CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế


Tổng quan về qui tắc xuất xứ (ROO)



tải về 0.92 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. Tổng quan về qui tắc xuất xứ (ROO):

2.1. Lý thuyết về ROO:

Một trong những điểm khác biệt giữa Liên minh thuế quan (CU) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) đó là quyền thay đổi mức thuế áp cho các nước không phải thành viên. Các nước CU áp đặt mức thuế chung cho các nước không phải thành viên và không được thay đổi mức thuế này nếu chưa tham vấn các nước thành viên khác. Ngược lại, các nước thành viên FTA có quyền áp những mức thuế khác nhau, miễn là không cao hơn mức trần của WTO.7

Chính vì mức thuế của các nước thành viên đưa ra khác nhau nên có nguy cơ tạo ra chệch hướng thương mại.8 Để tránh điều này, các nước áp dụng nguyên tắc ROO cho từng trường hợp cụ thể, có nghĩa là chỉ những hàng hóa nào thỏa mãn các điều kiện đưa ra thì mới được hưởng mức thuế ưu đãi.

Có 3 tiêu chuẩn xác định ROO trong các FTA. Thứ nhất là phân loại thuế quan (CTC). CTC được sử dụng rộng rãi trong các thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) và được Tổ chức hải quan thế giới (WCO) khuyến khích sử dụng với mục đích thúc đẩy đơn giản hóa và hài hòa hóa các ROO. CTC dựa trên hệ thống hài hòa hóa hải quan (HS), theo đó phân loại hàng hóa theo các chương, mỗi chương được xác định bằng 2 chữ số (cấp độ 2 chữ số), trong chương phân thành các nhóm hàng xác định bằng 4 chữ số (cấp độ 4 chữ số), trong mỗi nhóm hàng chia thành các phân nhóm hàng xác định bằng 6 chữ số (cấp độ 6 chữ số), trong các phân nhóm hàng chia thành các mặt hàng được xác định bằng 8 hoặc 10 chữ số (cấp độ 8 – 10 chữ số). Thứ 2 là yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực (RVC), theo đó yêu cầu hàng hóa phải đạt mức giá trị tối thiểu của nước xuất khẩu/vùng.9 Thứ 3 là yêu cầu về qui trình sản xuất (SP). Mỗi tiêu chuẩn đều có ưu điểm, nhược điểm (xem bảng 1). Tuy phân loại thuế quan (CTC) tương đối đơn giản thông qua phân biệt giữa thành phẩm và trung gian nhưng vấn đề nan giải là đối với hầu hết hàng hóa, hệ thống HS không tuân theo cách phân loại công nghiệp thông thường.



RVC được sử dụng rộng rãi trong các FTA do tính chất đơn giản và dễ kiểm tra với cách này, qui tắc xuất xứ của một hàng hóa có thể thay đổi bằng cách kết hợp giá trị hải quan. Ví dụ, lợi nhuận tăng có thể làm thay đổi hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ thành hàng hóa có đủ tiêu chuẩn đáp ứng nguồn gốc xuất xứ (xem bảng 2).

Bảng 1. Ưu, nhược điểm của các tiêu chuẩn xác định ROO

 

Ưu điểm

Nhược điểm

CTC

Dễ dàng so sánh giữa nguyên vật liệu và thành phẩm

Mã HS được dùng để phân loại thương mại chứ không phân loại lĩnh vực công nghiệp

RVC

Đơn giản, rõ ràng và dễ dàng để kiểm tra

Tính toán bằng tay, bị tác động bởi tỷ giá, giá vốn (logistics, thương hiệu…)

SP

Khách quan

Không hỗ trợ phát triển công nghệ, các yêu cầu rất khắt khe

Bảng 2. Tiêu chuẩn RVC và tỷ lệ lợi nhuận (USD, %)

Tỷ lệ lợi nhuận

VNM

VOM

Giá trị tăng thêm

Lợi nhuận

Giá trị hải quan

RVC (%)

ROO

10% case

50

20

20

9

99

49.50

No

20% case

50

20

20

18

108

53.70

Yes

Ghi chú: ROO bằng 50% RVC.

Bảng 3. Phương pháp tính RVC

Phương pháp

Công thức

Phương pháp của NAFTA

Build - down

(AV-VNM)/AV*100

Phương pháp giá trị giao dịch:

Build - up

VOM/AV*100

(TV-VNM)/TV*100

Phần không có xuất xứ

(VNM+VUOM)/AV*100

Phương pháp giá vốn ròng:

 

 

(NC-VNM)/NC*100

Ghi chú: AV: giá trị điều chỉnh; VNM: giá trị phần nguyên vật liệu không có xuất xứ; VOM: giá trị phần nguyên vật liệu có xuất xứ; VUOM: giá trị phần nguyên vật liệu không chắc chắn về xuất xứ; TV: giá trị giao dịch; NC: giá vốn ròng.

Các FTA đưa nhiều cách tính RVC phức hợp khác nhau. Trong đó, cách tính phổ biến nhất đó là tổ hợp 3 phương pháp: build – up, build – down, tỷ lệ phần hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ. Với phương pháp build – down, hàm lượng RVC là tỷ lệ phần trăm giữa phần chênh lệch của giá trị điều chỉnh (AV) và giá trị hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ (VNMs) mà nhà sản xuất sử dụng trong quá trình sản xuất với giá trị điều chỉnh (xem cụ thể trong bảng 3).

Mỗi tiêu chuẩn xác định ROO đều có ưu, nhược điểm do đó khó có thể xác định được tiêu chuẩn nào tốt nhất.10

Bảng 4. Tần suất của các CTC, RVC và SP trong các hiệp định khu vực (RTA)

RTA (Số lượng RTA)

CTC

RVC

SP

CU (6)

6

4 (35 - 60%)

-

FTA và PTA (87)

83

75 (35 - 60%)

74

Nguồn: Sửa đổi từ WTO (2002, P.8)

Ghi chú: Số lượng trong ngoặc đơn là tỷ lệ yêu cầu tối thiểu.

Tính chặt chẽ của mỗi tiêu chuẩn phụ thuộc vào tình hình tự do hóa thương mại của từng nước. Trong phương pháp RVC, tiêu chuẩn 60% chặt chẽ hơn tiêu chuẩn 40%.

Mặc dù ROO nói chung là có tính chất bảo hộ nhưng một số nhân tố của ROO được xây dựng để thúc đẩy thương mại nội khối. Ví dụ, các FTA thường qui định về cách tính cộng dồn 11 và yêu cầu ngưỡng de minimis cho phép các nhà sản xuất trong một số điều kiện nhất định có thể sử dụng nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ một nước trong khu vực thuộc 1 FTA khác hoặc một bên thứ ba. Cuốn WTO (2002, trang 9) chỉ ra 88 trong số 93 các RTA có qui định về ngưỡng de minimis. Trong hầu hết các trường hợp, ngưỡng de minimis được qui định là ngưỡng tối đa cho phần giá trị từ nước phi thành viên12 trong tổng giá trị thành phẩm cuối cùng là dưới 10%.

ROO đóng vai trò giống như rào cản thương mại, nó tạo thêm chi phí trong sản xuất và quản lý. Các nhà sản xuất/xuất khẩu phải bỏ thêm chi phí để tính toán chi phí sản xuất và lưu sổ sách13, đồng thời thêm chi phí để tuân thủ theo qui trình đã được qui định. Những chi phí tăng thêm này được tính vào giá xuất khẩu của hàng hóa.14

Khi ROO được qui định chặt chẽ hơn sẽ dẫn tới chi phí tăng lên và kết quả là làm giảm lợi ích thu được từ FTA. APEC (2004, trang 76) có ghi “Sự phức tạp và chặt chẽ của các qui tắc xuất xứ sử dụng trong các RTAs làm gia tăng mối lo ngại về những hiệu ứng chệch hướng đối với dòng chảy thương mại và đầu tư”.



2.2. Phân tích mô tả ROO trong các FTA tiêu biểu:

Mục này đưa ra phân tích mô tả các ROO trong các FTA tiêu biểu, trong đó tập trung vào việc đánh giá tính chặt chẽ của các ROO. Nghiên cứu thực tế sẽ được đưa ra ở mục tiếp theo. Hầu hết các FTA đều dành ra vài trăm trang để qui định về ROO, bởi vậy việc nghiên cứu cấu trúc và các

khía cạnh kỹ thuật của ROO mất rất nhiều thời gian và công sức. Những nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề này cũng chỉ có giới hạn.15

Các FTA được sử dụng trong phân tích đó là: những FTA đầu tiên của Hoa Kỳ và EU (NAFTA, FTA EU – Mexico), những FTA mà các nước Đông Nam Á tham gia (AFTA, ASEAN – Trung Quốc), JSEPA, các FTA Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Singapore, Nhật Bản – Mexico, Hàn Quốc – Singapore và Hàn Quốc – Chile. Theo đó, chúng tôi làm phép so sánh về mức độ chặt chẽ của các ROO giữa các FTA mà các nước Đông Á ký kết và và các FTA mà Hoa Kỳ, EU ký kết. Nhưng trước hết, chúng ta nhận thấy AFTA và FTA ASEAN – Trung Quốc qui định về ROO khá lỏng lẻo. Ngược lại, các FTA của các nước Đông Á qui định ROO chặt chẽ hơn.



2.2.1. Qui tắc xuất xứ trong các FTA của Hoa Kỳ và EU:

NAFTA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên có phạm vi qui định tới nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, đầu tư, dịch vụ và các nguyên tắc thương mại. Trong đó, Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc ROO khá chặt chẽ với các qui định về chuyển đổi chương và đặt ra các tiêu chí phức tạp cho RVC. Estervadeordal (2003, trang 348) đánh giá đây là một sự thay đổi to lớn trong việc qui định ROO trong các FTA mà Hoa Kỳ tham gia ký kết. Theo đó, phân loại hải quan CTC theo chương, nhóm, phân nhóm được sử dụng rộng rãi với một số yêu cầu thêm về qui trình cụ thể và giá trị khu vực. Ngưỡng de minimis được hạ xuống mức 7%, thấp hơn so với qui định của các FTA khác.

Kể từ đó, một số nước bắt đầu áp dụng ROO mới này của NAFTA hoặc thêm một số điều chỉnh nhỏ.16 Các ngành công nghiệp chủ chốt yêu cầu ROO thuần túy theo đó hàng hóa phải được sản xuất toàn bộ bởi nước trong khu vực và với mỗi phần nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ sẽ phải chuyển đổi theo qui định nêu trong Phụ lục 401 của Hiệp định.

Hàm lượng RVC được qui định ở mức rất cao, từ 50 – 60% tùy vào phương pháp tính.17 Trong hiệp định này, mặt hàng ôtô (HS8702 – 8704) bị áp đặt ROO chặt chẽ hơn với hàm lượng RVC lên tới 62.5%.

Trong các FTA khác, Hoa Kỳ áp dụng hàm lượng RVC thấp hơn. Ví dụ, hiệp định FTA Hoa Kỳ - Chile và FTA Hoa Kỳ - Singapore áp dụng mức 35% (build – up) và 45% (build – down) cho mặt hàng HS34. Tuy nhiên, trong Hiệp định FTA Hoa Kỳ - Singapore, Hoa Kỳ qui định ROO chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với lĩnh vực dệt may và da giày. Đối với mặt hàng da giày mã HS 64, hàm lượng RVC qui định là 55% (build – down) với yêu cầu thêm về chuyển đổi phân nhóm. Tóm lại, mức độ chặt chẽ của ROO trong các FTA của Hoa Kỳ phụ thuộc vào từng đối tác ký kết hiệp định.

Các qui tắc xuất xứ của EU phụ thuộc chặt chẽ vào PANEURO tạo nên một qui tắc xuất xứ chuẩn giữa các FTA mà EU ký kết như FTA EU – EFTA hay FTA EU – Mexico. FTA EU – Mexico sử dụng nhiều nguyên tắc để xác định ROO. Nói chung, các qui tắc xuất xứ của EU đều khá chặt chẽ. Phần lớn các ROO của EU đều qui định chuyển đổi nhóm và yêu cầu hàm lượng RVC từ 20% đến 50%, trong đó với mã HS30 là 20%. Các nhà sản xuất phải đối với mặt với những nguyên tắc phức tạp khi xác định xuất xứ của hàng hóa. Ví dụ, EU đặt ra nhiều điều kiện đặc biệt để xác định xuất xứ của đường và cocoa có mã HS 18 – 22.



2.2.2. Qui tắc xuất xứ trong các FTA của các nước Đông Á:

Các nước Đông Á qui định qui tắc xuất xứ với mức độ chặt chẽ khác nhau. AFTA và FTA ASEAN – Trung Quốc qui định đơn giản nhất với hàm lượng giá trị khu vực là 40% dành cho tất cả các mặt hàng và đây được coi là ROO đơn giản nhất thế giới.18 Mức 40% được AFTA đưa ra sau khi Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được thông qua vào năm 1992. Trong các cuộc đàm phán FTA với ASEAN, Trung Quốc đã chấp thuận ROO của AFTA và kết thúc đàm phán vào năm 2004.19

Singapore cũng có xu hướng qui định ROO đơn giản trong khi Hoa Kỳ qui định ROO rất chặt chẽ, thể hiện qua hiệp định NAFTA và các hiệp định FTA khác. Trong hiệp định FTA song phương ký kết với Hoa Kỳ, Singapore chấp thuận quan điểm của Hoa Kỳ về ROO và thông qua ROO về cơ bản giống với ROO của NAFTA nhưng bớt phức tạp hơn nhiều.

Qui tắc xuất xứ được qui định trong chương 3 của FTA Hoa Kỳ - Singapore và phụ lục 3A đưa ra điều kiện xác định ROO đối với từng mặt hàng cụ thể. Đối với 1 số chương HS như HS73, 78, 81, 84, 85 và 90, tỷ hàm lượng giá trị khu vực là 35% với phương pháp build – up và 45% với phương pháp build – down. Ngưỡng tối đa cho nguyên vật liệu phi xuất xứ (ngưỡng De-minimis) là 10%.

Nhật Bản và Hàn Quốc buộc phải áp dụng hệ thống qui tắc xuất xứ phức tạp và chặt chẽ nhằm xoa dịu làn sóng phản đối trong nước với tự do hóa thương mại.20 Tuy nhiên, với kinh nghiệm có được từ các vòng đàm phán FTA, Hàn Quốc nới lỏng ROO hơn trong FTA thứ hai của nước này. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục áp dụng qui tắc xuất xứ chặt chẽ hơn trong hiệp định FTA ký kết với Mexico. Trong FTA đầu tiên của Nhật Bản – JSEPA, Nhật Bản áp dụng qui tắc xuất xứ thuần túy. Theo đó, một mặt hàng phải được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA. Hiệp định cho phép xuất xứ cộng gộp và thành phần nguyên vật liệu phi xuất xứ, với qui định ngưỡng de-minimis khác nhau đối với từng mặt hàng nhưng đều nhỏ hơn hoặc bằng 10%.

Chuyển đổi nhóm được qui định đối với các mặt hàng mã HS01-24, HS38 (hóa chất), HS85 (máy móc) với yêu cầu chuyển đổi phân nhóm hoặc yêu cầu về hàm lượng giá trị khu vực. Hàm lượng giá trị khu vực 60% (kết hợp với chuyển đổi phân nhóm) được qui định đối với các chương HS khác. Với mặt hàng dệt may (HS59), vải phải được dệt từ sợi có xuất xứ thuộc các nước thành viên.

JMEPA (Nhật Bản – Mexico) qui định ROO kém chặt chẽ hơn JSEPA (Nhật Bản – Singapore) ở một số điểm. Ngưỡng de-minimis qui định cho tất cả các mặt hàng là 10%. Chuyển đổi chương, nhóm, phân nhóm được áp dụng cho HS01-63. ­­­­­­ROO được qui định chặt chẽ hơn đối với mặt hàng xuất khẩu của Mexico như hàng dệt may (HS64) và nguyên liệu tự nhiên như đồng và kẽm. Hàm lượng giá trị khu vực qui định cho các mặt hàng này là từ 50% đến 55%.

ROO trong FTA Hàn Quốc – Chilê là một biến thể của ROO trong NAFTA với các qui định chặt chẽ và phức tạp đối với các mặt hàng nhạy cảm. Cụ thể, chuyển đổi chương được áp dụng đối với các mã hàng HS01 – HS10 (hàng nông sản và thủy sản) nhằm ngăn chặn chuyển tải. Ngưỡng de – minimis qui định là 8%. Kết hợp chuyển đổi nhóm và hàm lượng giá trị khu vực được qui định với các mặt hàng thuộc 1 số chương như HS19, 29, 30, 31, 38… Nhìn chung, hàm lượng giá trị khu vực được qui định khá thấp, 45% đối với phương pháp build – down và 35% đối với build – up. Với một số mặt hàng thuộc mã HS84, hàm lượng này được qui định là 30%. Hàm lượng giá trị khu vực được qui định cao đối với mã HS200892-200899 (rau, trái cây và một số cây trồng khác). Điều này nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tương tự vào Chilê.

FTA Hàn Quốc – Singapore được ký kết sau 1 năm đàm phán và bắt đầu có hiệu lực kể từ 3/2006. Trong khi Hàn Quốc lo lắng về tình trạng chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp qua Singapore và muốn thắt chặt hơn qui tắc xuất xứ, Singapore muốn mở rộng hoạt động chế biến ra nước ngoài. Hàn Quốc muốn cấp xuất xứ cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp Geasung 21 và thuyết phục Singapore thông qua đổi lại Hàn Quốc chấp thuận việc sản xuất mở rộng ra nước ngoài của Singapore. Hai nước đều thống nhất ngưỡng de minimis là 10%, trừ lĩnh vực dệt may. Điểm này được coi là khá nhạy cảm trong JSEPA. Khác với FTA với Chile, ngưỡng de minimis là 45, 50 và 55% đối với phương pháp build – down.

Các qui tắc xuất xứ nghiêm ngặt có thể khiến người xuất khẩu không tận dụng được ưu đãi thuế quan từ các FTA, do đó làm giảm lợi nhuận thu được. Các qui tắc xuất xứ như thế có thể là nguyên nhân khiến các ưu đãi từ các FTA không được hiện thực hóa nhưng lại có rất ít nghiên cứu đo lường về mức độ hạn chế thương mại của các qui tắc xuất xứ này.22 2 công trình nghiên cứu tiên phong về vấn đề này là Estevadeordal (2003) và Productivity Commission of Australia (PC, 2004). PC đưa phương pháp chỉ số tổng quát để đo lường mức độ nghiêm ngặt và hạn chế thương mại của các qui tắc xuất xứ với việc cải tiến thêm chỉ số Estevadeordal. Cả 2 phương pháp này đều nhằm tính toán mức độ hạn chế của các qui tắc xuất xứ và cố gắng lượng hóa để so sánh được các qui tắc xuất xứ của các FTA khác nhau. Trong mục này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nêu trên để đánh giá mức độ hạn chế của 1 số FTA, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp PC do phương pháp này đã bao hàm cả phương pháp Estevadeordal.23



3.1. Phân tích thành phần chỉ số:

Phương pháp PC là phương pháp phân tích theo kiểu từ dưới lên (bottom-up) bằng cách ban đầu là khảo sát các thành phần chi tiết của các qui tắc xuất xứ rồi sau đó tổng hợp lên thành các mục tổng quát hơn. Mỗi thành phần được xác định một trọng số và tổng hợp thành chỉ số cuối cùng.24 Chỉ số gồm 3 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn chính, tiêu chuẩn bổ sung và các tác động khác của qui tắc xuất xứ. Trong hầu hết các FTA, tiêu chuẩn chính gồm 2 thành phần: có xuất xứ thuần túy và được chuyển đổi cơ bản. Để giảm bớt những hạn chế thương mại của các qui tắc xuất xứ, người ta thường đưa thêm vào tính toán tiêu chuẩn bổ sung và ngưỡng de minimis. Đặc biệt là gần đây các FTA chấp thuận hàng hóa được sản xuất ở một nước khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng outsourcing toàn cầu và dòng chảy của nguyên vật liệu giữa các nước.

Bảng 5 tóm lược tiêu chuẩn ROO chính trong các FTA, từ đó cho thấy tất cả các FTA được nghiên cứu đều áp dụng nguyên tắc xuất xứ thuần túy và chuyển đổi cơ bản. CTC và RVC thường được sử dụng để xác định chuyển đổi cơ bản. Tuy nhiên, nguyên tắc nghiêm ngặt nhất là qui trình kỹ thuật sản xuất (SP) hiếm khi được sử dụng. Người ta sử dụng các mức khác nhau để xác định chuyển đổi cơ bản bằng RVC. Chẳng hạn, Hoa Kỳ sử dụng mức RVC tương đối cao trong Hiệp định NAFTA nhưng sử dụng mức thấp hơn trong FTA với Singapore. Mức RVC này được dùng trong công thức tính toán chỉ số hạn chế của ROO với 1 trọng số thích hợp.

CTC dựa vào phân loại HS của qui tắc xuất xứ để chuyển đổi từ nguyên vật liệu sang thành phẩm. Qui tắc xuất xứ yêu cầu chuyển đổi chương là hạn chế nghiêm ngặt nhất. Nguyên tắc của chỉ số này được Estevadeordal đưa ra vào năm 2000 và thể hiện trong bảng 6. Chỉ số này được xây dựng để đánh giá RVC và SP theo yêu cầu của CTC.

Một số thành phần của RVC ngoài ngưỡng RVC được kết hợp để tính toán chỉ số. Các nhân tố quan trọng được tính toán bằng RVC, giá tham chiếu và phương pháp luận dựa trên cơ sở dòng thuế. Trong bảng 7, các FTA có đưa ra các chỉ tiêu cho RVC trong đó có ngưỡng tối đa, phương pháp luận và giá. Các FTA của các nước châu Âu thường nhấn mạnh sử dụng tỷ lệ giá trị hàng hóa phi xuất xứ trong tính toán RVC trong khi các nước Đông á thường sử dụng phương pháp build – up và build down.

Bảng 5. Các tiêu chuẩn xác định ROO trong các FTA.

Xuất xứ thuần túy Chuyển đổi cơ bản

CTC RVC SP

NAFTA • • •a

EEA • • • ◦

EFTA • • • ◦

EU-Mexico • • • ◦

EFTA-SGP • • • ◦

US-SGP • • •b

AFTA • • ◦

ASEAN-Trung Quốc • • •c

Nhật Bản-SGP • • • ◦

Nhật Bản-Mexico • • • ◦

Hàn Quốc-Chile • • •d

Hàn Quốc -SGP • • • ◦

Notes: •, chủ yếu áp dụng; ◦, Áp dụng với một số ít mặt hàng.


aHàm lượng RVC không ít hơn 60% (phương pháp giá trị giao dịch)
hoặc 50% (phương pháp giá vốn ròng). 62.5% theo phương pháp giá vốn ròng áp dụng cho mặt hàng ô tô (HS 8702.xx, 8703.21-90, 8704.21, 8704.31).
b35% theo phương pháp build – up và 45% theo phương pháp build - down.
cKhông thấp hơn 60% (giá FOB của sản phẩm cuối cùng) với phần nguyên liệu có xuất xứ (CIF) từ nước không thuộc ACFTA

d30% với phương pháp build – up và 45% với phương pháp build-down. Ngoại lệ: 80% đối với nước hoa quả đóng hộp.

Bảng 6. Các chỉ số hạn chế thương mại của ROO theo Estevadeordal.

Chỉ số Mô tả

1 Chuyển đổi HS8-10 số (CI)

2 Hạn chế hơn chỉ số 1 và chuyển đổi trong HS6 số (CTSH)a

3 Hạn chế hơn chỉ số 2 và chuyển đổi trong HS6 số (CTSH) và RVCb

4 Hạn chế hơn chỉ số 3 và chuyển đổi trong HS4 số (CTH)c

5 Hạn chế hơn chỉ số 4 và chuyển đổi trong HS4 số (CTH) và RVC

6 Hạn chế hơn chỉ số 5 và chuyển đổi trong HS2 số (CC)d

7 Hạn chế hơn chỉ số và chuyển đổi trong HS2 số (CC) và SPe

Nguồn: Summarised from Estevadeordal (2003).



aChuyển đổi phân nhóm.

bHàm lượng giá trị khu vực (nội địa).

cChuyển đổi nhóm

dChuyển đổi chương

eQui trình sản xuất cụ thể.

Bảng 7. Phương pháp tính RVC

Giá trị tăng thêm Phương pháp tính Ghi chú

VNMa VOMb Phương phápc Giá tham chiếu

NAFTA 40%, 50% 60%, 50% TM, NC FOB Ô tô (62.5%)

EEA 40% (60%) RNM Ex-works

EFTA 40% (60%) RNM Ex-works

EU-Mexico 20-50% RNM Ex-works Kết hợp với CTC

EFTA-SGP 20-60% 40-80% RNM Ex-works

Hoa Kỳ-SGP 40-70% 30-60% BD, BU FOB

AFTA 60% 40% ROM FOB

ASEAN-TQ 60% 40% ROM FOB

Nhật-SGP 40% 60% BD, BU FOB

Nhật-Mexico 50% 50% TM 65%d

Hàn-Chile 55%, 70% 45%, 30% BD, BU FOB Nước hoa quả (80%)

Hàn-SGP 45-55% 45-55% BD FOB

Về giá tham chiếu, các nước châu Âu thường sử dụng giá ex-works (giá giao tại nhà máy) trong khi các nước Đông Á và Hoa Kỳ sử dụng giá FOB. Bảng 8 liệt kê các tiêu chí mà mỗi FTA xác định nguyên tắc khác nhau cho các dòng thuế.

Các nhân tố chính của tiêu chuẩn bổ sung là de minimis, cộng dồn và outward processing.25 Đa số các FTA chấp nhận mức de minimis là 10%. Cộng dồn cũng được chấp nhận rộng rãi trong các FTA, cộng dồn đầy đủ ít nghiêm ngặt hơn hiệp định song phương. Outward processing hiếm khi được sử dụng do gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc của nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, giá trị gia tăng ban đầu trước khi outsourcing sang nước thứ 3 vẫn được xét tới do outward processing làm gia tăng giá trị khu vực và điều này khiến việc đáp ứng tiêu chuẩn của các qui tắc xuất xứ dễ dàng hơn.

3. Đánh giá mức độ hạn chế thương mại của qui tắc xuất xứ:

Dựa trên những thảo luận đưa ra trong mục trên, mục 3.2.1 đưa ra kết quả nghiên cứu của Estevadeordal và Suominen (2004) và Productivity Commission (2004). Mặc dù các nghiên cứu này mang tính tổng quát cao nhưng chỉ phân tích các FTA của các nước Châu Âu và châu Mỹ. Bốn FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc không được nêu ra trong nghiên cứu này. Mục 3.2.2 tóm lược các kết quả đánh giá mức độ hạn chế thương mại của các qui tắc xuất xứ trong các FTA của Nhật Bản và Hàn Quốc. Cuốn sách này không đặt ra chỉ số đánh giá mới mà sẽ dùng các phương pháp đánh giá của các nghiên cứu sẵn có.



Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương