Các bài suy niệm LỄ phục sinh – Năm c lời Chúa: Lc 24,1-12; Cv 10,34a. 37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MỤc lụC



tải về 369.13 Kb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích369.13 Kb.
#21880
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

21. Phục Sinh.


Hôm nay, không riêng gì Giáo Hội Công giáo mà tất cả những người tin Chúa Kitô trên khắp thế giới, đều hân hoan mừng kính cuộc chiến thắng khải hoàn của Đấng Cứu Thế trên tội lỗi và sự chết. Chúa Giêsu đã bị giết chết trên thập giá, được an táng trong mộ đá, nhưng ngày thứ ba sau khi chết, Ngài đã sống lại. Đây là một biến cố vĩ đại, một sự kiện vô tiền khoáng hậu, độc nhất vô nhị, có một không hai trong lịch sử.
Chúa đã sống lại thế nào? Ai đã khám phá ra điều này? Cả bốn sách Tin Mừng đều tường thuật về biến cố này nhưng đều không cho biết Chúa Giêsu đã sống lại thế nào. Vì thật sự không có ai có mặt để chứng kiến biến cố lịch sử quan trọng đó. Nhưng có những nhân chứng đã nhìn thấy ngôi mộ trống, họ quả quyết xác Chúa không còn trong mộ và sau đó Chúa đã hiện ra nhiều lần với họ, xác nhận Ngài đã sống lại, đồng thời dạy bảo họ nhiều điều. Đó là các tông đồ và một số phụ nữ… những nhân chứng về sự sống lại của Chúa Giêsu.
Như vậy, một điều chắc chắn: sự kiện Chúa Giêsu Phục sinh không thể minh chứng một cách rõ ràng như chúng ta minh chứng một biến cố, một sự kiện tự nhiên, nghĩa là không thể chụp hình, đo lường hay thí nghiệm được, vì cả nhân loại chỉ có một mình thân xác Chúa sống lại, lấy đâu mà thí nghiệm, kinh nghiệm. Cho nên, việc Chúa sống lại, đối với chúng ta hôm nay, vấn đề chính yếu là tin: không thấy mà tin.
Anh chị em có bao giờ thấy, chụp hình hay đo lường được tình yêu không? Chỉ thấy qua hậu quả thôi phải không? Thấy họ hay đi với nhau, thấy họ thường ngồi nói chuyện với nhau, thấy họ có những cử chỉ thân mật với nhau… chúng ta biết họ yêu thương nhau. Niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh cũng thế, chúng ta không thấy Chúa sống lại, nhưng chúng ta tin, vì Kinh Thánh đã nói về việc Ngài Phục sinh, lòng tin của Giáo Hội hai mươi thế kỷ qua: Chúng ta tôn thờ Đấng bị đóng đinh trên thập giá, chúng ta tôn thờ Đấng đang ngự trong nhà chầu… là chúng ta tin Chúa Giêsu đang sống, chứ không phải tôn thờ Ngài đã chết, không còn liên hệ gì đến chúng ta. Không, chúng ta tin Chúa đang sống, Ngài đang điều hành vũ trụ này, Ngài có mặt khắp nơi, Ngài đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường, ngõ ngách… đâu đâu cũng có Ngài, Ngài là Thiên Chúa toàn năng và hằng hữu. Vì thế, biến cố Phục sinh là nòng cốt của niềm tin Công giáo. Niềm tin này kéo theo nhiều niềm tin khác: tin Chúa Giêsu Phục sinh không chỉ là một nhân vật lịch sử được ghi chép lại, nhưng là một lòng tin vẫn sống động trong lịch sử hôm nay. Chúng ta không chỉ biết về Ngài mà thôi, nhưng chúng ta thực sự gặp gỡ chính Ngài, như Ngài đang sống động hiện diện giữa chúng ta.
Nói rõ hơn, vì Chúa đã sống lại thật, nên chúng ta không chỉ nghe biết về Chúa như nghe biết một nhân vật nào đó, chẳng hạn như ông tổng thống Mỹ, ông chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông vua này, bà hoàng nọ. Nhưng có một khác biệt sâu xa giữa việc nghe biết về một con người bình thường hay về những nhân vật lịch sử, vì họ đã chết và đã biến khỏi mặt đất. Với Chúa Giêsu thì khác hẳn, Ngài đã sống lại và đang sống. Chúng ta biết Ngài và gặp gỡ Ngài một cách thực sự.
Tiếp đến, chúng ta tin Chúa sống lại là chúng ta tin chúng ta được cứu chuộc. Bởi vì Chúa sống lại mới cứu chuộc được nhân loại. Nếu như Ngài chết luôn như các giáo chủ khác, thì Ngài không có quyền gì cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài đã sống lại để chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa và Ngài có quyền cứu chuộc tất cả chúng ta.
Đàng khác, Chúa sống lại còn là niềm hy vọng cho chúng ta: tất cả chúng ta cũng sẽ sống lại. Thân xác chúng ta sẽ sống lại, đúng như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Bởi vì thân xác sống lại là hiệu quả của mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giêsu, như Kinh Thánh đã nói: “Đấng đã làm cho Chúa Giêsu sống lại cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại với Chúa Giêsu”. Như vậy, Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết và cho hết thảy chúng ta được chung hưởng chiến thắng đó.
Tóm lại, ngày đại lễ Phục sinh hôm nay, chúng ta xác tín: Chúa Giêsu đã sống lại. Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Ngài đang sống thật sự và đang ở với những ai tin Ngài, trong đó có chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và cố gắng sống như những người đã được cứu chuộc: sống công bình và yêu thương, sống vui vẻ và phấn khởi, để cuộc đời chúng ta luôn là một lời ca “Allêluia” chứng nhân cho Chúa.

22. Phục Sinh


Tầm thức trả thù ăn sâu vào trong con người tội lỗi chúng ta đến nỗi chết rồi mà cũng không dung tha. Thật là một tâm thức nghịch lại với thái độ sống của Chúa Kitô, Ngài đã giảng dạy sự tha thứ, đã chịu chết và đã sống lại, đã tha thứ cho con người và dạy con người sống tha thứ cho nhau.
Tin Mừng Chúa sống lại là Tin Mừng của sự tha thứ. Thiên Chúa tha thứ cho con người và con người một khi chấp nhận Tin Mừng sống lại cũng phải sống tinh thần tha thứ này. Chúa Kitô sống lại có ích gì cho chúng ta, nếu chúng ta không sống lại, không để cho ơn Chúa biến đổi mình trở nên con người mới giống hình ảnh của Ngài.
Nơi bài đọc 2 chúng ta nghe thánh Phaolô khuyên các tín hữu Côlôsê như sau: “Nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô thì anh em hãy tìm những sự trên trời nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất”. Những sự trên trời đó không phải là những viễn vông, mơ mộng, không thực tế theo tâm thức người đời, không tin Thiên Chúa, nhưng là những điều rất đòi hỏi và rất thiết thực. Đó là sự sống đời đời, và để đạt đến sự sống đời đời này người đồ đệ của Chúa phải cố gắng hết sức mình để yêu thương phục vụ anh chị em.
Sống hướng về trời để có đủ tinh thần mà tha thứ những xúc phạm của tha nhân và hy sinh những lợi lộc ích kỷ mà từ bỏ những mưu toan hại người, để ra tay nâng đỡ phục vụ anh chị em, nêu cao khuyến khích anh chị em khi anh chị em lỡ lầm đồng thời giúp họ đừng tiếp tục làm điều xấu nữa.
Sống hướng về trời, về những điều trên trời là điều cần thiết như người đi ngoài biển khơi không có địa bàn phải nhìn lên những ánh sao sáng trên trời để định hướng thuyền đời mình đạt đến bến bờ. Chúng ta sẽ bị lạc vào trong những tranh chấp hận thù, bị rơi vào trong sự u buồn liên lỉ, trong sự áy náy bứt rứt lương tâm, nếu chúng ta không hướng về Chúa và lãnh nhận ơn Phục sinh của Ngài.
Các tông đồ đã sống trong lo âu hồi hộp khi Chúa bị treo trên thập giá, khi họ chưa hiểu gì về mầu nhiệm sống lại của Chúa. Biến cố mồ trống mà Phúc âm hôm nay kể lại cho chúng ta là một lời mời gọi Maria, Gioan, Phêrô, mời gọi những kẻ đã theo Chúa hãy vượt qua những giới hạn của tâm thức trần tục của họ để nhìn thấy được sự Phục sinh của Chúa, để cho ơn Chúa biến đổi cuộc đời mình, hầu giúp chúng ta trở thành những chứng nhân rao giảng sự tha thứ của Thiên Chúa.
Có một du khách đến thăm xưởng chế tạo các địa bàn, khi qua phòng trưng bày các mẫu kiểu địa bàn, du khách đã thắc mắc hỏi: Tại sao có một số địa bàn có cây kim luôn chỉ về hướng bắc, còn một số địa bàn khác thì không, kim chỉ lung tung. Hướng dẫn viên trả lời: Những địa bàn có kim chỉ đúng phương hướng là những địa bàn đã thực sự trọn hảo, đã được chuyển sức hút từ trường vào trong đó để cây kim chính luôn hướng về hướng bắc. Còn những địa bàn có kim chỉ lung tung là những địa bàn chưa nên trọn, chưa có sức từ trường và không thể hoạt động theo từ trường. Đây là những mẫu trưng cho du khách nhìn chơi mà thôi, chứ không có ích lợi gì cả.
Hình ảnh chiếc địa bàn có thể được dùng để nói về người đồ đệ của Chúa Giêsu Kitô trong một thời đại, như có hai loại địa bàn cũng có thể có hai loại người Kitô. Chiếc địa bàn chưa trọn không có sức từ trường tượng trưng cho người Kitô “hữu danh vô thực”, có tên gọi là người Kitô hữu nhưng không có thực tế, không có sức sống của Chúa Kitô Phục sinh chuyển vào, nên như chiếc địa bàn chỉ lung tung, làm lung tung, nói lung tung, dở dở ương ương đang theo những chiều gió cám dỗ thổi đâu cũng được.
Còn mẫu người Kitô hữu thứ hai như những địa bàn đã nên trọn, đã hoàn tất, có sức thu hút từ trường. Họ là những người Kitô hữu đã lãnh nhận sức sống từ Chúa Phục sinh, luôn luôn sống kết hợp với Chúa, luôn qui hướng về Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh như địa bàn chỉ về hướng bắc mà do đó mới có thể trở nên trọn nơi chính thực thể của mình và nên hữu ích cho anh chị em xung quanh.
Việc chuyển sức từ trường vào chiếc địa bàn là một tác động tự động máy móc, việc chuyển sức sống của Chúa Kitô Phục sinh vào con người chúng ta là một hành động đặc biệt không thể nào giống như một trò ảo thuật chỉ hô một tiếng thì có liền ngay.
Chúa Kitô đã chọn các tông đồ và huấn luyện các ngài nhiều năm tháng với nhiều công sức, chuẩn bị cho các ngài trong giây phút trọng đại cuối cùng để tin nhận Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đi qua cái chết để tiến đến sự Phục sinh, để thực hiện trọn vẹn ơn cứu chuộc con người. Nhưng thử hỏi chúng ta đã nhìn thấy gì? Chúng ta đã nhìn thấy thái độ của các tông đồ như thế nào trước biến cố chết và sống lại của Chúa hay không?
Một thái độ không tin, lưỡng lự hay có tin thì cũng chưa vững vàng lắm. Hai người nữ đến mồ Chúa nhìn thấy dấu lạ, hòn đá che cửa mồ đã bị đẩy qua một bên thì vội vàng kết luận là có người ăn cắp xác của Thầy mình. Phêrô chạy đến nhìn thấy sự việc cũng không hiểu sao, chỉ có tông đồ Gioan người được Chúa Giêsu yêu dấu thì thấy và tin, nhưng thái độ tin lúc này cũng mới là khởi đầu. Lòng tin đó cần phải tiến sâu hơn nữa nhờ lời cầu nguyện, suy niệm lại những lời Chúa nói, những việc Chúa làm và được Chúa Thánh Thần tiếp sức thì mới đủ mạnh để làm chứng cho Chúa, để luôn luôn sống định hướng về Chúa như chiếc địa bàn đã được chuyển sức từ trường.
Từ một Phêrô lưỡng lự chưa hiểu Kinh Thánh, chưa hiểu chương trình hành động cứu rỗi của Thiên Chúa. Qua Chúa Kitô Phục sinh đến, một Phêrô đã vững tin dám đứng trước dân chúng để rao giảng Chúa Kitô Phục sinh là Đấng cứu rỗi duy nhất như được mô tả trong bài đọc 1 của thánh lễ hôm nay.
Chúng ta hiểu là phải có biến cố tiếp sức của Chúa, biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống tràn đầy trên các tông đồ, trong mọi đồ đệ của Chúa Kitô. Không thể nào chỉ dừng lại ở Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá để than khóc lo sợ, nhưng không thể nào chỉ chú mình tôn thờ Chúa Kitô Phục sinh cho riêng mình như Maria khi được Chúa hiện ra thì bà sụp lạy quỳ dưới chân Chúa. Chúa bảo bà hãy ra đi, hãy mang Tin Mừng đến cho các tông đồ khác, cho những ai chưa tin. Chúa muốn như chiếc địa bàn chỉ hướng về phía bắc. Người tín hữu Kitô chỉ hướng về một Chúa Kitô Phục sinh để từ đó mà có sức làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Mừng lễ Phục sinh hôm nay, chúng ta hãy đem cuộc đời mình đến cho Chúa chuyển sức sống vào đó, cho chúng ta được Phục sinh với Chúa, được sống sức sống của Chúa, trở thành người Kitô hữu sống động.



tải về 369.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương