch và thực hiện các phương pháp giảng dạy nào nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có phương pháp học tập khác nhau?

Các phương pháp giảng dạy có được đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người học không?

Sinh viên, sinh viên tốt nghiệp đánh giá như thế nào về các phương pháp giảng dạy của giảng viên?



Phỏng vấn:

Cán bộ quản lý chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng;

Chủ nhiệm khoa/bộ môn, các nhà giáo dục, giảng viên, sinh viên và sinh viên tốt nghiệp về các vấn đề nêu trên;

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) hoặc chương trình đào tạo nào mà các hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy còn chưa phù hợp với nhu cầu người học;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến các hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu người học. Có thể giới thiệu cho nhà trường các hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học.



Từ khóa: học phần, tín chỉ, linh hoạt, thích hợp, thuận lợi.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết của chương trình;

Miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết của của các môn học;

Kế hoạch chuyển đổi từ quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ;

Chương trình đào tạo theo tín chỉ của nhà trường;

Hệ thống đánh giá;

Các nội dung/biên bản, chương trình làm việc với quản lý chương trình và giảng viên;

Kế hoạch đảm bảo chất lượng chương trình;

Các hoạt động quản lý chương trình trong các năm qua, năm hiện tại và các năm tới;

Các tài liệu/minh chứng có liên quan đến kết quả học tập và chương trình hoặc các chính sách có liên quan đến khung chương trình (bao nhiêu tín chỉ/khóa học).



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Có minh chứng cho thấy các quy trình và các quy định về việc công nhận kế hoạch của người học? Theo niên chế kết hợp với học phần? Theo học chế tín chỉ?

Có minh chứng cho thấy nhà trường có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ? Hoặc các học chế khác có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học?

Các kế hoạch này có được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu đào tạo của các khóa học không?

Nhà trường có hệ thống lưu trữ kết quả học tập của người học theo học chế tín chỉ hoặc các hình thức khác không?

Các giảng viên và sinh viên có hiểu được cách vận hành của hệ thống này không?

Có minh chứng cho thấy trường có xem xét đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp giảng dạy được áp dụng theo học chế mới không?

Nhà trường có xây dựng được một hệ thống các tín chỉ hoặc học chế khác có tính mềm dẻo, linh hoạt, rõ ràng, thích hợp và đáp ứng nhu cầu của người học không? Minh chứng?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên:

về các phương pháp giảng dạy mà nhà trường đang thực hiện, kế hoạch sắp đến của nhà trường;

về tính linh hoạt, thích hợp của học chế tín chỉ hoặc các học chế khác mà nhà trường đang có kế hoạch thực hiện.

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) hoặc chương trình đào tạo nào mà việc công nhận kết quả người học còn chưa linh hoạt và phù hợp với nhu cầu người học, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người học;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến việc công nhận kết quả người học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Có thể giới thiệu cho nhà trường các hình thức công nhận kết quả người học tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học,

phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học.



Từ khóa: hợp lý, đổi mới, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết của các khóa học;

Kế hoạch đảm bảo chất lượng có liên quan đến giảng viên, sinh viên (Đánh giá cái gì? Ai đánh giá? Như thế nào? Bao lâu một lần? Đến thời điểm nào?);

Các hoạt động quản lý chương trình trong các năm qua, năm hiện tại và các năm tới;

Các tài liệu/minh chứng có liên quan đến phương pháp giảng dạy/đánh giá;

Các tài liệu lưu hành nội bộ về phương pháp giảng dạy của giảng viên;

Các tài liệu/hồ sơ về hoạt động nghiên cứu của nhà trường/giảng viên;

Nội dung làm việc/biên bản các cuộc họp về thực hiện và đổi mới phương pháp giảng dạy;

Kinh phí dành cho các khóa học bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên và tỉ lệ giảng viên tham gia các khóa học này. Các đánh giá về mức độ hiệu quả của các khóa học;

Các tài liệu/hồ sơ đánh giá năng lực và việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Sinh viên của nhà trường được hướng dẫn học tập như thế nào: đọc chép, học dưới sự hướng dẫn hay được khuyến khích tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm?

Có bao nhiêu môn học sinh viên được hướng dẫn theo cách tự học, tự nghiên cứu?

Có bao nhiêu môn học sinh viên được hướng dẫn theo dự án/làm việc theo nhóm?

Sinh viên sử dụng thư viện để phục vụ cho việc tự học và tự nghiên cứu của mình như thế nào? Mức độ phục vụ của thư viện?

Việc theo dõi kết quả nghiên cứu của sinh viên được thực hiện ở cấp trường (Phòng quản lý đào tạo/Phòng quản lý nghiên cứu khoa học) hay cấp đơn vị đào tạo (khoa/bộ môn)?

Sinh viên có được đánh giá, phản hồi về chất lượng giảng dạy của giảng viên không? Như thế nào?

Giảng viên có nhận được đóng góp đánh giá của cán bộ quản lý/đồng nghiệp không? Như thế nào?

Nhà trường có chương trình cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy không? Chương trình này có được dựa vào các đánh giá chất lượng giảng dạy kể trên không?

Nhà trường có hội đồng tư vấn về đánh giá việc đổi mới và cải tiến chất lượng/phương pháp giảng dạy không? Hoạt động như thế nào?

Nhà trường có tìm hiểu về quy trình PDCA hoặc các quy trình tương tự không? Có kế hoạch để thực hiện các quy trình này không?

Nhà trường có xác định rõ ràng các lý do để đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy không? Các phương pháp giảng dạy mới nào sẽ được giới thiệu cho các giảng viên và giảng viên sẽ được bồi dưỡng như thế nào?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Nhà trường có quy trình đánh giá giảng dạy không?

Nhà trường có các kế hoạch đánh giá đội ngũ giảng viên không?

Nhà trường có các chính sách/chế độ khuyến khích giảng viên trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy không? Kể ra các chính sách đó, kể cả việc cung cấp cho giảng viên các điều kiện về kỹ thuật/công nghệ thông tin;

Việc đánh giá sinh viên mà giảng viên đang áp dụng có được xem là một phương pháp đánh giá hiệu quả kết quả hoc tập của sinh viên không?

Việc hướng dẫn sinh viên tự học/tự nghiên cứu/làm việc theo dự án/theo nhóm có được giảng viên xem là một trong các phương pháp giảng dạy hiệu quả không? Giảng viên có thực hiện các phương pháp này không?

Sinh viên có nghĩ rằng họ có cơ hội để phản hồi về chất lượng giảng dạy không?

Phỏng vấn chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên, các nhà giáo dục, nhân viên và sinh viên về các vấn đề trên, có thể thực hiện cùng với tiêu chí 4.1;

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) hoặc chương trình đào tạo nào mà việc đánh giá chất lượng giảng dạy còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa hiệu quả;

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) hoặc chương trình đào tạo nào mà việc hướng dẫn sinh viên tự học/tự nghiên cứu/làm việc theo dự án/theo nhóm còn chưa được lưu ý và thực hiện;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến việc đánh giá chất lượng giảng dạy và việc hướng dẫn sinh viên tự học/tự nghiên cứu/làm việc theo dự án/theo nhóm. Có thể giới thiệu cho nhà trường các hình thức công nhận kết quả người học tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.



Từ khóa: đa dạng, nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp, mặt bằng chất lượng, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết môn học;

Các kế hoạch đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo;

Các nguồn khác: các tài liệu về đánh giá được lưu hành nội bộ.



Phỏng vấn:

Các chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên, các nhà giáo dục, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên;

Xem xét các bài làm/bài luận về nhà/bài khóa luận trong các năm trước;

Xem xét các minh chứng về hệ thống kiểm tra có thể đánh giá được các khả năng thực hành của sinh viên và và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Hệ thống đánh giá sinh viên có:

khách quan?

chính xác?

Không thiên vị?

minh chứng nào cho thấy sự không công bằng trong quá trình đánh giá?

phù hợp với mục tiêu khóa học (ví dụ kiểm tra các kỹ năng nếu như các kỹ năng cần được xây dựng trong khóa học)?

Nhà trường có các chính sách hay nguyên tắc chung về kiểm tra đánh giá sinh viên không?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Cho biết các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường?

Các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường có đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo? các hình thức học tập? mục tiêu môn học? và đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo?

Các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường có đánh giá được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề không?

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) hoặc chương trình đào tạo nào mà các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá còn chưa công bằng, chính xác hoặc chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá. Có thể giới thiệu cho nhà trường các phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

Từ khóa: kịp thời, đầy đủ, chính xác, an toàn, đúng quy định, công bố.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các hồ sơ quản lý kết quả học tập của sinh viên ở các đơn vị đào tạo trong vòng một/hai năm gần đây:

Có được lưu giữ trên máy tính một cách an toàn, rõ ràng và có thể tiếp cận được đối với các thành phần có trách nhiệm và có quyền tiếp cận;

Hệ thống ICT của nhà trường là chính xác và đáng tin cậy;

Hệ thống lưu trữ của nhà trường có đủ các khả năng lưu trữ tất cả các thông tin không?

Các hồ sơ ký nhận và lưu trữ văn bằng, chứng chỉ;

Trang Web của nhà trường;

Các tài liệu lưu hành nội bộ có liên quan đến kết quả học tập của sinh viên.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có các chính sách về kiểm tra đánh giá không?

Các hồ sơ về kết quả học tập của sinh viên được cất giữ ở đâu (sổ sách, các file máy tính) và có an toàn không (địa điểm lưu trữ, các quy định về việc vào điểm, mật mã, an toàn cháy nổ, an toàn về dữ liệu (back-ups)?

Nhà trường có các biện pháp phòng chống các tiêu cực trong việc sửa điểm, cấp bằng và lưu trữ hồ sơ điểm không? (con dấu của nhà trường, chữ ký, các biện pháp về lưu giữ phôi bằng, in ấn…);

Kết quả học tập của sinh viên được công bố như thế nào?

Việc thực hiện có tuân thủ theo các quy định không? (hệ thống thông tin của nhà trường, ICT và sổ sách); hệ thống ghi chép và vào điểm (ICT và sổ sách);

Có nhiều sai sót xảy ra không? Mức độ nghiêm trọng? Nhà trường giải quyết như thế nào?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét hệ thống quản lý kết quả học tập của nhà trường. Xem xét mức độ kịp thời trong việc thông báo điểm cho sinh viên, về mức độ đầy đủ, an toàn của các hồ sơ, về việc cấp bằng/chứng chỉ;

Kết quả học tập có được công bố cho sinh viên qua mạng không?

Xác định quy trình quản lý kết quả học tập của người học và cấp bằng/chứng chỉ nhằm tránh các sai sót có thể xảy ra. Lưu ý việc tránh các sai sót được tiến hành như thế nào;

Phỏng vấn các chủ nhiệm khoa/bộ môn, các nhà quản lý, giảng viên, nhên viên, sinh viên và sinh viên tốt nghiệp. Đặc biệt lưu ý các ý kiến của các giảng viên và sinh viên;

Xem xét các trường hợp kiện cáo hay phản ánh về việc sai sót, mức độ an toàn của việc lưu trữ hồ sơ;

Xác định các trường hợp sai sót về an toàn dữ liệu hoặc trong việc cấp bằng;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến hệ thống vào điểm, lưu trữ và cấp bằng. Có thể giới thiệu cho nhà trường các hệ thống tốt ở các trường khác, có thể học tập được;

Ngoài ra, sử dụng các câu hỏi dành cho tự đánh giá ở trên.

6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.



Từ khóa: cơ sở dữ liệu, việc làm, thu nhập

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường (hồ sơ, hệ thống ICT);

Các kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp ở cấp độ nhà trường;

Các kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp ở cấp độ quốc gia (Dự án Giáo dục Đại học I);

Các đề tài nghiên cứu về việc làm của sinh viên tốt nghiệp, trong đó có sinh viên của nhà trường của nhà trường hoặc ở các trường khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có minh chứng cho thấy có lưu giữ cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường không?

Nhà trường có tiến hành khảo sát tình hình sinh viên tốt nghiệp không? Nếu có, định kỳ là bao lâu/lần?

Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm của nhà trường là bao nhiêu?

Có bao nhiêu sinh viên tìm được việc làm sau 3 tháng, 6 tháng và một năm sau khi tốt nghiệp?

Thu nhập của sinh viên tốt nghiệp?

Có bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp cảm thấy hài lòng với công việc của mình?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Tìm các tài liệu/minh chứng kể ở trên;

Xem xét các cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường;

Tìm hiểu nhà trường có tiến hành khảo sát tình hình sinh viên tốt nghiệp không. Nếu có, định kỳ là bao lâu/lần;

Tìm hiểu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm của nhà trường;

Phỏng vấn các đối tượng có liên quan như cán bộ quản lý đào tạo/khoa/bộ môn về số lượng sinh viên tìm được việc làm sau 3 tháng, 6 tháng và một năm sau khi tốt nghiệp;

Tìm hiểu nhà trường có khảo sát về thu nhập của sinh viên tốt nghiệp. Các khảo sát này là chính thức hay không chính thức? Có đáng tin cậy không?

Nhà trường có tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp với việc làm của mình;

7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Từ khóa: đánh giá, điều chỉnh, phù hợp.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Mục tiêu đào tạo của nhà trường;

Các chương trình đào tạo trong đó có mục tiêu đào tạo chung và cụ thể của từng ngành đào tạo;

Kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường;

Kế hoạch hàng năm của nhà trường, trong đó có kế hoạch đào tạo;

Kế hoạch theo dõi sinh viên tốt nghiệp;

Các khảo sát sinh viên tốt nghiệp;

Các đánh giá phản hồi của sinh viên về chất lượng đào tạo;

Các điều tra xã hội về chất lượng đào tạo, trong đó có điều tra lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng;

Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo dựa vào các phản hồi, trong đó có phản hồi của sinh viên tốt nghiệp.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có xác định các mục tiêu đào tạo không? Việc đánh giá chất lượng đào tạo có được xây dựng dựa trên các mục tiêu này không?

Việc miêu tả và phân tích các chương trình đào tạo trong đó có mục tiêu đào tạo chung và cụ thể của từng ngành đào tạo của nhà trường như thế nào?

Kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường được xây dựng như thế nào? Trong bao lâu?

Việc thực hiện kế hoạch đào tạo được tiến hành như thế nào?

Nhà trường có kế hoạch theo dõi sinh viên tốt nghiệp không? Như thế nào?

Nhà trường có thực hiện các khảo sát sinh viên tốt nghiệp không? Như thế nào? Nếu có, xin cho biết các đánh giá phản hồi của sinh viên về chất lượng đào tạo của nhà trường?

Nhà trường có thực hiện các các điều tra xã hội về chất lượng đào tạo, trong đó có điều tra lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng không? Như thế nào?

Nhà trường có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo dựa vào các phản hồi, trong đó có phản hồi của sinh viên tốt nghiệp không? Xin cung cấp minh chứng.

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Tương tự như các câu hỏi của tự đánh giá;

Phỏng vấn cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên và sinh viên tốt nghiệp theo các câu hỏi trên.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

1. Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch.



Từ khóa: tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển, đáp ứng, phù hợp, rõ ràng, minh bạch.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Quy định của nhà trường hoặc sách hướng dẫn về quản lý;

Quy định của nhà trường hoặc sách hướng dẫn về tuyển dụng và quản lý nhân sự;

Website của nhà trường;

Tự đánh giá của từng cán bộ, giảng viên, nhân viên;

Ðánh giá từng cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường;

Các tài liệu có liên quan đến quản lý nhân sự ở cấp độ nhà trường/khoa/bộ môn như kế hoạch phát triển đội ngũ ở các năm trước, năm hiện tại và sắp đến;

Danh sách các khóa học, hội thảo mà cán bộ nhà trường giảng dạy hoặc tham gia ở các năm trước, nãm hiện tại và sắp đến.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có các minh chứng về kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ không?

Nếu có, kế hoạch đó có cho thấy rõ các quy trình đào tạo, phát triển năng lực và chuyên môn không?

Có minh chứng cho thấy kế hoạch này đang được thực hiện và cho thấy các nhân sự đang được đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch này không?

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường có định kỳ đánh giá, xem xét lại kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ của mình không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét các tài liệu/minh chứng kể ở trên và kế hoạch phát triển nhân sự của nhà trường;

Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dài hạn không? Cụ thể:


    • Bằng cấp và năng lực cán bộ có được quy định rõ ràng và cụ thể không?

    • Những người được lựa chọn có đáp ứng được các yêu cầu về bằng cấp và năng lực quản lý, chuyên môn không?

    • Trong bản hợp đồng với từng chức danh có quy định cụ thể các trách nhiệm công việc không?

Phỏng vấn giảng viên và nhân viên để xác định tính xác thực của các minh chứng tìm được;

Nếu như chưa có đủ các minh chứng bằng tài liệu, cần có kế hoạch phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên để xác định mức độ đạt được của nhà trường về tiêu chí này.

2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học.

Từ khóa: quyền dân chủ

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Tài liệu về cơ cấu tổ chức của nhà trường: Hội đồng trường, hội đồng khoa học…

Các quy định về quyền dân chủ trong trường đại học;

Các biên bản hội nghị công nhân viên chức hàng năm;

Các biên bản cuộc họp đánh giá cán bộ viên chức, giảng viên;

Các biên bản họp Ðảng ủy;

Các đơn từ tố cáo, khiếu nại;

Báo cáo của thanh tra nhân dân giải quyết các đơn từ tố cáo, khiếu nại.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có các quy định về quyền dân chủ trong trường đại học?

Có minh chứng cho thấy các tổ chức của nhà trường hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ? Hoạt động có hiệu quả?

Nhà trường có hội đồng trường? Có các hội đồng tư vấn khoa học? Thanh tra nhân dân?

Nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức này được thực hiện đúng quy định?

Bao lâu thì các tổ chức này họp một lần? Có các biên bản của các cuộc họp này?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp trường, chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên, nhân viên và sinh viênvới các câu hỏi sau:

Các thành viên của hội đồng trường và các hội đồng khác trong trường được bầu lên hay được chỉ định?

Các hội đồng này có giải quyết các vấn đề (trong đó có các khiếu nại tố cáo của cán bộ, giảng viên và sinh viên) có liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của mình? Mức độ giải quyết có thỏa đáng? Thời gian giải quyết có kịp thời?

Những người được phỏng vấn có tin rằng các cơ chế hiện nay trong nhà trường có quan tâm đến quyền dân chủ của họ không?

3. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.



Từ khóa: tạo điều kiện, chuyên môn, nghiệp vụ, trong và ngoài nước.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các chính sách của nhà trường về phát triển năng lực chuyên môn của đội ngũ;

Các hợp đồng lao động với từng cá nhân;

Các tài liệu lưu hành nội bộ có liên quan đến các công trình nghiên cứu và các khoa học do giảng viên giảng dạy;

Các quy định của nhà trường/khoa/bộ môn về kinh phí cũng như các chính sách, quy định tạo điều kiện cho giảng viên tìm kiếm các tài trợ cho việc phát triển năng lực chuyên môn của mình;

Danh sách cán bộ và giảng viên tham gia các hội thảo/tập huấn khoa học trong và ngoài nước.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn trong và ngoài nước không?

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường có các hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động chuyên môn của đội ngũ không (ví dụ: biên bản các cuộc họp, tham gia các hội thảo…).

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn trong và ngoài nước không?

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường có các hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động chuyên môn của đội ngũ không (ví dụ: biên bản các cuộc họp, tham gia các hội thảo…).

Xem xét khối lượng công việc của cán bộ quản lý và giảng viên: có nhiều các cõ hội để phát triển năng lực chuyên môn/kỹ năng nghề nghiệp không?

Phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp trường, chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên và nhân viên với các câu hỏi sau:

Nhà trường có chương trình phát triển chuyên môn cho cán bộ quản lý và giảng viên không? Hiệu quả của các chương trình này?

Cán bộ quản lý và giảng viên có cơ hội tham gia các hội thảo trong và ngoài nước không?

Việc các cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hội thảo trong và ngoài nước có tác dụng như thế nào đến chuyên môn của mình?

Có minh chứng nào cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên có bài trình bày khi đến tham gia các hội thảo trong và ngoài nước không?

Cán bộ quản lý và giảng viên có cơ hội lựa chọn các hội thảo trong và ngoài nước nào để tham gia không?

Năng lực ngoại ngữ của cán bộ quản lý và giảng viên để có thể tham gia các hội thảo ngoài nước?

Các công trình nghiên cứu/lý lịch khoa học của các giảng viên có thay đổi sau khi tham gia các hoạt động chuyên môn không?

Giảng viên có thời gian để nghiên cứu không?

Nhà trường có theo dõi và lưu trữ hồ sơ về nghiên cứu khoa học của các giảng viên không? Nhà trường có xây dựng được văn hóa giảng dạy dựa vào nghiên cứu khoa học cho các giảng viên trong trường không?

Nhà trường có chính sách/chế độ cho phép giảng viên nghỉ phép để có thời gian dành cho nghiên cứu không?

4. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.



Từ khóa: phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, hoàn thành.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các tài liệu về nhân sự, bao gồm:

Lý lịch khoa học của cán bộ quản lý, trong đó có các thông tin về kinh nghiệm quản lý;

Các đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý;

Tự đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý;

Các phản hồi của giảng viên và nhân viên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý;

Các phản ảnh, đơn từ tố cáo, khiếu nại.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có minh chứng về các quy trình thường xuyên (chính thức hoặc không chính thức) về việc thu thập thông tin có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý không?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Phỏng vấn chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên và nhân viên với các câu hỏi sau:

Cán bộ quản lý của nhà trường có đại diện được cho nhà trường về mặt đối ngoại không? Nói cách khác, cán bộ quản lý của nhà trường có thực hiện tốt vai trò của mình với tư cách là đại diện cho nhà trường về mặt đối ngoại không?

Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý được thực hiện như thế nào? Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý trong nhà trường có được tiến hành thường xuyên không? Nhà trường có các quy định về việc giải quyết các khiếu nại/phản đối việc bổ nhiệm không?

Cán bộ quản lý của nhà trường có thực hiện đúng các quy trình và chính sách của nhà trường trong việc điều hành công việc của mình không? Nhà trường có các tổ chức sau để giám sát việc thực hiện công tác của cán bộ quản lý không: Hội đồng trường, các Hội đồng Khoa học, Ðào tạo…

Cán bộ quản lý của nhà trường có thường xuyên tìm hiểu và giải quyết/đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của các đơn vị chuyên môn (nghiên cứu, giảng dạy) trong nhà trường không?

Cán bộ quản lý của nhà trường có đảm bảo quyền dân chủ và quyền tự chủ về chuyên môn trong nghiên cứu và giảng dạy không?

5. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên.



Từ khóa: đủ số lượng, mục tiêu, tỉ lệ.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường;

Danh sách toàn bộ giảng viên của nhà trường;

Tỉ lệ giảng viên/sinh viên của từng ngành đào tạo;

Các tài liệu lưu hành nội bộ của các khoa/bộ môn về tỉ lệ giảng viên/sinh viên;

Sổ tay sinh viên;

Trang Web của nhà trường;

Số lượng chương trình đào tạo/số lượng giảng viên (có theo đúng quy định của nhà trường không? Nếu không, cho biết lý do?

Các tài liệu quản lý nhân sự, trong đó gồm:

Tỉ lệ vắng mặt/bệnh/bỏ việc (số lượng, mức độ thường xuyên, thời gian và chế độ…);

Các chính sách bồi dưỡng đội ngũ;

Số lượng giảng viên/từng môn học.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có minh chứng nào cho thấy quy trình/chính sách/quy định giám sát cơ cấu và mức độ thực hiện của đội ngũ giảng viên không?

Tỉ lệ giảng viên/sinh viên?

Tỉ lệ nghiên cứu/giảng dạy của giảng viên?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Nghiên cứu và xem xét toàn bộ các tài liệu/minh chứng đã đề cập trên;

Xem xét tỉ lệ giảng viên/sinh viên, nghiên cứu/giảng dạy của giảng viên;

Phỏng vấn chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên, nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên với các câu hỏi sau:

Số lượng trung bình của sinh viên trong một lớp học? Số lượng này có làm cho việc giảng dạy và học tập trở nên kém hiệu quả không?

Số lượng giảng viên/từng chương trình đào tạo có đủ không? Có tuân thủ các quy định của nhà trường không? Có đúng như nhà trường đã công bố với sinh viên không?

Nhà trường có các chức danh dành cho giảng viên không (trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính…)? Có các quy định và chính sách dành cho từng chức danh không?

Có ngành đào tạo nào gặp khó khãn trong việc phân công nhiệm vụ cho giảng viên không? Nếu có, làm thế nào để khắc phục khó khăn này?

6. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Từ khóa: trình độ chuẩn, cơ cấu, ngoại ngữ, tin học.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Toàn bộ lý lịch khoa học của đội ngũ giảng viên;

Bằng cấp chuyên môn, tin học và ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên;

Danh sách đội ngũ giảng viên của từng đơn vị đào tạo;

Các công trình nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong vòng từ 3 đến 5 năm gần đây;

Các công bố khoa học (sách, bài báo, tham luận khoa học… của đội ngũ giảng viên trong vòng từ 3 đến 5 năm gầndddây;

Các minh chứng cho thấy giảng viên có tham dự các hội thảo khoa học trong và ngoài nước và tham gia trình bày các kết quả nghiên cứu của mình.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Có minh chứng nào cho thấy giảng viên làm việc ở nước ngoài không?

Có minh chứng nào cho thấy giảng viên có các bằng cấp ngoại ngữ không (ví dụ: TOEFL hoặc IELTS đối với tiếng Anh)?

Có minh chứng nào cho thấy giảng viên có các bằng cấp tin học không (ví dụ: trình độ A, B, C tin học)?

Có thông tin về các sinh viên nước ngoài theo học trong trường/giảng viên không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét toàn bộ các minh chứng được đề cập trên;

Phỏng vấn sinh viên, có thể tập trung vào các vấn đề sau:

Ðánh giá của sinh viên về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên;

Trình độ ngoại ngữ của giảng viên trong nhà trường và dựa trên cơ sở nào để sinh viên kết luận như vậy?

Trình độ tin học của giảng viên trong nhà trường và dựa trên cơ sở nào để sinh viên kết luận như vậy?

Vấn đề cập nhật kiến thức chuyên môn của giảng viên.

Phỏng vấn thêm chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên, nhân viên và cựu sinh viên với các câu hỏi tương tự trên;

Có thể sử dụng các minh chứng và câu hỏi ở tiêu chí 5.3.

7. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá theo quy định.



Từ khóa: cân bằng, chuyên môn, trẻ hóa.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các chính sách về quản lý nhân sự của nhà trường, kinh phí;

Kế hoạch về kinh phí: kinh phí dành cho phát triển đội ngũ giảng viên;

Các kế hoạch và chương trình tuyển dụng giảng viên;

Hồ sơ và lý lịch của toàn bộ đội ngũ giảng viên của nhà trường, trong đó có toàn bộ các thông tin về kinh nghiệm công tác và độ tuổi;

Các hồ sơ nhân sự và các chính sách đào tạo cũng như bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường;

Các báo cáo tự đánh giá của đội ngũ và các phụ lục đính kèm (nhận xét của cán bộ quản lý/hướng dẫn, các bằng khen/giấy khen, các hình thức kỷ luật…).

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Có minh chứng cho thấy nhà trường có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giảng viên không?

Có minh chứng cho thấy nhà trường có các chính sách tuyển dụng hoặc giữ lại các giảng viên trẻ có năng lực và đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ không?

Số lượng giảng viên trẻ của nhà trường trên toàn bộ số lượng giảng viên là bao nhiêu? Số lượng giảng viên trẻ trong từng đơn vị của nhà trường?

Giảng viên trẻ của nhà trường có đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy không?

Nhà trường có các chính sách về việc hướng dẫn/giúp đỡ các giảng viên trẻ không? Có kinh phí dành cho việc bồi dưỡng cán bộ trẻ không?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét toàn bộ số lượng đội ngũ giảng viên trong báo cáo tự đánh giá;

Phỏng vấn các giảng viên trẻ và hỏi thêm về khả năng phát triển của họ (học tiếp tục để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ…);

Tìm hiểu các thông tin về các quy định đội ngũ của nhà trường. Có thể hỏi các câu hỏi sau:

Như thế nào gọi là giảng viên trẻ (độ tuổi…)?

Nhà trường có chương trình nào dành riêng cho giảng viên trẻ không?

Nhà trường có chính sách, quy định nào để đảm bảo rằng giảng viên trẻ được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn theo yêu cầu của nhà trường?

Đội ngũ giảng viên trẻ có bằng cấp và năng lực theo yêu cầu của nhà trường không? Nếu không, nhà trường có chính sách và kinh phí để hỗ trợ họ học tiếp để lấy bằng cấp theo quy định và theo yêu cầu của nhà trường không?

8. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Từ khóa: số lượng, năng lực, bồi dưỡng, hiệu quả.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các chính sách về quản lý nhân sự của nhà trường, kinh phí;

Kế hoạch về kinh phí: kinh phí dành cho phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ kỹ thuật viên;

Hồ sơ và lý lịch của toàn bộ đội ngũ nhân viên kỹ thuật của nhà trường;

Các hồ sõ nhân sự và các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên kỹ thuật của nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Nhà trường có các chính sách về quản lý nhân sự?

Nhà trường có kinh phí dành cho phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ kỹ thuật viên?

Việc thực hiện các chính sách về tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ thuật viên ở cấp trường/khoa/bộ môn được tiến hành như thế nào? Ðội ngũ kỹ thuật viên có được định kỳ bồi dưỡng không?

Nhà trường có chính sách hay quy định về tỉ lệ đội ngũ kỹ thuật viên/giảng viên không (đặc biệt với chương trình đào tạo sử dụng nhiều trang thiết bị, máy móc)?

Nhà trường có khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về đội ngũ kỹ thuật viên không? Nếu có, kết quả như thế nào?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Tìm kiếm toàn bộ các tài liệu/minh chứng đã được nêu ra trong phần dành cho tự đánh giá;

Xem xét các trường hợp vắng mặt và nghỉ việc của đội ngũ kỹ thuật viên (mức độ thường xuyên, việc thuyên chuyển…);

Phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên về trình độ của đội ngũ kỹ thuật viên, về mức độ phục vụ (có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học không). Có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Số lượng kỹ thuật viên của trường/khoa/bộ môn là bao nhiêu? Số lượng kỹ thuật viên như thế là có đủ không?

Đội ngũ kỹ thuật viên của trường/khoa/bộ môn có đủ năng lực chuyên môn không?

Đội ngũ kỹ thuật viên của trường/khoa/bộ môn có được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ không? Nhà trường tổ chức các khóa bồi dưỡng này hay gửi bên ngoài?

Đội ngũ kỹ thuật viên của trường/khoa/bộ môn có luôn sẵn sàng khi cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên khác và sinh viên cần hỗ trợ không? Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ kỹ thuật viên? Họ có phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường không?




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương