CÁc hiệP ĐỊnh thưƠng mại tự do khu vực châU Á- thái bình dưƠng các công trình nghiên cứu về kinh tế quốc tế



tải về 0.92 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.92 Mb.
#33229
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.4.3. AFTA

Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (điều 6, AFTA)78 qui định về cơ chế tự vệ hầu như rập khuôn theo cơ chế tự vệ toàn cầu của GATT 19. Cụ thể, AFTA không xây dựng thêm tiêu chuẩn hoặc phương pháp xác định điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ và cũng không qui định về vấn đề lộ trình áp dụng, gia hạn áp dụng và tái áp dụng các biện pháp tự vệ. Các qui định lỏng lẻo và chung chung về cơ chế tự vệ phù hợp với kế hoạch tự do hóa thương mại tổng thể của hiệp định này.

EFTA là một chương trình khung nhằm tự do hóa thương mại trong khu vực Đông Nam Á với các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất. Có thể nói EFTA là sự cóp nhặt các nguyên tắc chung, chứ không hề có các nguyên tắc được qui định chi tiết và cụ thể (Satou, 2004).79 Vì lẽ đó, thủ tục giải quyết tranh chấp nói chung của hiệp định bao gồm cả thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế tự vệ là sự dàn xếp giữa các bên tranh chấp liên quan chứ hầu như không đưa vấn đề lên một ủy ban gồm các đại diện của các nước thành viên để giải quyết. Do vậy, đây là thủ tục mang tính chất chính trị (điều 6.3).80

2.4.4. EC – Mexico

Qui định về cơ chế tự vệ song phương trong Hiệp định thương mại tự do EC – Mexico (điều 15) thể hiện sự mất cân bằng đáng kể nhưng phần nào chính đáng giữa qui định về điều kiện được phép áp dụng và qui định về cách thức áp dụng các biện pháp tự vệ. Mặc dù hiệp định qui định cụ thể và cứng rắn về cách thức áp dụng các biện pháp tự vệ (điều 15.2 và 15.3), những qui định về điều kiện được phép áp dụng còn khá mơ hồ (điều 15.1). Điều này có thể được lý giải do lập trường từ lâu của EC về chính sách tự vệ. Điều này được thể hiện rõ ràng trong quá trình đàm phán GATT 19 sửa đổi (Stewart, 1993) khi EC đấu tranh cho cơ chế tự vệ linh hoạt hơn nhằm giải quyết vấn đề chính trị. EC ủng hộ nới lỏng các qui định liên quan tới việc cho phép sử dụng các biện pháp tự vệ và cố gắng giảm thiểu những tác động tiêu cực của các biện pháp này bằng cách đưa ra các qui định chi tiết và cứng rắn về cách thức áp dụng. Cơ chế tự vệ song phương giữa EC và Mexico nới lỏng qui định về điều kiện được phép áp dụng bằng cách đưa ra các điều kiện khác với điều kiện thông thường “thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước” như các hiệp định khác. Cụ thể, hiệp định qui định điều kiện áp dụng bao gồm “gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng cho bất kỳ ngành nào của nền kinh tế” và “những khó khăn có thể làm thiệt hại nghiêm trọng tới tình hình kinh tế của khu vực bên nhập khẩu” (điều 15.1(b)).



2.4.5. Australia – New Zealand.

Hiệp định CER giữa Australia và New Zealand qui định cơ chế tự vệ trong điều 17 với sự kết hợp giữa điều 19 của GATT và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO. Hiệp định được ký kết vào năm 1983, ngay sau khi những vòng đàm phán đầu tiên của GATT 19 sửa đổi được khởi động tại vòng đàm phán Tokyo. Cũng giống như cơ chế tự vệ toàn cầu của WTO, cơ chế tự vệ theo CER là sự nỗ lực của các bên nhằm giải quyết triệt để những tác động tiêu cực tiềm ẩn của cơ chế tự vệ theo GATT 19 nhưng với cách thức và mức độ khác. Đó là nỗ lực thiết lập thêm tiêu chuẩn về thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại (điều 17.2(a)), xây dựng thêm điều khoản qui định điều kiện áp dụng chi tiết, bao gồm lộ trình áp dụng cụ thể (điều 17.6, 17.7(a) và 17.99(a)). Đáng chú ý là hiệp định đã đưa ra các qui định liên quan tới điều tra trong nước, cụ thể là trong một điều khoản phác hoạ cơ hội làm chứng cứ của bên khác (điều 17.4(a)).

Tuy nhiên, hiệp định không qui định về thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập. Khác với Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO và các hiệp định tương tự, Hiệp định này yêu cầu các bên cần tiến hành tham vấn tìm ra giải pháp trước khi tiến hành điều tra.

2.4.6. Hoa Kỳ – Singapore:

Cơ chế tự vệ song phương theo Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Singapore (điều 7) rập khuôn hầu như hoàn toàn qui định của WTO, trừ 1 điểm là có qui định về lộ trình thời gian áp dụng biện pháp tự vệ cứng rắn hơn (đều 7.2.6) và không cho phép tái áp dụng biện pháp tự vệ (điều 7.2.7). Một điểm tiến bộ đáng ghi nhận so với hiệp định NAFTA và Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO đó là đã nới lỏng yêu cầu về nguyên nhân gây ra thiệt hại bằng cách đưa ra tiêu chuẩn cụ thể đã được thông qua trong điều khoản tự vệ trong nước của Hoa Kỳ (điều 7.1 và 7.6). Sự thay đổi lớn này được cho là do thực tế cho thấy rất khó để hiểu được những yêu cầu mà WTO đưa ra (Abe, 2004; Lee, 2003) và Hoa Kỳ thấy cần phải thay đổi điều này. Với các vụ kiện đệ trình lên WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp WTO đã đưa ra một hướng dẫn nhằm cụ thể hóa qui định mập mờ kể trên và kết luận các trường hợp này đều không phù hợp với qui định của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.81



2.4.7. Hoa Kỳ - Australia.

Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Australia được ký kết 1 năm sau hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Singapore. Hiệp định này qui định cơ chế tự vệ tại điều 9 của hiệp định và có các điều khoản qui định về vấn đề này giống với hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Singapore.



2.4.8. Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản – Mexico

Hiệp định về thắt chặt đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Mexico qui định về cơ chế tự vệ từ điều 51 đến 56. Hiệp định có các điều khoản qui định chi tiết và cứng rắn về điều kiện cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ nhưng ở mức độ thấp hơn so với FTA Nhật Bản – Singapore. Ví dụ, hiệp định chỉ đưa ra tiêu chuẩn cho nguyên nhân gây ra thiệt hại là “nguyên nhân đáng kể” (điều 53.1) đồng thời đặt ra thời gian áp dụng khá dài (điều 53.5) và qui định các biện pháp có thể được áp dụng hơn 2 lần cho cùng 1 hàng hóa (điều 53.6). Sở dĩ Nhật Bản qui định khác nhau trong 2 hiệp định với 2 đối tác là do 2 nước đối tác có cấu trúc ngành khác nhau. Đặc biệt, phần lớn hàng nhập khẩu từ Mexico là nông sản (Inaba, 2002; Shigeoka, 2002),82 do đó Nhật Bản tạo cơ chế thuận lợi hơn cho việc khởi xướng biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ chính mình.83 Cơ chế này có thể được sử dụng với thời gian không hạn định (thậm chí là sau thời kỳ chuyển đổi). Đây là điểm khác biệt giữa hiệp định này và các hiệp định khác nêu ra trong nghiên cứu này.84 Thêm vào đó, cơ chế tự vệ này đưa ra những qui định toàn diện và tỉ mỉ về điều tra tự vệ (điều 44).85



2.4.9. Nhật Bản – Singapore

Hiệp định đối tác kinh tế trong kỷ nguyên mới giữa Nhật Bản và Singapore qui định về cơ chế tự vệ trong điều 18. Đây là cơ chế tự vệ chi tiết và cứng rắn nhất. Cụ thể, hiệp định yêu cầu hàng nhập khẩu tăng ở mức “đột biến) (điều 18.1) và “chỉ có hàng nhập khẩu bị kiện gây ra thiệt hại đáng kể” (điều 18.1). Hơn nữa, các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng trong vòng 1 năm (điều 18.3(d)). Điều này cho thấy Nhật Bản muốn phát triển hiệp định thương mại tự do ở mức độ cao để chứng tỏ rằng việc xóa bỏ lập trường của nước này về các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực86 không dẫn tới chủ nghĩa độc quyền và không đi ngược với ý tưởng về một hệ thống thương mại thế giới không phân biệt đối xử. Xét rộng hơn, chủ đích của Nhật Bản coi hiệp định này như một trong những nỗ lực để đạt được mục tiêu tự do hóa thương mại, nó bổ sung thêm chứ không làm giảm mục tiêu tự do hóa thương mại đa phương của hệ thống thương mại thế giới. Điều này cùng với lập trường của Nhật Bản về việc không áp dụng trọng tài cho các vụ kiện thương mại cho thấy các điều khoản qui định về tự vệ của Nhật Bản rất chi tiết và cứng rắn.



2.4.10. Hàn Quốc – Chilê

Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Chilê không qui định chung về các biện pháp tự vệ. Do đó, cả 2 nước đều không được phép áp dụng biện pháp hạn chế thương mại để đối phó với tác động tiêu cực với ngành sản xuất trong nước phát sinh theo hiệp định song phương này. Tuy nhiên, 2 nước vẫn có thể sử dụng cơ chế tự vệ toàn cầu (điều 61)87, mỗi nước vẫn có thể hạn chế hàng nhập khẩu của nước kia miễn là các hạn chế này tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các nước. Một điểm quan trọng là trong hiệp định này, mặt hàng nông sản được coi là ngoại lệ bởi “tính chất nhạy cảm đặc thù của thị trường nông sản” (điều 3.12.1) và được phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp đặc biệt giống như được qui định trong GATT 19 (điều 3.12). Chúng ta cần tính tới đặc điểm này khi đi phân tích tính chất hạn chế của hệ thống tự vệ này.



2.4.11. Hàn Quốc – Singapore

Cơ chế tự vệ qui định trong điều 6.4 của Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Singapore rập khuôn hầu như toàn bộ qui định theo hiệp định thương mại tự do mà Singapore ký với Hoa Kỳ 1 năm trước đó. Các qui định của hiệp định khá chi tiết và cứng rắn.



2.4.12. Trung Quốc – ASEAN

Cơ chế tự vệ của Hiệp định về thương mại hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc (điều 9) rập khuôn hầu như toàn bộ các điều khoản qui định của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ với một số điểm khác biệt phổ biến của cơ chế tự vệ khu vực so với cơ chế tự vệ toàn cầu. FTA ASEAN – Trung Quốc qui định “các bên sẽ áp dụng các nguyên tắc đối với biện pháp tự vệ giống như được nêu trong Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ, ngoại trừ biện pháp hạn chế số lượng nêu trong điều 5 và các điều 9, 13 và 14 của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ” (điều 18.6).

Do dẫn chiếu tới Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ nên cơ chế tự vệ theo FTA ASEAN – Trung Quốc có một điểm khác nổi bật so với các cơ chế tự vệ song phương và khu vực khác, đó là nó cho phép nước xuất khẩu có quyền tạm ngừng nhượng bộ tương đương và các nghĩa vụ khác trong vòng 3 năm. Qui định này đánh dấu sự thay đổi về mặt cấu trúc của cơ chế tự vệ toàn cầu từ cơ chế tự vệ định hướng chính trị của GATT 19 sang cơ chế mang tính pháp lý của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.88

3. Phân loại các cơ chế tự vệ song phương và khu vực

Chúng ta vừa xem xét chi tiết từng cơ chế tự vệ song phương và khu vực cụ thể đồng thời chỉ ra những đặc trưng nổi bật của từng cơ chế. Bây giờ, chúng ta sẽ đi phân loại các cơ chế và đánh giá xem cơ chế nào hạn chế thương mại hơn và cơ chế nào ít hạn chế thương mại hơn (xem tóm tắt trong Bảng A.4 phần Phụ lục).



3.1. Loại cơ chế tự vệ không toàn bộ (No general safeguard type)

Các cơ chế tự vệ song phương và khu vực này thuộc loại này không cho phép các bên sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để đối phó với các tác động tiêu cực lên ngành sản xuất trong nước do chính những ưu đãi tự do hóa thương mại của chính các hiệp định tự do thương mại gây ra. Bởi vậy, các cơ chế thuộc loại này ít hạn chế thương mại nhất (chính xác hơn là không hạn chế thương mại). Trong số các hiệp định thương mại tự do trong nghiên cứu này, FTA Hàn Quốc – Chilê là hiệp định duy nhất thuộc loại này. Tuy nhiên, do cơ chế này cho phép áp dụng biện pháp đặc biệt khẩn cấp đối với hàng nông sản nên cơ chế này được đánh giá là một trong những biện pháp hạn chế thương mại nhất trong số các cơ chế thuộc loại này.



3.2. Loại cơ chế tự vệ gần như là toàn cầu (Quasi-global safeguard type)

3.2.1. Loại WTO

Các cơ chế tự vệ thuộc loại này có đặc điểm tương tự cơ chế tự vệ của Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ. Các cơ chế này thường có qui định cụ thể và cứng rắn về các điều kiện được phép sử dụng biện pháp tự vệ và cách thức sử dụng các biện pháp này đồng thời có qui định cụ thể về thủ tục giải quyết tranh chấp trong nước và quốc tế, bao gồm cả thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập. Do các cơ chế tự vệ thuộc loại này có nhiều qui định rắc rối về thời gian, cách thức sử dụng các biện pháp tự vệ cũng như qui định về thủ tục nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả và công bằng, các cơ chế tự vệ này được cho là hạn chế đáng kể thương mại tự do. Những thông lệ gần đây của WTO càng làm củng cố thêm nhận định này. Trong số các cơ chế tự vệ song phương và khu vực nêu trong nghiên cứu này, các cơ chế thuộc loại này gồm: các cơ chế tự vệ theo các hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Australia, Hoa Kỳ - Singapore, Nhật Bản – Mexico, Nhật Bản – Singapore, Hàn Quốc – Singapore và Trung Quốc – ASEAN. Việc không thể xác định rõ ràng tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong phân tích (ví dụ, đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa tiêu chuẩn thiệt hại và lộ trình thực hiện) khiến việc đánh giá hoặc xếp hạng 6 cơ chế tự vệ gần như là không thể. Tuy nhiên, một phần dựa trên qui định về điều kiện được phép áp dụng và cách thức áp dụng các biện pháp tự vệ, cơ chế tự vệ của FTA Nhật Bản – Singapore ít hạn chế thương mại nhất trong khi các cơ chế khác có qui định giống cơ chế tự vệ của Hoa Kỳ hạn chế thương mại hơn.89



3.2.2. Loại GATT

Cơ chế tự vệ theo AFTA và FTA Australia – New Zealand có nhiều điểm tương đồng với cơ chế tự vệ theo GATT 19. Các cơ chế này không qui định cụ thể về điều kiện áp dụng và cách thức áp dụng trong khi thủ tục tố tụng trong nước và quốc tế mang nặng yếu tố chính trị. Bởi vậy, việc thực thi cơ chế phụ thuộc nặng nề vào yếu tố chính trị do đó sẽ hạn chế thương mại. Các thông lệ theo GATT 19 và nhu cầu cần phải sửa đổi GATT 19 sau này cho thấy cơ chế tự vệ định hướng chính trị thường dẫn tới việc lạm dụng các biện pháp tự vệ và do đó có tính hạn chế thương mại hơn các cơ chế định hướng pháp lý. Trong số các cơ chế tự vệ thuộc nhóm kiểu GATT này, FTA Australia – New Zealand có đặc trưng định hướng chính trị hơn cả và các qui định thể hiện rõ ràng hơn nỗ lực đem lại kỷ cương và khách quan cho việc sử dụng các biện pháp tự vệ.



3.2.3. Kiểu NAFTA

Cơ chế tự vệ theo NAFTA giống cơ chế tự vệ của GATT ở một điểm đó là các tranh chấp phát sinh liên quan đến tự vệ không được giải quyết bởi thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập. Cơ chế tự vệ này đặt ra các điều kiện rất cứng rắn và cụ thể cũng như thiết lập các qui định nhằm đảm bảo cho việc thực thi liên quan tới điều tra tự vệ tuân thủ đúng qui trình hợp lý và đầy đủ. Do đó, cơ chế này ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị hơn các cơ chế kiểu GATT. Hơn nữa, cơ chế không sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp trung lập phản ánh mối quan hệ nhà nước – doanh nghiệp hơn là quốc gia – quốc gia trong mục tiêu đạt được công bằng và hiệu quả khi thực thi các biện pháp tự vệ. Bởi vậy, cơ chế này ít hạn chế thương mại hơn cơ chế kiểu GATT.



3.2.4. Kiểu Châu Âu

Cơ chế tự vệ kiểu châu Âu được thể hiện trong EFTA và hiệp định thương mại tự do EU – Mexico. Điểm mấu chốt của kiểu cơ chế kiểu này đó là qui định khác với thông thường về điều kiện được phép áp dụng biện pháp tự vệ. Kiểu cơ chế này đặt ra yêu cầu cần phải phân định rạch ròi các khái niệm trong các cơ chế tự vệ.

Việc đánh giá chính xác tính chất hạn chế thương mại của cơ chế tự vệ kiểu này so với các cơ chế kiểu khác, đặc biệt là cơ chế kiểu GATT là không thể bởi vì cần phải xác định được trọng số của từng tác động tiêu cực đối với việc thực thi các biện pháp và hiệu lực pháp lý cũng như là các qui định ngoại lệ được phép đối với việc áp dụng các biện pháp. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ và nhấn mạnh rằng với cơ chế tự vệ kiểu châu Âu, bên ký kết được trao quyền rất lớn trong việc tự ý quyết định khi nào nên sử dụng các biện pháp tự vệ mà không vấp phải sự khó khăn lớn nào về mặt chính trị và pháp lý từ phía nước xuất khẩu và các bên liên quan.

Tóm lại, trong 2 cơ chế tự vệ thuộc loại châu Âu này, FTA EC – Mexico qui định ít hạn chế thương mại hơn với các qui định cụ thể và cứng rắn hơn.



4. Kết luận cuối cùng

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 12 cơ chế tự vệ song phương và khu vực và đưa ra đánh giá loại cơ chế nào, cơ chế nào trong từng loại cơ chế được thiết lập trên cơ sở thông thường, ít hạn chế thương mại hơn hoặc hạn chế thương mại nhiều hơn.

Tuy nhiên, cho dù nghiên cứu này đã đi sâu tìm hiểu từng cơ chế tự vệ cũng như tìm hiểu về các hiệp định thương mại tự do qui định các cơ chế này, nhưng một điều vô cùng quan trọng cần ghi nhớ đó là đánh giá này mới chỉ thể hiện được một nửa vấn đề. Cụ thể, đánh giá mới chỉ dựa trên các tác động tiêu cực của cơ chế tự vệ đối với hoạt động thương mại và bỏ qua các điểm có lợi cho hoạt động thương mại. Trên thực tế, một số học giả (ví dụ Krauss, 1978) cho rằng đánh giá chỉ dựa trên tác động tiêu cực của các cơ chế tự vệ cho thấy cơ chế tự vệ chỉ phản ánh lợi ích của ngành sản xuất nhập khẩu có sức mạnh chính trị và kết quả đánh giá không đóng góp cho thương mại tự do nói chung. Ngược lại, nếu cơ chế tự vệ được cho là đưa lại những tác động tích cực nhiều hơn hạn chế thương mại thì kết quả đánh giá sẽ dựa trên việc cân bằng giữa tác động tiêu cực và tác động tích cực mà cơ chế đem lại.

Trong chính sách thương mại nội địa, ngành nhập khẩu thường có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới chính sách thương mại bởi vì kim ngạch nhập khẩu chiếm phần lớn trong thu nhập quốc dân và được huy động nhiều nhất cho mục đích chính trị. Cơ chế tự vệ được xem là cách đảm bảo cho ngành nhập khẩu đổi lại cho ảnh hưởng nêu trên của nó (Sykes, 1991; Yu, 1994). Cơ chế hạn chế thương mại cho phép nhà làm luật hạn chế thương mại ở thời điểm thích hợp làm giảm áp lực bảo hộ, thúc đẩy tự do hóa thương mại hơn.90

Nếu các bên tham gia hiệp định cần một giải pháp an toàn nhằm xoa dịu áp lực bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước thì lựa chọn hoàn hảo là qui định biện pháp tự vệ trong hiệp định tự do thương mại. Để làm được điều này, các FTA thương cho phép hành động re-balancing ngay lập tức. Trong đánh giá cơ chế tự vệ nào được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn, chúng ta cần lưu tâm tới mục tiêu chính trị mà cơ chế tự vệ hướng vào. Đồng thời, cần cân nhắc giữa chi phí tiềm năng phải trả cho việc thực thi cơ chế và lợi ích thu được từ tự do thương mại trước khi đưa ra đánh giá hay xếp hạng các cơ chế tự vệ. Do đó, thậm chí biện pháp tự vệ được cho là ít hạn chế thương mại nhất nhưng nó không đóng góp thêm cho tự do hóa thương mại theo hiệp định được ký kết thì nó có thể không được lựa chọn sử dụng xét trên mục tiêu tổng thể của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế nói chung.

Tham khảo

Abe, Y (2004). Sefugado kyoutei ni okeru inga kankei youken (Quyền hạn của biện pháp tự vệ). In WTO taisei-ka no sefugado (Biện pháp tự vệ theo hệ thống WTO). I Araki and T Kawase (eds.), pp. 99-120. Tokyo: Toyo Keizai Inc. Bronckers,

MCYE (1995). Các biện pháp tự vệ tiêu biểu trong mối quan hệ thương mại đa phương. Deventer, Hà Lan: Nhà xuất bản Kluwer Law and Taxation Publishers.

Deardorff, A (1987). Chính sách tự vệ và chức năng phúc lợi xã hội ôn hòa. Bảo hộ và cạnh tranh trong thương mại quốc tế: Các bài luận của Honor of WM Corden. H Kierzkowski (ed.), pp. 22-40. Oxford: Blackwell.

Flory, T (1995). Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Kết quả vòng đàm phán Uruguay. JHJ Bourgeois, F Berrod, and EG Fournier (eds.), pp. 265-271. Brussels: Nhà xuất bản European Interuniversity Press.

General Accountability Office (2003). WTO: Tiêu chuẩn rà soát và tác động của các biện pháp thương mại.

Horn, H and PC Mavroidis (2003). Hoa Kỳ - các biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thịt cừu tươi sống, nướng hay đông lạnh từ New Zealand và Australia: Đặt ra yêu cầu gì cho vụ điều tra? Tổng quan nền kinh tế thế giới, 2-3, 395-430.

Inaba, K (2002). Nichi-boku FTA no igi (Những điểm nổi bật trong hiệp định FTA Nhật Bản – Mexico). ]. In FTA gaidobukku (Cẩm nang các hiệp định thương mại tự do). S Urata (ed.), pp. 238-244. Tokyo: JETRO.

Hội đồng cơ cấu ngành công nghiệp (2005). Báo cáo về những chính sách thương mại vi phạm WTO của các đối tác thương mại lớn. Tokyo: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.

Kotera, A (2000). WTO taisei no hokozo (Cơ cấu của hệ thống WTO): Tokyo: Nhà xuất bản University of Tokyo Press

Kotera, A (2007). FTA no ‘Spaghetti Bowl’ gensho toha? (Hiện tượng spaghetti bowl là gì?) RIETI, http://www.rieti.go.jp/en/columns/a01 0193. html, accessed on 31/03/2007.

Krauss, MB (1978). Chủ nghĩa bảo hộ kiểu mới: Phúc lợi quốc gia và thương mại quốc tế. New York: Nhà xuất bản New York University Press.

Lee, Y-S (2003). Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế. The Hague: Kluwer Law

International.

Mathis, JH (2006). Các hiệp định thương mại khu vực và các qui định trong nước: đâu l à “các qui định hạn chế thương mại”? Các hiệp định thương mại khu vực và Hệ thống luật WTO. L Bartels and F Ortino (eds.), pp. 79-108. New York: Nhà xuất bản Oxford University Press.

Bộ thương mại quốc tế và công nghiệp (1999). Tsuusho hakusho(Báo cáo về thương mại quốc tế). Một loạt báo cáo thảo luận RIETI, 06-J-006.

Mukunoki, H (2006). Chiiki boueki kyoutei to takaku-teki boueki jiyuu-ka no hokan kanousei (Bổ sung cho các hiệp định thương mại khu vực trong tiến trình tự do hóa thương mại đa phương. Một loạt báo cáo thảo luận RIETI, 06-J-006.

Satou, K (2004). ). AFTA wo meguru ASEAN no ikinai seiji (Chính sách nội địa của các nước tham gia AFTA). In Higashi ajia keizai tougou heno michi (Tiến trình hội nhập kinh tế Đông Á). T Watanabe (ed.). Tokyo: Keiso Shobo.

Shigeoka, J (2002). Nihon Singaporu shinjidai keizai renkei kyotei no igi (Những điểm nổi bật trong FTA Nhật Bản – Singapore). In FTA gaidobukku (Cẩm nang các hiệp định tự do thương mại). S Urata (ed.), pp. 228-237. Tokyo: JETRO.

Stewart, TP (1993). Vòng đàm phán Uruguay: tiến trình đàm phán giai đoạn 1986-1992. Boston: Kluwer Law and Taxation.

Sykes, AO (1991). Chủ nghĩa bảo hộ dưới dạng “tự vệ”: Một phân tích lạc quan về “cơ chế lẩn tránh”. Nhà xuất bản University of Chicago Law Review, 58(1), 255-303.

Tumlir, J (1973). Điều khoản tự vệ sửa đổi. Tạp chí Journal of World Trade Law, 7(4), 404-420.

Yu, H (1994). GATT dai 19 jo to kokusai tsusyo hou no kinou (Điều 19 của GATT và chức năng của luật thương mại quốc tế). Tokyo: Nhà xuất bản University of Tokyo Press.


1 Số liệu bao gồm các FTAs còn hiệu lực và các FTAs đã hết hiệu lực. Số liệu được lấy từ website của WTO:

http://www.wto.org/english/tratop e/ region e/summary e.xls ngày 06/07/2008.



2 Trong GATT/WTO, các FTA khu vực (RFTA) được phép vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử theo điều XXIV của GATT với điều kiện phải đáp ứng được một số điều kiện đó là: tự do hóa hầu hết tất cả hoạt động thương mại, không tăng thêm rào cản thương mại với các nước phi thành viên và hoàn thành lộ trình tự do hóa trong vòng 10 năm. Các nước đang phát triển được ưu tiên giảm nhẹ các điều kiện này hơn. FTA được coi là một hình thức sơ khai của hội nhập khu vực bởi vì FTA chỉ xóa bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế trong khi liên minh thuế quan là hình thức hội nhập sâu hơn khi áp mức thế chung đối với cả các nước phi thành viên cùng với gỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế đối với các nước thành viên.

3 Tham khảo thêm ví dụ thảo luận về các FTA ở Đông Á: Aggarwal và Urata (2006), Urata (2005), Pangestu và Gooptu (2004), Soesastro (2006), và Sally (2006).

4 4Schiff and Winters (2003) là một trong số ít các nghiên cứu về các FTA trong khu vực.

5 Tham khảo thêm thảo luận về FTA ASEAN + 6 tại CEPEA (2008)

6 Cách qui định qui tắc xuất xứ đóng vài trò quan trọng trong xác định mức độ mở cửa thị trường của các FTA. Bởi vì chỉ những hàng hóa do nước thành viên sản xuất thì mới được tiếp cận thị trường tự do và việc định nghĩa thế nào là hàng hóa của một nước do qui tắc xuất xứ quyết định.

7 Liên minh thuế quan cần sử dụng ROO trong quá trình chuyển đổi nhằm thực hiện thuế quan chung.

8 Chệch hướng thương mại trong trường hợp một hàng hóa được nhập khẩu với mức thuế quan thấp theo ưu đãi dành cho thành viên tham gia hiệp định và được tái xuất khẩu sang 1 nước với mức thuế cao mà không phải trả thuế.

Каталог: uploads -> news -> 2012 12
news -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> * Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke Trình tự thực hiện: Bước 1
news -> 01. Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
news -> Thủ tục thẩm định lại, xếp hạng lại hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 3 sao cho khách sạn, làng du lịch
news -> NGÀy môi trưỜng thế giớI 2016 (wed 2016) cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phéP ĐỘNG, thực vật hoang dã
news -> LÝ LỊch khoa học I. Thông tin chung
news -> LÝ LỊch khoa họC
2012 12 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập môn ngữ VĂN 8 phần tiếng việt I. Lí thuyết

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương