Các điểm cần biết về biến động Tháng 1/2011 tại Ai Cập Phạm Văn Bân Tổng quát về Ai Cập



tải về 141 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích141 Kb.
#35364
1   2
Associated Press

Omar Suleiman, ở giữa, được cử làm Phó Tổng Thống Ai Cập.
2. Những vấn đề then chốt trong tương quan Mỹ-Ai Cập
2.1. Tại sao Mỹ và Ai Cập thành đồng minh?

Vào tháng 3-1979 Ai Cập quyết định trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Ả Rập để ký một hiệp ước hòa bình với Israel đã củng cố mối tương quan của Ai Cập với Hoa Kỳ, và kể từ đó mãi cho đến nay, dẫn đến việc nhận viện trợ Mỹ trung bình 2 tỷ USD/năm.


Hiệp ước này có tính chất sống còn đối với Israel, một đồng minh thân cận của Mỹ, giúp Israel đỡ phải lo về hướng cận sườn phía Tây, và thiết lập một tiền lệ mà Israel hy vọng có thể dẫn tới một nền hòa bình rộng lớn hơn với khối Ả Rập. Tuy nhiên, chỉ có Jordan nối gót Ai Cập trong việc ký kết một thỏa thuận hòa bình với Israel.

Ai Cập đã đặc biệt hữu ích giúp đỡ cho Mỹ trong việc cổ vũ hòa bình cho Israel-Ả Rập, chống khủng bố và giúp cho sự điều động của quân đội Mỹ cùng các thiết bị xung quanh vùng Trung Đông.

Kênh đào Suez của Ai Cập nối vùng Địa Trung Hải với Vịnh Suez và là một tuyến đường vận chuyển cực kỳ quan trọng giữa Âu châu và Á châu.

Các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau đã xem Ai Cập như là một bức tường thành ổn định và như là một thế lực ảnh hưởng trong toàn khu vực.


Với một dân số khoảng 80 triệu người, lớn nhất trong khối Ả Rập, Ai Cập có thế lực được tạo ra bởi dân Ai Cập làm việc và sinh sống trong nhiều quốc gia thuộc khối Ả Rập, cũng như trọng lượng trong khu vực ủng hộ của công dân của mình làm việc tại nhiều quốc gia Ả Rập, và bởi các phim ảnh và chương trình TV được khắp Trung Đông xem.


2.2. Mối tương quan diễn biến thế nào trong những năm gần đây?
Cựu Tổng Thống George W. Bush phản kháng chính quyền Ai Cập một cách công khai bằng cách thúc đẩy rất mạnh - nhưng không thấy thành công cụ thể - cho việc cải cách chính trị rộng lớn hơn tại Ai Cập. Trong một động thái nghiêm khắc bất thường đối với đồng minh Ai Cập, Ngoại Trưởng Condoleezza Rice triển hoãn kế hoạch viếng thăm Ai Cập vào năm 2005, khi Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc bắt giam một chính trị gia đối lập Ai Cập tên là Ayman Nour.

Do hậu quả đó, chính phủ Bush giảm nhẹ thế đứng của Mỹ đối với Ai Cập, thừa nhận rằng các cuộc vận động công chúng mang tính chất gắt gao đã không mang lại thay đổi chính trị mà họ đeo đuổi và cũng không có sự ủng hộ của Ai Cập để tái tạo các cuộc đàm phán hòa bình Israel-Palestine.


Trong những ngày tháng mới vào Tòa Bạch Ốc, chính phủ Obama cho thấy họ cố gắng hàn gắn một số vết thương từ chính phủ Bush.


Tổng Thống Obama chọn Cairo là địa điểm thăm viếng cho đợt vươn tay Tháng 6-2009 đến khối Ả Rập, với một bài diễn văn nhằm xây dựng tương quan bất chấp sự phẫn nộ rộng lớn của khối Ả Rập đối với vụ xâm lăng Tháng 3-2003 của Mỹ vào Iraq và các vụ đổ máu tiếp theo tại Iraq.


Trong sự cẩn thận, dùng từ ngữ tổng quát, Tổng Thống Obama cho biết ông có một "niềm tin chắc chắn" là tất cả mọi người đều muốn nói ra tâm trạng của họ, muốn có tiếng nói trong cách thức mà họ chính phủ điều hành, muốn được vui hưởng sự đối xử bình đẳng theo pháp luật và muốn có các chính phủ không ăn cắp từ dân chúng. Ông nói,


"Những chính phủ nào bảo vệ các quyền này sẽ ổn định hơn, thành công hơn và an toàn hơn."

Năm ngoái, Tổng Thống Obama mời Mubarak tới Tòa Bạch Ốc cùng với các nhà lãnh đạo của Israel, Jordan và Chính Quyền Palestine khi ông tái tạo các cuộc đàm phán hòa bình Israel-Palestine.



2.3. Viện trợ Mỹ cho Ai Cập gồm những gì?
Trong 30 năm qua, Ai Cập là nước nhận viện trợ Mỹ nhiều nhất, chỉ sau Israel.

Trong năm tài chính tính đến ngày 30-9-2010, Ai Cập đã nhận $ 1.5 tỷ USD, gồm $ 1.3 tỷ viện trợ quân sự và $ 250 triệu viện trợ kinh tế. Vào năm đó, Ai Cập là nước nhận viện trợ đứng hàng thứ năm sau Afghanistan, Israel, Pakistan, và Haiti.


Phần lớn các viện trợ quân sự dùng để trả cho việc mua trang thiết bị quân sự của Ai Cập, nâng cấp các thiết bị hiện có, và duy trì và yểm trợ các hợp đồng.


Trong số các mục lớn mà Ai Cập mua từ Mỹ là máy bay chiến đấu F-16 của hãng Lockheed Martin Corp, xe tăng M1A1 mà General Dynamics Corp là nhà thầu chính, và máy bay trực thăng vận tải Chinook của Boeing Co.


$ 250 triệu viện trợ kinh tế được chia cho nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, giáo dục, phát triển kinh tế và phát huy dân chủ.


Tuy chính phủ Ai Cập phản đối viện trợ để giúp phát huy dân chủ, nhưng vẫn miễn cưỡng cho phép một số chương trình như vậy.




2.4. Phó Tổng Thống Omar Suleiman
Phó Tổng Thống đầu tiên của Ai Cập trong ba thập kỷ, và có thể sẽ là người kế vị Tổng Thống Hosni Mubarak, vốn là người đối thoại then chốt trong nhiều năm qua đối với các phái đoàn ngoại giao Mỹ, quân đội và đại biểu quốc hội. Sự đề cử Omar Suleiman gợi lên nhiều điều đáng quan tâm.

Đã từ lâu, giới ngoại giao xem Omar Suleiman, Trưởng Dịch Vụ Tình Báo Ai Cập, là Phó Tổng Thống - một chức vụ đã được đề cập từ nhiều năm nay - và đúng ra, hầu chắc ông sẽ là người kế vị Tổng Thống nếu ông Mubarak thất bại trong nỗ lực tạo ra một triều đại gia đình. Ông vừa được coi là một người trung thành với ông Mubarak, vừa là đối thủ đáng ngại đối với người con của Tổng Thống, Gamal Mubarak.

Vai trò lãnh đạo đất nước của ông, nếu ông Mubarak thất bại, cũng là một giả sử để hoàn thành việc chuyển giao quyền lực có thể xảy ra. Ông Suleiman được sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo quân đội, tình báo và an ninh, thêm vào đó là của Mỹ.

Tuy nhiên, vào giữa lứa tuổi 70, ông bị xem là quá lớn tuổi để suy tưởng về một nhiệm kỳ Tổng Thống trong nhiều năm. Và mặc dù có sự tôn trọng của Washington đối với ông Suleiman, các viên chức Mỹ càng ngày càng tin rằng người quân nhân này không phải là biện pháp chấn chỉnh lâu dài đối với các nhu cầu của Cairo. Họ nói rằng sự gần gũi của ông với ông Mubarak có thể là một rào cản quá cao để vượt qua đối với ông, và rằng tôt nhất, ông chỉ là một nhân vật để chuyển giao quyền lực. Một viên chức Mỹ làm việc tại Trung Đông nói, "Điều khá rõ ràng là ông không phải là người mà dân chúng kêu gọi."

Theo hàng tá điện tín ngoại giao đã gửi trong năm năm qua và do mạng lưới điện tử WikiLeaks công bố thì hầu hết các phái đoàn cao cấp Mỹ, khi đến Cairo trong những năm gần đây, đều đã đến viếng thăm ông Suleiman, kể cả các chuyến thăm của Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates, Tướng David Petraeus và Giám Đốc FBI Robert Mueller, rất nhiều đoàn đại biểu Quốc Hội các liên lạc thường xuyên với các đại sứ và viên chức chính trị.

Theo quan điểm của các nhà ngoại giao Mỹ tại Cairo, ông Suleiman là một nhân vật chủ chốt trong chế độ Mubarak, chịu trách nhiệm chủ yếu cho các cuộc đàm phán hòa bình Ả rập-Israel, quản trị dải lò lửa Gaza, Hamas và việc buôn lậu vũ khí ở Sinai; quan hệ với các khu vực gây rối, đặc biệt là Iran và Syria; và sự hợp tác chống khủng bố rộng lớn với Mỹ.


Ông đã đóng một vai trò chủ động trong tiến trình hòa bình Trung Đông, đặc biệt trong cố gắng tạo nên một thỏa hiệp giữa các phe phái đối thủ Palestine, Fatah và Hamas, và đã đi đầu trong các nỗ lực của Ai Cập để phá vỡ việc buôn lậu vũ khí từ Ai Cập vào Gaza.


Jon Alterman, Giám Đốc Trung Đông tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies) nói với Associated Press rằng "Ông Suleiman là người được nhắm đến trong cả hai mối tương quan: Ai Cập - Mỹ và Ai Cập - Israel, và đều được Mỹ và Israel tin cậy."
Qua các điện tín, các nhà ngoại giao mô tả ông Suleiman là tàn nhẫn nhưng là tay súng thẳng thắn và là một người bạn đáng tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong một điện tín năm 2009, tòa đại sứ tại Cairo báo cáo rằng ông Suleiman và Bộ Trưởng Nội vụ Habib al-Adly "kìm hãm những con thú trong nước phải nằm yên, và Mubarak không phải mất ngủ qua các chiến thuật của họ."
Một điện tín viết: Khi đến lúc hồi hương các tù nhân Guantanamo, ông Suleiman là người trung gian then chốt với Mỹ, và những lời hứa của ông về sự đối xử theo đúng luật pháp đã được chấp thuận một cách nghiêm chỉnh. Lời của ông "là bảo đảm [của chính phủ Ai Cập], và hồ sơ có thể kiểm chứng được [của chính phủ] về sự hợp tác về các vấn đề [chống khủng bố] chứng minh thêm nữa cho sự chấp thuận này
Tài liệu lưu ý rằng trong hầu hết các vấn đề, ông Suleiman nhắc lại ý của Tổng Thống Mubarak, mặc dù ông nhấn mạnh nhiều vào những mối nguy hiểm trong trường kỳ gây ra bởi chương trình hạt nhân của Iran, cùng những nỗ lực đoản kỳ để gây bất ổn định trong vùng. Ông Mubarak lo lắng nhiều hơn về sự can thiệp của Iran trong các vấn đề Ả Rập.
Theo các điện tín, ông Suleiman nói với các viên chức Mỹ đến thăm trong năm 2008 rằng một cuộc tấn công chương trình hạt nhân của Iran sẽ bị phản tác dụng, và thay vào đó, ông thúc đẩy các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Ông nói "một cuộc tấn công như vậy sẽ không phá hủy khả năng hạt nhân của Iran và sẽ chỉ đoàn kết dân chúng Iran với lãnh đạo của họ và chống Mỹ. Ông lặp đi lặp lại sự cần thiết để làm cho Iran 'bận rộn với người dân Iran' bằng những biện pháp trừng phạt có hiệu quả, qua trích dẫn thí dụ thành công tại Libya."
Rất giống như ông Mubarak, ông Suleiman xem chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như là một trong những mối đe dọa rõ ràng nhất cho Ai Cập, nói rằng chế độ này bị "bao quanh" bởi nhóm Hồi giáo cực đoan và chỉ rõ là nhóm Hamas, Hezbollah, sự hỗ trợ của Iran cho nhóm Huynh Đệ Hồi giáo của Ai Cập (Muslim Brotherhood) và các hoạt động cực đoan rộng hơn trong vùng, bao gồm cả Sudan và Somalia. Ông xem nhóm Huynh Đệ Hồi giáo nằm trong thế giới cực đoan này, mặc dù dường như nhóm này là một phong trào bất bạo động vào thời điểm hiện tại.
3. Kết luận
Diễn biến biểu tình tại Ai Cập hiện nay là một bài học đáng suy gẫm về sức mạnh của dân chúng. Ai Cập có những vấn đề của một quốc gia nhược tiểu, chính phủ thối nát, tham nhũng, dân chúng bị áp bức, và nay là thời điểm mà dân chúng đủ can đảm để đứng lên lật đổ chính phủ Mubarak. Họ đã không sợ cánh sát, quân đội, xe tăng, v.v. và có rất nhiều hy vọng họ sẽ đạt được nguyện vọng thành lập một chính phủ mới trong sạch, vì dân, vì nước.
California, 1/29/2011
Phạm Văn Bân

Fan Wen Bin



范文彬
Каталог: groups -> 23444533
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 141 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương