CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dục số: 560 /ktkđclgd



tải về 0.55 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.55 Mb.
#23083
  1   2   3   4   5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC




Số: 560 /KTKĐCLGD

V/v Ban hành hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2008

Kính gửi: Các đại học, học viện, trường đại học


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2007.

Để giúp các đại học, học viện, các trường đại học triển khai thuận lợi công việc trên, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với Dự án Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan đã xây dựng tài liệu “Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học”.

Đề nghị các đại học, học viện, các trường đại học sử dụng tài liệu này để triển khai tự đánh giá các hoạt động của nhà trường.

Trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc những chi tiết chưa rõ, đề nghị liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục theo địa chỉ: 30A, Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04-8683361. Fax: 04-8683892. Email: cuckt&kd@moet.edu.vn

Trân trọng./.


Nơi nhận:

  • Như trên

  • TTTT Bành Tiến Long (để báo cáo);

  • Lưu Cục KTKĐCLGD.

CỤC TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn An Ninh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




HƯỚNG DẪN

SỬ DỤNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

(Kèm theo công văn số 560/KTKĐCLGD ngày 06/6/2008 của


Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
)
Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học

1. Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.



Từ khóa: Phù hợp, chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, định hướng phát triển và gắn kết.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Quy chế của nhà trường;

  • Website trường;

  • Kế hoạch chiến lược và các chính sách ngắn hạn của nhà trường;

  • Kế hoạch chiến lược và các chính sách dài hạn của nhà trường;

  • Kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia;

  • Kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

  • Các tài liệu khác: biên bản các cuộc họp của Đảng Bộ, tập san giới thiệu về nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Báo cáo tự đánh giá có ghi rõ và miêu tả phát biểu sứ mạng của nhà trường không?

  • Nếu có, có văn bản nào của nhà trường ghi rõ sứ mạng đó không?

  • Báo cáo tự đánh giá có cho thấy sứ mạng của nhà trường là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường không?

  • Sứ mạng có rõ ràng không? Có phù hợp với nguồn lực của nhà trường không? Có phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường không?

  • Báo cáo tự đánh giá có cho thấy sứ mạng có phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước không?

  • Báo cáo tự đánh giá có miêu tả chủ trương phổ biến sứ mạng của nhà trường cho tất cả các giảng viên, nhân viên và sinh viên không?

  • Sứ mạng có được phổ biến rộng rãi cho các đối tượng có liên quan ngoài trường không?

  • Sứ mạng có được sự hiểu biết và chấp nhận rộng rãi trong trường và của các đối tượng có liên quan ngoài trường không?

  • Báo cáo tự đánh giá có cho thấy được quy trình lấy ý kiến phản hồi thường xuyên của các đối tượng có liên quan về sứ mạng của nhà trường không?

  • Các tài liệu khác: các biên bản, tài liệu khác và kết quả khảo sát.

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Đánh giá phát biểu sứ mạng của nhà trường theo các yêu cầu của tiêu chí;

  • Đánh giá sứ mạng về sự phù hợp với nguồn lực của nhà trường và với định hướng phát triển của nhà trường;

  • Đánh giá sứ mạng về sự phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước;

  • Phỏng vấn lãnh đạo, quản lý, giảng viên và sinh viên nhà trường.

2. Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

Từ khóa: phù hợp với mục tiêu đào tạo, định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và triển khai.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Kế hoạch chiến lược của nhà trường;

  • Kế hoạch và nhiệm vụ hàng năm của nhà trường;

  • Kế hoạch chiến lược của khoa/trường thành viên;

  • Các tuyên bố về chương trình học/chương trình đào tạo.

Nhà trường phải có các minh chứng này.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Báo cáo tự đánh giá có cho thấy sự phù hợp giữa mục tiêu của trường và mục tiêu đào tạo không?

  • Báo cáo tự đánh giá có cho thấy sự phù hợp giữa mục tiêu của trường và sứ mạng của nhà trường?

  • Mục tiêu của nhà trường có được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh không?

  • Mục tiêu có được phổ biến và được triển khai thực hiện không?

  • Mục tiêu có được cán bộ trường hiểu biết và chấp nhận rộng rãi và các đối tượng có liên quan ngoài trường có biết đến hay không?

  • Báo cáo tự đánh giá có cung cấp đầy đủ các minh chứng không? Có tổng hợp các minh chứng thành phụ lục không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Xem xét tính phù hợp của mục tiêu với sứ mạng của nhà trường theo văn bản nhà trường cung cấp;

  • Xem xét tính phù hợp của mục tiêu với sự phát triển của xã hội theo văn bản nhà trường cung cấp;

  • Phỏng vấn các lãnh đạo, quản lý và giảng viên.

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.



Từ khóa: Cơ cấu tổ chức, đúng quy định, cụ thể hóa, quy chế.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Cơ cấu tổ chức, quy chế và quy định của nhà trường;

  • Cơ cấu và danh sách nhân sự của nhà trường;

  • Kế hoạch quản lý và chiến lược của nhà trường;

  • Kế hoạch hàng năm, bản miêu tả các chức vụ và trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Miêu tả cơ cấu tổ chức của nhà trường?

  • Cơ cấu tổ chức của nhà trường có gì khác so với các trường đại học khác?

  • Có bằng chứng nào cho thấy rằng tất cả những đối tượng có liên quan hiểu được cơ cấu tổ chức và quy trình ra quyết định của nhà trường? Chứng minh rằng cơ cấu này đang hoạt động có hiệu quả.

  • Có minh chứng nào cho thấy rằng nhà trường có xem xét đánh giá cơ cấu tổ chức của mình? Nếu có, bao lâu thì xem xét lại (định kỳ)?

  • Có minh chứng nào cho thấy sự xem xét đó dẫn đến việc ra quyết định và có được các thay đổi hiệu quả hơn?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Tìm hiểu các minh chứng là các văn bản về quy chế và quy định cơ cấu tổ chức của nhà trường. Xem xét tính rõ ràng và chặt chẽ của các quy định;

  • Tìm hiểu các minh chứng cho thấy mọi người trong nhà trường đều hiểu và tuân thủ các quy định;

  • Tìm hiểu các minh chứng cho thấy nhà trường có tìm hiểu nhu cầu và xu hướng phát triển xã hội về tổ chức và đưa vào chiến lược phát triển nhân sự, kế hoạch hành động của mình;

  • Xem các biên bản của các cuộc họp về cơ cấu tổ chức, thành phần tham gia và kết quả của các cuộc họp đó;

  • Đoàn đánh giá ngoài cần xem xét các tài liệu về tài chính của nhà trường: có đủ kinh phí cho việc thực hiện các thay đổi về cơ cấu tổ chức không?

  • Tìm các minh chứng, sau đó phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nhân viên;

  • Đặt các câu hỏi về quy trình có liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quy định: có hợp lý và hiệu quả, có rõ ràng và minh bạch, có được sự đồng thuận và ủng hộ của các đối tượng có liên quan.

2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.

Từ khóa: hệ thống văn bản, hiệu quả.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các quy định của nhà trường hoặc các sách hướng dẫn, quy chế tổ chức;

  • Sách hướng dẫn và các quy định về chất lượng;

  • Các quy định về quản lý chất lượng;

  • Hệ thống tài liệu của nhà trường về đào tạo, nhân sự, nghiên cứu, tài chính, hướng dẫn sinh viên, thanh tra và các lĩnh vực khác;

  • Website của nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Có minh chứng nào cho thấy việc phổ biến các tài liệu và văn bản về tổ chức của nhà trường không?

  • Mức độ hiệu quả của việc thực hiện các hoạt động?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Xem xét các minh chứng cho thấy nhà trường có hệ thống văn bản về tổ chức và quản lý;

  • Xem xét tính hiệu quả của hệ thống quản lý, đặc biệt là việc phổ biến các văn bản và thực hiện;

  • Các tài liệu:

    • Website, nội san, tài liệu nội bộ, tài chính;

    • Tìm minh chứng về việc thực hiện;

    • Phỏng vấn các đối tượng có liên quan;

    • Phỏng vấn các nhà quản lý: có sự khác biệt nào giữa các tài liệu và thực tế không?

3. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng.

Từ khóa: Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và rõ ràng.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các quy chế và quy định của nhà trường;

  • Hợp đồng lao động cá nhân;

  • Các tài liệu có liên quan đến tổ chức và các thay đổi về tổ chức nhà trường;

  • Các kế hoạch chiến lược, biên bản họp của hội đồng trường và các hội đồng khác với các trưởng khoa/giáo viên;

  • Các kế hoạch từng năm, năm vừa qua, năm nay và năm sắp đến;

  • Sự phân chia nhiệm vụ/ủy quyền giữa các thành viên trong hội đồng trường và giữa các giảng viên với nhau;

  • Các tài liệu có liên quan đến trách nhiệm của các khoa/giảng viên trong việc thực hiện các chính sách của nhà trường;

  • Các quy định hoặc sách hướng dẫn về quản lý;

  • Các quy định của nhà trường về quản lý nhân sự (HRM);

  • Website của nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Có minh chứng về các chính sách của nhà trường về việc phân chia trách nhiệm/ủy quyền không? Các chính sách này có được xem là chính thức? Có thường xuyên được cập nhật không?

  • Các chính sách này được áp dụng ðối với tất cả các khoa? Hay có sự khác biệt nào lớn?

  • Có minh chứng nào cho thấy việc thực hiện quản lý nhân sự như các đánh giá thành tích, tự đánh giá của giảng viên và nhân viên?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Xem sổ tay các danh mục điện thoại của nhà trường;

  • Xem các đánh giá thành tích;

  • Yêu cầu nhà trường cho xem các hồ sơ về các đơn từ tố cáo hoặc than phiền về các nhân sự của nhà trường và các kiện cáo của sinh viên có liên quan đến các nhân sự;

  • Trong các buổi phỏng vấn với giảng viên, nhân viên và sinh viên, hỏi về tổ chức trong nhà trường: tất cả mọi người có hiểu được là người nào làm cái gì, tại sao và như thế nào không. Khi nào/ở đâu có các kiện cáo/than phiền này?

4. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường đại học hoạt động hiệu quả và hằng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật.

Từ khóa: hiệu quả, đánh giá tốt, đúng quy định.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các tài liệu nội bộ của nhà trường;

  • Các tài liệu nội bộ của Đảng và các đoàn thể khác trong nhà trường;

  • Các báo cáo của công đoàn và Đảng bộ nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Xin cho biết vai trò của Đảng và các đoàn thể khác trong nhà trường và các minh chứng nào cho thấy vai trò đó?

  • Đảng và các đoàn thể khác trong nhà trường có khuyến khích sự tham gia của quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên trong nhà trường không? Xin cung cấp các minh chứng cho thấy sự khuyến khích, nếu có (biên bản các cuộc họp, các đánh giá…).

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Tìm hiểu các hoạt động của Đảng và các đoàn thể khác trong nhà trường;

  • Trong các cuộc phỏng vấn với giảng viên và sinh viên, tìm hiểu tính xác thực của các minh chứng được cung cấp;

  • Xem xét tính hiệu quả của các hoạt động đoàn thể thông qua việc tìm hiểu về sự tham gia của các đối tượng có liên quan trong nhà trường theo đúng các quy định và quy trình và việc giám sát, thực hiện;

5. Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường.

Từ khóa: tổ chức, đảm bảo, chuyên trách, có năng lực, triển khai, duy trì, nâng cao.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các quy định của nhà trường hoặc các sách hướng dẫn về đảm bảo chất lượng;

  • Các quy định của nhà trường hoặc các sách hướng dẫn về quản lý;

  • Ðánh giá các hoạt động của nhà trường;

  • Các kế hoạch từng năm, năm vừa qua, năm nay và năm sắp đến.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Trường có bộ phận đảm bảo chất lượng hoặc đánh giá chất lượng không?

  • Nếu có, có minh chứng nào cho thấy các quy định dành cho bộ phận này cũng như các kế hoạch đánh giá các hoạt động cụ thể của đơn vị này không?

  • Có minh chứng nào cho thấy các mục tiêu quan trọng của đơn vị này được thiết kế dựa vào các mục đích và mục tiêu của nhà trường không? (xem lại Tiêu chuẩn 1). Các mục tiêu của đơn vị có:

    • Được giám sát và thực hiện thường xuyên;

    • Có các phương pháp đánh giá phù hợp;

    • Có các phân tích đánh giá đúng tiến độ và thường xuyên được cập nhật;

    • Có các kế hoạch điều chỉnh các mục tiêu và phương pháp để đạt được kế hoạch đề ra.

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Tìm kiếm các minh chứng và các tài liệu để quyết định rằng nhà trường có đầy đủ các bằng chứng về các đánh giá việc thực hiện mục tiêu quan trọng và các phân tích của các đánh giá đó không? Nếu có nhiều tài liệu hay ý kiến khác nhau về việc đánh giá, hãy xem xét các hoạt động của nhà trường có liên quan đến vấn đề này. Các tài liệu có thể là:

    • Các quy định của nhà trường hoặc các sách hướng dẫn về đảm bảo chất lượng;

    • Các quy định của nhà trường hoặc các sách hướng dẫn về quản lý;

    • Ðánh giá các hoạt động của nhà trường;

    • Các kế hoạch từng năm gần đây nhất.

  • Tìm kiếm các minh chứng cho thấy rằng các thông tin về việc đánh giá được phổ biến rộng rãi bằng cách:

    • Phỏng vấn các giảng viên, sinh viên;

    • Tham khảo website của nhà trường;

6. Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường.

Từ khóa: chiến lược, kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Kế hoạch chiến lược của nhà trường;

  • Các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của nhà trường;

  • Kế hoạch quản lý chiến lược của nhà trường;

  • Các chính sách và biện pháp giám sát và đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của nhà trường;

  • Các báo cáo chính thức của nhà trường về việc thực hiện các kế hoạch chiến lược.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Nhà trường có kế hoạch chiến lược không? Nếu có, trong kế hoạch chiến lược có đưa các mục sau đây vào không: tầm nhìn, các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn? Các kế hoạch nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn?

  • Các mốc thời gian dành cho việc thực hiện có hợp lý không? Có vạch rõ các mốc thời gian quan trọng không?

  • Có minh chứng cho thấy việc giám sát được diễn ra liên tục và có các khoảng thời gian thực hiện hợp lý không?

  • Có minh chứng cho thấy trong kế hoạch phát triển của nhà trường có chỉ ra các thành tích quan trọng mà nhà trường cần đạt được không?

  • Có minh chứng nào cho thấy nhà trường có mối liên hệ với các đối tượng hưởng lợi ngoài trường không? Hoặc với Hội đồng tư vấn? Có các minh chứng là các biên bản hoặc ghi chép trong các cuộc họp không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Tìm các thông tin và các tài liệu được đề cập đến trong các phần gợi ý ở trên;

  • Khẳng định một lần nữa tính xác thực của các tài liệu bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý cấp trường và một số các nhà quản lý các chương trình đào tạo ở các khoa và bộ môn;

  • Nếu như không có các tài liệu minh chứng, yêu cầu nhà trường cho biết các kế hoạch qua việc phỏng vấn các nhà quản lý cấp trường và sau đó khẳng định tính xác thực của các thông tin đó qua các phỏng vấn một số các nhà quản lý các chương trình đào tạo ở các khoa và bộ môn hoặc một số đối tượng bên ngoài như các nhà tuyển dụng. Các câu hỏi có thể sử dụng:

    • Các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn của nhà trường được xây dựng trên cơ sở nào?

    • Nhà trường có xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm thực hiện các kế hoạch này không?

    • Nhà trường có Hội đồng tư vấn hoặc có tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các đối tượng ngoài trường có liên quan nhằm xây dựng và điều chỉnh các kế hoạch phát triển của mình không?

7. Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của nhà trường.

Từ khóa: định kỳ, hoạt động, lưu trữ.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Quy định về việc báo cáo của các cõ quan chủ quản và cơ quan quản lý;

  • Biên bản các cuộc họp với cõ quan chủ quản và cơ quan quản lý;

  • Các báo cáo hằng năm báo cáo cho cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý;

  • Các hồ sơ lưu trữ trong thời gian 5 năm gần đây.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Những yêu cầu về báo cáo của các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý là gì?

  • Nhà trường thực hiện việc báo cáo như thế nào?

  • Ðịnh kỳ bao lâu phải báo cáo?

  • Công tác lưu trữ của nhà trường được tiến hành như thế nào? Hồ sơ được lưu trữ trong bao lâu?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Xem xét các báo cáo định kỳ của nhà trường cho các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý. Các báo cáo này có cho thấy các thông tin đầy đủ về càc hoạt động của nhà trường không?

  • Các hồ sơ lưu trữ có tuân thủ các quy định không?

  • Xem xét các minh chứng là các hồ sơ lưu trữ và phỏng vấn cán bộ phòng tổ chức và các phòng ban chức năng để xác nhận tính xác thực của các báo cáo.

Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục

1. Chương trình giáo dục của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.



Từ khóa: chương trình giáo dục, chương trình khung của bậc đại học, quy định.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các chương trình giáo dục của nhà twờng;

  • Sổ tay sinh viên;

  • Website của nhà trường;

  • Các miêu tả chi tiết (đề cương chi tiết) về các khóa học;

  • Chương trình và miêu tả chi tiết về các mục tiêu mà nhà trường đặt ra (kết quả học tập, nãng lực của người tốt nghiệp) cho mỗi ngành học, triết lý và phương pháp giảng dạy mà chương trình học hướng đến, các thông tin chi tiết cho sinh viên về các khóa học, mục tiêu môn học, nội dung, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá;

  • Các tài liệu lưu hành nội bộ của nhà trường có liên quan đến chính sách về phát triển chương trình, các phương pháp giảng dạy và mục tiêu học tập;

  • Các tài liệu về chính sách ở các cấp khác (nhà nước, Bộ Giáo dục – Ðào tạo…);

  • Các quy trình giám sát việc thực hiện ở cấp khoa hoặc các quy trình lấy ý kiến phản hồi về các lý do không thực hiện được;

  • Nội dung làm việc/biên bản các cuộc họp của giảng viên và quản lý khoa;

  • Bộ tiêu chuẩn/các quy định của Bộ Giáo dục – Ðào tạo.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Trường có minh chứng về các chương trình đã được hoàn chỉnh trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD-ĐT hay không?

  • Có minh chứng nào cho thấy triết lý và phương pháp giảng dạy mà chương trình học hướng đến hoặc các hoạt động giảng dạy và học tập không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Xem xét các chương trình về mức độ hoàn chỉnh với các chương trình khung của Bộ;

  • Phỏng vấn sinh viên và giảng viên để tìm hiểu xem các tài liệu đã được hoàn chỉnh chưa và luôn có sẵn để sinh viên và giảng viên tham khảo không;

  • Xem các minh chứng (như biên bản các cuộc họp) về sự tham gia của các thành phần có liên quan (như giảng viên, cán bộ quản lý, nhà tuyển dụng) vào việc xây dựng chương trình. Kết quả của các cuộc họp này như thế nào? Các đóng góp và ý kiến của các đối tượng này có được lưu ý và thực hiện không?

  • Có minh chứng nào cho thấy các quy trình chương trình được xây dựng dựa theo chương trình khung của Bộ?

  • Phỏng vấn hội đồng trường (hoặc hội đồng quản trị đối với các trường ngoài công lập) và đặc biệt là các chủ nhiệm khoa/bộ môn, giảng viên và những người có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển chương trình.

Vấn đề cải tiến chất lượng:

  • Nhà trường có bộ phận nào (khoa/bộ môn) cần phải tiếp tục cải tiến chương trình không?

  • Nhà trường có cần phải cải tiến cách thức giao tiếp và phổ biến thông tin về chương trình và kế hoạch thực hiện cho sinh viên, giảng viên và các đối tượng khác không?

  • Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến chất lượng chương trình. Có thể giới thiệu cho nhà trường các chương trình tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

2. Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Từ khóa: rõ ràng, cụ thể, hợp lý, hệ thống, đáp ứng, linh hoạt.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

  • Các chương trình giáo dục của nhà trường;

  • Quy trình xây dựng chương trình của nhà trường;

  • Sổ tay sinh viên;

  • Website của nhà trường;

  • Các miêu tả chi tiết (đề cương chi tiết) về các khóa học;

  • Chương trình và miêu tả chi tiết về các mục tiêu mà nhà trường đặt ra (kết quả học tập, nãng lực của người tốt nghiệp) cho mỗi ngành học, triết lý và phương pháp giảng dạy mà chương trình học hướng đến, các thông tin chi tiết cho sinh viên về các khóa học, mục tiêu môn học, nội dung, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá;

  • Các tài liệu lưu hành nội bộ của nhà trường có liên quan đến chính sách về phát triển chương trình, các phương pháp giảng dạy và mục tiêu học tập;

  • Các tài liệu về chính sách ở các cấp khác (nhà nước, Bộ Giáo dục – Ðào tạo…);

  • Các quy trình giám sát việc thực hiện ở cấp khoa hoặc các quy trình lấy ý kiến phản hồi về các lý do không thực hiện được;

  • Nội dung làm việc/biên bản các cuộc họp của giảng viên và quản lý khoa;

  • Bộ tiêu chuẩn/ các quyết định, quy định của Bộ Giáo dục – Ðào tạo;

  • Các đánh giá phản hồi của sinh viên;

  • Các biên bản làm việc với các nhà tuyển dụng;

  • Các hợp đồng đào tạo với các đối tác nước ngoài;

  • Các tài liệu lưu hành nội bộ của giảng viên có liên quan đến việc xây dựng và phát triển chương trình;

  • Nội dung làm việc/biên bản làm việc với các đối tượng có liên quan ở các cấp độ địa phương/quốc gia/quốc tế;

  • Các chương trình nghiên cứu và mối liên quan của chúng với các quy định của nhà trường về xây dựng và phát triển chương trình;

  • Các minh chứng cho thấy các tổ chức chuyên môn/nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng có tham gia vào việc xây dựng các mục tiêu chương trình;

  • Các cuộc họp với đại diện giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình tương tự ở các trường đại học khác;

  • Các quy định của nhà trường về việc xây dựng các mục tiêu chương trình;

  • Nội dung làm việc/biên bản của các cuộc họp có liên quan đến chương trình;

  • Các tài liệu khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

  • Hội đồng trường, cán bộ quản lý và giảng viên có tham gia vào việc xây dựng và phát triển chương trình không? Có ảnh hưởng gì đến việc xây dựng và phát triển chương trình không?

  • Các chương trình của nhà trường có đáp ứng các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học không? Minh chứng?

  • Các chương trình của nhà trường có đáp ứng các nhu cầu nhân lực của thị trường lao động không? Minh chứng?

  • Nhà trường có yêu cầu các tổ chức chuyên môn/nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng tham gia vào việc cập nhật và cải tiến chương trình không?

  • Các mục tiêu chương trình có rõ ràng và cụ thể không?

  • Các mục tiêu của từng cấp độ đào tạo trong chương trình của nhà trường có được định nghĩa rõ ràng không?

  • Chương trình có cho thấy có sự cân bằng giữa các kiến thức chung và các kiến thức chuyên ngành không?

  • Chương trình có cho thấy được sự sắp xếp hợp lý giữa các khóa học không? Năng lực của sinh viên tốt nghiệp có được liệt kê rõ ràng không?

  • Chương trình có đáp ứng được nhu cầu về kiến thức và kỹ năng của từng trình độ đào tạo không? Cụ thể:

    • Các khóa học, phương pháp giảng dạy và đánh giá có liên quan chặt chẽ đến mục tiêu đào tạo không?

    • Các khóa học, phương pháp giảng dạy và đánh giá có được nghiên cứu để đáp ứng các yêu cầu của các chương trình đào tạo chuyên ngành tiếp theo và của các nhà tuyển dụng không?

    • Các khóa học, phương pháp giảng dạy và đánh giá có đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên không?

  • Có minh chứng cho thấy rằng nhà trường đã tìm hiểu nhu cầu của người học không?

  • Các nhu cầu này có được xác định thích đáng không?

  • Chương trình đáp ứng các nhu cầu của người học như thế nào?

  • Nhà trường có các minh chứng cho thấy rằng mình hiểu được các nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

  • Các mục tiêu của chương trình có được thể hiện rõ ràng không?

  • Chương trình có cho thấy có sự cân bằng giữa các kiến thức chung và các kiến thức chuyên ngành không?

  • Các khóa học, phương pháp giảng dạy và đánh giá có liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu chương trình không? Có đáp ứng các yêu cầu của các chương trình đào tạo chuyên ngành tiếp theo, của sinh viên và của các nhà tuyển dụng không?

  • Nhà trường có các biện pháp hay cách thức nào (các phương pháp đánh giá) để thăm dò mức độ hài lòng của các đối tượng có liên quan đến chương trình, đặc biệt là sinh viên không?

Ngoài ra, có thể sử dụng các câu hỏi dành cho tự đánh giá ở trên.

3. Chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.



Từ khóa: theo quy định, chất lượng.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các chương trình giáo dục chính quy;

Các chương trình giáo dục thường xuyên;

Các quy định của Bộ GD-ĐT và các quy định của nhà trường về chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên;

Hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Các chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên được xây dựng theo quy trình nào?

Có sự khác nhau giữa các chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên không? Như thế nào?

Nhà trường có kế hoạch dùng một chương trình đào tạo cho cả giáo dục chính quy và thường xuyên không? Xin cho biết kế hoạch đó, nếu có.

Có sự khác nhau giữa các chuẩn đánh giá của các chương trình giáo dục chính và và thường xuyên không? Như thế nào?

Nhà trường có kế hoạch dùng một chuẩn đánh giá cho các chương trình đào tạo cho cả giáo dục chính quy và thường xuyên không? Xin cho biết kế hoạch đó, nếu có.

Nhà trường có đơn vị nào quản lý chất lượng đào tạo chung cho cả các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên không? Nếu có, hãy mô tả quy trình và cách thức làm việc của đơn vị này.

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét các chương trình giáo dục chính quy;

Xem xét các chương trình giáo dục thường xuyên;

Phỏng vấn cán bộ quản lý đào tạo các quy định của Bộ GD-ĐT và các quy định của nhà trường về chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên;

Xem xét hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường, nếu có;

Phỏng vấn giảng viên, sinh viên về chất lượng các chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên;

Xem xét mức độ khác biệt giữa các chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên;

Phỏng vấn cán bộ quản lý đào tạo, trưởng khoa/bộ môn về kế hoạch của nhà trường trong việc đảm bảo chất lượng của các chương trình giáo dục chính quy và thường xuyên.

Có thể sử dụng thêm các câu hỏi dành cho tự đánh giá ở trên.

4. Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước.



Từ khóa: định kỳ, bổ sung, điểu chỉnh, tham khảo, phản hồi, đáp ứng.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Xem tiêu chí 3.1;

Nội dung làm việc/biên bản của các cuộc họp với cán bộ quản lý đào tạo;

Nội dung làm việc/biên bản của các cuộc họp với giảng viên;

Các đánh giá phản hồi của sinh viên;

Các tài liệu lưu hành nội bộ có liên quan đến chương trình;

Các chương trình, khung chương trình và các mục tiêu của chương trình trong vòng 5 năm gần đây nhất;

Nội dung làm việc/biên bản của các cuộc họp với các tổ chức chuyên môn/nghề nghiệp, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên;

Phỏng vấn các thành viên trong hội đồng trường, chủ nhiệm khoa/bộ môn, các giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên (cùng với các nội dung của tiêu chí 3.2).

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Trường có các minh chứng cho thấy các quy trình bổ sung, điều chỉnh (chính thức hoặc không chính thức) các chương trình đào tạo theo định kỳ không? Có các minh chứng nào cho thấy có chương trình đào tạo/khóa học/môn học nào được thay đổi như là kết quả của quá trình bổ sung, điều chỉnh đó không?

Giảng viên có tham gia vào việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo không? Số lượng giảng viên tham gia có đáng kể không?

Định kỳ bao lâu thì một chương trình đào tạo được xem xét lại?

Kế hoạch bổ sung, điều chỉnh chương trình có được xây dựng dựa trên thực tế của nhà trường và có tham khảo các trường khác (đặc biệt là các trường có các chương trình đào tạo cạnh tranh) không?

Các chương trình đào tạo có được thường xuyên được cập nhật theo thực tế chuyên môn của ngành đào tạo không? Các nhà tuyển dụng có tham gia vào quá trình cập nhật chương trình đào tạo của nhà trường không?



Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Xem xét tính cập nhật của các chương trình đào tạo;

Xem xét trong bao lâu thì các chương trình đào tạo được bổ sung, điểu chỉnh?

Xác định các đơn vị (khoa/bộ môn) nào cần phải xem xét lại các chương trình đào tạo;

Phỏng vấn sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý các chương trình đào tạo;

Phỏng vấn các thành viên trong hội đồng trường, chủ nhiệm khoa/bộ môn, các giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên (cùng với các nội dung của tiêu chí 3.2);

Có minh chứng nào cho thấy nhà trường có các quy trình định kỳ xem xét tính thích hợp và cập nhật của các chương trình đào tạo không? Có các minh chứng cho thấy nhà trường có các quy trình bổ sung, điều chỉnh các chương trình đào tạo như là kết quả của việc xem xét đó không?

Nhà trường có tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế và các chương trình của các trường cùng lĩnh vực trong nước (đặc biệt là các trường có các chương trình đào tạo cạnh tranh) không?

Nhà trường có lấy ý kiến phản hồi của các cựu sinh viên khi xem xét lại các chương trình đào tạo không?

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến chất lượng chương trình. Có thể giới thiệu cho nhà trường các chương trình tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

5. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

Từ khóa: liên thông

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các chương trình đào tạo;

Các hợp đồng giảng dạy với giảng viên;

Nội dung làm việc/biên bản làm việc với giảng viên về các phương pháp giảng dạy và đào tạo;

Nội dung làm việc/biên bản làm việc giữa các giảng viên với nhau;

Nội dung làm việc/biên bản làm việc với các trường đại học/cao đẳng khác;

Miêu tả chi tiết/đề cương chi tiết các khóa học;

Các hợp đồng đào tạo với các trường đại học/cao đẳng khác;

Các tài liệu lưu hành nội bộ có liên quan đến chương trình đào tạo liên thông hoặc các thỏa thuận giữa các trường/chương trình đào tạo khi sinh viên kết thúc một trình độ đào tạo / chương trình và chuyển lên một trình độ đào tạo/ chương trình cao hơn.

Phỏng vấn:

Giảng viên và sinh viên;

Các thành viên hội đồng trường, chủ nhiệm khoa/bộ môn và cán bộ quản lý chịu trách nhiệm về xây dựng, thiết kế và phát triển các chương trình đào tạo và các đối tượng có liên quan khác.

Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Các tài liệu về chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy của nhà trường có xác định rõ các bậc đào tạo, đơn vị đào tạo và các phương pháp đào tạo không?

Việc chuyển đổi từ một trình độ đào tạo thấp hơn lên một trình độ đào tạo cao hơn của sinh viên có dễ dàng không?

Việc chuyển đổi từ hình thức học tập toàn thời gian sang bán thời gian hoặc ngược lại có dễ dàng không?

Việc chuyển đổi từ một trường đại học này sang một trường đại học khác có dễ dàng không?

Mức độ tự học của sinh viên theo thời gian học tại trường hoặc khi chuyển lên một trình độ đào tạo khác cao hơn có tăng hay không? Mức độ này có được xác định trong phương pháp giảng dạy của các giảng viên không?

Khi tốt nghiệp, chất lượng (kiến thức, kỹ năng…) của sinh viên có thực sự đạt được theo yêu cầu của trình độ đào tạo (hoặc có ngang bằng với các sinh viên phải thi vào) không?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Các chương trình đào tạo của nhà trường có cho thấy sự gắn kết giữa các trình độ đào tạo khác nhau không?

Các phương pháp giảng dạy có thay đổi ở các trình độ đào tạo khác nhau không?

Phỏng vấn các sinh viên các trình độ đào tạo cao hơn về các vấn dề chuyển dổi từ trình độ đào tạo này sang trình độ đào tạo khác. Phỏng vấn các giảng viên về các quy trình thiết kế chương trình đào tạo và làm thế nào để có sự kết hợp với các trường đại học/cao đẳng khác;

Có minh chứng nào cho thấy có các thỏa thuận chuyển đổi liên thông và kế hoạch thực hiện không?

Khi tốt nghiệp, chất lượng (kiến thức, kỹ năng…) của sinh viên có thực sự đạt được theo yêu cầu của trình độ đào tạo (hoặc có ngang bằng với các sinh viên phải thi vào) không?

Có bao nhiêu môn học (trong toàn bộ khóa học) được thiết kế chủ yếu cho sinh viên tự học?

Có bao nhiêu môn học (trong toàn bộ khóa học) được thiết kế chủ yếu cho sinh viên làm việc theo dự án/theo nhóm?

Chương trình đào tạo có cản trở sinh viên khi chuyển từ trường này sang trường khác không? Hoặc từ trình độ học này sang trình độ học khác không?

Xác định các chương trình đào tạo nào cần được xây dựng lại để có thể tạo điều kiện cho sinh viên có thể chuyển đổi từ trình độ đào tạo này sang trình độ đào tạo khác, tự trường này sang trường khác dễ dàng hơn;

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về cải tiến chất lượng chương trình đào tạo liên thông. Có thể giới thiệu cho nhà trường các chương trình đào tạo liên thông tốt ở các trường khác, có thể học tập được.

6. Chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.



Từ khóa: định kỳ, cải tiến, kết quả.

Các minh chứng có thể sử dụng cho tiêu chí này:

Các tài liệu/minh chứng miêu tả các nguyên tắc, quy định và quy trình đánh giá chương trình giáo dục;

Các tài liệu/minh chứng miêu tả các hệ thống quản lý chất lượng của nhà trường;

Các tài liệu/minh chứng về các chương trình, nội dung/biên bản của các cuộc họp về đánh giá và cải tiến chương trình;

Các cơ chế quản lý, nguồn lực (nhân sự, tài chính) dành cho đánh giá và cải tiến chương trình;

Các khảo sát giảng viên và sinh viên về chất lượng chương trình.



Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:

Các chương trình trong trường có được định kỳ xem xét không? Nếu có, có bao nhiêu chương trình đã được định kỳ xem xét?

Nhà trường có kế hoạch cụ thể nhằm định kỳ xem xét các chương trình đào tạo không?

Đơn vị nào trong nhà trường chịu trách nhiệm chính về hoạt động xem xét đánh giá các chương trình giáo dục này?

Kết quả đánh giá có được dùng để cải tiến chất lượng chương trình không? Có minh chứng nào không?

Nhà trường có thành lập hội đồng xem xét việc đánh giá và xem xét các chương trình đã được cải tiến không?

Các phản ứng của cán bộ quản lý và giảng viên về kết quả đánh giá các chương trình? Các chương trình đã được cải tiến?

Các gợi ý cho Đoàn đánh giá ngoài:

Sử dụng các minh chứng/tài liệu và câu hỏi ở trên;

Các kế hoạch định kỳ đánh giá và cải tiến chất lượng đào tạo có được áp dụng cho tất cả các chương trình của nhà trường không?

Có chương trình nào chưa được định kỳ đánh giá và cải tiến chất lượng không?

Trao đổi các kế hoạch/hoạt động về đánh giá và cải tiến chất lượng chương trình. Có thể giới thiệu cho nhà trường các kế hoạch đánh giá và cải tiến chương trình tốt ở các trường khác, có thể học tập được.



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương