CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.2. Đặc điểm và động lực tham gia FTA của các nước Đông á:

Một số FTA trong khu vực có phạm vi bao trùm rộng và dưới dạng Hiệp định đối tác kinh tế (ví dụ JSEPA) hay Hiệp định đối tác kinh tế chặt chẽ hơn (ví dụ CEPA Trung Quốc – HongKong). Các hiệp định kiểu này tạo thuận lợi cho ngoại thương, tự do hóa và thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh tế và kỹ thuật và tự do hóa thương mại. Như vậy, các FTA này có cùng phạm vi với APEC với 3 tôn chỉ (i) tự do hóa, (ii) tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài, (iii) hợp tác kinh tế, kỹ thuật. Tuy nhiên, các hiệp định này áp dụng nguyên tắc phân biệt đối xử với các nước không phải là thành viên và đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa các hiệp định FTA của khu vực và APEC. Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra hỗ trợ kinh tế nhằm giành được sự ủng hộ của các nước đối tác tham gia FTA để củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong tiến trình hội nhập khu vực.

Các hiệp định có nội dung khác nhau thể hiện động cơ tham gia khác nhau của các nước. Nhật Bản tập trung vào vấn đề tự do hóa và thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, thương mại dịch vụ vì điều này giúp tạo ra môi trường kinh doanh tự do, minh bạch và ổn định cho các công ty của nước này vốn đang và sẽ đầu tư rất nhiều vào khu vực Đông Á. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thế nhưng, đối với các nước đang phát triển như Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN thì đây không phải là mối quan tâm hàng đầu mà các nước này bước đầu sẽ mở cửa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư với lộ trình khác nhau, trước tiên là khai thông thương mại hàng hóa trước, sau đó mới là dịch vụ và đầu tư.

Chúng ta sẽ cùng bàn về động cơ tham gia FTA của các nước Đông Á. Các nước đến với FTA với những động cơ khác nhau nhưng có thể tựu chung lại ở các điểm sau:

Thứ nhất, các nước ký FTA để duy trì và mở rộng xuất khẩu. Ví dụ: Trong khi Mỹ và EU đã ký FTA với Mexico và hàng hóa được miễn thuế vào nước này, việc Nhật chưa ký FTA với Mexico đã khiến các công ty của Nhật không có lợi thế cạnh tranh so với các công ty của Mỹ hay EU tại Mexico. Trước điều này, các công ty Nhật gây áp lực khiến chính phủ phải đàm phán FTA với Mexico. Thất bại của vòng đàm phán Doha khiến các nước thành viên WTO quan tâm nhiều hơn tới FTA. Tiếp cận thị trường là một động cơ quan trọng của các nước Đông Á do các nước trong khu vực này vẫn duy trì nhiều rào cản thương mại khắt khe.

Thứ hai, các nước sử dụng FTA như là một cách gây áp lực khiến các ngành kinh tế trong nước phải tái cấu trúc nhằm đạt được tăng trưởng cao hơn. Ví dụ, Hàn Quốc theo đuổi FTA với Hoa Kỳ nhằm cải tổ kinh tế trong nước. Nhờ ký FTA với Trung Quốc – một cường quốc mới trỗi dậy và Nhật Bản – một nền kinh tế chất lượng cao, Hàn Quốc đã triển khai tái cấu trúc nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Thứ 3, các cường quốc thông qua FTA để củng cố tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực. Trung Quốc và Nhật Bản dùng FTA để thắt chặt hơn mối quan hệ với ASEAN, Hàn Quốc và các nước khác. Tháng 11/2002, Nhật Bản đề xuất khung hợp tác kinh tế với ASEAN chỉ 1 ngày sau khi Trung Quốc khởi động đàm phán FTA với khu vực này. ASEAN, Hàn Quốc và các nước khác cũng sử dụng FTA như một cách duy trì và củng cố tầm ảnh hưởng tại Đông Á. ASEAN theo đuổi FTA với các nước lớn nhằm chiếm lĩnh vị trí chủ chốt trong tiến trình hội nhập khu vực tại Đông Á. Trong khi đó, Hàn Quốc đang vượt qua Nhật Bản và Trung Quốc để vươn tới vị trí dẫn đầu.

Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối thập kỷ 90 tại Đông Á khiến người ta nghĩ rằng hợp tác khu vực, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp tránh được một cuộc khủng hoảng tương tự và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Cụ thể, các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ song phương giúp giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ và điều này đã được đưa ra trong sáng kiến Chiang – Mai năm 2000. Hơn nữa, các nước ASEAN + 3 đang tiến hành thành lập Thị trường trái phiếu Châu Á nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường trái phiếu Đông Á, tận dụng đầu tư tốt hơn các khoản tiết kiệm và góp phần giảm bớt sự bất cân xứng về loại tiền và thời gian đáo hạn trong lĩnh vực tài chính giữa các nước.

Thứ năm, các nước sử dụng FTA nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, dọn đường cho các công ty FDI đa quốc gia. Tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh trong các FTA. Nhật Bản chú trọng FTA với Đông Á vì có rất nhiều công ty đa quốc gia của Nhật đầu tư vào khu vực này.

2. Mục tiêu của dự án nghiên cứu:

Nghiên cứu cho thấy mặc dù số lượng các FTA tại khu vực Đông Á tăng lên nhanh chóng nhưng vì nhiều lý do, chưa có 1 công trình nào nghiên cứu thỏa đáng về vấn đề này.4 Một phần là do các FTA mới chỉ xuất hiện không lâu tại Đông Á nên chưa có nhiều số liệu (trừ AFTA, các hiệp định còn lại mới chỉ được ký trong thế thế kỷ 21).

Trước tầm quan trọng của các FTA ngày một tăng lên, đồng thời số liệu phân tích về các FTA này chưa nhiều, chúng tôi quyết định đi nghiên cứu thêm về vấn đề này. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 khía cạnh là chất lượng và tầm ảnh hưởng. Do mục tiêu của FTA là tự do hóa thương mại và đầu tư nên chất lượng của các FTA được đánh giá dựa trên cơ sở mức độ mở cửa thị trường và hạ thấp các rào cản thương mại và đầu tư. Như đã đề cập ở trên, có những FTA có phạm vi bao trùm rộng, không chỉ qui định về thương mại hàng hóa mà còn qui định về thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chúng ta sẽ đi đánh giá cả 3 yếu tố này: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài; đồng thời đánh giá thêm các biện pháp tự vệ mà các FTA cho phép do các biện pháp này ảnh hưởng rất lớn tới thương mại hàng hóa. Chúng tôi đi đánh giá chất lượng của các FTA bằng cách xây dựng tiêu chí thích hợp cho từng lĩnh vực.

Đánh giá của chúng tôi dựa trên hình thức chọn mẫu các FTA gồm: JSEPA, EPA Nhật Bản – Mexico, FTA ASEAN – Trung Quốc, FTA Hàn Quốc – Mexico, FTA Chilê - Hàn Quốc, NAFTA, FTA EU – Mexico, CER Australia – New Zealand. Các FTA này được đánh giá khác nhau phụ thuộc vào từng vấn đề nghiên cứu và số liệu có được. Trong số các FTA chọn mẫu có một số FTA không liên quan tới các nước Đông Á như NAFTA nhưng là cơ sở so sánh hữu ích nhằm đánh giá các FTA tại Đông Á.

Để đánh giá tác động của các FTA, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp là ex ante và ex post. Phương pháp ex ante đánh giá dựa trên phân tích mô phỏng để dự đoán tác động của các FTA. Dựa trên mô hình CGE (Mô hình cân bằng tổng thể tính toán được), chúng tôi tính toán được các khả năng tác động của các FTA thông qua một mô hình mô phỏng cấu trúc của các FTA. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên thực tế khi thảo luận về cấu trúc của các FTA.5 Phương pháp ex post đánh giá dựa trên số liệu có được để đưa những tác động thực tế của các FTA. Chúng tôi đã tiến hành 2 nghiên cứu. Thứ nhất là nghiên cứu chung tất cả các nước, chúng tôi đánh giá tác động của các FTA đối với hoạt động ngoại thương của các nước, bao gồm cả các nước thành viên FTA và các nước không phải thành viên, sử dụng mô hình trọng số để lý giải dòng chảy thương mại song phương. Thứ hai là nghiên cứu cho trường hợp một nước cụ thể, chúng tôi lựa chọn Nhật Bản do có số liệu đầy đủ. Theo đó, chúng tôi tiến hành đánh giá tình hình tận dụng FTA của các công ty Nhật Bản – mặc dù cách này không hoàn toàn tìm ra được những tác động của FTA nhưng cung cấp những thông tin quan trọng về những tác động này bởi FTA chỉ được hiện thực hóa khi các công ty tận dụng nó trong thực tế kinh doanh. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành phân tích một số FTA mà Nhật Bản đã ký kết.

3. Kết quả nghiên cứu:

3.1. Chất lượng của các FTA:

Cuốn sách này bao gồm bốn chương tập trung phân tích chất lượng của các FTA thông qua các khía cạnh khác nhau: Cheong và Cho phân tích thương mại hàng hóa; Ochia, Dee và Findlay phân tích thương mại dịch vụ; Urata và Sasuya nghiên cứu về đầu tư nước ngoài và Kotera, Kitamura đánh giá cơ chế tự vệ thương mại.

Cheong và Cho phân tích những rào cản và cam kết mở cửa theo FTA liên quan tới thương mại hàng hóa. Những rào cản này được đánh giá thông qua 2 tiêu chí: (1) tính chất hạn chế thương mại của qui tắc xuất xứ (ROO)6 được FTA thông qua và (2) mức độ bao quát của các cam kết, chẳng hạn theo tỉ lệ phần trăm của hàng hóa được điều chỉnh bởi hiệp định. Tiêu chí (1) được áp dụng đối với hàng hóa thành phẩm bởi vì nhiều dòng thuế đối với mặt hàng này đã được xóa bỏ hoặc nằm trong lộ trình xóa bỏ theo các FTA. Việc đánh giá ROO rất quan trọng vì nhiều nước tìm cách hạn chế hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra các tiêu chí khiến hàng nhập khẩu rất khó đáp ứng ROO. Tiêu chí (2) được sử dụng cho đánh giá mức độ mở cửa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cheong và Cho nhận thấy các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU sử dụng rất hiệu quả rào cản ROO để hạn chế hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trong khi đó, các nước Đông Á lại đang để một lỗ hổng rất lớn trong rào cản kiểu này. Qui tắc xuất xứ trong FTA ASEAN – Trung Quốc đơn giản nhất trong số các FTA, trong khi FTA Hàn Quốc – Nhật Bản thì qui định chặt chẽ hơn. Cheong và Chuo cho rằng chính vì sự khác nhau trong qui định về ROO khiến hệ thống thương mại của khu vực Đông Á trở nên rối rắm và nhấn mạnh rằng điều này cần phải được khắc phục ngay nếu các nước này muốn xây dựng một FTA chung cho cả khu vực.

Trong nghiên cứu về tự do hóa thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, Cheong và Cho chỉ ra rằng các FTA liên quan tới các nước Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc có mức độ mở cửa thấp hơn so với các nước phương Tây.

Ochiai, Dee và Findlay phân tích chất lượng của các FTA trên khía cạnh thương mại dịch vụ. Họ nhận thấy các FTA đã thông qua một loạt kế hoạch hành động dưới dạng các cam kết và lộ trình áp dụng đối với từng lĩnh vực mà theo đó, các nước không phải thành viên rất khó để được hưởng lợi. Mức độ cam kết mở cửa và qui mô lĩnh vực tham gia giữa các FTA rất khác nhau khiến cho việc đánh giá tổng thể gặp nhiều khó khăn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nước đang phát triển có mức độ mở cửa đối với thương dịch vụ khá thấp. Nội trong các nước phát triển với nhau, thương mại dịch vụ được mở cửa tự do hơn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển do các nước đang phát triển duy trì phần lớn các lĩnh vực loại trừ khỏi cam kết và điều này khiến các hiệp định chưa phát huy được tác động của nó trong thực tế. Các nhà nghiên cứu kết luận các FTA có xu hướng bảo vệ lợi ích quốc gia hơn là thúc đẩy tự do hóa và thậm chí còn ngăn chặn mở cửa thị trường.

Urata và Sasuya nghiên cứu các qui định về đầu tư nước ngoài của 7 FTA liên quan tới 8 quốc gia: Hoa Kỳ - Austrialia, Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc – Singapore, NAFTA, Hàn Quốc – Chile, Nhật Bản – Mexico. Dựa trên kế hoạch hành động do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), 2 nhà nghiên cứu đánh giá chất lượng của các nguyên tắc liên quan tới đầu tư nước ngoài trên 2 khía cạnh tự do hóa và hạn chế đầu tư trong 6 lĩnh vực sau: (i) hạn chế đối với sở hữu nước ngoài và tiếp cận thị trường, (ii) đối xử quốc gia, (iii) rà soát và phê chuẩn, (iv) quản lý và thành phần ban quản lý, (v) hành lang cho đầu tư nước ngoài, (vi) điều kiện hoạt động. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng của các FTA nêu trên xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (i) Hoa Kỳ - Australia, (ii) Hoa Kỳ - Singapore, (iii) Nhật Bản – Singapore, (iv) Hàn Quốc – Singapore, (v) NAFTA, (vi) Hàn Quốc – Chile và (vii) Nhật Bản – Mexico. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các nước cùng tham gia một FTA nhưng có chất lượng FTA khác nhau và điều này dẫn tới yêu cầu phải nghiên cứu chất lượng FTA theo từng quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho chất lượng FTA của các nước xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (i) Hoa Kỳ, (ii) Singapore, (iii) Australia, (iv) Nhật Bản, (v) Hàn Quốc, (vi) Chile, (vii) Mexico và (viii) Canada. Nghiên cứu cũng chỉ ra rào cản lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài đó là hạn chế đối với sở hữu nước ngoài và qui định về mức độ tham gia của đầu tư nước ngoài trong một công ty. Các lĩnh vực bị hạn chế tương đối cao là các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế (đặc biệt khai thác mỏ và nông nghiệp) và lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là giao thông vận tải, truyền thông, điện, tài chính và bảo hiểm). Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất ít bị hạn chế hơn.

Kotera và Kitamura nghiên cứu chất lượng của các FTA về cơ chế tự vệ. Với biện pháp tự vệ trong tay, các nước nhập khẩu có quyền sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại nhằm đối phó với tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu gây ra cho ngành sản xuất nội địa do nhập khẩu tăng nhanh. Do cơ chế này có tính chất hạn chế thương mại nên thương được coi là công cụ bảo hộ. Tuy nhiên, Kotera và Kitamura cho đó chỉ là nhận định phiến diện và khẳng định cơ chế tự vệ có tác động tính cực đối với tự do hóa thương mại khi nó làm giảm áp lực bảo hộ bằng cách đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một công cụ hạn chế thương mại được phép. Những nhận định trái chiều này khiến việc đánh giá tổng thể gặp nhiều khó khăn. Nhóm tác giả tiến hành đánh giá 12 FTA và phân loại chúng thành 5 nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ hạn chế như sau: (i) kiểu không tự vệ (Hàn Quốc – Chile), (ii) kiểu NAFTA, (iii) kiểu WTO (Hoa Kỳ - Australia, Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Mexico, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc – Singapore, Trung Quốc – ASEAN), (iv) kiểu GATT (Australia – New Zealand) và (v) kiểu châu Âu (EFTA, EU – Mexico).



3.2. Tác động của các FTA:

4 chương trong cuốn sách này được dành để nghiên cứu tác động của các FTA, trong đó 1 chương là nghiên cứu của Abe sử dụng phương pháp ex ante với mô hình mô phỏng, 3 chương nghiên cứu bằng phương pháp ex post. Urata và Okabe nghiên cứu tác động của các FTA bằng mô hình trọng số. Takahashi và Urata nghiên cứu việc tận dụng các FTA của Nhật Bản, Ando nghiên cứu tác động của các FTA của Nhật Bản đối với thương mại và đầu tư.

Nghiên cứu mô phỏng của Abe dựa trên mô hình CGE nhằm mô phỏng toàn bộ hoạt động kinh tế trên thế giới bằng cách xem xét toàn bộ các cơ chế hoạt động của thị trường một cách đầy đủ và rõ ràng. Nói cách khác, mô hình vẽ lên một bức tranh đầy đủ về tình hình thực tế của nền kinh tế toàn cầu. Abe sử dụng mô hình số liệu chuẩn và đưa ra thêm mô hình nghiên cứu linh hoạt bằng cách kết hợp liên thời gian, thu thập, liên kết các kết quả nghiên cứu cho phép các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách đều có thể dễ dàng tiếp cận để lấy những thông tin cần thiết. Kết quả từ 2 mô hình này cho thấy 3 FTA đầu tiên của Nhật với Singapore, Mexico và Malaysia đem lại lợi ích không lớn bằng các FTA với ASEAN 10, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. Mô hình linh hoạt cũng cho thấy việc Nhật Bản sớm kí kết FTA giúp Nhật Bản và các nước đối tác gia tăng GDP, đặc biệt là New Zealand và Trung Quốc. Ngoài ra, các FTA khu vực gồm nhiều nước tham gia đem lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả các thành viên do hạn chế được tác động tiêu cực của chệch hướng thương mại. Abe kết luận bằng cách đưa ra lộ trình nghiên cứu trong thời gian tới. Ông chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải liên kết tính kinh tế theo qui mô và kinh tế tích tụ trong mô hình mô phỏng bởi vì những nhân tố này ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa cơ chế vào mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của hợp tác kinh tế và thuận lợi hóa thương mại, bởi vì nhiều FTA không chỉ bao gồm tự do hóa thương mại mà còn có thuận lợi hóa thương mại, hợp tác kinh tế và các khía cạnh khác nữa.

Urata và Okabe sử dụng 2 phương pháp nhằm tìm ra tác động của FTA đối với ngoại thương. Trong phương pháp thứ nhất, họ nghiên cứu sự thay đổi của mô thức ngoại thương trước và sau khi FTA được phê chuẩn sử dụng các chỉ số phụ thuộc lẫn nhau giữa các FTA. Phương pháp này được sử dụng để phân tích xu hướng tổng quát của 11 FTA: EU, NAFTA, AFTA, MERCOSUR, CER, FTA Nhật Bản – Singapore, FTA Nhật Bản – Mexico, FTA Trung Quốc – ASEAN, FTA Hàn Quốc – Chile, FTA Singapore – Hoa Kỳ, FTA Mexico – EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 FTA gồm NAFTA, AFTA, MERCOSUR và CER ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Phương pháp thứ hai phức tạp hơn, đưa ra một biểu thức trọng số để xác định tác động của FTA đối với dòng chảy thương mại song phương, bao gồm tạo lập ngoại thương và chệch hướng thương mại. Để làm được điều này, Urata và Okabe mở rộng phạm vi các nghiên cứu trước đây cả về thời gian và số lượng quốc gia và tiến hành phân tích bằng phương pháp bóc tách số liệu với giả thiết là tác động của FTA lên các lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Việc phân tích tổng thể hoạt động thương mại cho thấy có ít hiện tượng chệch hướng thương mại trong khi phân tích bóc tách số liệu cho kết quả khác nhau đối với mỗi hàng hóa. EU, NAFTA, MERCOSUR, trái với AFTA, có biểu hiện chệch hướng thương mại với nhiều hàng hóa. Đánh giá tổng thể về tạo lập ngoại thương và chệch hướng thương mại cho thấy FTA tác động rất ít đến 2 hoạt động này tại MERCOSUR, EU và NAFTA bị tác động ít hơn AFTA và CER. Các FTA khác có lịch sử hình thành quá ngắn nên chưa thể đưa ra kết luận.

Takahashi và Urata tiến hành khảo sát tình hình sử dụng FTA của các công ty Nhật Bản thông qua bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rất ít công ty Nhật sử dụng FTA. Trong số các công ty được hỏi, chỉ có 3.6% sử dụng FTA với Singapore, 12.6% với Mexico và 5.5% với Malaysia. Nhiều công ty Nhật không mặn mà với các FTA do họ cho rằng lợi ích đem lại từ các FTA này không nhiều do khối lượng giao dịch thương mại với các nước đối tác FTA không lớn và mức thuế ưu đãi theo FTA không chênh lệch nhiều so với mức thuế MFN. Bằng phương pháp phân tích đồng qui về các nhân tố quyết định việc sử dụng FTA cho thấy chỉ một số công ty lớn sử dụng FTA và điều này làm chi phí đội lên. Thêm vào đó, các công ty sử dụng FTA thường là các công ty có mối quan hệ thương mại, đầu tư mật thiết với các nước đối tác FTA. Việc sử dụng FTA có thể được nhân rộng bằng cách giảm thiểu chi phí thông qua việc đơn giản hóa thủ tục và sự hỗ trợ của các tổ chức công hoặc bán công như Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại và Kinh tế (METI), Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) và Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản. Tất cả công ty được hỏi đều mong muốn Nhật Bản ký kết FTA với các nước đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ando tiến hành đánh giá tác động của các EPA mà Nhật Bản đã ký kết với Singapore và Mexico bằng 2 phương pháp: (1) phương pháp phân tích mô tả, sử dụng các số liệu liên quan tới hoạt động thương mại, thuế quan, đầu tư và (2) phương pháp phân tích số liệu dựa trên mô hình trọng số. Kết quả 2 phương pháp nghiên cứu đều cho thấy EPA Nhật Bản – Singapore hầu như không có tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại, trong khi EPA Nhật Bản – Mexico có tác động tích cực tới thương mại, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Việc EPA hầu như không tác động trực tiếp tới hoạt động thương mại song phương không nằm ngoài dự đoán do Singapore chỉ áp mức thuế thấp đối với 1 số ít mặt hàng. Ando khẳng định FTA Nhật Bản – Mexico đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty Nhật Bản tại Mexico. Bà nhấn mạnh lợi ích to lớn mà FTA Nhật Bản – Mexico đem lại cho các công ty Nhật đó là hiệp định cho phép các công ty được tham gia đấu thầu các gói thầu chính phủ tại Mexico.

Các nghiên cứu này cho thấy lợi ích to lớn mà EPA đem lại từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Các cuộc hội đàm về kết cấu trong tương lai của các FTA/EPA bao gồm các điều khoản xóa bỏ thuế quan, cấu trúc thuế quan lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại và mối quan hệ giữa tiến trình đàm phàn EPA và tự do hóa thương mại đa phương.

4. Kế hoạch nghiên cứu trong thời gian tới:

Chúng ta đã vừa phân tích chất lượng và tác động của một số FTA nhưng vẫn cần thiết phải nâng cao thêm hiểu biết về các hiệp định thương mại nói chung. Dù chúng ta đã phân tích các biện pháp thương mại liên quan tới hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tự vệ nhưng các FTA mới đã mở rộng thêm phạm vi qui định như thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… Theo đó, cần phải đánh giá thêm các FTA theo các tiêu chí mới này nữa.

Các lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm. Một là, nghiên cứu các nhân tố dẫn đến hình thành các FTA – đây không chỉ là mối quan tâm trên khía cạnh kinh tế mà còn trên khía cạnh chính trị. Nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng chính sách thương mại quốc tế. Hai là, phân tích về mặt lý thuyết các khía cạnh khác nhau của FTA, bao gồm cả phúc lợi xã hội, cũng cần được tiến hành. Cuối cùng, cần nghiên cứu tác động của các FTA đối với tự do hóa thương mại đa phương cả trên lý thuyết và thực tiễn do mục đích cuối cùng của tự do hóa thương mại là tự do hóa toàn cầu nhằm đem lại lợi ích lớn nhất cho toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Tham khảo

Aggarwal, VK and S Urata (eds.) (2006). Các hiệp định thương mại tự do song phương: Xuất xứ, Quá trình phát triển và nội hàm. New York: Routledge.

CEPEA (2008). Báo cáo của 2 nhóm nghiên cứu về hợp tác kinh tế toàn diện tại Đông Á (CEPEA).

Pangestu, M and S Gooptu (2004). Chủ nghĩa địa phương kiểu mới: Sự lựa chọn cho Trung Quốc và Đông Á. Hội nhập của các nước Đông Á, Kharas, H and K Krumm (eds.), pp. 79-99.


Washington, DC: Ngân hàng thế giới.

Sally, R (2006). Các hiệp định thương mại tự do và triển vọng hội nhập khu vực tại Đông Á. Rà soát chính sách kinh tế Châu Á 1(2), 306-321.

Schiff, M and LA Winters (eds.) (2003). Hội nhập và phát triển khu vực. Washington DC: Nhà xuất bản Oxford University Press cho Ngân hàng thế giới.

Soesastro, H (2006). Hội nhập khu vực tại Đông Á: Những thành tựu và triển vọng trong tương lai. Rà soát chính sách kinh tế Châu Á 1(2), 215-234.

Urata, S (2005). Hiệp định thương mại tự do: chất xúc tác cho tái sinh nền kinh tế Nhật Bản. Khơi dậy nền kinh tế Nhật Bản. Ito, T, H Patrick và DE Weinstein
(eds.), pp. 377-410. Boston: MIT Press.

Chương 1

NGUYÊN TẮC XUẤT XỨ VÀ TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

TRONG MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TIÊU BIỂU

INKYO CHEONG và JUNGRAN CHO

Viện nghiên cứu Thương mại và Logistics thế giới

Đại học Inha University, Incheon, Hàn Quốc

1. Giới thiệu:

Các hiệp định thương mại tự do gia tăng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới gần đây đã góp phần đem lại ưu đãi thương mại, cải tổ kinh tế và hình thành liên minh chính trị. Trong đó, ưu đãi thương mại là nhân tố quan trọng trong quyết định ký kết FTA của các nước. Thông qua mô hình phân tích mô phỏng, các chuyên gia kinh tế trong đó có Cheong (2005), Schiff và Winters ( 2003), Scollay và Gilbert (2001), Urata và Kiyota (2003) đã chứng minh được rằng các FTA đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho các nước tham gia ký kết. Với mô hình CGE (Mô hình cân bằng tổng thể tính toán được), Cheong (2005) đã chứng minh được rằng các nước Đông Á sẽ thu được lợi ích nhiều hơn từ FTA khu vực hơn là các FTA ở qui mô nhỏ. Scollay và Gilbert (2001) đã đưa ra dự báo khả quan về tác động của các FTA đối với kinh tế toàn cầu khi chỉ ra rằng các FTA đem lại tạo lập ngoại thương nhiều hơn chệch hướng thương mại. Urata và Kiyota (2003) nhận định trong các FTA ký kết với các nước Đông Á thì Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi như ở Nam Á thu được lợi ích nhiều hơn các nước Bắc Á (như Hàn Quốc, Đài Loan), điều này được thể hiện ở mức độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu khi FTA mới được kí kết, mô hình phân tích mô phỏng khó có thể đưa ra dự báo về lợi ích kinh tế thu được. Tự do hóa đầu tư, hạ thấp rào cản thương mại nhằm tạo điều kiện cho mở cửa thị trường là các biện pháp hữu hiệu giúp gia tăng lợi ích cho các thành viên ký kết hiệp định. Các nghiên cứu đều được dựa trên giả thuyết đó là thuế quan đã được xóa bỏ và qui tắc xuất xứ được nới lỏng. Bởi vậy, chất lượng của các FTA là nhân tố quyết định trong việc xác định qui mô lợi ích kinh tế thu được.

Hầu hết các nước đều khẳng định các FTA mà họ tham gia đều có chất lượng rất cao. Một nước trở thành đầu mối FTA trong khu vực không phải đơn giản là gia tăng số lượng các FTA ký kết mà phải thể hiện được quyết tâm cao gây dựng tự do hóa thương mại và thuận lợi hóa thương mại bằng cách tối đa hóa tiếp cận thị trường và hài hòa hóa các nguyên tắc thương mại. Tiếp cận thị trường là một nội dung quan trọng trong các vòng đàm phán FTA và được đánh giá qua một số điểm chính gồm xóa bỏ thuế quan, nới lỏng các hàng rào phi thuế quan (NTBs) như thủ tục hải quan, đơn giản hóa qui tắc xuất xứ và cải thiện các nguyên tắc thương mại.

Nghiên cứu này đánh giá chất lượng các FTA trên khía cạnh qui tắc xuất xứ và việc xóa bỏ thuế quan cho hàng nông sản. Mức độ cải thiện các NTBs và nguyên tắc thương mại là nhân tố quan trọng trong việc xác định chất lượng của các FTA nhưng việc đánh giá các nhân tố này rất khó khăn do có thể khó lượng hóa được các nhân tố này. Nghiên cứu này đánh giá yếu tố tiếp cận thị trường của một số FTA tiêu biểu như NAFTA, FTA EU – Mexico, CER Australia – New Zealand, JSEPA, JMEPA, FTA Trung Quốc – ASEAN, FTA Hàn Quốc – Mexico và FTA Chile – Hàn Quốc. Mục 2 bàn về các khía cạnh lý thuyết của ROOs, mục 3 đưa ra những đánh giá về sự chặt chẽ (những hạn chế) của các ROOs. Mục 4 đưa ra những đánh giá các FTA trên khía cạnh xóa bỏ thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với hầu hết các lộ trình thực hiện FTA, đa phần các mặt hàng được tự do hóa trong vòng 10 năm, chỉ trừ lĩnh vực nhạy cảm nhất là nông nghiệp. Mục 5 nêu kết luận.


Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương