CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

9 RVC được hiểu trên nhiều khía cạnh như giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu, giá trị của từng thành phần. Tuy nhiên, chúng tôi không xét riêng rẽ từng yếu tố này.

10 Parmeter (1997, p. 342 có nêu “mặc dù các FTA đều qui định về qui tắc xuất xứ nhưng có một vấn đề là chưa có qui tắc xuất xứ nào được qui định hoàn toàn thỏa đáng”. Xem thêm Parmeter (1997) và Estevadeordal (2003) về ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp xây dựng ROO.

11 Cộng dồn được phân ra thành cộng dồn song phương, cộng dồn chéo, cộng dồn đầy đủ. Xem thêm Estevadeordal (2003) về phân loại cộng dồn.

12 FTA EC – Nam Phi qui định ngưỡng de minimis là 15% nhưng đây là trường hợp ngoại lệ.

13 Xem Koskinen (1983) để biết thêm nghiên cứu thực nghiệm về chi phí hành chính trong FTA và xem Herin (1986) để biết thêm nghiên cứu thực nghiệm về chi phí chuẩn bị chứng từ chứng minh thuộc diện hưởng ưu đãi.

14 Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chi phí mà các công ty thương mại và nhà sản xuất phải bỏ ra để được hưởng ưu đãi theo qui tắc xuất xứ là rất lớn. Theo Cadot et al.(2002), tỷ lệ sử dụng NAFTA ở mức thấp, chỉ khoảng 64% do qui tắc xuất xứ qui định quá khắt khe. Xem Estevadeordal (2003) để biết thêm thông tin về chi phí liên quan tới ROO.

15 Xem thêm phân tích tổng thể ROO trong một số RTA tiêu biểu trong Brenton (2003), Estevadeordal (2003), WTO (2002)

16 ROO của NAFTA trở thành khuôn mẫu cơ bản cho các ROO cho các FTA của Canada, Chile, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc…

17 NAFTA đưa ra 2 phương pháp tính hàm lượng giá trị khu vực: phương pháp sử dụng giá trị giao dịch và phương pháp sử dụng giá vốn ròng.

18 Một ROO đơn giản tương tự là ROO trong CER (Australia – New Zealand). ROO này qui định hàm lượng RVC là 50% nhưng có qui định thêm bước cuối cùng trong qui trình sản xuất sản phẩm phải diễn ra ở nước xuất khẩu. AFTA chỉ qui định hàm lượng RVC là 40% mà không đưa thêm bất kỳ điều kiện nào.

19 Trung Quốc là bên đi tiên phong trong đàm phán song phương với ASEAN. Năm 2003, Trung Quốc đưa ra gói Gặt hái sớm cho các nước ASEAN nhằm thu hút các nước này ngồi vào bàn đàm phán.

20 Estevadeordal (2003, p.12) nêu “ROO trong EPA Nhật Bản – Singapore được thể hiện bằng hơn 200 trang qui định”. Estevadeordal (2003, p.12) cũng đưa ra nhận định tương tự cho FTA Hàn Quốc – Chilê.

21 Khu công nghiệp Gaesung nằm ở Bắc Triều Tiên. Chấp nhận hàng hóa sản xuất tại đây là hàng hóa của Hàn Quốc là một quyết định gây tranh cãi đối với Hàn Quốc, về mặt lợi ích kinh tế thu được cũng như là mục đích cải thiện quan hệ giữa 2 miền Nam – Bắc Triều Tiên.

22 Do nghiên cứu thực nghiệm về ROO gặp nhiều khó khăn nên có rất ít nghiên cứu về tác động của ROO đối với hoạt động thương mại. Trong số ít ỏi các nghiên cứu có Cadet et al.(2002) và Krueger (1995). Nghiên cứu của Cadet et al. nhận thấy tỷ lệ sử dụng NAFTA chỉ là 64% do ROO quá chặt chẽ và Krueger cho thấy các công ty Canada thà trả thuế còn hơn là thực hiện các thủ tục rắc rối để được hưởng ưu đãi thuế quan theo qui tắc xuất xứ.

23 Phương pháp chỉ số yêu cầu phải có trọng số cho mỗi tiêu chuẩn xác định ROO. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PC.

24 Xem PC (2004) để biết thêm chi tiết về từng tiêu chuẩn và thành phần xác định ROO.

25 Outward processing là một phần việc trong qui trình sản xuất được thực hiện ở một nước khác, thường là kém phát triển hơn. Ví dụ, một qui trình sản xuất gồm 3 bước: bước 2 được outsource ra nước ngoài. Nếu outward processing được công nhận thì giá trị nội địa sẽ được tính là tổng của bước 1 và 3 (trong khi phương pháp khác chỉ tính đến bước 3)

26 MERCOSUR là liên minh thuế quan của các nước Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay)

27 Ngoài ra, Nhật Bản còn hạn chế tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và không nêu ra các dòng thuế nằm ngoài tiến trình xóa bỏ. Do đó, số lượng dòng thuế với ROO trong hiệp định được xóa bỏ.

28 WTO (2002) cảnh báo như sau "ngưỡng qui định là 95% đối với tất cả dòng thuế HS 6 số, được bổ sung bằng đánh giá triển vọng dòng chảy thương mại ở các bước thực thi FTA khác nhau, do đó cho phép phối hợp các trường hợp khi thương mại ban đầu chỉ tập trung vào 1 số mặt hàng".

29 Để kết quả nghiên cứu chính xác hơn, cần tính đến cả kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức nên sẽ được thực hiện ở các nghiên cứu trong tương lai.

30 Một số mặt hàng mã HS29, 33, 35, 38, 41, 43, 50, 51-53 được coi là nông sản nhưng không đưa vào nghiên cứu này

31 Nghị định thư CER 1988 về việc thúc đẩy thương mại hàng hóa

32 Áp dụng nhiều nhất đối với chương 2 (thịt)

33 Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh.

34 ASEAN 6 gồm 6 thành viên ban đầu: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, và Singapore.

35 Các thành viên mới của ASEAN gồm: Cambodia, Laos, Myanmar và Vietnam.

36 Australia và New Zealand đã thông qua qui tắc xuất xứ khá lỏng lẻo và hiện giờ 2 nước đang cân nhắc chỉnh sửa lại.

37 Hàn Quốc và Nhật Bản xây dựng qui tắc xuất xứ có tính chất phòng thủ cao, thể hiện quan điểm không mặn mà với tự do hóa thương mại, gây cản trở cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của 2 quốc gia này.

38 http://www.osha.gov/pls/imis/sic manual.html, http://www.stat.go.jp/index/seido/ sangyo/

39 Số liệu GATS lấy từ http://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/serv_commitments_e.htm.

40 Các cam kết theo hiệp định khu vực ít hơn các cam kết theo GATS. Điều này có thể là do ngày hiệu lực của cam kết khác nhau và cách thức phân loại ngành khác nhau.

41 Tuy nhiên, các hiệp định kiểu GATS gần đây có xu hướng qui định các biện pháp này trong 1 chương riêng rẽ.

42 Qui định về mode 4 cũng tương tự, bao gồm: dòng chuyển dịch của lao động được qui định trong 1 chương riêng. Tuy nhiên, các phụ lục của chương này thường bao gồm các cam kết trần đối với giao dịch mode 4.

43 Điểm này cũng được nêu trong các giới hạn của Nguyên tắc đối xử quốc gia NT.

44 Phương pháp Kaiser – Meyer – Olkin nêu trong Bảng 6 cho thêm thông tin về việc thực hiện phân tích nhân tố.

45 Tuy nhiên điều này không có nghĩa thị trường tài chính của Singapore hoàn toàn mở đối với đầu tư nước ngoài. Một vài hạn chế vẫn được duy trì, trong đó phải kể đến là giấy phép đầy đủ đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra cũng tồn tại một số hạn chế đối với loại hình dịch vụ có thể được cung cấp bởi ngân hàng ví dụ như thiết lập mạng lưới các máy ATM hoặc các điều khoản đối với dịch vụ ghi nợ thông qua Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (EFTPOS)

46 Là một nền kinh tế đóng không có nghĩa Nhật Bản không thực hiện giao dịch thương mại hoặc đầu tư. Nền kinh tế của Nhật Bản được coi là đóng do dòng vốn đầu tư vào trong nước khá thấp, tỷ lệ giá trị thương mại/GDP cũng thấp

47 Xem chi tiết trong phụ lục 8

48 Các FTA được nghiên cứu gồm: EFTA, AFTA, NAFTA, Australia-New Zealand, EC-Mexico, Nhật Bản-Singapore, Trung Quốc-ASEAN, Hoa Kỳ-Singapore, Hàn Quốc-Chile, Hoa Kỳ-Australia, Nhật Bản-Mexico, và Hàn Quốc-Singapore.

49 GATT 19 có hiệu lực như là 1 phần của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994, do đó hiện nay các cơ chế tự vệ toàn cầu sẽ chịu chi phối của cả GATT 19 và Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.

50 Chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng được cho là các biện pháp không công bằng đối với nước xuất khẩu, đó đó chỉ được áp dụng với hàng hóa của nước nào thuộc đối tượng bị áp dụng.

51 Những tác động tiêu cực như vậy đối với ngành sản xuất trong nước là hệ quả tất yếu của tự do hóa thương mại. Việc sử dụng các biện pháp tự vệ gây ra nhiều tranh cãi và do đó cần được nghiên cứu thêm nữa.

52 Đầu năm 1963, GATT tự nhận định các qui định của GATT còn quá lỏng lẻo để có thể đạt được các thỏa thuận thương mại, vì vậy cần phải được rà soát lại (Xem GATT,L/2002,1963).

53 Một điều hiển nhiên là các biện pháp tự vệ cần phải được áp dụng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Tuy nhiên, GATT 19 lại không nêu ra các điều khoản qui định cụ thể về nghĩa vụ này và do đó gây ra nhiều tranh cãi (Xem ví dụ tại Bronkers, 1995). Trái lại, Điều 5 của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ qui định rõ ràng rằng về nguyên tắc, các biện pháp phải được áp dụng một cách không phân biệt đối xử với các nguồn nhập khẩu khác.

54 Quá trình tố tụng được phép sử dụng Ban tham vấn với điều kiện các bên cùng thống nhất thành lập. Tuy nhiên, theo yêu cầu của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu thường sẽ sử dụng các biện pháp vùng xám, do đó ít khi các bên sử dụng tham vấn.

55 Tính tới năm 1990, có khoảng 284 biện pháp vùng xám được sử dụng, trong khi tổng số các biện pháp tự vệ trong thời gian từ 1970 và 1994 là dưới 100 (Stewart, 1993; Ủy ban cấu trúc công nghiệp, 2005, p. 239, Bảng 7-2)

56 Cũng theo điều khoản này, Ủy ban tự vệ được thành lập dưới sự cho phép của Hội đồng thương mại hàng hóa (Xem điều 13.1 Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ).

57 GATT 19 cũ không có điều khoản nào qui định về bồi thường. Trong thông lệ áp dụng, điều này là một nghĩa vụ bắt buộc.

58 Trong một số hiệp định FTA, cơ chế chống bán phá giá bị cấm hoặc nếu được sử dụng thì sẽ áp đặt thêm các điều kiện chặt chẽ. (Xem FTA Canada – Chilê, điều M-01 và FTA Hàn Quốc – Singapore, điều 6.2). Tuy nhiên, cơ chế chống phá giá song phương không bao giờ đi kèm với cơ chế chống phá giá toàn cầu mà chỉ có trường hợp cơ chế toàn cầu được thay thế bởi cơ chế song phương.

59 Trái lại, việc cấm các cơ chế tự vệ cùng với việc cấm hoặc cho phép cơ chế chống bán phá giá nhưng với điều kiện khắt khe trong một số FTA (Australia – Singapore, New Zealand – Singapore…) đã thay thế các qui định toàn cầu về các công cụ thương mại, và trong một chừng mực làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của các qui định này. Điều này làm dấy lên một câu hỏi về việc liệu những biện pháp này nên được cho phép áp dụng hay là phải xóa bỏ. Một số học giả (ví dụ, Kotera, 2000) cho rằng nếu luật của một nước qui định trái với các qui định chung của quốc tế thì nếu không sử dụng nuyên tắc “luật chuyên sâu trước luật phổ quát” thì hành động này được xem là không có cơ sở pháp lý.

60 Nhiều học giả cho rằng, các đàm phán FTA đưa ra được nhiều nguyên tắc thương mại quốc tế thỏa đáng hơn là các đàm phán toàn cầu và do đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho hệ thống thương mại toàn cầu (Xem Mukunoki, 2006).

61 Vấn đề chi phí thúc đẩy và thực thi cơ chế tự vệ song phương và khu vực có cùng bản chất “spaghetti bowl” với chi phí liên quan tới nguyên tắc xuất xứ. Để tìm hiểu về thuật ngữ “spaghetti bowl”, xem Kotera (2007).

62 Xem điều 18.1 FTA Nhật Bản – Singapore

63 GATT 19 cho phép bên ký kết tạm ngừng toàn bộ hoặc một phần nhằm xóa bỏ hoặc điều chỉnh nhân nhượng. Mặc dù 2 biện pháp phổ biến hay được sử dụng là tăng thuế và hạn chế số lượng, GATT không nêu ra cụ thể biện pháp nào được phép sử dụng quyền tạm ngừng. Trong quá trình đàm phán sửa đổi GATT 19, các bên đã đàm luận để làm rõ phạm vi áp dụng của các biện pháp. Tuy nhiên, Điều 1 Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ cuối cùng lại chỉ nêu đơn giản là “Hiệp định này qui định các nguyên tắc liên quan tới các biện pháp tự vệ theo điều 19 GATT 1994”.

64 Ví dụ, Điều 18.1 FTA Nhật Bản – Singapore nêu rõ các biện pháp tự vệ song phương chỉ được áp dụng trong thời kỳ chuyển đổi, tức là 10 năm sau ngày hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, các FTA khác của Nhật Bản (Nhật Bản – Mexico, Nhật Bản – Malaysia, Nhật Bản – Philippines) không hề nhắc tới giai đoạn chuyển đổi và do đó thời gian sử dụng các biện pháp tự vệ là vô hạn định.

65 Thực tế, GATT 19 cũ vẫn có hiệu lực như là một phần của GATT 1994, do đó điều kiện “phát triển không lường trước được” vẫn còn hiệu lực (Xem Hàn Quốc— Các biện pháp tự vệ xác định đối với mặt hàng sữa: Báo cáo của Ban Hội thẩm, WT/DS98/AB/R, đoạn 74-77; Argentina — Các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng da giày, Báo cáo của Ban Hội thẩm, WT/DS121/AB/R, đoạn 79-84). Tuy nhiên, các hiệp định gần đây thường dẫn chiếu tới Hiệp định SA của WTO do đó không sử dụng tới điều kiện này của GATT.

66 Xem chi tiết đánh giá về thực tiễn triển khai các cơ chế tự vệ toàn cầu, bao gồm điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ trong Araki và Kawase (2004); Lee (2003)

67 Các vụ kiện gồm: Hàn Quốc – sữa (DS98), Argentina-da giày (DS121), Hoa Kỳ-Bột mỳ gluten (DS166), Hoa Kỳ-thịt cừu (DS177/178), Hoa Kỳ-ống nước (DS202), Chile-Price Band (DS207), Argentina-đào bảo quản (DS238), Hoa Kỳ-thép (DS248/249/251/252/253/ 254/258/259).

68 Xem Hàn Quốc— Các biện pháp tự vệ xác định đối với mặt hàng sữa: Báo cáo của Ban Hội thẩm, WT/DS98/AB/R, đoạn 96.

69 Khi áp dụng nguyên tắc đồng thuận tiêu cực trong quá trình thiết lập thủ tục và thông qua báo cáo điều tra, thì việc thành lập Ban hội thẩm và các điều khoản về lộ trình thời gian thực hiện được đặc biệt quan tâm.

70 Xem điều 18.4 FTA Nhật Bản – Singapore

71 Cơ chế tự vệ NAFTA chỉ được áp dụng trong thương mại song phương giữa Mexico và Hoa Kỳ hoặc Mexico và Canada. Các biện pháp tự vệ giữa Hoa Kỳ và Canada được điều chỉnh bởi điều 1101, FTA Canada – Hoa Kỳ, có liên quan và là 1 phần của NAFTA. Xem Phụ lục 801 của NAFTA.

72 Hiệp định thương mại 1974, từ chương 201 đến 204

73 Hiệp định SA của WTO có phân biệt mức tăng tương đối và mức tăng đột biến khi đề cập tới phương pháp rebalancing.

74 Hiệp định SA của WTO không chỉ qui định rõ ràng hơn về yêu cầu công bố công khai và điều trần công khai mà còn qui định cụ thể về qui trình tố tụng, nội dung khởi kiện và đơn kiện.

75 Tuy nhiên, cần nhớ rằng các qui định này liên quan tới điều tra trong nước mới chỉ đề cập tới điều kiện được phép áp dụng các biện pháp tự vệ mà không nhắc gì tới điều kiện đối với cách thức áp dụng. Do đó, nếu không sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trung lập thì nước xuất khẩu và các bên liên quan về cơ bản không có cơ hội bảo vệ lý lẽ của mình.

76 Các thành viên EFTA gồm: Áo, Đan Mạch, Na uy, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển và Anh.

77 Các nước tham gia ký kết Công ước 2001 gồm: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ. Trong đó, Iceland, Liechtenstein và Na Uy đồng thời là thành viên của EEA.

78 Khắt khe mà nói, AFTA không phải là hiệp định thương mại tự do theo GATT 24 mà được xây dựng dựa trên Điều khoản Enabling theo GATT 1979.

79 Bản chất tổng quát và linh hoạt của hiệp định này phù hợp với động lực chính trị của nó. Việc lập ra một khu vực thương mại tự do không hề dễ dàng, đặc biệt là khi giữa các thành viên có sự không đồng nhất về chế độ chính trị, điều kiện kinh tế và về mặt hàng xuất khẩu.

80 Xem điều 7 và 8 để hiểu rõ hơn về các điều khoản của thỏa hiệp và tham vấn.

81 Các vụ kiện gồm: Argentina-Da giày (DS121), Hoa Kỳ-Bột mỳ Gluten (DS166), Hoa Kỳ-Thịt cừu (DS177/178), Hoa Kỳ-Ống nước (DS202), Chile-Price Band (DS207), Hoa Kỳ-Thép (DS248/249/251/252/253/254/258/259).

82 Tính tới năm 2001, các mặt hàng nông sản, bao gồm thủy sản, chiếm 21.6% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Mexico (Inaba, 2002). Trong khi nông sản Singapore chỉ chiếm 1.9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu tính tới năm 1999 (Shigeoka, 2002)

83 Điều đó không có nghĩa là Nhật Bản và Singapore không quan ngại về vấn đề tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp trong FTA giữa 2 nước. Trái lại, dù nông sản Singapore chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản nhưng với tính chất nhạy cảm vốn có, các mặt hàng nông sản vẫn được đưa vào miễn trừ khỏi hiệp định. Trong FTA Nhật Bản – Mexico, nông sản chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng Nhật Bản không thể qui định miễn trừ cho toàn bộ các mặt hàng nông sản do phải mục tiêu “tự do hóa gần như toàn bộ” của hiệp định, tuân thủ đúng qui định của WTO về các hiệp định tự do thương mại (GATT điều 24.8)

84 Xem ghi chú 17

85 Cùng với các qui định chi tiết về công bố công khai và điều trần công khai, cơ chế còn đảm bảo cho các bên quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ.

86 Ví dụ, Báo cáo về tình thương mại thế giới 1999 có nêu rõ lập trường phản đối các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực như sau “Với tư cách là một nước phát triển nhưng không tham gia vào tiến trình hội nhập khu vực, Nhật Bản phải giám sát và đảm bảo rằng các cam kết hội nhập khu vực không dẫn tới các biện pháp hạn chế thương mại”(Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp, 1999, Chương 5, mục 3.3(2)).

87 Điều 6.1 FTA Hàn Quốc – Chilê nêu rõ “các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo điều 19 của GATT và Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ”

88 Liên quan tới quyền re-balancing của nước xuất khẩu, một câu hỏi phức tạp đặt ra là tại sao nước nhập khẩu lại phải thực hiện các hành động tạm thời ngay tình (xem Tumlir, 1973). Lý giải thỏa đáng là các biện pháp tự vệ mang bản chất chính trị. Lợi ích chính trị có được từ việc áp dụng các biện pháp tự vệ cân bằng với lợi ích của nước xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa vào nước nhập khẩu. Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ qui định rằng WTO đảm bảo quyền re-balancing của nước xuất khẩu.

89 Gồm các hiệp định: Hoa Kỳ - Singapore, Hàn Quốc – Singapore và Hoa Kỳ Australia. FTA Nhật Bản – Mexico đưa ra tiêu chuẩn “nguyên nhân chủ yếu” nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể.

90 Ngoài ra, mặt tích cực của các cơ chế tự vệ là làm giảm bớt chi phí điều chỉnh bằng cách kiểm soát dòng nhập khẩu (Xem Horn và Mavroidis, 2003) và tạo ra sự phân phối công bằng trước bất bình đẳng về thu nhập do tự do hóa thương mại đem lại (Xem Deardorff, 1987). Tuy nhiên, chúng ta không xét đến những điều này trong nghiên cứu bởi vì công trình này tập trung vào đánh giá các cơ chế thương mại dựa trên những thành tựu thương mại tự do và không tính tới tổng phúc lợi của các bên.


Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương