CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tham khảo

Golub, SS (2003). Các biện pháp hạn chế FDI của các nước OECD. Báo cáo nghiên cứu số 357, OECD.

PECC (2002). Đánh giá những rào cản đối với FDI ở các nước APEC. Tokyo: PECC

UNCTAD (1998). Báo cáo về họat động đầu tư trên thế giới trong năm 1998, New York

Urata, S and H Kawai (2000). Các nhân tố quyết định điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản. Kinh tế Doanh nghiệp nhỏ, 15, 79 – 103.

Urata, S, SY Chia, and F Kimura (eds.) (2006). Các công ty đa quốc gia và tăng trưởng kinh tế tại Đông Á. New York: Routledge.



Chương 4

SO SÁNH CƠ CHẾ TỰ VỆ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI TỰ DO

AKIRA KOTERATOMOFUMI KITAMURA

Trường đại học Tokyo, Nhật Bản



1. Giới thiệu:

Trong chương này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các qui định liên quan tới cơ chế tự vệ song phương và đa phương trong một số hiệp định thương mại tự do (FTAs)48 và trong một chừng mực nhất định, đưa ra đánh giá và xếp hạng các FTA này theo thứ tự ưu tiên phát triển thương mại tự do.

Cơ chế tự vệ sơ khai nhất trong hệ thống thương mại quốc tế phải kể đến là cơ chế tự vệ toàn cầu được đưa ra đầu tiên tại điều 19 của GATT và sau đó được tiếp tục đề cập tới trong điều 19 của GATT gói tổng thể và Hiệp định của WTO về biện pháp tự vệ.49 Tuy nhiên, một số FTA gần đây lại thường đưa ra cơ chế tự vệ riêng – mặc dù vẫn giống cơ chế tự vệ toàn cầu của GATT ở chỗ sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại nhưng chỉ dừng lại giải quyết các vấn đề liên quan tới riêng hiệp định đó. Vì vậy, cơ chế tự vệ riêng này chỉ áp dụng được cho các nước thành viên tham gia hiệp định. Các cơ chế này nhìn chung là khác nhau đáng kể do đó cần thiết có một nghiên cứu làm sáng tỏ và so sánh bản chất của các FTAs này.

Trong nghiên cứu này, ban đầu chúng tôi tìm hiểu cấu trúc và nội dung căn bản của các cơ chế tự vệ trong từng FTA, so sánh với cơ chế tự vệ toàn cầu của GATT và WTO và sau đó chỉ rõ những đặc điểm khác nhau giữa cơ chế tự vệ toàn cầu và cơ chế tự vệ song phương/khu vực, cuối cùng chúng tôi soi những điểm biệt khác này vào từng điều khoản cụ thể của các hiệp định. Trong phần tiếp theo, chúng tôi đưa ra 9 chỉ tiêu để đánh giá cơ chế tự vệ của các hiệp định song phương và khu vực và lý giải tóm lược tầm quan trọng của 9 chỉ tiêu này trong nghiên cứu. Tiếp đó, dựa trên 9 chỉ tiêu này, chúng tôi đi đánh giá từng cơ chế tự vệ trong các hiệp định cụ thể và rút ra nhận định chung. Chúng tôi chia các cơ chế tự vệ này thành 5 nhóm và tiến hành so sánh đánh giá dựa trên chất lượng của các biện pháp hạn chế thương mại để xem nhóm nào và cơ chế nào trong nhóm tạo điều kiện hơn cho tự do thương mại.

Cuối cùng, chúng tôi nhận định rằng, trên thực tế, cơ chế tự vệ có những chức năng tích cực chứ không chỉ mỗi hạn chế thương mại. Chúng tôi kết luận, việc đánh giá cơ chế tự vệ dựa trên xem xét tính chất hạn chế thương mại của nó là cần thiết nhưng chưa đủ. Việc đánh giá cần phải xét tới cả mức độ tự do hóa thương mại mà cơ chế đem lại.

2. Cơ chế tự vệ song phương và khu vực:

2.1. Cấu trúc và nội dung cơ bản của cơ chế tự vệ:

Mục đích của GATT và các hiệp định thương mại tự do song phương cũng như khu vực là nhằm tự do hóa thương mại thông qua giảm thuế, xóa bỏ hàng rào phi thuế tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương giữa các nước. Trái lại, cơ chế tự vệ cho phép các bên sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối hàng xuất khẩu của nước khác.50 Như vậy về nguyên tắc, cơ chế tự vệ đóng vai trò là rào cản đối với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do. Cơ chế tự vệ được sử dụng như một biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó khi hàng nhập khẩu tăng nhanh đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.51 Cơ chế tự vệ toàn cầu nêu trong điều 19 của GATT, trong một chừng mực nhất định là kiểu mẫu cho các cơ chế tự vệ được đưa ra sau này khi thiết lập nền tảng và các qui tắc chung cho các biện pháp tự vệ như sau:

Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó. (GATT 19.1(a)).

Bởi vậy, cơ chế tự vệ lường trước được thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước do hàng nhập khẩu tăng nhanh gây ra. Trừ trường hợp ngoại lệ, trong tình huống này nước nhập khẩu được phép sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại bị cấm theo hiệp định. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới một rủi ro là các nước nhập khẩu lạm dụng các biện pháp hạn chế và do đó phá hủy những nỗ lực tự do hóa thương mại của hiệp định. Với điều 19.1(a), GATT chỉ nêu ra một cách chung chung chứ không chỉ ra cụ thể trong những trường hợp nào được phép sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại, những loại biện pháp nào được phép sử dụng và sử dụng trong thời gian bao lâu. Chính vì qui định mơ hồ này của điều 19 GATT dẫn tới tình trạng nước nhập khẩu có thể tùy tiện sử dụng và duy trì các biện pháp tự vệ. 52Mặt khác, khi áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử 53 và nước xuất khẩu có quyền ngừng không cho hưởng các nhân nhượng và các nghĩa vụ đáng kể khác thuộc hiệp định (GATT điều 19.3(a)), nước nhập khẩu phải chịu các chi phí đáng kể về mặt kinh tế cũng như chính trị. Thiếu chi phí để thực hiện các biện pháp tự vệ và thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong việc khởi kiện các biện pháp vùng xám54 vi phạm qui định của GATT là những điều kiện khiến các biện pháp vùng xám ngày càng phổ biến hơn cũng như vi phạm nghiêm trọng điều 19 của GATT.55

Hiệp định của WTO về biện pháp tự vệ có hiệu lực sau hơn 20 năm đàm phán. Hiệp định đã giải quyết được những điểm hạn chế về mặt cấu trúc và thực tiễn áp dụng của điều 19 GATT và thiết lập một gói các qui định bao trùm đa dạng các khía cạnh của pháp luật liên quan tới việc thực thi các biện pháp tự vệ (Jackson, 1997; Flory, 1995). Cấu trúc tổng thể và những điểm cải tiến so với điều 19 của GATT được nêu tóm lược dưới đây.

Thứ nhất, Hiệp định nêu ra các trường hợp được phép áp dụng các biện pháp tự vệ và khung áp dụng cụ thể hơn các qui định mập mờ của GATT. Ví dụ, điều 4 Hiệp định qui định rõ ràng một số điều kiện cần thiết để được áp dụng các biện pháp tự vệ, đồng thời chỉ rõ cách xác định các điều kiện tiên quyết đó. Điều 11 thể hiện rõ ràng việc cấm sử dụng các biện pháp vùng xám. Điều 5 và 7 chỉ rõ các loại biện pháp tự vệ được phép, mức độ hạn chế, thời gian áp dụng và phạm vi áp dụng.

Thứ hai, Hiệp định thiết lập qui trình chi tiết thực thi cơ chế tự vệ, cả trong trường hợp áp dụng trong nước và quốc tế. Ví dụ, điều 3 của Hiệp định nêu ra những chỉ dẫn cụ thể về qui trình cho các cơ quan có thẩm quyền xác định các điều kiện tiên quyết được sử dụng biện pháp tự vệ. Điều 12 qui định chi tiết về thông báo và nghĩa vụ tham vấn của nước nhập khẩu trong từng bước điều tra và áp dụng. Điều 13 mô tả nhiệm vụ giám sát của Ủy ban tự vệ56 và điều 14 chỉ rõ qui trình giải quyết tranh chấp của WTO có thể áp dụng được cho những tranh chấp pháp sinh liên quan tới Hiệp định này.

Cuối cùng, điều 8 của Hiệp định qui định nước nhập khẩu phải có nghĩa vụ nỗ lực bồi thường một mức tương đương cho nước xuất khẩu57 mặc dù nước xuất khẩu có quyền ngừng không cho hưởng các nhân nhượng hay các nghĩa vụ khác trong vòng 3 năm kể từ ngày áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp này phù hợp với các qui định của Hiệp định.



2.2. Bản chất của cơ chế tự vệ song phương và khu vực

Cơ chế tự vệ song phương và khu vực là một phần không thể thiếu trong hầu hết các hiệp định thương mại tự do. Các hiệp định thương mại tương hỗ Hoa Kỳ ký kết trong thập kỷ 40 của thế kỷ 20 đã đưa ra một mô hình cơ chế tự vệ theo điều 19 của GATT. Theo các cơ chế tự vệ song phương sơ khai, các bên ký kết có quyền hạn chế nhập khẩu lẫn nhau thông qua tăng thuế hoặc hạn chế số lượng trong trường hợp hàng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, kể từ sau GATT, các hiệp định thương mại tự do đưa ra cơ chế tự vệ song phương và đa phương mang tính chất đặc biệt và hạn chế. Theo đó, với hệ thống thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, các nước nhập khẩu được phép sử dụng các biện pháp tự vệ trong trường hợp hàng nhập khẩu tác động tiêu cực tới ngành sản xuất trong nước. Nước nhập khẩu chỉ được sử dụng các biện pháp tự vệ mà hiệp định qui định khi tác động tiêu cực do những ưu đãi tự do hóa thương mại theo hiệp định gây ra. Do vậy, nếu hàng nhập khẩu là đối tượng hưởng ưu đãi theo hiệp định, nguyên nhân gây ra thiệt hại của hàng nhập khẩu này không phải do ưu đãi theo hiệp định đem lại, thì cơ chế tự vệ song phương hay khu vực không được sử dụng để phân xử thiệt hại do hàng nhập khẩu đó gây ra. Tóm lại, cơ chế tự vệ toàn cầu và cơ chế tự vệ song phương hay khu vực là hai cơ chế giải quyết khác nhau cho hai hệ thống ưu đãi thương mại tự do khác nhau. Đó là lý do tại sao cơ chế tự vệ song phương và khu vực qui định điều kiện áp dụng riêng bất chấp cơ chế tự vệ toàn cầu không phân biệt đối xử. Ngược lại, chống bán phá giá không có khái niệm cơ chế chống bán phá giá song phương hay khu vực do bán phá giá là hành động đơn lẻ của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.58

Từ điểm khác nhau giữa cơ chế tự vệ toàn cầu và cơ chế tự vệ song phương/khu vực nêu trên có thể thấy cơ chế tự vệ song phương/khu vực cho dù có phát triển rộng rãi thế nào cũng không thể ảnh hưởng tới vị trí của cơ chế bảo hộ toàn cầu bởi một nguyên tắc pháp lý cơ bản là Luật chuyên sâu trước luật phổ quát (lex specialis derogate generali).59

Hơn nữa, điều này cũng không thể khiến cơ chế tự vệ toàn cầu thay đổi thể chế của nó do về nguyên tắc là không có sự liên hệ nào trong việc đánh giá mức độ ưu đãi tự do thương mại giữa cơ chế tự vệ toàn cầu và cơ chế tự vệ song phương/khu vực.60

Trên thực tế, điều đó không có nghĩa là nước nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những thủ tục rắc rối và chi phí thực hiện tốn kém hơn do các cơ chế tự vệ qui định khác nhau. Do số lượng các cơ chế tự vệ song phương và khu vực tăng lên, nước nhập khẩu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định được nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Do đó, gánh nặng đè lên các cấp có thẩm quyền và các bên liên quan của nước nhập khẩu sẽ tăng lên gấp bội.61

Xét về bản chất, cơ chế tự vệ toàn cầu và cơ chế tự vệ song phương/khu vực có những điểm khác nhau căn bản. Ví dụ, hầu hết cơ chế tự vệ song phương/khu vực gần đây chỉ áp dụng biện pháp tăng thuế hoặc ngừng giảm thuế62, trong khi cơ chế tự vệ toàn cầu cho phép các nước nhập khẩu sử dụng biện pháp hạn chế số lượng.63 Nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất trong nước là do những ưu đãi tự do thương mại toàn cầu, song phương hay khu vực thì việc ngừng giảm thuế theo hiệp định hoặc tăng thuế lên mức không vượt quá mức thuế Tối huệ quốc (MFN) là cách duy nhất ngăn chặn được tác động của tự do hóa theo hiệp định.

Cơ chế tự vệ song phương và khu vực thể hiện rất rõ rằng về nguyên tắc, các biện pháp tự vệ chỉ được sử dụng trong giai đoạn chuyển đổi64, trong khi cơ chế tự vệ toàn cầu không đưa ra giới hạn thời gian cụ thể cho việc sử dụng biện pháp tự vệ. Điểm khác nhau này có thể là do trong điều 24, đoạn 8(b) GATT có qui định rằng các biện pháp hạn chế thương mại sẽ được xóa bỏ trong hầu hết hoạt động thương mại (Mathis, 2006).



2.3. Phân tích và đánh giá một số cơ chế tự vệ:

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá:

Chúng tôi sử dụng 9 chỉ tiêu để phân tích các cơ chế tự vệ song phương và khu vực theo Bảng A.1 của phụ lục. Trong phần tiếp theo, chúng tôi tập trung diễn giải các chỉ tiêu này và chỉ ra tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong phân tích.



Điều kiện áp dụng: 3 chỉ tiêu đầu tiên là các điều kiện bắt buộc để được áp dụng biện pháp tự vệ. Trong bất kỳ cơ chế tự vệ nào, cho dù là toàn cầu, song phương hay khu vực, điều kiện sử dụng biện pháp tự vệ về cơ bản gồm 3 nội dung.65 Thứ nhất là phải có thiệt hại rõ ràng. Thứ hai là phải có sự gia tăng nhập khẩu của một mặt hàng nhất định. Thứ 3 là phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự gia tăng của hàng nhập khẩu.

Với những điểm cơ bản giống nhau nêu trên, các cơ chế có qui định chi tiết khác nhau, chẳng hạn khác nhau về yêu cầu mức độ thiệt hại hoặc cách thức xác định mức gia tăng của hàng nhập khẩu. Những khác nhau trong qui định này phản ánh bản chất hạn chế thương mại của mỗi cơ chế tự vệ. Ví dụ, nếu mức độ thiệt hại chuẩn được qui định ở mức quá cao, chẳng hạn ở mức không thể khắc phục được, thì nước nhập khẩu không có cơ hội được sử dụng các biện pháp tự vệ và do đó cơ chế tự vệ hoàn toàn không còn tính chất hạn chế. Cách thức qui định các điều kiện này ngày càng trở nên quan trọng khi xét tới một số thông lệ gần đây của cơ chế tự vệ trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.66 Trong số các trường hợp đưa lên giải quyết tranh chấp tại WTO, không một trường hợp nào đáp ứng được các yêu cầu của điều kiện áp dụng và do đó việc sử dụng các biện pháp tự vệ bị vùi dập từ trong trứng nước.67

Bảng A.1 cũng liệt kê các điều kiện được phép áp dụng của cơ chế tự vệ toàn cầu nhằm có thêm cơ sở để hiểu rõ và đánh giá các cơ chế tự vệ song phương và khu vực. Theo cơ chế tự vệ toàn cầu, mức độ thiệt hại được qui định là “thiệt hại nghiêm trọng” (Điều 2.1 Hiệp định về các biện pháp tự vệ SAA ) và được định nghĩa như sau: “ gây ra thiệt hại nghiêm trọng và tổng thể cho ngành sản xuất trong nước” (điều 4.1(a) Hiệp định SAA). Hơn nữa, cơ chế tự vệ toàn cầu đề cập tới nguyên tắc không qui kết khi xác định nguyên nhân của thiệt hại, cụ thể là: “khi nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước đồng thời do các nhân tố khác ngoài hàng nhập khẩu gia tăng thì không được qui kết thiệt hại gây ra do hàng nhập khẩu gia tăng” (Điều 4.2(b) Hiệp định SAA). Các cơ chế tự vệ song phương và khu vực được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu này, có so sánh với qui định của cơ chế tự vệ toàn cầu.

Điều kiện về cách thức áp dụng: 3 chỉ tiêu tiếp theo liên quan tới các điều kiện đặt ra cho cách thức áp dụng các biện pháp tự vệ khi các điều kiện áp dụng đã được thỏa mãn. Ví dụ, các điều kiện về cách thức áp dụng có thể là thời gian áp dụng, điều kiện gia hạn biện pháp tự vệ, có duy trì tự do hóa theo lộ trình trong thời kỳ đầu áp dụng không, khoảng thời gian được phép sử dụng biện pháp tự vệ lần thứ hai kể từ lần áp dụng đầu tiên cho cùng một mặt hàng là bao lâu. Hơn nữa, một số cơ chế tự vệ còn đề cập tới khái niệm điều chỉnh liên quan tới việc xác định thời gian áp dụng ban đầu, cho phép gia hạn gian áp dụng, vấn đề gỡ bỏ theo lộ trình. Việc đưa ra khái niệm điều chỉnh có ý nghĩa quan trọng vì trong một số trường hợp chúng có vai trò giám sát việc áp dụng các biện pháp tự vệ như được chỉ ra trong thông lệ giải quyết tranh chấp của WTO.68

Điều kiện đối với cách thức áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá bản chất hạn chế thương mại của các cơ chế tự vệ. Ví dụ, thời gian áp dụng tối đa càng lâu, điều kiện xác định thời gian áp dụng càng lỏng lẻo và các biện pháp càng được duy trì lâu thì cơ chế tự vệ càng hạn chế thương mại.

Điều 19 của GATT có nêu rõ các nước sử dụng biện pháp tự vệ “trong phạm vi và trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc cứu vãn được thiệt hại” (GATT 19.1(a)). Cách diễn đạt quá chung chung này dẫn tới việc không tuân thủ yêu cầu về thời gian áp dụng và khiến các biện pháp tự vệ được duy trì không hạn định. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải cụ thể hóa các qui định liên quan tới việc sử dụng các biện pháp tự vệ và do đó WTO đã thiết lập một bộ các qui định chi tiết về vấn đề này trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Ví dụ, hiệp định qui định thời gian áp dụng ban đầu tối đa là 4 năm và tổng thời gian áp dụng sau khi gia hạn tối đa là 8 năm (điều 7.1 và 7.3). Nếu thời gian áp dụng trên 1 năm, nước áp dụng phải có lộ trình gỡ bỏ dần dần (điều 7.4). Những qui định trong cơ chế tự vệ song phương và khu vực qui định cứng rắn hơn so với cơ chế toàn cầu. Giữa các cơ chế tự vệ song phương/khu vực với nhau cũng có nhiều điểm khác biệt cần thiết phải đi sâu tìm hiểu chi tiết hơn và phân tích so sánh cụ thể.

Các điều kiện về thủ tục. 3 chỉ tiêu cuối cùng là các điều kiện về thủ tục mà các bên buộc phải tuân thủ hoặc được phép thực thi ở nội địa và quốc tế trong quá trình thực thi cơ chế tự vệ. Chỉ tiêu thứ nhất là “điều tra trong nước” - đây là một bộ các qui định mà các nước nhập khẩu bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình điều tra để ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tự vệ. Các cơ chế tự vệ gần đây thường qui định cứng rắn và chi tiết về các điều kiện có thể áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, nếu quyết định được tùy tiện đưa ra bởi cơ quan hành chính của nước nhập khẩu thì chắc chẵn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nước xuất khẩu. Điều này vẫn có thể xảy ra thậm chí khi sử dụng cơ quan giải quyết tranh chấp trung gian. Do đó, những quyết định kiểu như vậy của cơ quan hành chính nước nhập khẩu sẽ không được chấp nhận. Cơ chế tự vệ toàn cầu của WTO đưa ra những qui định chi tiết về công bố công khai, điều trần công khai và công khai báo cáo (SAA 3.1) nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều nắm được đầy đủ thông tin.

Chỉ tiêu thứ 2 là yêu cầu về thông báo và tham vấn đối với nước nhập khẩu. Để thực thi cơ chế tự vệ đúng thủ tục pháp lý, nước nhập khẩu phải đảm bảo nước xuất khẩu có đủ thông tin và thời gian để trình bày luận cứ của phía họ. Điều 12 của hiệp định qui định cụ thể về thời gian và đối tượng cần thông báo và tham vấn cũng như là nội dung thông báo và thủ tục tham vấn. Cơ chế tự vệ song phương và khu vực cũng qui định thực hiện những nghĩa vụ này ở các mức độ khác nhau.

Chỉ tiêu cuối cùng là về áp dụng “giải quyết tranh chấp trung lập”, một kiểu có được phán quyết công bằng của bên thứ 3 ngoài kiểu phân xử quốc tế. Tầm quan trọng của chi số này trong phân tích của chúng tôi là không thể chối cãi. Nếu không có qui định bắt buộc về thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập thì các cơ chế tự vệ thường đặt ra các qui định hoàn toàn dựa vào cách hiểu của các bên liên quan. Các qui định của GATT cho phép nước nhập khẩu có khá nhiều quyền tự ý suy xét về thời gian và cách thức áp dụng các biện pháp tự vệ. Trái lại, WTO thiết lập một hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng hơn (Kotera, 2000),69 theo đó tất cả các vấn đề tranh cãi sẽ được phân xử bởi một bên thứ 3 trung lập. Thông qua việc tìm hiểu loại hình thủ tục giải quyết chúng tôi đánh giá được mức độ đảm bảo cho việc thực thi các biện pháp tự vệ trong các cơ chế tự vệ.

Các chỉ tiêu khác. Ngoài 9 chỉ tiêu nêu trên, cơ chế tự vệ còn bao gồm các qui định khác có thể ảnh hưởng tới tính chất hạn chế thương mại. Trong đó, qui định quan trọng nhất là về việc nghĩa vụ bồi thường cho nước nhập khẩu và quyền cân bằng lại (re-balancing) của nước xuất khẩu. Các qui định này cũng đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế tự vệ song phương và khu vực. Ví dụ, cơ chế tự vệ nhìn chung cho phép nước xuất khẩu thực hiện ngay lập tức các biện pháp re-balancing mà không cần tuân theo điều khoản qui định về thời kỳ đình hoãn như trong hiệp định qui định.70 Do đó, chúng tôi loại trừ những qui định này trong nghiên cứu của mình cho dù chúng đóng vai trò quan trọng trong tổng thể cơ chế tự vệ.

2.4. Phân tích một số cơ chế tự vệ song phương và khu vực

Các qui định cụ thể của từng cơ chế tự vệ xét trên 9 chỉ tiêu nêu trên được qui định tóm tắt trong Bảng A.2 và A.3 phần phụ lục. Trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích từng cơ chế tự vệ và đưa ra đánh giá dựa trên những đặc trưng cụ thể của từng cơ chế.



2.4.1. NAFTA

Cơ chế tự vệ khu vực trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA được qui định từ điều 801 đến 805. Cơ chế này có nhiều điểm tương đồng với cơ chế tự vệ toàn cầu của WTO.71 Mặc dù cơ chế này được NAFTA thông qua trước WTO nhưng có nhiều điểm tương đồng do cả 2 đều dựa vào cơ chế tự vệ của Hoa Kỳ, một nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong NAFTA.72 Xem xét kỹ các điều khoản cụ thể có thể thấy NAFTA qui định chi tiết và cứng rắn hơn về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ. Ví dụ, NAFTA qui định hàng hóa nhập khẩu tăng phải ở mức “đột biến” trong khi WTO qui định không phân biệt cả 2 trường hợp tăng đột biến và tăng tương đối (Điều 8.3)73 Hơn nữa, trong qui định về nguyên nhân gây ra thiệt hại, NAFTA yêu cầu xác định riêng mặt hàng nhập khẩu đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng (điều 801.1) trong khi WTO không đưa ra yêu cầu nào về vấn đề này.

Điểm nổi bật nhất của cơ chế tự vệ NAFTA đó là nó qui định rất rõ ràng rằng không bên nào được phép đề nghị thành lập ban trọng tài kháng lại các biện pháp tự vệ đã được thông qua (điều 804).74 Nếu chỉ nhìn qua chúng ta dễ dàng nghĩ rằng qui định này dường như không phù hợp với một cơ chế tự vệ chặt chẽ như vậy. Nhưng, khi đào sâu tìm hiểu cụ thể các qui định về điều tra tự vệ trong nước chúng ta sẽ nhận thấy việc không cho áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập có thể giúp giảm thiểu việc thiếu đảm bảo tuân thủ.75 Với qui định này, việc thực thi hiệu quả cơ chế tự vệ được đảm bảo không nhiều thông qua việc phối hợp tương tác giữa các nước thành viên mà dựa nhiều vào việc đảm bảo quyền thực thi được qui định đầy đủ và hợp lý bất kể biên liên quan là nước nào.

2.4.2. EFTA

Công ước thành lập Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) được ký kết năm 1960 và sửa đổi năm 2001 có cơ chế tự vệ mang nét rất riêng. Điều 40.1 Công ước qui định điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ như sau: “nếu những khó khăn lâu dài về mặt kinh tế, xã hội hay môi trường đang gia tăng thì nước thành viên có thể đơn phương áp dụng các biện pháp thích hợp theo các điều kiện và thủ tục nêu trong điều 41”. Như vậy, nước thành viên ngay lập tức và hiển nhiên được phép sử dụng các biện hạn chế thương mại nếu không bị cấm theo Công ước, miễn là những khó khăn của “ngành” và “khu vực” được chứng minh là có tồn tại. Do Công ước không qui định cụ thể về bản chất và nội dung của các khó khăn mà chỉ nêu chung chung là khó khăn về “kinh tế”, “xã hội” hay “môi trường” ở mức “nghiêm trọng” nên các nước thành viên được quyền tha hồ tự ý áp dụng các biện pháp tự vệ. Trước đó, công ước năm 1960 cũng qui định tương tự như vậy về điều kiện được phép áp dụng các biện pháp tự vệ nhưng có qui định thêm việc áp dụng được kiểm soát chặt chẽ bởi thủ tục ủy quyền đa phương (điều 20.1) và qui định về khung thời gian áp dụng các biện pháp này (điều 20.2).

Công ước sửa đổi năm 2001 giảm bớt những qui định cứng rắn so với Công ước 1996 có thể hiểu là do hiệp hội thay đổi thành viên và mục tiêu tổng thể. Khi ký kết năm 1960, hiệp hội có 7 thành viên và là hiệp định thương mại tự do lớn nhất lúc đó,76 với mục tiêu tự do hóa thương mại hơn nữa giữa các nước thành viên, vượt lên hệ thống thương mại toàn cầu. Bởi vậy, các nước thành viên có đặc quyền kiểm soát việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại nhằm bảo toàn mục tiêu và lợi ích mới đặt ra của hiệp hội. Do hiện nay các nước thành viên xin rút dần khỏi hiệp hội và do Khu vực kinh tế châu Âu được thành lập giữa EC và 3 trong số 4 nước thành viên còn lại77 của Công ước EFTA 2001 cũng có qui định về cơ chế tự vệ, nên cơ chế tự vệ của Công ước chỉ được áp dụng giữa Thụy Sỹ và 3 nước thành viên EFTA còn lại. Do đó, 3 nước thành viên hầu như không có tiếng nói để thiết lập cơ chế tự vệ linh hoạt hơn và điều này dẫn tới việc các điều kiện áp dụng và cách thức áp dụng rất lỏng lẻo.


Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương