CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.2.1. Các nghiên cứu đã thực hiện:

Trong các FTA,, EU thường yêu cầu chuyển đổi nhóm trong phân loại thuế quan cùng với các yêu cầu khác (CTH+). Bên cạnh đó, các nước Châu Mỹ thường yêu cầu chuyển đổi chương (CC+) và chuyển đổi nhóm, trừ MERCOSUR yêu cầu CTH trong FTA song phương với Chile và Bolivia.26 Từ đó cho thấy, Hoa Kỳ áp dụng qui tắc xuất xứ mang tính hạn chế thương mại hơn EU (Bảng 9).



Bảng 8. Các chỉ tiêu bổ sung cho việc đánh giá mức độ hạn chế thương mại

của ROO trong các FTA

de minimis Cộng dồn Outward Processing

NAFTA 7% (FOB) •

EEA 10% (ex works) • *

EFTA 10% (ex works) • *

EU-Mexico 10% (ex works)a Song phương

EFTA-SGP 10% (ex works) • *

US-SGP 10%, 7%b

AFTA •


AFTA-TQc Đầy đủ

Nhật-SGP ○d Song phương

Nhật -Mexico 10% Song phương

Hàn-Chile 8% Song phương

Hàn -SGP 10% Song phương ∗e

Ghi chú: •, áp dụng phổ biến; ○, ít áp dụng; ◦, không áp dụng;


*, cho phép

a Không áp dụng đối với mặt hàng có mã HS 50-63.

b ngưỡng de minimis trong FTA Hoa Kỳ-SGP — 10% giá trị điều chỉnh, 7% vải hoặc sợi.

c Không thấp hơn 60% (giá FOB của sản phẩm cuối cùng) của nguyên vật liệu có xuất xứ (CIF) từ các nước không là thành viên ACFTA.

d Ghi chú trong phụ lục IIA.

eTổng giá trị của đầu vào không có xuất xứ không được vượt quá 40% giá trị hải quan và giá trị của đầu vào có xuất xứ không thấp hơn 45% tổng giá trị hải quan.

Productivity Commission (2004) đưa ra các chỉ số đánh giá qui tắc xuất xứ trong các FTA dựa trên số liệu của nhiều nước khác nhau. Chỉ số được tính toán dựa trên phương pháp bottom – up và phương pháp tổng hợp có tính tới trọng số (Bảng 10). NAFTA qui định qui tắc xuất xứ hạn chế thương mại nhất với chỉ số 0.67 (trong đó tiêu chuẩn chính là 0.46) và có liên hệ trực tiếp với nghiên cứu của Estevadeordal (2003) trong Bảng 6. Các qui tắc xuất xứ khác hạn chế thương mại sau NAFTA là trong FTA EU – Hà Lan, MERCOSUR với chỉ số 0.60.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ sau này có xu hướng qui định các qui tắc xuất xứ bớt hạn chế thương mại hơn trong các FTA gần đây như FTA với Singapore và Chile. EU và MERCOSUR cũng không nằm ngoài xu thế này. Không những thế, một số nước còn có xu hướng nới lỏng các qui định về qui tắc xuất xứ. Chẳng hạn, Australia – New Zealand, AFTA và Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ đều qui định qui tắc xuất xứ tương đối đơn giản và lỏng lẻo.

Bảng 9. Các thành phần của tiêu chuẩn CTC (%)

Các FTA của EUa

Nam Phi Mexico Chile Ba Lan Estonia GSP(93)

CC+ 14.24 14.47 14.24 14.08 14.08 13.93

CTH+ 57.65 58.34 57.25 62.43 63.62 63.70

CTSH+ 2.37 2.37 2.25 2.34 2.38 2.36

Others 25.74 24.82 26.26 21.15 19.92 20.01

Các FTA của Hoa Kỳ

NAFTA G-3 FTAs của Mexico FTAs của MERCOSUR

Costa Rica Bolivia Chile Bolivia

CC+ 54.44 42.08 42.77 42.68 0.00 0.00

CTH+ 40.65 46.02 47.19 47.15 100.00 100.00

CTSH+ 4.35 7.88 9.66 9.21 0.00 0.00

Othersb 0.56 4.02 0.38 0.96 0.00 0.00

Nguồn: Bảng số liệu 2 và Bảng 3 trong Estevadeordal và Suominen (2004).

Ghi chú: a FTA của EU và Ba Lan (1993) và Estonia (1995).



bGồm RVC “xuất xứ thuần túy” và SP cover one of "wholly obtained" RVC hoặc kết hợp các điều kiện

3.2.2. Đánh giá mức độ hạn chế thương mại của qui tắc xuất xứ trong các FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc:

Trước khi đi xem xét chỉ số đánh giá mức độ hạn chế thương mại của qui tắc xuất xứ trong các FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc, cấu trúc của các qui tắc xuất xứ nêu trong Bảng 11 đối với các FTA song phương của Nhật Bản với Singapore và Mexico và Bảng 12 đối với các FTA song phương của Hàn Quốc với Chile và Singapore sẽ cho chúng ta một cái nhìn khái quát. Chỉ số đánh giá được lấy từ Estevadeordal (2003) và số lượng dòng thuế cho mỗi mục qui tắc xuất xứ được đưa ra là mã HS6 và HS8. Trong trường hợp khó phân loại các nhân tố cấu thành qui tắc xuất xứ theo dòng thuế, mục gần nhất sẽ được sử dụng để phân tích.

Nhật Bản qui định qui tắc xuất xứ sử dụng mã HS6 đối với FTA với Singapore và sử dụng mã HS8 với FTA với Mexico. Tuy nhiên, số lượng dòng thuế qui định trong EPA với Singapore ít hơn một nửa so với Mexico mặc dù EPA với Singapore dựa trên mã HS6 có số lượng dòng thuế ít hơn so với HS8.27

Có sự khác biệt lớn giữa 2 EPA nêu trên. Trong EPA đầu tiên với Singapore, số lượng hàng hóa qui định ít hơn EPA với Singapore, đa phần dòng thuế yêu cầu CTH khác với EPA với Singapore yêu cầu CC. Điều này cho thấy qui tắc xuất xứ trong EPA với Mexico hạn chế thương mại hơn với Singapore. Nhật Bản cũng sử dụng tiêu chuẩn kép bao gồm CTC và RVC trong EPA với Mexico khiến qui tắc xuất xứ trở nên chặt chẽ hơn.



Bảng 10. Chỉ số hạn chế thương mại của ROO theo PC

Chỉ số EFTA EU-Ba Lan PANEURO EU-Mexico CER AFTA

Chỉ số chính 0.15 0.33 0.30 0.31 0.14 0.08

Chỉ số bổ sung 0.11 0.12 0.08 0.08 0.07 0.11

Chỉ số khác 0.10 0.15 0.15 0.13 0.13 0.13

Tổng 0.35 0.60 0.53 0.52 0.33 0.31

Chỉ số NAFTA Hoa Kỳ-Singapore Hoa Kỳ-Chile MERCOSUR Chile-MER Andean

Chỉ số chính 0.46 0.23 0.26 0.37 0.18 0.14

Chỉ số bổ sung 0.09 0.04 0.08 0.11 0.11 0.09

Chỉ số khác 0.13 0.11 0.13 0.13 0.13 0.10

Tổng 0.67 0.39 0.46 0.60 0.42 0.33

Nguồn: Bảng A-2 (pp. 44-45) trong PC (2004).

Trái lại, 2 FTA của Hàn Quốc với Singapore và Chile có nhiều điểm tương đồng. Đầu tiên, số lượng hàng hóa qui định gần bằng nhau, mặc dù sau này Hàn Quốc cắt giảm 1 số trong FTA sửa đổi với Singapore. Thứ 2, cả 2 FTA đều yêu cầu CTH. Thứ 3, qui tắc xuất xứ đều qui định dựa trên mã HS6. Tất nhiên, 2 FTA cũng có những khác biệt nhất định mà một trong số đó là qui tắc xuất xứ trong FTA với Singapore ít hạn chế hơn với Chile.

Bảng 11. ROO trong FTA Nhật Bản – Singapore và FTA Nhật Bản – Mexico(mã HS 6 số)

JSEPA JMEPA

Category Index HS6 Category Index HS8

CC + RVC 7 24 CC + SP 7 294

SP 6 120 SP 6 12

CC 6 49 CC 6 1958

CTH + RVC + SP 6 14 CC or CC + RVC 6 3

CTH + SP 6 21 CC or CTH + RVC 6 108

CTH + RVC 5 182 CC or CTSH + RVC 6 83

CTH 4 1684 CC or RVC 6 2

CTH + SP 6 3

CTH + RVC; CC; or CTSH + RVC 5 1

CTH + RVC; CC; or CTH 5 1

CTH + RVC 5 189

CTH 4 1128

CTH or CC + RVC 4 1

CTH or CTH + RVC 4 131

CTH or CTH; CTSH + RVC 4 8

CTSH or CTH or RVC 4 2

CTH or CTSH + RVC 4 661

CTH or RVC 4 59

CTSH + RVC 3 17

CTSH; CC or CTSH + RVC 3 1

CTSH or CTH or CTSH + RVC 3 4

CTSH or CTH + RVC 3 30

CTSH or CTSH + RVC 3 37

CTSH or CTH + RVC or CTSH + RVC 3 1

CTSH 2 472

RVC 1 13

Tổng 2094 Tổng 5219

Nguồn: Tính toán dựa trên JSEPA và JMEPA.

Bảng 12. ROO trong FTA Hàn Quốc – Chilê và Hàn Quốc – Singapore

FTA Hàn Quốc - Chilê FTA Hàn Quốc – Singapore

Mục Chỉ số HS6 Mục Chỉ số HS6

CC + SP 7 178 CC + SP 7 292

CC + RVC 7 80 CC + RVC 7 144

CC 6 1287 CC 6 874

CC or (CC + RVC) 6 1 CC or (CTH + RVC) 6 5

CC or (CTH + RVC) 6 27 CTH + RVC 5 278

CC or (CTSH + RVC) 6 31 CTH 4 2968

CTH + RVC 5 322 CTH or RVC 4 1

CTH 4 1739 CTH or (CTH + RVC) 4 85

CTH or (CTH + RVC) 4 66 CTH or (CTSH + RVC) 4 397

CTH or (CTSH + RVC) 4 471 CTSH + RVC 3 19

CTH or RVC 4 739 CTSH 2 117

CTSH + RVC 4 131 CTSH or RVC 2 1

CTSH 3 105 RVC 1 31

CTSH or RVC 3 5

RVC 1 30


Tổng 5212 5212

Ghi chú: CC, chuyển đổi HS2; CTH, HS4; CTSH, HS6; RVC, hàm lượng giá trị khu vực; SP, yêu cầu sản phẩm cụ thể



Bảng 12. Thành phần của CTC trong các FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc

NAFTA EU-Mexico FTA EPA Nhật Bản với: FTA Hàn Quốc với:

Singapore Mexico Chile Singapore

CC+ 54.44 14.47 9.22 47.14 30.21 25.18

CTH+ 40.65 58.34 90.78 29.14 59.76 67.79

CTSH+ 4.35 2.37 0.00 23.47 9.46 6.44

Other 0.56 24.82 0.00 0.25 0.58 0.59

Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Thông tin về NAFTA và FTA EU-Mexico FTA lấy từ Bảng 9 (Estevadeordal và Suominen, 2004).

Bảng 14. Mức độ hạn chế thương mại của ROO trong

FTA của Nhật Bản và Hàn QUốc (%)

Tiêu chí PANEURO NAFTA US- SGP NB-SGP NB-Mexico HQ-Chile HQ-SGP

Tiêu chí chính 0.3 0.46 0.23 0.33 0.34 0.28 0.3

Tiêu chí bổ sung 0.08 0.09 0.04 0.06 0.09 0.11 0.06

Tiêu chí khác 0.15 0.13 0.11 0.1 0.10 0.08 0.08

Tổng 0.53 0.67 0.39 0.49 0.54 0.47 0.44

Nguồn: Thông tin về PANEURO, NAFTA, FTA Hoa Kỳ-Singapore (SGP) lấy từ Bảng A-2, PC(2004).

4. Tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp trong một số FTA:

Điều IVXX của GATT qui định điều kiện để các khối thương mại khu vực không được hưởng nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) theo GATT/WTO. Điều IVXX ghi rõ “ thuế và các biện pháp hạn chế thương mại … được xóa bỏ đối với hầu hết tất cả hoạt động thương mại giữa các vùng lãnh thổ lập hiến của liên minh hoặc ít ra là đối với hầu hết tất cả hoạt động thương mại liên quan tới hàng hóa có xuất xứ từ các vùng lãnh thổ này”. Qui định này của GATT dẫn tới tranh cãi trong cách hiểu. Các nước thành viên khó đi đến một sự thống nhất về cách hiểu “hầu hết tất cả”28 và lộ trình xóa bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan. Hơn nữa, các nước thành viên cũng mâu thuẫn trong cách hiểu về việc liệu thuế quan phải được xóa bỏ hoàn toàn không và nên có bao nhiêu rào cản phi thuế quan trong một gói tự do hóa thương mại.

Nhiều nước tham gia FTA giữ quan điểm thận trọng về vấn đề xóa bỏ thuế quan mặc dù các nước này đều nhận thấy lợi ích kinh tế từ tự do hóa thương mại. Các nước này duy trì ngoại lệ xóa bỏ thuế quan đối với một số lĩnh vực nhạy cảm và áp dụng lộ trình xóa bỏ dài hơi. Ngược lại, FTA Australia – New Zealand (CER) và FTA Australia – Singapore qui định xóa bỏ hoàn toàn thuế quan. Cả 2 hiệp định này đều qui định xóa bỏ tất cả thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ tại các nước thành viên nếu hàng hóa đáp ứng được yêu cầu về qui tắc xuất xứ qui định trong hiệp định. Tuy nhiên, đa số các hiệp định thương mại tự do đều qui định ngoại lệ. Mục này đi sâu phân tích nội dung tự do hóa thương mại của các hiệp định, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp (lĩnh vực sản xuất thường có lộ trình tự do hóa là 10 năm).

Để nghiên cứu lộ trình xóa bỏ thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta sẽ đi phân tích 2 nhóm hiệp định: một là nhóm các nước phương Tây với các hiệp định NAFTA, FTA Hoa Kỳ - Australia, FTA Hoa Kỳ - Chile, FTA Hoa Kỳ - Mexico, hai là nhóm các nước Đông Á với các hiệp định JSEPA, JMEPA, FTA Hàn Quốc – Singapore, FTA Hàn Quốc – Chile.

Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà có các cách phân tích vấn đề xóa bỏ thuế quan khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng ta đi thống kê số lượng các dòng thuế được cam kết xóa bỏ trong các phụ lục của các hiệp định nêu trên.29 Hàng hóa thuộc dòng thuế nằm trong các chương HS từ 01 đến 24, trừ HS3 (thuỷ sản), được coi là nông sản.30 Do các hiệp định qui định phạm trù tự do hóa khác nhau, bao gồm: hạn mức không thay đổi thuế quan, tự do hóa một phần và rà soát trong tương lai nên việc tổng hợp lại để so sánh gặp nhiều khó khăn. Trong mục này, chúng ta sẽ thống kê số lượng dòng thuế theo 3 nhóm như sau: số dòng thuế có lộ trình xóa bỏ trong vòng 10 năm kể từ ngày thực thi hiệp định, số dòng thuế có lộ trình xóa bỏ trên 10 năm kể từ ngày thực thi hiệp định và số dòng thuế nằm trong diện ngoại lệ không bị xóa bỏ.

4.1. Các hiệp định thương mại tự do của các nước phương Tây:

Australia và New Zealand ký kết Hiệp định CER về tự do hóa thương mại song phương, bao gồm tự do hóa trong lĩnh vực nông nghiệp (Bảng 15). Hiệp định bắt đầu được thực thi vào năm 1982 với việc tiếp cận thị trường còn hạn chế. Tuy nhiên, với các vòng đàm phán bổ sung sau này, thương mại hàng hóa đã được tự do hóa hoàn toàn vào tháng 7/1990.31 Australia cũng mở cửa hoàn toàn lĩnh vực nông nghiệp cho Hoa Kỳ theo Hiệp định thương mại tự do giữa Australia và Hoa Kỳ ký tháng 1/2007.

Trước khi ký kết NAFTA, Hoa Kỳ, Canada và Mexico là những đối tác thương mại quan trọng của nhau với kim ngạch thương mại song phương cao hơn một chút so với các nước đối tác khác. NAFTA là hiệp định tự do toàn diện đầu tiên, không chỉ xóa bỏ thuế quan giữa các nước thành viên mà còn có các qui định liên quan tới tự do hóa nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, đầu tư, luật lệ thương mại, hợp tác kinh tế, môi trường đầu tư và lao động. Hơn nữa, NAFTA cho phép tự do hóa hoàn toàn đối với hầu hết hàng hóa. NAFTA phân chia hàng hóa thành 4 loại với lộ trình tự do hóa với hầu hết hàng hóa là trong vòng 10 năm, với một số hàng hóa nhạy cảm tối đa là 15 năm.

Hoa Kỳ mở cửa hoàn toàn lĩnh vực nông nghiệp với Mexico và không có ngoại lệ nào. Hoa Kỳ xóa bỏ ngay lập tức 97% dòng thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp và cam kết xóa bỏ 3% dòng thuế còn lại trong vòng 10 năm. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ cũng mở cửa nông nghiệp cho Chile trong hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Chile nhưng với số dòng thuế cam kết xóa bỏ nhiều hơn. Tuy nhiên, trong hiệp định thương mại tự do với Australia, Hoa Kỳ đưa 336 dòng thuế (HS8) vào diện ngoại lệ và chỉ cam kết tự do hóa cho 53.3% lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy, ngay cả Hoa Kỳ - một nước vốn vẫn cổ xúy mạnh mẽ cho tự do hóa thương mại cũng thể hiện sự dè dặt trong hiệp định thương mại tự do một nước xuất khẩu nông sản lớn như Australia.



Bảng 15. Tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp trong các FTA của các nước phương Tây

(các dòng thuế, %)

Nước NK Nước XK Trong vòng 10 năm Sau 10 năm Ngoại trừ Tổng

Hoa Kỳ Mexico 1154 (97.0) 36 (3.0) 0 (0.0) 1190 (100)

Hoa Kỳ Chile 1364 (85.2) 235 (14.8) 0 (0.0) 1599 (100)

Hoa Kỳ Australia 876 (53.3) 434 (26.3) 336 (20.4) 1646 (100)

Australia US Xóa bỏ ngay lập tức thuế quan đối với hàng nông sản

Chile Hoa Kỳ 574 (81.2) 133 (18.8) 0 (0.0) 707 (100)

EU Mexico 1204 (59.3) 0 (0.0) 833 (40.7) 2047 (100)

Mexico Hoa Kỳ 832 (90.6) 17 (1.8) 70 (7.6) 919 (100)

Mexico EU 669 (67.9) 0 (0.0) 316 (32.1) 985 (100)

Trung bình 79 8 13 100

Nguồn: Tóm tắt từ số liệu Phụ lục từ 1 đến 7.

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là phần trăm so với tổng số các dòng thuế cho các mặt hàng nông sản.

Chile là một trong những nước tích cực thúc đẩy tự do thương mại và đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cải thiện môi trường kinh doanh. Nước này không áp dụng ngoại lệ trong các cam kết tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, có 574 dòng thuế (HS8, 81.2%) đã được xóa bỏ trong vòng 10 năm. Trong số này, có 441 (62.4%) dòng thuế được xóa bỏ ngay lập tức khi thực thi hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ.

EU và Mexico bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại tự do vào cuối năm 1998, hoàn tất đàm phán vào cuối năm 1999 và hiệp định bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2000. Trước đó, EU mới chỉ tập trung vào hội nhập kinh tế về cả chiều rộng và chiều sâu nội trong các nước châu Âu và hiệp định thương mại tự do với Mexico là cơ hội để EU mở rộng quan hệ thương mại với các khu vực khác. EU bảo hộ lĩnh vực nông nghiệp bằng một hệ thống thương mại đa phương và các hiệp định thương mại khu vực. Trong hiệp định thương mại tự do giữa với Mexico, EU chỉ mở cửa 59% lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 10 năm và đưa 41% còn lại vào diện ngoại lệ. Do đó, Mexico cũng chỉ xóa bỏ 68% dòng thuế và giữ lại 32% ngoại lệ. Tuy nhiên, trong hiệp định NAFTA, tổng số dòng thuế Mexico xóa bỏ lên tới con số kỉ lục là 90.6%. Qua đó có thể nói, mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại tự do là vấn đề có đi có lại.

Tóm lại, trong các hiệp định thương mại tự do của các nước phương Tây, trung bình có khoảng 79% dòng thuế trong lĩnh vực nông nghiệp được xóa bỏ trong vòng 10 năm và khoảng 13% được xét ngoại lệ nằm ngoài gói tự do hóa.



4.2. Các hiệp định thương mại tự do của Nhật Bản và Hàn Quốc:

Các hiệp định thương mại tự do mà các nước Đông Á tham gia gồm: AFTA – Trung Quốc, JSEPA, FTA Hàn Quốc – Chile… Trước yêu cầu cần phải có một chương trình hợp tác kinh tế hữu hiệu hơn vào đầu thập kỷ 90, Hội nghị các bộ trưởng kinh tế (AEM) lần thứ 22 diễn ra trong tháng 10/1990 đã đề xuất xây dựng Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Do AFTA đặt ra lộ trình cắt giảm thuế về mức 0 – 5% chứ không định hướng xóa bỏ hoàn toàn về mức 0% khiến việc so sánh mức độ tự do hóa của AFTA trở nên khó khăn hơn. Hiệp định thương mại tự do giữa AFTA và Trung Quốc, Hàn Quốc cũng tương tự như vậy (Bảng 16).



Bảng 16. Tự do hóa lĩnh vực dịch vụ trong các FTA của Nhật Bản

và Hàn Quốc (các dòng thuế, %)

Nước NK Nước XK Trong vòng 10 năm Sau 10 năm Ngoại trừ Tổng Ghi chú

Nhật Singapore 250 (39.4) 0 (0.0) 385 (60.6) 635 (100) HS6

Nhật Mexico 508 (51.9) 75 (7.7) 396 (40.5) 979 (100) HS8

HQ Singapore 933 (65.0) 0 (0.0) 481 (34.0) 1414 (100) HS10

HQ Chile 1011 (71.5) 12 (0.9) 391 (27.7) 1414 (100) HS10

Trung bình 57.1 2.2 40.7

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là phần trăm so với tổng số các dòng thuế cho các mặt hàng nông sản.

Vì lý do đó, chúng ta sẽ không đi phân tích các hiệp định thương mại tự do này. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi phân tích 4 hiệp định thương mại tự do của Nhật Bản và Hàn Quốc và coi đây là đại diện cho các hiệp định thương mại tự do của các nước Đông Á. Các hiệp định thương mại tự do khác, chẳng hạn hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Singapore cũng có thể được làm đại diện, nhưng chúng ta sẽ để nghiên cứu trong dịp khác.

Tháng 1/2002, Nhật Bản ký hiệp định thương mại tự do đầu tiên của nước này với Singapore. Hiệp định có tên chính thức là Hiệp định giữa Nhật Bản và Singapore về đối tác kinh tế trong kỷ nguyên mới (JSEPA) do mục tiêu của nó là nhằm thúc đẩy đối tác kinh tế và toàn diện hóa mối quan hệ giữa 2 nước. Tuy nhiên, Nhật Bản mở cửa lĩnh vực nông nghiệp rất chậm với mức cam kết xóa bỏ có lộ trình 10 năm thấp kỷ lục trong số các hiệp định thương mại tự do được nghiên cứu. Hiệp định chỉ có duy nhất 1 mục qui định về xóa bỏ thuế quan ngay lập tức và mức thuế MFN đối với mục này là 0% do vậy lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản không hề bị ảnh hưởng gì từ JSEPA. Trong hiệp định thương mại tự do ký với Mexico vào tháng 9/2004 và đi vào thực thi tháng 4/2005, Nhật Bản đã cải thiện phần nào vấn đề tiếp cận thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong suốt quá trình đàm phán, Mexico liên tục yêu cầu Nhật Bản nới lỏng tiếp cận thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhật Bản đưa ra hạn ngạch thuế quan cho các mặt hàng nông sản như thịt lợn và cam, đồng thời hạn chế tới mức tối đa xóa bỏ thuế quan nông nghiệp. Nhật Bản đồng ý với Mexico xóa bỏ 51.9% dòng thuế trong vòng 10 năm và hơn 7.7% trong vòng 11 năm. 40 dòng thuế (HS8) được đưa vào diện hưởng ưu đãi thuế và nằm trong lộ trình cắt giảm.32 Trong hiệp định thương mại tự do với Singapore, Hàn Quốc phân chia mặt hàng nông sản thành 4 loại: xóa bỏ thuế quan ngay lập tức, xóa bỏ trong vòng 5 năm, xóa bỏ trong vòng 10 năm và ngoại lệ. Trong hiệp định thương mại tự do đầu tiên của nước này, Hàn Quốc đã xóa bỏ ngay lập tức 65% dòng thuế và đưa 34% vào diện ngoại lệ không xóa bỏ. Như vậy, Hàn Quốc dường như tiến bộ hơn Nhật Bản trong hiệp định thương mại tự do ký với Singapore với số lượng dòng thuế xóa bỏ nhiều hơn.

Hàn Quốc phải mất tới 3 năm đàm phán hiệp định thương mại tự do với Chile và thêm khoảng 1.5 năm xin Quốc hội phê duyệt. Với hiệp định này, Hàn Quốc cam kết xóa bỏ 71.5% dòng thuế thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 10 năm kể từ ngày thực thi hiệp định (tháng 4/2004) mặc dù hầu hết các dòng thuế đều đã được xóa bỏ trong vòng 5 năm đầu thực thi hiệp định.

Tóm lại, trong các hiệp định thương mại tự do mà Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia, trung bình có khoảng 57.1% dòng thuế được xóa bỏ và 40.7% thuộc diện ngoại lệ. Như vậy có thể kết luận, tỷ lệ cam kết xóa bỏ thuế quan trong vòng 10 năm trong lĩnh vực nông nghiệp của các nước Đông Á thấp hơn so với các nước phương Tây (mặc dù chỉ có các hiệp định thương mại tự do của Nhật Bản và Hàn Quốc được đưa vào nghiên cứu).



4.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc:

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu đàm phán thương mại tự do vào đầu năm 2002 và ký một hiệp định khung vào tháng 11 bao gồm các mục tiêu chung của hiệp định thương mại tự do song phương. Cả 2 bên đều thống nhất đẩy nhanh quá trình đàm phán hướng tới ký kết hiệp định vào năm 2010 nhằm tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 1.7 tỷ người, 1.8 nghìn tỷ đô la GDP và kim ngạch thương mại 1.2 nghìn tỷ đô la. Sau một loạt những nỗ lực đàm phán, hai bên đã đi đến ký kết hiệp định thương mại tự do về mở cửa thị trường cho thương mại hàng hóa vào năm 2004 và bắt đầu thực thi hiệu lực vào tháng 7/2005 giúp cắt giảm nhiều dòng thuế và đạt được cam kết xóa bỏ thuế đối với hầu hết hàng hóa vào năm 2010.

Theo điều 3(4) của hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc,33 hàng hóa thuộc chương trình cắt giảm hay xóa bỏ thuế quan được xếp vào 2 loại: bình thường và nhạy cảm. Đối với hàng hóa thuộc loại bình thường hưởng mức thuế MFN sẽ dần được cắt giảm và đi đến xóa bỏ, đối với Trung Quốc và ASEAN 634 là từ 1/7/2005 đến 2012, đối với các nước thành viên mới của ASEAN35 là từ 1/7/2005 đến 2018 và với mức thuế ban đầu cao hơn và lộ trình cắt giảm phù hợp. Đối với hàng hóa thuộc loại nhạy cảm, mức thuế áp dụng là mức thuế MFN và sẽ không được xóa bỏ, thậm chí là sau năm 2018. Số lượng hàng hóa thuộc loại nhạy cảm được qui định mức trần bởi các bên. ASEAN 6 và Trung Quốc không thể có hơn 400 dòng thuế HS6 thuộc loại nhạy cảm và các nước thành viên ASEAN mới không thể có trên 500. Các mặt hàng thuộc loại nhạy cảm được phân chia thành: loại nhạy cảm và loại cực kỳ nhạy cảm. Trong đó, tối đa 40% số mặt hàng nhạy cảm được coi là cực kỳ nhạy cảm.

Do số lượng các nước tham gia hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc lên tới 11 nước, đồng thời vấn đề nổi cộm hàng đầu là thương lượng xóa bỏ thuế quan nên phụ lục qui định về xóa bỏ thuế quan tương đối phức tạp. Bảng số liệu 1 phác thảo tổng quan về lộ trình xóa bỏ thuế quan trong hiệp định này. Theo đó, hầu hết các dòng thuế (92.4% đối với ASEAN 6 và Trung Quốc, 90.4% đối với các nước thành viên mới) sẽ được xóa bỏ hoàn toàn trước năm 2012 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc hay 2018 đối với các nước thành viên mới. Số còn lại được xếp vào loại nhạy cảm và sẽ được cắt giảm xuống còn 0 – 5% trước năm 2018 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc hay 2020 đối với các nước thành viên mới. Tuy nhiên, một phần trong số này sẽ phải giảm đến 50% chậm nhất là vào ngày 1/1/2015 đối với ASEAN 6 và Trung Quốc hay 1/1/2018 đối với các nước thành viên mới.

Lộ trình xóa bỏ thuế quan trong Bảng số liệu 1 bao gồm tất cả các dòng thuế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Vì đa số các nước thành viên tham gia hiệp định không phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng nào khi tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp nên các nước chỉ xếp một số ít các mặt hàng nông sản vào loại cực kỳ nhạy cảm. Chẳng hạn, Trung Quốc có 32 mặt hàng (HS6), Malaysia có 38 mặt hàng (HS9), Philippines có 41 mặt hàng (HS6) và Thái Lan có 51 mặt hàng (HS6).

5. Kết luận:

Các hiệp định thương mại tự do qui định qui tắc xuất xứ nhằm hạn chế chệch hướng thương mại. Tuy nhiên, qui tắc xuất xứ quá hạn chế thương mại có thể sẽ làm giảm lợi ích kinh tế thu được từ các hiệp định thương mại tự do do tính chất bảo hộ của chúng đối với hàng nhập khẩu. Nghiên cứu cho thấy, các nước phát triển có xu hướng sử dụng các qui tắc xuất xứ triệt để hơn các nước đang phát triển nhằm hạn chế dòng chảy của hàng nhập khẩu từ các nước đối tác tham gia ký kết FTA.

Qui tắc xuất xứ vẫn sẽ được duy trì trừ khi các nước thành viên cùng thống nhất sửa đổi hiệp định. Cấu trúc nền kinh tế và môi trường kinh doanh thay đổi có thể khiến các qui tắc xuất xứ trở nên không còn phù hợp.36 Chẳng hạn, các công ty ngày càng triển khai rộng rãi hoạt động outsourcing đặt ra yêu cầu các FTA phải cho phép một số loại hình outsourcing nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa và quốc tế. Tương tự như vậy, vấn đề chính trị cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi các qui định về qui tắc xuất xứ trong một số lĩnh vực nhất định.

Mức thuế MFN giảm sẽ làm giảm tầm quan trọng của các qui tắc xuất xứ do khi đó lợi ích từ việc tìm cách đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ cũng sẽ giảm đi. Krueger (1985) chỉ ra rằng nhiều công ty từ bỏ xin ưu đãi thuế quan theo NAFTA do chi phí phải bỏ ra lớn. Cho dù mức thuế quan ưu đãi chỉ đủ bù cho chi phí phát sinh thêm thì các công ty cũng sẽ có động lực để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn giữa các qui định về qui tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của các nước Đông Á, từ đơn giản nhất thế giới (FTA ASEAN – Trung Quốc) đến nghiêm ngặt như trong các FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc.37 Mặc dù hiện tại sự không thống nhất này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng trong tương lai nó có thể đưa lại những tác động tiêu cực cho các quốc gia trong khu vực này.

Các nước Đông Á đang thảo luận nhằm thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do mang tầm toàn khu vực kể từ khi Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) được thành lập năm 1999 với sự thống nhất của các lãnh đạo ASEAN + 3. Một kế hoạch khả thi được nhắc tới đó là hợp nhất các FTA song phương trong Đông Á thành một FTA thống nhất của toàn khu vực (Cheong, 2005). Mặc dù kế hoạch này sẽ đem đến những lợi ích kinh tế to lớn cho khu vực, nhưng các nước sẽ phải trải qua nhiều thách thức trong quá trình hợp nhất. Cụ thể, qui định xuất xứ là một trong những vấn đề hóc búa nhất do mỗi một FTA có một loại qui tắc xuất xứ khác nhau phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng ngành.


Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương