CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế


Bảng 7. Xếp hạng các hiệp định theo mức độ tự do hóa



tải về 0.92 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 7. Xếp hạng các hiệp định theo mức độ tự do hóa

Theo cách tính trung bình cộng Theo phân tích nhân tố

Modes 1 và 2

1 Australia-US 0.810 CER 9.085

2 CER 0.685 Australia-US 8.601

3 Japan-Singapore 0.656 EFTA 8.296

4 US-Singapore 0.652 AFTA 8.048

5 Korea-Singapore 0.617 Japan-Singapore 7.924

6 NAFTA 0.598 Mexico-EU 7.445

7 EFTA 0.525 NAFTA 7.234

8 Chile-Korea 0.508 US-Singapore 6.958

9 Japan-Mexico 0.502 Korea-Singapore 6.645

10 AFTA 0.481 Japan-Mexico 6.370

11 Mexico-EU 0.475 Chile-Korea 5.471

Hệ số xếp hạng tương quan: 0.427
Mode 3

1 Japan-Mexico 0.740 CER 7.950

2 Australia-US 0.723 Mexico-EU 7.872

3 US-Singapore 0.719 Japan-Mexico 7.716

4 NAFTA 0.667 EFTA 7.706

5 Chile-Korea 0.654 Australia-US 7.379

6 CER 0.652 US-Singapore 7.241

7 Korea-Singapore 0.638 NAFTA 6.871

8 Mexico-EU 0.583 Chile-Korea 6.835

9 EFTA 0.571 Korea-Singapore 6.509

10 Japan-Singapore 0.529 Japan-Singapore 6.469

11 AFTA 0.458 AFTA 5.583

Hệ số xếp hạng tương quan: 0.409
Mode 4

1 CER 0.656 EFTA 11.231

2 Korea-Singapore 0.632 CER 11.072

3 US-Singapore 0.618 Korea-Singapore 9.904

4 EFTA 0.606 Mexico-EU 9.514

5 Chile-Korea 0.584 Japan-Mexico 9.492

6 Japan-Mexico 0.538 US-Singapore 9.251

7 NAFTA 0.534 Chile-Korea 9.131

8 Japan-Singapore 0.520 AFTA 9.036

9 Mexico-EU 0.510 Japan-Singapore 8.886

10 Australia-US 0.496 NAFTA 8.338

11 AFTA 0.440 Australia-US 7.320

Hệ số xếp hạng tương quan: 0.682**
** Mức cao là 5%.
Bảng 8. So sánh mức độ tự do hóa theo mức phát triển
Loại hiệp định* Điểm bình quân gia quyền % lĩnh vực miễn trừ (Tổng: 138)

Modes 1 & 2

Phát triển – phát triển 4.681 57.3

Đang phát triển-Đang phát triển 3.866 86.7

Phát triển-Đang phát triển 4.948 73.1

Mode 3


Phát triển-Phát triển 4.403 58.0

Đang phát triển-Đang phát triển 4.061 87.7

Phát triển-Đang phát triển 5.227 71.8

Mode 4


Phát triển-Phát triển 6.056 63.1

Đang phát triển-Đang phát triển 5.153 86.4

Phát triển-Đang phát triển 6.462 69.6
*Dựa trên phân loại của WTO.
8. Kết luận:
Tất cả các hiệp định thương mại tự do được nghiên cứu đều có qui định về thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, mỗi hiệp định qui định khác nhau về cách thức qui định các cam kết, cách thức phân loại ngành, sự tương tác giữa cam kết ngành và cam kết trần và qui định về đầu tư. Từ đó cho thấy các nước phi thành viên rất khó được hưởng lợi ích từ các hiệp định này. Lộ trình tự do hóa trong các hiệp định kiểu GATS thường không được qui định rõ ràng, trong khi các hiệp định kiểu NAFTA-negative -list thường chỉ ra cụ thể. Các hiệp định thường có số lượng các cam kết ngành nhiều hơn so với GATS, nhưng chủ yếu dưới dạng cam kết trần, bảo lưu hoặc hạn chế. Đối với các điều khoản khác như qui định nội địa, công nhận lẫn nhau, trợ cấp, kiều hối, minh bạch và thông lệ phi cạnh tranh, các hiệp định thường qui định phạm vi tự do hóa rộng, nhưng trong 1 số hiệp định chỉ đưa ra các bảo lưu. Các hiệp định kiểu NAFTA thường hướng tới mục tiêu tự do hóa dịch vụ hơn thông qua các hình thức cam kết như đàm phán trong tương lai, các điều khoản về tiếp cận thị trường, phạm vi của các biện pháp tự do hóa. Trong khi đó, tất cả các hiệp định dù là kiểu NAFTA hay kiểu GATS đều có tình trạng hạt nhân của hiệp định là các cam kết cụ thể và cam kết trần thường bị giảm bớt thông qua bảo lưu. Các hiệp định có các đặc điểm khác nhau. Bảng 8 cho thấy các hiệp định giữa các nước đang phát triển có mức độ tự do hóa dịch vụ tương đối thấp. Trong khi các hiệp định giữa các nước phát triển và nước đang phát triển có mức độ tự do hóa cao hơn, thậm chí còn cao hơn cả hiệp định giữa các nước phát triển với nhau. Tuy nhiên, các hiệp định này qui định nhiều miễn trừ. Nhìn chung, việc qui định bảo lưu ảnh hưởng tới mức tự do hóa của các hiệp định. Khuynh hướng này sẽ được phân tích trong một nghiên cứu khác.

Tham khảo
Mattoo, A and P Sauve (eds.) (2003). Các qui định trong nước và Tự do hóa thương mại dịch vụ. . Washington, DC: Nhà xuất bản Ngân hàng thế giới và Nhà xuất bản Oxford University Press.

Nikomborirak, D and SM Stephenson (2001). Tự do hóa thương mại dịch vụ tại các nước Đông Á và Phương Tây. Diễn dàn chính sách thương mại PECC, Các hiệp định thương mại khu vực: Stocktake và Next Steps, Bangkok,12-13 tháng 6.

OECD (2001). Thương mại dịch vụ: Các vấn đề và chiến lược đàm phán. Paris.

OECD (2002a). Huy động lao động trong các hiệp định thương mại khu vực. Báo cáo của Uỷ ban thương mại trang 16.

OECD (2002b). Mối quan hệ giữa các hiệp định thương mại khu vực và hệ thống thương mại đa phương – Đầu tư. Báo cáo của Uỷ ban thương mại trang 18.

OECD (2002b). Mối quan hệ giữa các hiệp định thương mại khu vực và hệ thống thương mại đa phương – Dịch vụ. Báo cáo của Uỷ ban thương mại trang 27.

Sauve, P and RM Stern (eds.) (2000). GATT 2000: những định hướng mới trong tự do hóa thương mại dịch vụ. Washington, DC: Brookings Institution.

Stephenson, SM (2002). Liệu tự do hóa thương mại có thể vượt xa tự do hóa đa phương theo GATS? Tòan cảnh thương mại thế giới, 1(2), 1-33.

WTO (2001). Cẩm nang các cam kết cụ thể theo GATS, S/L/92.



Chương 3

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

SHUJIRO URATA

Thuộc viện nghiên cứu kinh tế, cùng nhóm sinh viên nghiên cứu về châu á thái bình dương thuộc đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản

JOHN SASUYA

Thuộc viện nghiên cứu và phát triển quốc tế, Geneva

  1. Giới thiệu

Trong những thập kỷ gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc tế. Nguyên nhân là do FDI trên thế giới có tốc độ gia tăng nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ gia tăng của GDP thế giới, hoặc thương mại quốc tế. Từ 1994 đến 2004, FDI quốc tế tăng gấp 11 lần, trong khi thương mại quốc tế và GDP toàn cầu chỉ tăng lần lượt 4 và 5 lần. FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tiếp nhận FDI vì FDI không những thúc đẩy sản xuất, tạo ra công ăn việc làm mà còn thúc đẩy chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý. Đây lại chính là 2 nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia tại khu vực Đông Á, nổi bật là Trung Quốc đã rất thành công trong việc thu hút dòng vốn FDI. Đây chính là nhân tố dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại các quốc gia này (theo Urata et al., 2006).

Rất nhiều nhân tố đã ảnh hưởng tới tốc độ mở rộng nhanh chóng quy mô của các dòng FDI trên toàn thế giới cũng như trong khu vực hoặc tại một quốc gia. Việc mở rộng này cũng là một trong những nhân tố hết sức quan trọng góp phần tự do hóa chính sách FDI. Nhận biết được những lợi ích to lớn này, nhiều quốc gia đã và đang thực hiện tự do hóa chính sách thu hút FDI, thậm chí một số nước còn đưa ra động lực như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng cho rằng với chính sách tự do hóa như vậy, họ sẽ có thêm nhiều khoảng trống đầu tư hơn mặc dù đã ở thời điểm hiện tại đã có những cải thiện đáng kể. Với quan điểm như vậy, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề xuất: vấn đề thiết lập nguyên tắc đầu tư sẽ được đưa ra đàm phán đa phương tại các vòng đàm phán. Các nước phát triển mặc dù đã cam kết hỗ trợ tiến trình này, song vẫn chưa thực sự thành công do gặp phải sự phản đối khá gay gắt từ phía các nước đang phát triển. Mặc dù sẵn sàng thu hút FDI, song tất cả các nước vẫn muốn tham gia vào quá trình điều hành hoặc hạn chế FDI vì những nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến là nguyên nhân an ninh quốc gia, bảo hộ nền công nghiệp cũng như bảo vệ người lao động.

Đối mặt với các nguyên tắc cũng như hạn chế áp dụng với hoạt động FDI, các nước đầu tư bắt đầu sử dụng hiệp định thương mại tự do (FTAs) để thực hiện tự do hóa chính sách FDI tại nước đối tác ký kết FTA. Các điều khoản về FDI trong FTAs cho phép nhà đầu tư của nước đối tác được hưởng nhiều đặc quyền hơn khi thực hiện kinh doanh tại nước mình. Những đặc quyền này bao gồm tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thiết lập và yêu cầu thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia, tiêu chí đánh giá hiệu quả như tỉ lệ nội địa hóa và vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, FTAs cũng bao gồm các điều khoản đảm bảo an toàn như tuân thủ luật pháp để hạn chế FDI ở cấp độ quốc gia. Bài nghiên cứu này tập trung phân tích chất lượng của các FTAs dưới dạng phân tích nguyên tắc FDI căn cứ vào 7 FTAs khu vực và song phương: Nhật Bản–Singapore, Nhật Bản –Mexico, hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Mỹ –Australia, Mỹ –Singapore, Hàn quốc –Singapore, và Hàn quốc –Chile. Những hạn chế đối với FDI được đề cập đến trong bài nghiên cứu này bao gồm: (i) Hạn chế về quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường, (ii) Nguyên tắc đối xử quốc gia, (iii) Quy trình xem xét và chấp nhận, (iv) Công tác quản lý và thành phần ban lãnh đạo, (v) sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, (vi) Tiêu chí đánh giá hiệu quả. Mục 2 dưới đây sẽ giải thích phương pháp luận được sử dụng để đánh giá nguyên tắc FDI, còn mục 3 sẽ thảo luận kết quả phân tích đạt được, mục 4 sẽ đưa ra các kết luận.



  1. Phương pháp luận

Trên thực tế đã có một vài bài nghiên cứu đánh giá về tính hạn chế của chính sách FDI, cụ thể như Golub (2003) đã tiến hành nghiên cứu những hạn chế đối với hoạt động FDI tại các quốc gia OECD trong giai đoạn 1998 – 2000 thông qua kiểm chứng những quy định về vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, quy trình xem xét và chấp thuận, cũng như những hạn chế khác quy định số lượng thành viên ban lãnh đạo, chu chuyển nhân sự, các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh và một số nguyên tắc hoạt động khác. Golub cũng nhận định Anh là quốc gia có cơ chế thông thoáng hơn cả trong khi Iceland lại là quốc gia có cơ chế kém thông thoáng nhất trong số 28 nước thành viên OECD. Vị trí xếp hạng của các quốc gia trong số các nước được đưa vào nghiên cứu (với độ thông thoáng giảm dần) như sau: Mỹ (14), Nhật Bản (21), Hàn quốc (22), Australia (24), Mexico (25), Canada (27). Nhiều quốc gia ở Châu Âu có vị trí xếp hạng khá cao.

PECC (2002) đánh giá cơ chế FDI của các nền kinh tế APEC bằng việc kiểm chứng các quy định FDI một cách toàn diện, cụ thể là quy định về tiếp cận thị trường, quy trình kiểm tra, nguyên tắc tối huệ quốc, quy định chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nguyên tắc cấp giấy phép lao động, tiêu chí đánh giá hiệu quả, giải quyết tranh chấp, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu vốn. Hong Kong là một trong những nơi có cơ chế thu hút thông thoáng nhất, trong khi đó Brunei lại là nước kém nhất trong số 19 thành viên APEC được đề cập đến trong bài nghiên cứu này. Vị trí xếp hạng đối với các quốc gia cụ thể như sau: Australia (2), Nhật Bản và Hàn quốc (3), Mỹ (5), Singapore (7), Canada (10), và Mexico (14). Nghiên cứu PECC cũng chỉ ra cơ chế FDI tại các nước đang phát triển có nhiều hạn chế hơn so với các nước phát triển. Bảng số 1 dưới đây là kết quả của việc áp dụng phương pháp luận mới có điều chỉnh so với phương pháp được Golub sử dụng năm 2003. Tính hạn chế của các nguyên tắc FDI được xem xét trên 6 khía cạnh: quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tiếp cận thị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia, quy trình xem xét và chấp thuận, thành viên ban lãnh đạo và ban điều hành, chu chuyển nhà đầu tư, tiêu chí đánh giá tính hiệu quả. Thang điểm với điểm số càng cao phản ánh mức độ thông thoáng đối với FDI càng lớn.

Các khía cạnh khác nhau được xem xét theo tỉ trọng khác nhau. Hầu hết các FTAs đều đưa ra hạn chế về quyền sở hữu, và kiểm soát trong một doanh nghiệp trong nước, được thể hiện bằng mức vốn sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài. Khi tính toán điểm số tổng thể, mức hạn chế về quyền sở hữu được xét theo tỷ trọng 0.4, trong khi hạn chế về nguyên tắc đối xử quốc gia được xét theo tỷ trọng 0.2 trong tổng tỷ trọng của tất cả các nhân tố. Các hạn chế khác như quy trình xem xét, thành viên ban điều hành, sự gia nhập của nhà đầu tư nước ngoài, tiêu chí đánh giá hiệu quả được xét theo tỷ trọng 0.1 cho mỗi loại hạn chế. Do đó, bản nghiên cứu này đã loại trừ được những bất cập trong phương pháp phân tích của Golub, trong đó một số nhân tố được xem xét theo tỉ trọng lớn hơn 1, mà đó lại là mức hệ số xác suất lớn nhất để xác định mức độ hạn chế của các nguyên tắc FDI. Đối với các ngành phụ hoặc tiểu ngành được đề cập đến trong bài phân tích, tỉ trọng áp dụng cho các hạn chế căn cứ vào tầm quan trọng của nó so với toàn bộ ngành.

Phương pháp này cũng tiềm ẩn những bất cập riêng mà nguyên nhân có thể do cách áp tỷ trọng ngẫu nhiên hoặc cố định sẵn. Tuy nhiên, các bất cập này sẽ được giảm thiểu khi đưa ra tiêu chuẩn riêng cho toàn bộ hạn chế được xem xét, và phân tích cẩn thận, đồng thời thực hiện so sánh kết quả phân tích của 1 FTA so với một FTA khác. Thêm vào đó, mục đích của bài nghiên cứu này là kiểm chứng tính hiệu quả của các chính sách như chính sách tự do hóa trong hoạt động đầu tư thông qua FTAs, do đó sẽ không xét đến thực tế có kinh doanh hay không ví dụ như hành động tham nhũng, mà đây có thể là nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn đầu tư.

Nguyên tắc FDI cũng được xem xét theo ngành sau đó được tổng hợp lại để đưa ra điểm số cuối cùng bằng cách áp dụng một mức tỷ trọng đồng đều. Bài phân tích này phân tích tính hạn chế của 21 ngành chính và 158 ngành phụ ISIC.

Bảng 1. Đánh giá những rào cản đối với FDI ( tối đa 1.0 = tự do hoàn toàn)
Rào cản đối với sở hữu và tiếp cận thị trường

Không cho phép nước ngoài 0

1-19% được cho phép 0.1

Bảo lưu đối với sở hữu và tiếp cận thị trường 0.25

20-34% được cho phép 0.4

35-49% được cho phép 0.5

50-74% được cho phép 0.7

75-99% được cho phép 0.8

Không bị hạn chế nhưng bị ràng buộc 0.9

Yêu cầu hiện diện thương mại 0.9

Không có hạn chế nào 1

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Không áp dụng NT 0

Bảo lưu quyền áp dụng NT 0.25

Không có hạn chế nào 1

Rà soát và phê duyệt

Khách quan đối với các trường hợp 0

trái với lợi ích quốc gia

Phải chứng minh được đầu tư đem lại lợi ích 0.1

trước khi được phê duyệt

Bảo lưu những hạn chế trong tương lai 0.25

Khách quan dựa trên qui mô đầu tư 0.5

Thông báo trước hay sau 0.9

Không có hạn chế nào 1

Thành phần ban giám đốc công ty

Tất cả các thành viên giám đốc đều

là người trong nước 0

Bảo lưu những hạn chế trong tương lai 0.25

Đa số phải thuộc về trong nước 0.5

Ít nhất một thành viên là người trong nước 0.75

Phải được đang ký trong nước 0.9

Không có hạn chế nào 1

Dòng chuyển dịch đầu tư

Không cho phép 0

Được phép trong 1 năm 0.1

Bảo lưu các biện pháp trong tương lai 0.25

Từ 1 đến 2 năm 0.4

Từ 3 đến 4 năm 0.5

Từ 4 đến 10 năm 0.8

Không có hạn chế nào 1

Yêu cầu thực hiện

Nội dung địa phương 0.75

Khác 0.9


    1. 3.1. Mức độ hạn chế

Mức độ và phương pháp hạn chế hoạt động FDI tại các quốc gia ký kết FTAs được chỉ rõ trong bảng số 2 dưới đây. Trong số các FTAs này, hiệp định giữa Nhật Bản - Mexico và hiệp định giữa Hàn Quốc và Chile là những hiệp định có tính chất hạn chế cao nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Mexico (EPA) có mức hạn chế tương đương 0.687 điểm, gần bằng số điểm áp dụng cho FTA giữa Hàn Quốc – Chile là 0.688 điểm. So với đối tác kinh tế Nhật Bản thì Mexico có mức độ hạn chế cao hơn. Con số 0.601, thấp nhất trong số tất cả các điểm số áp cho các quốc gia đã chỉ ra Mexico là nước có mức độ hạn chế cao nhất đối với hoạt động FDI. Theo như các số liệu được chỉ ra trong bảng dưới đây, Mexico có điểm số thấp nhất áp cho điều kiện tiếp cận thị trường của đầu tư nước ngoài, theo đó quy định Mexico là một khu vực hạn chế không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu đất. Ngược lại, Nhật Bản mặc dù cũng đưa ra các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ Mexico, nhưng không hoàn toàn cấm. Trong tất cả các ngành, Nhật Bản đều có thể cấm hoặc hạn chế việc sở hữu cổ phần hoặc tài sản của nhà đầu tư Mexico; hoặc cấm, hạn chế hoạt động đầu tư vào khu vực nhà nước theo đó cho phép họ sở hữu cổ phần tại một doanh nghiệp hay một cơ quan nhà nước.

Kết quả cho thấy FTA giữa Hàn quốc – Chile có mức hạn chế tương đương với EPA giữa Nhật Bản – Mexico, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác nhau trong bản chất của mức độ hạn chế giữa 2 hiệp định thương mại này. Hàn Quốc và Chile có cùng một mức độ hạn chế như nhau trong khi với EPA giữa Nhật bản – Mexico, Mexico lại quy định mức hạn chế cao hơn so với đối tác Nhật Bản. Trong tất cả các ngành được xét đến, cả Hàn quốc và Chile đều bảo toàn quyền áp dụng điều khoản hạn chế đối với việc tiếp cận thị trường, nguyên tắc đối xử quốc gia, thành phần ban lãnh đạo, tiêu chí đánh giá hiệu quả. Đây cũng chính là 2 trong số các quốc gia có mức hạn chế cao nhất đối với quyền sở hữu đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường. Hai nước này cũng duy trì mức độ hạn chế cao nhất đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và thương nhân, đồng thời đảm bảo quyền được áp dụng các biện pháp hạn chế trong tương lai đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có hữu tài sản nhà nước. Ngoài ra, hai nước ngày còn áp dụng các biện pháp hạn chế cao nhất trong nhóm ngành đầu tiên được xét đến trong bài nghiên cứu này. FTAs giữa Hàn Quốc – Chile cho phép nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là một quốc gia được phép sở hữu tối đa dưới 50% vốn pháp định quy định trong ngành chăn nuôi bò lấy thịt hoặc kinh doanh bán buôn các loại thực phẩm từ thịt tại Hàn Quốc. Ngành khai mỏ của Chile là một ngành đóng bởi đây là ngành mà bất kỳ hoạt động nào liên quan đều phải tuân theo nghị định của tổng thống. Cả hai quốc gia này cũng áp dụng mức ngăn chặn cao nhất cho ngành thông tin - viễn thông và giáo dục. Trong lĩnh vực thông tin và viễn thông, và trong số tất cả đối tác FTAs thì mức độ hạn chế đầu tư nước ngoài tại Hàn quốc và Chile là cao nhất, thể hiện bằng điểm số lần lượt là 0.45 và 0.43. Ngoài ra, trong lĩnh vực này Australia cũng áp dụng mức hạn chế khá cao. Cả Hàn Quốc và Chile đều hạn chế quyền sở hữu nước ngoài đối với vốn và tiếp cận thị trường, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình như phát sóng các chương trình trong nước.

NAFTA và FTA giữa Hàn Quốc – Singapore cũng thực hiện các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó NAFTA có mức độ hạn chế rất cao, nguyên nhân là do 2 quốc gia trong khối Canada và Mexico có mức hạn chế cao hơn hẳn mặc dù mức hạn chế của Mỹ lại khá thấp. Mỹ luôn đòi hỏi phải có sự ưu đãi từ các quốc gia khác. Canada và Mexico có mức hạn chế khá cao trong nhóm ngành thứ nhất: ngành nông nghiệp Canada có mức điểm trung bình là 0.44 trong khi ngành nông nghiệp Mexico có mức điểm trung bình là 0.42. Ngành khai thác mỏ của Mexico là một ngành đóng còn tại Canada mức hạn chế với ngành này rất cao, thể hiện qua mức điểm trung bình áp dụng 0.36. Những hạn chế cụ thể liên quan tới quyền sở hữu các quặng kim loại (uranium and thorium) với tỉ lệ tối đa 49%; không được phép gia tăng tỉ lệ này theo quy định đưa ra trước ngày 23/12/1987. Ngành khai thác dầu và khí gas tự nhiên cũng áp dụng những hạn chế tương tự đối với hoạt động đầu tư. Ngoài ra, các quốc gia ở Bắc Mỹ cũng áp dụng những hạn chế hết sức chặt chẽ đối với ngành tài chính, giao thông vận tải, thông tin và viễn thông. Ở Canada, sự hạn chế đối với ngành giao thông vận tải ở mức rất cao, thể hiện bằng điểm số 0.38, trong khi ở Hoa Kỳ, ngành tài chính có mức hạn chế tương đương với 0.58 điểm, ở Mexico, ngành điện là ngành đóng.

Trong FTA giữa Hàn quốc – Singapore, Hàn quốc duy trì mức hạn chế rất cao trong rất nhiều ngành có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với Singapore, điều đó đồng nghĩa với việc Singapore có cơ chế thông thoáng hơn đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.



Bảng 2. Mức độ hạn chế FDI của một số FTA tiêu biểu

 

Hạn chế sở hữu nước ngòai/tiếp cận thị trường

Nguyên tắc đối xử quốc gia

Rà soát và Phê duyệt

Ban lãnh đạo công ty

Dòng chuyển dịch lao động

Yêu cầu thực hiện

Tổng

Xếp hạng

US-Australia



















0.838

1

US

0.34

0.174

0.098

0.097

0.1

0.096

0.905

 

Australia

0.273

0.164

0.047

0.089

0.1

0.097

0.77

 

US-Singapore FTA



















0.825

2

US

0.326

0.172

0.098

0.096

0.1

0.096

0.888

 

Singapore

0.278

0.157

0.096

0.039

0.1

0.093

0.763

 

Japan-Singapore EPA
















0.767

3

Japan

0.276

0.157

0.086

0.088

0.048

0.095

0.75

 

Singapore

0.343

0.158

0.089

0.045

0.05

0.098

0.784

 

Korea-Singapore FTA
















0.741

4

Korea

0.259

0.156

0.082

0.083

0.075

0.038

0.693

 

Singapore

0.31

0.173

0.095

0.046

0.075

0.088

0.788

 

NAFTA



















0.71

5

Canada

0.28

0.158

0.009

0.025

0.1

0.049

0.621

 

Mexico

0.222

0.135

0.023

0.089

0.095

0.089

0.654

 

US

0.292

0.18

0.092

0.094

0.1

0.096

0.855

 

Korea-Chile FTA



















0.689

6

Korea

0.271

0.146

0.063

0.082

0.05

0.091

0.704

 

Chile

0.272

0.142

0.095

0.069

0.05

0.045

0.673

 

Japan-Mexico EPA



















0.687

7

Japan

0.305

0.162

0.084

0.084

0.048

0.09

0.773

 

Mexico

0.234

0.142

0.024

0.065

0.048

0.088

0.601

 

Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương