CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Tham khảo

APEC (2004).Các hiệp định thương mại tự do/Các hiệp định thương mại khu vực (FTAs/RTAs) ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phần II. Triển vọng kinh tế APEC.

Brenton, P (2003). Những chú ý về Qui tắc xuất xứ đối với vấn đề hội nhập khu vực tại Đông Á. Được giới thiệu tại Diễn đàn thương mại PECC. Washington, DC, 22-23 tháng 4.

Cadot, O, J de Melo, A Estevadeordal, A Suwa-Eisenmann, and B Tumurchudur (2002). Đánh giá tác động của qui tắc xuất xứ trong NAFTA. Mimeo.

Cheong, I (2001).Phân tích FTA Chile-MERCOSUR. Chưa xuất bản, Hàn Quốc: Viện chính sách kinh tế Hàn Quốc.

Cheong, I (2003a). Chính sách kinh tế Hàn Quốc: thực tiễn và triển vọng. Hội nhập kinh tế của các nước Bắc Á: triển vọng FTA của các nước Bắc Á. Y Kim và CJ Lee (eds.), pp. 116-135. Seoul: Viện chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc.

Cheong, I (2005). Dự báo về tác động kinh tế của các FTA trong khu vực Đông Á. Chủ nghĩa khu vực trong kinh tế Đông Á. CY Ahn, RE Baldwin and I Cheong (eds.), pp. 139-156. Amsterdam: Springer.

Estevadeordal, A (2003). Nguyên tắc xuất xứ trong các FTA. Báo cáo trong Diễn đàn kinh tế PECC. Washington, DC, 22-23 tháng tư.

Estevadeordal, A and K Suominen (2004). Nguyên tắc xuất xứ trong các FTA ở châu Âu và châu Mỹ: Vấn đề và tác động của hiệp định liên khu vực EU – MERCOSUR. Washington, DC: Ngân hàng phát triển Inter-American Development Bank.

Herin, J (1986). Nguyên tắc xuất xứ và điểm khác nhau giữa mức thuế quan trong EFTA và EC. Báo cáo định kỳ EFTA số 13.

Koskinen, M (1983). Chi phí hành chính đội lên cao đóng vai trò như một biện pháp phi thuế quan: Phân tích thực nghiệm tác động của chi phí hành chính. Báo cáo, Học viện quản lý kinh tế và thương mại Thụy Điển.

Krueger, AO (1993). Vai trò bảo hộ của các hiệp định thương mại tự do. Nguyên tắc xuất xứ. Báo cáo NBER số 4352. Cambridge. PC (2004). Nguyên tắc xuất xứ theo PC. Canberra, Australia: PC.

Schiff, M và LA Winters (2003). Hội nhập và phát triển khu vực. Washington, DC: Nhà xuất bản Oxford University Press cho Ngân hàng thế giới.

Scollay, R and JP Gilbert (2001). Các thỏa thuận thương mại khu vực mới tại Châu Á – TBD. Washington, DC: Viện kinh tế thế giới.

Urata, S and K Kozo (2003). Tác động của các FTA đối với hoạt động ngoại thương ở Đông Á. Báo cáo NBER 10173, Tháng 12.

WTO (2002). Nguyên tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do khu vực. Ủy ban về các hiệp định thương mại khu vực.



Chương 2

VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ

1. Giới thiệu:

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng nhau đi nghiên cứu vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ trong một số hiệp định thương mại tự do. Các vấn đề đặt ra là:

1. Các hiệp định có cấu trúc và nội dung tương tự nhau ở mức độ nào thì sẽ tạo ra được sự đồng nhất và có khả năng tác động tới cả những nước không phải thành viên.

2. Các hiệp định vượt ra ngoài những cam kết theo GATS ở mức độ nào.

3. Các hiệp định có khả năng tác động như thế nào đến hoạt động thương mại dịch vụ trong khu vực.

Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề đáng lưu tâm khác liên quan tới các điều khoản cụ thể của hiệp định. Các hiệp định được đề cập tới trong nghiên cứu được nêu trong Bảng 1.

Phương thức nghiên cứu là chấm điểm (thang điểm từ 0 đến 1) các hiệp định theo từng tiêu chí cụ thể thuộc 2 nhóm tiêu chí chính là hình thức của hiệp định và nội dung của hiệp định (chi tiết trong Bảng A1 – A3). Hiệp định nào có điểm số nhiều hơn thì có mức độ tự do hóa cao hơn. Cách này cũng được sử dụng để chấm điểm khoảng 80 hiệp định được WTO chính thức phê chuẩn.

Bảng 1. Các FTA sử dụng trong nghiên cứu


AFTA

EU-Mexico

AFTA-China

Japan-Mexico

Australia-US

Japan-Singapore

CER

Korea-Singapore

Chile-Korea

NAFTA

EFTA

US-Singapore

Các mục dưới đây sẽ tóm lược các kết luận chính về hình thức, nội dung, các qui định về tiếp cận thị trường của các hiệp định so với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, qui tắc xuất xứ và lợi thế có được nhờ có nhiều thành viên. Mục cuối cùng tóm lại vấn đề mấu chốt mà chúng tôi nhận thấy đó là đằng sau những điều khoản tưởng chừng như ưu đãi là cả những cạm bẫy không ngờ tới.

2. Hình thức và nội dung:

2.1. Đặc trưng khu vực thể hiện trong hình thức của hiệp định:

Các khu vực khác nhau có hình thức hiệp định khác nhau. Bảng 2 phân loại các hình thức hiệp định theo từng khu vực của các nước thành viên. Ví dụ hiệp định giữa Nhật Bản và Singapore được xếp vào loại hiệp định liên châu Á. Từ bảng 2 chúng ta có thể thấy rõ ràng là các nước châu Á thường ký kết hiệp định với định dạng kiểu GATS, tức là liệt kê toàn bộ các lĩnh vực được hưởng đãi ngộ quốc gia và tiếp cận thị trường (positive – bidding list, bottom – up). Ngược lại, các nước Bắc Mỹ và các nước phương Tây thường sử dụng định dạng loại trừ kiểu NAFTA (negative – bidding list, top – down).

Bảng 2 cũng cho thấy, các nước châu Âu lựa chọn hình thức hiệp định tùy vào từng nước đối tác ký kết hiệp định. Với các nước khác cũng thuộc châu Âu và các nước châu Mỹ, các nước này sẽ lựa chọn hình thức negative – bidding list nhưng với các nước châu Á và châu Phi thì hình thức positive – bidding list sẽ được sử dụng. Bởi vì các nước châu Á và châu Phi có quan điểm dè dặt đối với tự do hóa thương mại dịch vụ và muốn bảo hộ nhiều lĩnh vực dịch vụ cho nên sử dụng positive – bidding list hợp lý hơn. Tuy vậy, với xu hướng các hiệp định ngày càng chuộng kiểu positive – bidding list gần đây, châu Âu bắt đầu thay đổi chiến thuật của mình và sử dụng positive – bidding list bất kể nước đối tác ở khu vực nào.

Các nước châu Á có sự lựa chọn khác nhau về vấn đề này. Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) sử dụng kiểu GATS trong khi các hiệp định về dịch vụ của Hàn Quốc như Hàn Quốc – Chile, Hàn Quốc – Singapore sử dụng kiểu NAFTA (xem bảng số liệu 1 và Bảng A.4). Nhật Bản thì tùy từng hiệp định cụ thể. Trong hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Singapore, Nhật Bản trái với Hàn Quốc đã lựa chọn kiểu GATS trong khi trong hiệp định ký kết với Mexico Nhật Bản sử dụng kiểu NAFTA.

Bảng số liệu 1 gồm 3 mô hình 1, 2, 3 biểu diễn điểm số trung bình về mức độ tự do hóa thuơng mại dịch vụ của các hiệp định. Từ mô hình 3 và mô hình 4 cho thấy không có hiệp định nào nổi trội hơn hẳn về mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ. Mô hình 1 và 2 cho thấy sự khác biệt rõ ràng hơn giữa các hiệp định. Nhìn chung, hiệp định thương mại tự do Australia – Hoa Kỳ và CER có tính chất tự do hóa cao hơn các hiệp định khác.

Hơn nữa, hình thức hiệp định cũng không chứng tỏ hoàn toàn mức độ tự do hóa của hiệp định. Ví dụ, theo mô hình 1 và 2, số liệu cho thấy về hình thức, mức độ tự do hóa của hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Singapore không kém hơn so với hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Mexico (Bảng số liệu 1). Các hiệp định trước áp dụng định dạng GATS trong khi các hiệp định sau này không nhất thiết phải áp dụng giống hoàn toàn như GATS trong vấn đề mở cửa thị trường hay các qui định nội địa (xem bảng A.4).



Bảng 2. Loại hiệp định theo khu vực của các thành viên

Khu vực Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Bắc Mỹ Châu Phi Châu Đại Dương



(a) Đối xử quốc gia Modes 1 và 2

Negative-list

Châu Á

Châu Âu 4



Châu Mỹ 1 1 9

Bắc Mỹ 2 1 3 1

Châu Phi

Châu Đại Dương 1 1 1

Positive-list

Châu Á 3


Châu Âu 2 1 1

Châu Mỹ 1

Bắc Mỹ 1

Châu Phi 3 1

Châu Đại Dương 2

(b) Tiếp cận thị trường: Modes 1 và 2

Negative-list

Châu Á

Châu Âu


Châu Mỹ 1 1 7

Bắc Mỹ 1 1 2 1

Châu Phi

Châu Đại Dương 1 1 1

Positive-list Agreement

Châu Á 5


Châu Âu 2

Châu Mỹ 1 1

Bắc Mỹ 1 1 1

Châu Phi 3 1

Châu Đại Dương 2

Dựa trên phân loại khu vực của UN

Đối với lĩnh vực dịch vụ hàng không, đa số các hiệp định đều không bổ sung thêm các cam kết dài hạn so với GATS và NAFTA. Các hiệp định không qui định các biện pháp ảnh hưởng tới các thương quyền (traffic rights) bao gồm các dịch vụ liên quan trực tiếp tới việc thực thi các thương quyền. Cả hiệp định giữa EU và Mexico và NAFTA đều loại trừ các cam kết tự do hóa dịch vụ hàng không. Do đó, đa số các hiệp định khu vực đều không xây dựng lộ trình khung cho tự do hóa lĩnh vực hàng không.



2.2. Nội dung của hiệp định:

Nói chung, việc các hiệp định có định dạng kiểu negative – list hay positive list không hoàn toàn phản ánh mức độ tự do hóa. Mô hình 1 và 2 thuộc Bảng số liệu 1 cho thấy các hiệp định theo kiểu negative – list không phải lúc nào cũng có tính tự do hóa cao hơn các hiệp định theo kiểu positive – list. Trên thực tế, nhân tố quyết định là nội hàm của các thành phần trong list.

Hệ thống phân loại lĩnh vực dịch vụ có vai trò quan trọng. Giống như GATS, Positive – binding list liệt kê tất cả các lĩnh vực mở cửa cho các nước thành viên tham gia dựa trên Hệ thống Phân loại sản phẩm của Liên Hợp Quốc (CPC). Các hạn chế thường được đưa ra kèm theo cho dù lĩnh vực đó nằm trong danh sách tự do hóa. Trong khi đó, negative – binding nêu ra các lĩnh vực được bảo hộ, trong một số trường hợp dựa trên phân loại ngành của mỗi nước (Nhật Bản, Mexico, Hoa Kỳ, Canada…).

Mặc dù có bảng đối chiếu tương ứng giữa các cách phân loại này nhưng sự không thống nhất này khiến việc so sánh các hiệp định gặp nhiều khó khăn do một số nước chỉ áp dụng kiểu phân loại của nước này đối với các lĩnh vực nhạy cảm còn các lĩnh vực khác thì vẫn được phân loại theo CPC. Trước thực trạng đó, nghiên cứu này vẫn cố gắng đi so sánh các hiệp định này dựa vào bảng đối chiếu tương ứng.38

Bảng 3 cho thấy có rất nhiều hiệp định qui định về các lĩnh vực loại trừ. Các hiệp định Australia đã ký kết như CER và hiệp định thương mại tự do Australia – Hoa Kỳ có số lượng các lĩnh vực loại trừ ít hơn các nước đang phát triển như AFTA. Nhìn chung, các lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, truyền thông, giao thông vận tải có nhiều loại trừ và hạn chế hơn các lĩnh vực như du lịch và xây dựng.

Model 1 và 2 (Negative list) (Positive list)


0.9000

0.8000

0.7000

0.6000

0.5000

0.4000

0.3000

0.2000

0.1000

0.0000

Model 3

0.9000

0.8000

0.7000

0.6000

0.5000

0.4000

0.3000

0.2000

0.1000

0.0000

Bảng số liệu 1. Điểm trung bình cộng

Ghi chú: AFTA – Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán.EFTA và FTA Nhật Bản – Mexico không có cam kết về tiếp cận thị trường

Bảng 4 thể hiện tỷ lệ các phân ngành được bảo hộ theo từng nước và so sánh với GATS.39 Tỷ lệ các ngành được bảo hộ được thể hiện trong Bảng phụ lục A.5 nằm ở cuối cuốn sách này.

Các hiệp định khu vực gồm nhiều cam kết dài hạn hơn GATS. Trong khi GATS đưa ra rất ít cam kết, các hiệp định khu vực hiện nay, trừ AFAS, đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong tiến trình tự do hóa nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Một số nước ASEAN hiện nay đã đưa các cam kết vào chương trình khung của các hiệp định khu vực mà nguyên nhân chính là do việc áp đặt các hạn chế chứ không phải là do số lượng các lĩnh vực loại trừ gia tăng.40



Bảng 3. Tỷ lệ ngành thuộc diện loại trừ
Hiệp định % Loại trừ

CER 8.0


Australia-Hoa Kỳ 23.6

NAFTA 37.2

EFTA 44.7

Chile-Hàn Quốc 46.4

Nhật Bản-Singapore 46.7

Nhật Bản -Mexico 53.3

Hoa Kỳ-Singapore 59.4

Hàn Quốc-Singapore 59.8

Mexico-EU 61.2

AFTA 90.1

AFTA-Trung Quốc —
Dựa trên phân loại CPC: Tổng = 138 ngành

Tầm quan trọng của các cam kết khu vực phần lớn do các cam kết trần hoặc qui định bảo hộ quyết định. Bảng 5A đưa ra các cam kết trần và qui định bảo hộ thường thấy và bảng 5B liệt kê các hạn chế phổ biến.



Đối với cam kết trần, hoạt động cung cấp dịch vụ thường bị áp đặt rất nhiều hạn chế. Tiếp cận thị trường và sự hiện diện tại địa phương không chỉ phải chịu những hạn chế trực tiếp mà còn phải chịu nhiều hạn chế gián tiếp liên quan tới qui định nước sở tại (ví dụ như công nhận chất lượng và giấy chứng nhận. AFAS được cho là có nhiều biện pháp bảo hộ làm giảm tác động của tự do hóa trong đó có các biện pháp hạn chế dưới dạng luật lao động trong nước. Từ đó có thể thấy, mức độ tự do hóa không phụ thuộc vào số lượng lĩnh vực được tự do hóa.

Bảng 4. Các kết quả cho điểm đối với các loại trừ (%)

 

Model 1 và 2

Model 3

Model 4

 

 

GATS

 

GATS

 

GATS

AFTA

90.1

83.9

48.5

89.6

37.6

80.1

Brunei

83.3

96.4

99.3

99.3

83.3

87.7

Cambodia

92

63.8

92.8

60.9

84.1

40.6

Indonesia

98.6

91.3

100

96.4

98.6

93.5

Lào

87



89.1



95.7



Malaysia

84.8

65.2

97.8

91.3

91.3

63

Myanmar

94.9

87.7

100

99.3

98.6

99.3

Philippines

92

91.3

98.6

91.3

97.8

86.2

Singapore

86.2

79.7

90.6

81.2

92.8

88.4

Thái Lan

90.6

95.7

89.1

97.1

87

81.9

Vet Nam

92



100



83.3



AFTA-Trung Quốc

100

78.2

100

93.7

100

66.8

AFTA

100

83.9

100

89.6

100

80.1

Trung Quốc

100

72.5

100

97.8

100

53.6

Australia-US

23.6

51.4

29

58

23.6

44.6

Australia

22.5

51.4

34.8

52.2

22.5

47.1

USA

24.6

51.4

23.2

63.8

24.6

42

CER

8

55.1

8

56.5

8

47.8

Australia

6.5

51.4

6.5

52.2

6.5

47.1

New Zealand

9.4

58.7

9.4

60.9

9.4

48.6

Chile-Hàn Quốc

46.4

84.8

35.5

84.4

46.4

67.8

Chile

42

93.5

29.7

94.9

42

84.8

Hàn Quốc

50.7

76.1

41.3

73.9

50.7

50.7

EFTA

43.7

50.9

100

59.4

66.7

46

Iceland

41.3

52.2

42.4

60.1

48.6

42.8

Liechtenstein

45.7

42.8

95.7

46.4

91.2

38.4

Na uy

47.8

63.8

39.1

70.3

54.3

55.8

Thụy Sĩ

39.9

44.9

45.7

60.9

42.8

47.1

EU-Mexico

61.2

53.3

44.2

62.3

43.7

68.8

EU (avg.)

46.4

46.4

41.3

48.5

41.3

37.6

Mexico

76.1

76.1

48.6

100

47.8

66.7

Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương