CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế


Bảng 5A. Các cam kết trần (những bảo lưu)



tải về 0.92 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bảng 5A. Các cam kết trần (những bảo lưu)

Hiệp định Các cam kết

NAFTA Hạn chế về quyền sở hữu đối với các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp tư

nhân và công ty công (3)

Rà soát việc trưng thu trực tiếp những tài sản có giá trị lớn (3)

Hạn chế yếu tố nước ngoài trong thành phần ban lãnh đạo công ty (3)

Yêu cầu cư trú đối với chủ sở hữu (3)
Hạn chế mua đất (3)
Yêu cầu về hiện diện địa phương (tất cả)
Vấn đề đặc sản (tất cả)

EFTA Phủ nhận lợi ích của doanh nghiệp có ít sự hiện diện địa phương (3)

Xem xét cân bằng tỷ lệ giữa vốn trong nươc và vốn nước ngoài, tỷ trọng người nước ngoài trong số tổng dân số trong nước, cân bằng việc làm so với tổng dân số, cân bằng nhân khẩu học và cân bằng phát triển kinh tế trong nước (tất cả)

Yêu cầu về chứng chỉ và giấy phép (tất cả)

Yêu cầu về người cư trú (tất cả)

Hạn chế mua đất (3)

Hạn chế giám đốc công ty là người nước ngoài (3)

Hạn chế tư cách được hưởng trợ cấp (tất cả)

Mexico-EU Hạn chế nhóm người được nhập cảnh (4)

Qui định về thời gian được phép ở lại (4)

Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc khi nhập cảnh (4)

Yêu cầu về bằng cấp (4)

Hạn chế số lượng người (4)
Hạn chế mua đất (3)

Hạn chế mua trái phiếu và giấy tờ có giá (3)

Hoa Kỳ-Singapore Hạn chế mua cổ phiếu của các công ty nhà nước (3)

Hạn chế sở hữu (3)

Yêu cầu về quốc tịch và người cư trú khi đăng ký làm giám đốc các công ty (tất cả)

Quyền mua và sử dụng đất (3)

Quyền thông qua hay duy trì hạn chế đối với tiếp cận thị trường miễn là không vi phạm GATS(tất cả)

Quyền thông qua hay duy trì hạn chế đối với nguyên tắc đối xử quốc gia theo các cam kết quốc tế có hiệu lực (tất cả)

Vấn đề dân tộc thiểu số (tất cả)

AFAS Hạn chế quốc tịch ban giám đốc công ty (3)

Qui định tiêu chuẩn nhóm người được phép nhập cảnh (4)

Yêu cầu giấy phép thành lập công ty (3)

Hạn chế thành lập các công ty như liên doanh, trách nhiêm hữu hạn (3)

Hạn chế sở hữu vốn (3)

Khả năng được áp dụng Luật lao động và Luật nhập cư (4)

Mua đất (3)

Yêu cầu về bằng cấp học vị (3,4)

Thời gian nhập cảnh (4)

Kiểm tra nhu cầu trao đổi chuyên gia giữa các công ty (4)

Phân biệt thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty nước ngoài (3)

Hạn chế mua lại, sát nhập (3)

Hạn chế tiếp cận thị trường tín dụng trong nước (3)


Hạn chế tiếp cận các ưu đãi (3)

Bảng 5A. (tiếp theo)

Hiệp định Các cam kết

AFTA-TQ Đang đàm phán

Nhật-Singapore Hạn chế tiếp cận với trợ cấp và ưu đãi (3,4)

Nghĩa vụ tuyển dụng giám đốc và chủ tịch là người trong nước (3,4)

Mua đất (3)

Qui định về chuyển đổi nội tệ (3)

Loại trừ nguyên tắc đối xử quốc gia về tư nhân hóa tài sản sở hữu nhà nước (3)

Hạn chế cư trú dài hạn (3)

Thời gian nhập cảnh (4)

Nhóm người được phép nhập cảnh (4)
Không áp dụng nguyên tắc NT đối với mode 4 khi nhập cảnh vào Singapore (4)

Nhật-Mexico Yêu cầu về quốc tịch đối với ban giám đốc công ty (3)

Hạn chế sở hữu nước ngoài(3)
Hạn chế tiếp cận trợ cấp (3,4)

Quyền thông qua hoặc duy trì các biện pháp đối với dịch vụ mới (1,2,4)

Hạn chế mua trái phiếu, công trái (3)

Chile-Hàn Quốc Mua đất (3)

Yêu cầu tuyển dụng với lao động trong nước (1,2)

Yêu cầu cư trú (hiện diện địa phương) (1,2)


Vấn đề đặc sản (tất cả)

Hạn chế mua cổ phần và tài sản của công ty nhà nước (3)

Giao dịch vốn của người không cư trú phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền (3)

Hàn Quốc-Singapore Hạn chế cung cấp dịch theo mode 4 (tất cả)

Cho phép giao dịch vốn của người không cư trú (3)

Hạn chế mua cổ phần và tài sản của công ty nhà nước (3)

Mua đất (3)

Vấn đề dân tộc thiểu số (tất cả)

Australia-Hoa KỳTất cả các biện pháp không tuân thủ trong phạm vi khu vực của chính phủ (tất cả)

Áp dụng hạn chế đối với đầu tư lớn của 1 số công ty vào tất cả các ngành

CER Không có cam kết trần

* Trong dấu ngoặc đơn là transaction mode.



Bảng 5B. Những bảo lưu của các cam kết cụ thể trong 1 số ngành

Ngành Bảo lưu thường áp dụng

Dịch vụ kinh doanh Hạn chế số lượng nhà cung

cấp (1,2)

Chứng nhận của người, giám đốc hoặc công ty (1,2,3)

Yêu cầu đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ (1,2,3)

Hạn chế sở hữu nước ngoài và thành phần ban giám đốc (3)

Số lượng người trong nước tối thiểu (1,2)

Kinh nghiệm (1,2)

Hiện diện địa phương (1,2)

Yêu cầu cụ thể về chứng chỉ và giấp phép (1,2)
Ngành Bảo lưu thường áp dụng
Dịch vụ truyền thông Yêu cầu đăng ký đối với nhà cung cấp dịch vụ

(1,2,3)


Công ty trong nước được phép độc quyền trong 1 số lĩnh vực dịch vụ (3)
Yêu cầu thông báo trước về ý định đầu tư đối với dịch vụ viễn thông (3)
Yêu cầu quốc tịch đối với doanh nghiệp (3)
Hạn chế số lượng nhà đầu tư nước ngoài trong 1 số lĩnh vực (3)

Hạn chế sở hữu nước ngoài (3)

Dịch vụ phân phối Hiện diện địa phương (1,2)

Dịch vụ tài chính Hiện diện thương mại (1,2)

Yêu cầu giấy phép trong 1 số lĩnh vực (1,2,3)

Luật bảo hộ bảo mật thông tin (1,2,3)


Dịch vụ y tế, XH Qui định về bằng cấp của người, giám đốc và doanh nghiệp

(1,2,3)


Yêu cầu đăng ký đối với nhà cung cấp (1,2,3)

Dịch vụ vận tải Sở hữu và kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động của

tàu bè, dịch vụ hàng không

Kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặt ra tiêu chuẩn giám định, chất lượng nước, hoa tiêu, cứu hộ, kiểm soát buôn lậu ma túy và thông tin truyền thông đường biển

Bằng cấp và yêu cầu về công dân đối với thủy thủ

Yêu cầu về manning

Độc quyền của 1 công ty trong nước trong 1 số lĩnh vực

Vấn đề cấp phép của chính phủ

Hạn chế về quốc tịch và cư trú.
* Trong dấu ngoặc đơn là transaction mode.


2.3. Hiệp định kiểu GATS và hiệp định kiểu NAFTA:

Các hiệp định kiểu NAFTA qui định các biện pháp tự do hóa toàn diện hơn (xem Bảng A.4), bao gồm các điều khoản qui định liên quan tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, các qui định nội địa, độc quyền và minh bạch. Điều này một phần là do trong chương thương mại dịch vụ, kiểu NAFTA qui định cụ thể riêng cho từng biện pháp này và áp dụng với tất cả hàng hóa và dịch vụ trong khi kiểu GATS chỉ qui định chung chung.41 Có 1 số lĩnh vực dịch vụ được loại trừ khỏi chương mặc dù loại trừ chỉ thường phổ biến trong mua sắm chính phủ.

Trong các hiệp định gần đây, đầu tư vào dịch vụ và dòng chảy lao động giữa các nước được qui định trong một chương riêng. Tuy nhiên, trong một số hiệp định như hiệp định giữa Nhật Bản và Singapore và AFAS, tự do hóa đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được qui định trong cả chương dịch vụ và chương đầu tư hoặc một hiệp định riêng về đầu tư. Thứ tự ưu tiên áp dụng qui định nào thì không được nói rõ. Mặc dù Hiệp định về đầu tư ASEAN có nói rõ đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được qui định trong AFAS, hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Singapore không chỉ rõ mối liên hệ chương giữa đầu tư và chương dịch vụ và điều này có thể gây nhầm lẫn về cách hiểu. Thêm vào đó, chương qui định về đầu tư đưa ra danh sách các lĩnh vực đầu tư được bảo hộ và các cam kết sàn của nó có thể áp dụng được cho cả lĩnh vực dịch vụ (điều này sẽ được thảo luận trong một nghiên cứu khác tới đây).42

Nhìn chung, hầu hết các hiệp định kiểu NAFTA đều có nêu rõ tiến trình đàm phán trong khi các hiệp định kiểu GATS thường chỉ rập khuôn theo GATS. Chúng ta thường thấy các điều khoản của GATS trên văn bản có tính chất tự do hóa thấp hơn chính sách triển khai trên thực tế. Các nước ký kết hiệp định theo kiểu positive – list có xu hướng hạn chế tự do hóa ở mức tối thiểu. Ví dụ, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) đã thông qua hình thức kiểu GATS – plus nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh thông qua đàm phán thông thường. Hiệp định bước đầu tạo ra tự do hóa ở mức độ tối thiểu sau đó sẽ mở rộng dần dần nhằm thúc đẩy tự do hóa trong tương lai. Trong cam kết tham gia của mỗi nước thành viên đưa ra một danh sách rất dài các lĩnh vực bị hạn chế tự do. Các cam kết này đã được sửa đổi 4 lần kể từ khi ký hiệp định vào các năm 1997, 1998, 2001 và 2004. Số lượng các lĩnh vực tự do hóa tăng dần nhưng các hạn chế đặt kèm theo cũng tăng lên nhanh chóng. Kết quả là, AFAS vẫn chưa thúc đẩy được tự do dịch vụ trong khu vực: theo một nghiên cứu AFAS ở mức độ ngành của Nikomborirak and Stephenson (2001), AFAS không tự do bằng GATS.

Hiệp định ASEAN – Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán và các điều khoản qui định về dịch vụ vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng có thể thấy được thiện chí thúc đẩy tự do hóa trong tương lai. Tuy nhiên, thậm chí nếu được chính thức thông qua thì với những gì các nước ASEAN đã thể hiện, chúng ta có thể thấy triển vọng tự do hóa lĩnh vực dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN cũng không mấy sáng sủa.

Tóm lại, qua phân tích các hiệp định có thể kết luận như sau: mức độ tự do hóa của các hiệp định không phụ thuộc vào hình thức trình bày các cam kết mà chỉ có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả tự do hóa trong tương lai.



3. Qui định trong nước:

Để tạo điều kiện cho tự do hóa thương mại, các nước thành viên cần tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, Bảng A.4 cho thấy có rất ít hiệp định qui định về vấn đề này. Mặc dù GATS có qui định về vấn đề này và đã nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên về các biện pháp hạn chế không phân biệt đối xử, đặc biệt là thông qua việc cấp phép và công nhận chứng chỉ nhưng các nước vẫn rất miễn cưỡng khi thông qua cam kết về vấn đề này. Nhiều hiệp định dịch vụ khu vực không tạo ra được tự do hóa hiệu quả và các nhà cung cấp dịch vụ vẫn phải chịu các biện pháp hạn chế gián tiếp. Thêm vào đó, các nước liên bang như Hoa Kỳ và Canada thường cho phép các bang hoặc tỉnh tự duy trì biện pháp không phân biệt đối xử của mình khiến tình trạng càng trở nên phức tạp hơn.

Phần lớn các hạn chế có liên quan tới các qui định trong nước. Ví dụ, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài muốn tham gia và thị trường cần phải được chính quyền sở tại cấp phép. Luật lao động trong nước thường được áp dụng cho cả những lao động nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trong nước. Trong hầu hết các trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cần tuân thủ các qui định của luật trong nước. Sự công nhận lẫn nhau là vấn đề thiết yếu cho các giao dịch đa biên thực hiện và thường được qui định trong hầu hết các hiệp định. Các hạn chế đưa ra đều nhằm hạn chế năng lực của nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông và tài chính (Bảng 5B).

Các hiệp định khu vực thường có các điều khoản qui định về chuyển tiền, thanh toán và minh bạch. Các hiệp định trước đây có vẻ tự do hơn trừ khi cán cân thanh toán gặp rắc rối. Trong khi đó, các hiệp định sau này có sự chênh lệch lớn giữa hình thức và nội dung. Đa số các hiệp định đều qui định các biện pháp nhằm duy trì sự minh bạch như yêu cầu thông cáo rộng rãi nhưng nội dung của hiệp định lại khó minh bạch do hình thức không được tiêu chuẩn hóa.

Các hiệp định thường không qui định về trợ cấp và thực trạng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Chỉ có hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Singapore, Australia – Hoa Kỳ và CER có qui định về thực trạng kinh doanh. Các qui định về độc quyền và các nhà cung cấp thuộc diện loại trừ thường được qui định trong một chương riêng và thường được áp dụng cho lĩnh vực công nghiệp hơn là dịch vụ. Các biện pháp phi cạnh tranh về nguyên tắc là bị cấm nhưng có thể được cho phép trong một số lĩnh vực chủ chốt do một số ít nhà cung cấp trong nước thâu tóm và cung cấp độc quyền như viễn thông và giao thông vận tải.

4. Tiếp cận thị trường và Nguyên tắc đối xử quốc gia:

Tiếp cận thị trường và nguyên tắc đối xử quốc gia là các nguyên tắc căn bản trong tự do hóa thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Trong lĩnh vực dịch vụ, tiếp cận thị trường và nguyên tắc đối xử quốc gia dường như không được phân biệt rạch ròi mặc dù WTO đã có hướng dẫn chính thức về vấn đề này. Qua nghiên cứu 12 hiệp định, chúng ta có thể thấy những hạn chế áp dụng đối với nguyên tắc đối xử quốc gia thường liên quan tới điều kiện về người cư trú và hạn chế tiếp cận với trợ cấp. Nhiều hiệp định yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thường phải là người cư trú. Tròn hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Singapore, chỉ các công ty Nhật mới được hưởng trợ cấp R&D tại Nhật. Trong hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Mexico, có rất nhiều điều khoản hạn chế nhà cung cấp dịch vụ của nước đối tác được hưởng trợ cấp. (xem Bảng 5A).

Các hiệp định kiểu GATS và kiểu NAFTA qui định khác nhau về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia. Các hiệp định kiểu negative – list như Chile – Hàn Quốc, Hàn Quốc – Singapore, Australia – Hoa Kỳ thường qui định chung chung trong khi các hiệp định kiểu GATS như Nhật Bản – Singapore thường qui định theo các cam kết cụ thể và chỉ áp dụng cho các lĩnh vực mà mỗi thành viên đề xuất. Về phương diện này, các hiệp định kiểu NAFTA tự do hơn GATS.

Các hạn chế về tiếp cận thị trường được áp dụng cho nhiều lĩnh vực và dưới dạng yêu cầu về quốc tịch, qui định về sở hữu nước ngoài43, loại hình công ty và các hạn chế về số lượng giao dịch (hạn chế số lượng). Các hạn chế này là trở ngại nghiêm trọng đối với tự do hóa thương mại dịch vụ.

Những hạn chế đối với tiếp cận thị trường là nhằm bảo hộ thị trường nội địa. Do đa số loại trừ ngành đều liên quan tới tiếp cận thị trường nên có thể so sánh mức độ mở cửa thị trường giữa các hiệp định thông qua so sánh số lượng ngành được loại trừ. Bảng 3 và 4 cho thấy, các hiệp định song phương như Australia – Hoa Kỳ và CER qui định ít loại trừ hơn hiệp định của các nước kém phát triển hơn. Điều này có thể là do các nước phát triển có nhiều nhà cung cấp dịch vụ tốt, qui mô thị trường tương đối lớn nên có nhu cầu trao đổi, chia sẻ thị trường thông qua hiệp định thương mại song phương. Do thị trường dịch và các nhà cung cấp còn đang trong giai đoạn sơ khai nên các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp bảo hộ nhiều hơn.

5. So sánh giữa hiệp định song phương và hiệp định đa phương:

Giữa hiệp định song phương và hiệp định đa phương không có sự khác biệt rõ ràng về hình thức và nội dung. Việc các cam kết khu vực lựa chọn hình thức liệt kê binding – style hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc nó là hiệp định song phương hay đa phương. Đồng thời, các loại trừ được đưa ra cũng không phụ thuộc vào qui mô của hiệp định. Các hiệp định song phương thường hay đưa ra các điều khoản về qui định trong nước (ví dụ Hiệp định Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc – Singapore, Australia – Hoa Kỳ). Các hiệp định song phương thường qui định về công nhận lẫn nhau tự do hơn GATS. Trong các hiệp định song phương gồm 3 giao dịch, thường có 1 chương qui định về đầu tư hoặc các điều khoản tự do hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước, về quốc tịch (người cư trú) của ban lãnh đạo công ty và các yêu cầu về năng lực hoạt động. Mặc dù những điều này có thể cho thấy rằng các hiệp định song phương có vẻ tự do hóa hơn các hiệp định đa phương nhưng các hiệp định này đều qui định những hạn chế được nêu ra trong các cam kết cụ thể.



6. Nguyên tắc xuất xứ:

Phần lớn các hiệp định đều có điều khoản qui định về nguyên tắc xuất xứ. Nhìn chung, các hiệp định đều đưa ra 2 trường hợp không được công nhận xuất xứ là:

(i) không hoạt động đáng kể tại nước thành viên tham gia hiệp định.

(ii) chủ sở hữu của công ty dịch vụ là người nước không phải thành viên.

Một số hiệp định, chẳng hạn Hiệp định Nhật Bản – Singapore và Hàn Quốc – Singapore, đưa ra một điều khoản độc lập qui định về trường hợp không công nhận xuất xứ trong khi các hiệp định khác như EU – Mexico qui định về vấn đề này trong điều khoản qui định phạm vi dịch vụ hoặc định nghĩa dịch vụ.

Các dịch vụ outsourcing ra một nước phi thành viên có thể không thỏa mãn nguyên tắc xuất xứ. Tuy nhiên, không giống như hàng hóa, việc xác định xuất xứ của dịch vụ rất khó khăn, đặt biệt là khi thương mại điện tử đang dần trở thành một công cụ đắc lực trong việc triển khai thương mại xuyên quốc gia.



7. Đánh giá tổng quan về mức độ tự do hóa:

Cuối cùng, chúng ta đi đánh giá mức độ tự do hóa của từng hiệp định. Một cách đánh giá là tính bình quân cộng các điểm số của từng khoản mục trong hệ thống cho điểm (scoring system), sau đó đem so sánh số bình quân cộng này giữa các hiệp định. Chúng ta cũng có thể cho thêm trọng số cho từng khoản mục để tính ra con số bình quân gia quyền để so sánh.

Trong báo cáo này, trọng số cho từng khoản mục được xác định thông qua việc phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố dựa trên 80 hiệp định chọn mẫu và các nhân tố đưa ra có khả năng phản ánh được mức độ tự do của các hiệp định. Từ bảng 6 có thể thấy nhân tố đầu tiên là chỉ số tổng quát hơn cả bởi vì nó cho giá trị cao hơn không chỉ đối với các biện pháp chính của phần hình thức hiệp định như nguyên tắc đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường mà còn đối với các biện pháp của phần nội dung hiệp định. Hơn nữa, nhân tố đầu tiên chiếm 50% tổng phương sai. Bởi vậy, nhân tố đầu tiên được lựa chọn làm nguồn trọng số. Kết quả này đúng với tất cả mô hình thương mại dịch vụ. Các thành tố của nhân tố đầu tiên này được sử dụng để xác định trọng số cho từng khoản mục. Kết quả phân tích nhân tố được nêu trong Bảng 6.44 Theo đó, các hiệp định như EFTA, AFTA, Australia – Hoa Kỳ và CER được đánh giá là tự do hơn. Có một điều gây ngạc nhiên là mặc dù AFTA được coi là khá tự do nhưng mô hình căn bản có thể đã hình thành từ khá lâu do AFTA áp dụng GATS – plus. CER, Mexico – EU, Nhật Bản – Mexico và EFTA có tổng điểm cao với hiệp định mode 3 trong khi EFTA, CER, Chi lê – Hàn Quốc có tổng điểm cao với hiệp định mode 4. Qua đó cho thấy CER có mức độ tư do đáng kể trong tất cả các kiểu hiệp định. Hơn nữa, kết quả đánh giá cũng cho thấy không phải hiệp định kiểu negative-list binding tự do hơn kiểu positive-list binding. Chẳng hạn, hiệp định Hoa Kỳ - Singapore và Chi lê – Hàn Quốc không quá tự do mặc dù chúng đều theo kiểu negative – list.

Chúng ta cần chú ý rằng, các điểm số đưa ra dựa trên phân tích nhân tố có mối quan hệ tương quan với các điểm số đưa ra dựa trên giá trị bình quân cộng. Ví dụ, trừ hiệp định AFTA – Trung Quốc vẫn đang trong quá trình đàm phán, hệ số tương quan là 0.22 đối với model 1 và 2, 0.31 đối với mode 3 và 0.43 đối với mode 4. Câu hỏi đặt ra là chỉ số nào được lựa chọn? Nếu cần đo lường mức độ tự do hóa chính xác hơn và do tầm quan trọng của mỗi khoản mục khác nhau là khác nhau, chúng ta nên lựa chọn bình quân gia quyền. Phân tích nhân tố giúp đưa ra các trọng số. Cụ thể, nếu chúng ta cần so sánh thứ hạng mức độ tự do hóa giữa các hiệp định thì sử dụng bình quân qia quyền hợp lý hơn sử dụng bình quân cộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ cần đánh giá mức độ tự do hóa một cách tương đối thì có thể sử dụng bình quân cộng nhằm tránh được những tính toán phức tạp. Đồng thời sử dụng bình quân cộng giúp tránh được một vấn đề trong phân tích nhân tố là kết quả phân tích có thể thay đổi nếu nhóm hiệp định chọn mẫu thay đổi. Ví dụ, do các hiệp định gần đây ngày càng phức tạp hơn và các biện pháp tự do hóa có phạm vi qui định tự do hóa rộng hơn nên phân tích nhân tố có thể chỉ chọn lọc ra các nhân tố phụ thuộc vào giai đoạn chọn mẫu. Do nghiên cứu này lấy toàn bộ các hiệp định đã được WTO phê chuẩn làm mẫu nghiên cứu nên vấn đề này chưa không nghiêm trọng nhưng với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn thì nên lựa chọn cách tính bình quân cộng.



Bảng 6. Kết quả phân tích

(1) Mode 1 và 2

(a) Kaiser-Meyer-Olkin test: 0.808

(b) Tổng biến


Nhân tố Tổng % biến số Cộng dồn %

1 13.2 50.8 50.8

2 2.3 8.9 59.7

3 1.9 7.5 67.2

4 1.6 6.1 73.2

5 1.3 5.1 78.3

(c) Ma trận nhân tố

1 2 3 4 5

Hìnhthức

Phạm vi 0.770 0.233 0.335 0.143 0.207

MFN 0.693 0.356 0.101 0.205 0.103

Miễn MFN 0.087 0.122 0.020 0.041 0.555

NT 0.649 0.594 0.327 −0.007 0.121

Tiếp cận quốc gia 0.474 0.536 0.197 0.289 0.253

Hiện diện địa phương 0.192 0.876 −0.009 0.062 0.141

Các qui định trong nước 0.144 0.120 0.420 0.800 0.261

Minh bạch 0.072 0.436 0.597 0.169 0.330

Công nhận 0.547 0.555 0.277 0.294 0.021

Độc quyền 0.319 0.072 0.792 0.180 0.226

Thông lệ kinh doanh 0.302 −0.070 0.294 0.462 −0.173

Chuyển tiền và 0.367 −0.016 0.781 0.297 −0.169

Thanh toán

Phủ nhận lợi ích 0.627 0.482 0.241 0.346 0.148

Tự vệ −0.421 −0.208 0.098 −0.332 0.260

Trợ cấp 0.251 −0.174 0.130 0.472 0.535

Thủ tục 0.207 0.310 0.636 0.229 0.104

hành chính

Cơ chế ratchet 0.399 0.720 0.141 −0.236 −0.178

Viễn thông 0.206 0.544 0.388 0.423 0.067

Dịch vụ tài chính 0.286 0.281 0.242 0.456 0.063

Nội dung

Loại trừ mode 0.811 0.271 0.358 0.187 0.105

Loại trừ form 0.840 0.225 0.256 0.181 0.061

Loại trừ ngành 0.408 0.077 0.335 −0.134 0.474

Các biện pháp nội khối 0.819 0.197 0.299 0.082 0.235

Mua đất 0.871 0.250 0.273 0.058 0.145

Vấn đề dân tộc thiểu số 0.891 0.017 −0.033 0.264 0.099

Số lượng lao động 0.777 0.257 0.309 0.268 0.046

trong nước

Bảng 6. (Tiếp theo)

(2) Mode 3

(a) Kaiser-Meyer-Olkin test: 0.866

(b) Tổng biến số

Nhân tố Tổng % biến số Cộng dồn %

1 11.7 48.8 48.8

2 2.6 11.0 59.9

3 1.5 6.3 66.1

4 1.2 5.2 71.3

5 1.2 4.9 76.2

6 1.0 4.2 80.4

(c) Ma trận nhân tố

1 2 3 4 5 6

Hình thức

Bao quát 0.559 0.532 0.359 0.253 0.226 −0.196

Phạm vi 0.600 0.399 0.419 0.205 0.167 0.323

MFN 0.421 0.333 0.158 0.611 0.083 0.435

Miễn MFN 0.276 0.407 −0.117 0.233 0.031 −0.032

NT 0.558 0.474 0.376 0.443 0.272 −0.022

Quốc tịch của 0.184 0.578 0.144 0.254 −0.222 −0.015

Ban lãnh đạo

Yêu cầu thực hiện 0.227 0.596 0.173 0.167 −0.029 0.212

Minh bạch 0.061 0.125 0.859 0.024 0.148 0.157

Phủ nhận lợi ích 0.405 0.502 0.107 0.208 0.046 0.539

Sung công 0.085 0.929 0.184 −0.041 0.030 0.019

Chuyển tiền và 0.550 0.162 0.388 0.131 0.468 0.068

Thanh tóan

Giải quyết tranh chấp 0.133 0.873 0.048 −0.003 0.083 0.007

Tự vệ −0.118 0.107 −0.046 0.000 −0.542 −0.146

Trợ cấp 0.128 −0.078 0.136 0.029 0.167 0.493

Qui định chính phủ 0.305 0.170 0.541 0.104 −0.017 0.103

Cơ chế Ratchet 0.199 0.581 0.191 0.415 −0.206 0.023

Nội dung

Loại trừ form 0.567 0.240 0.191 0.506 0.395 0.307

Loại trừ ngành 0.395 0.394 0.166 −0.011 0.287 −0.010

Các biện pháp nội khối 0.645 0.203 0.395 0.217 0.461 0.222

Mua đất 0.767 0.170 −0.054 0.214 −0.118 −0.036

Vấn đề dân tộc thiểu số 0.818 0.046 0.071 0.136 0.262 0.266

Ưu tiên cư trú 0.736 0.365 0.356 0.136 0.144 0.248

Tham gia của nước ngoài 0.794 0.328 0.251 0.089 0.067 0.159

Đầu tư lớn 0.752 0.203 0.188 0.033 0.182 0.307

Bảng 6. (Tiếp theo)

(3) Mode 4

(a) Kaiser-Meyer-Olkin test: 0.870

(b) Tổng biến số

Giá trị ban đầu

Nhân tố Tổng % biến số cộng dồn %

1 13.2 50.8 50.8

2 2.3 8.9 59.7

3 1.9 7.5 67.2

4 1.6 6.1 73.2

5 1.3 5.1 78.3

(c) Ma trận nhân tố

Nhân tố

1 2 3 4


Hình thức

Bao quát 0.665 0.642 0.118 0.253

Phạm vi 0.592 0.372 0.158 0.392

Nhập cư 0.077 −0.006 −0.125 0.476

MFN mode 4 0.703 0.206 0.260 −0.100

Miễn MFN 0.060 0.041 0.176 0.470

NT mode 4 0.693 0.576 0.202 0.045

Tiếp cận thị trường 0.566 0.461 0.379 0.188

Các qui định trong nước 0.291 0.013 0.806 0.061

Minh bạch mode 4 0.256 0.389 0.640 0.163

Dòng chuyển dịch lao động 0.187 0.622 0.221 0.157

Công nhận 0.585 0.494 0.368 0.065

Phủ nhận lợi ích 0.720 0.352 0.485 −0.193

Cơ chế ratchet 0.429 0.766 −0.102 −0.296

Nộidung

Loại trừ form 0.845 0.183 0.159 0.161



Loại trừ ngành 0.307 0.259 0.314 0.591

Các biện pháp nội khối 0.887 0.203 0.306 0.185

Kĩ năng của công nhân 0.762 0.290 −0.081 0.447

Nhập cư ngắn hạn 0.846 0.363 0.078 0.246

Nhập cư dài hạn 0.822 0.341 0.070 0.281

Số lượng hạn ngạch 0.878 0.292 0.191 0.195

Kiểm tra thị trường lao động 0.081 0.462 0.059 0.095

Mua đất 0.869 0.302 0.267 0.132

Vấn đề dân tộc thiểu số 0.850 0.045 0.173 0.063

Số lượng lao động trong nước 0.776 0.171 0.288 0.185




Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương