Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC


Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – R. Veritas



tải về 252.12 Kb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích252.12 Kb.
#33081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

7. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – R. Veritas


(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Các bài đọc thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống xoay quanh hai chủ đề chính tường thuật biến cố lịch sử Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ như lời Chúa Giêsu đã hứa, biến đổi con người yếu đuối của các ngài thành những kẻ hiểu biết và phân biệt mầu nhiệm Thiên Chúa. Và ý nghĩa thứ hai là ý nghĩa thiêng liêng đi liền biến cố lịch sử của biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần là linh hồn của đời sống Kitô của mỗi tín hữu trong nhiệm thể duy nhất của Chúa. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ tuần của người Do Thái năm mươi ngày sau lễ vượt qua. Người Do Thái mừng lễ Giao Ước, nhắc nhở Giao Ước của Thiên Chúa đã ký kết với dân của Thiên Chúa đã chọn. Và mỗi thành phần của dân Chúa chọn cam kết sống trung thành với Giao Ước này, Chúa Giêsu đến để thiết lập Giao Ước mới bằng chính máu của Ngài trên cây thập giá, và qua việc chọn ngày lễ Ngũ tuần để thực hiện biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ. Chúa Giêsu muốn cho các ngài hiểu rằng từ nay, đây là ngày lễ của Giao Ước mới, từ Giao Ước mới này, Giáo Hội được khai sinh, và từ Giao Ước mới này, mỗi tín hữu được mời gọi sống đời sống mới, một cuộc sống làm chứng cho Chúa Kitô.

Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mỗi người chúng ta được mời gọi nhớ lại và dấn thân thực hành Giao Ước mới đã được Chúa Giêsu Kitô thực hiện cho mỗi người chúng ta. Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo Hội, hướng dẫn Giáo Hội và qua các thời đại, vẫn phát triển, vẫn trung thành, mặc dù, đôi khi có những sa ngã, những sai lầm, những tội lỗi làm cho một số người xa lìa Giao Ước mới.

Biến cố lịch sử Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ không những chỉ có chiều kích thiêng liêng canh tân cá nhân mà thôi, nhưng còn có chiều kích Giáo Hội nữa, liên kết mọi kẻ tin Chúa và lãnh nhận Thánh Thần trong cùng một cộng đoàn, một thân thể sống liên đới với nhau, như bài đọc thứ hai nhắc lại cho chúng ta. Nhưng đồng thời cũng là một cộng đoàn có tổ chức, có một lãnh đạo chịu trách nhiệm thừa hành quyền lãnh nhận từ Chúa, như được nhấn mạnh nơi bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đến ban bình an, đổi mới các tông đồ rồi trao quyền cho họ: “Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì người đó được tha. Các con cầm buộc ai thì người đó bị cầm buộc”. Các tông đồ lãnh nhận Chúa Thánh Thần vừa đồng thời chia sẻ quyền thần linh tha tội của Chúa, sống bên cạnh Chúa nhiều năm trước đã nhìn thấy Chúa thực hiện những phép lạ, để chứng minh quyền tha tội của các ngài, nên khi nghe lời Chúa phán, các tông đồ hiểu rõ hơn ai hết. Những lời này có nghĩa gì. Các ngài được biến đổi để trở thành người tiếp tục sứ mạng của Chúa: “Hãy ra đi rao giảng cho mọi dân nước những gì Thầy đã truyền cho các con, dạy họ tuân giữ những gì Thầy đã truyền và rửa tội cho họ”.

Mỗi thành phần trong Giáo Hội đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần nhưng trong những cấp bậc khác nhau, qua bí tích rửa tội và thêm sức qua bí tích chức thánh, trở thành tác viên thánh của Chúa. Mỗi người chúng ta đều đã được canh tân, được biến đổi để chu toàn những tác vụ khác nhau, nhưng cùng một Thánh Thần.

Ước cho ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống mời gọi mỗi người chúng ta trở về với ơn gọi nguyên thủy của mình, trở về với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, canh tân đời sống cá nhân và chu toàn sứ mạng trong sự hiệp nhất và hiệp thông của cùng một nhiệm thể Chúa Kitô. Xin Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và hướng dẫn cuộc đời chúng ta thực hiện thánh ý Chúa.

8. Bình an cho các con – R. Veritas


(Trích trong ‘Suy Niệm Phúc Âm Hằng Ngày’)

Hôm nay chúng ta tưởng niệm và sống lại biến cố đã xảy ra cách đây hơn 2.000 năm. Nhân ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các tông đồ, từ những con người nhát đảm, dốt nát, quê mùa, Thánh Thần đã biến đổi các ngài trở thành những con người can đảm và hiểu biết để loan báo Tin Mừng của Chúa cho mọi người và Thánh Thần đó đã thành linh hồn của Giáo Hội.

Anh chị em thân mến!

Lịch sử của nhân loại hẳn phải là lịch sử của tìm kiếm và xây dựng sự thống nhất. Khát vọng thống nhất thể hiện qua sự phát sinh và bành trướng của không biết bao nhiêu đế quốc.

Thời xa xưa, chỉ có đế quốc Trung Hoa, đế quốc Babylon, đế quốc La Mã, đế quốc Pháp... Nhưng hợp rồi tan. Có thịnh vượng đến đâu, bành trướng đến đâu thì những đế quốc đó cũng đi đến sự sụp đổ vì họ đã cố gắng xây dựng sự thống nhất không phù hợp với lòng người. Bao lâu con người còn chối bỏ lẫn nhau, bao lâu con người còn khước từ Thiên Chúa thì bấy lâu những cố gắng thực hiện sự thống nhất ấy chỉ mang lại những thảm họa mà thôi.

Ngay từ những trang đầu tiên Kinh Thánh đã nói đến những thảm họa ấy qua câu chuyện xây tháp Babel sau nạn hồng thủy, con cái loài người muốn đoàn kết với nhau để chống lại Thiên Chúa bằng cách xây một ngọn tháp cao tận trời mây, thế nhưng công trình phải bỏ dở bởi vì con người không còn nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ chung nữa. Thống nhất, đoàn kết để khước từ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống thì con người cũng tự chia rẽ nhau, đó là chân lý mà Kinh Thánh muốn phơi bày qua câu chuyện xây tháp Babel.

Anh chị em thân mến!

Qua dòng lịch sử của nhân loại, đã có không biết bao nhiêu tháp Babel được dựng lên để rồi cũng tự ngã đổ. Nhân loại không thể tự mình đạt được sự thống nhất nếu sự thống nhất đó chỉ xây dựng để khước từ Thiên Chúa và chối bỏ lẫn nhau. Chỉ có Thiên Chúa mới mang lại sự thống nhất đích thực cho con người.



Sự thống nhất đích thực ấy đã được khai sinh trong ngày lễ Ngũ Tuần của người Do Thái, khi Thánh Thần ngự xuống trên các môn đệ của Chúa Kitô, Một trong những dấu chỉ của sự thống nhất ấy là sự kiện con người có thể hiểu nhau vượt lên trên những cá biệt của mình. Các môn đệ của Chúa Giêsu có lẽ đã không nói các tiếng lạ. Đúng hơn, những người ngoại quốc tại Giêrusalem trong ngày hôm đó hiểu được các ngài ngay trong những tiếng nói bản xứ của họ.

Quả thực, Thánh Thần đang thực hiện một sự thống nhất mới cho nhân loại, hay nói đúng hơn một nhân loại mới trong đó người người có thể hiểu nhau, cảm thông với nhau đang được khai sinh, một nhân loại mới trong đó mọi người đã có thể hiểu nhau và cảm thông vơi nhau trong cùng một ngôn ngữ mà chính Thiên Chúa đã ban cho con người và ngôn ngữ mới ấy chính là Chúa Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người. Chính nhờ Thánh Thần mà Thiên Chúa đã ngỏ với con người, đã trở thành con người.

Thánh Gioan tông đồ đã tóm gọn tất cả chân lý ấy trong một câu rất ngắn gọn: "Lời đã hóa thành nhục thể". Lời của Thiên Chúa đã ngỏ cho con người và như thế không còn là một âm thanh xa lạ nhưng đã trở thành xương, thành thịt trong con người và đã hy sinh cho nhân loại bằng một cái chết đau thương nhục nhã nhất. Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người do đó cũng là Tình Yêu. Từ nay chỉ có một thứ ngôn ngữ duy nhất để cho con người xích lại gần nhau, nói chung với nhau, cảm thông với nhau. Ngôn ngữ ấy chính là Chúa Giêsu Kitô, là tình yêu của Thiên Chúa hóa thân làm người. Đó là ngôn ngữ mà Thánh Thần đã thông ban cho các môn đệ và đám đông dân chúng tại Giêrusalem trong ngày lễ Ngũ Tuần cách đây 2.000 năm. Nhờ Thánh Thần, Lời ấy lại tiếp tục trở thành ngôn ngữ tình yêu để nhờ đó con người có thể xích lại gần nhau, đối thoại với nhau, cảm thông với nhau.

Anh chị em thân mến!

Ngôn ngữ của tình yêu ấy qua Phép Rửa, Chúa Thánh Thần cũng thông ban cho mỗi người Kitô hữu chúng ta. Sự thể đã diễn ra trong ngày lễ Ngũ Tuần cách đây 2.000 năm, cũng đang tái diễn trong từng giây phút trên khắp thế giới. Thật thế, cái khát vọng cao cả nhất trong lòng người, đó là khát vọng hòa bình, ai ai cũng muốn được xích lại gần nhau, nói chuyện cảm thông với nhau và khát vọng ấy chỉ có thể được thỏa mãn khi con người biết nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ duy nhất, đó là ngôn ngữ của Tình Yêu mà thôi.

Bởi phép Chúa Thánh Thần, Lời của Thiên Chúa đã hóa thành nhục thể. Ước gì các tín hữu Kitô cũng biết để cho Chúa Thánh Thần tràn ngập tâm hồn mình, để nhờ Lời của tình yêu Thiên Chúa cũng trở thành xương thịt nơi họ và cuộc sống của họ cũng trở thành ngôn ngữ của cảm thông, của yêu thương, của gặp gỡ và của hiệp nhất nên một vơí nhau trong tư tưởng và trong hành động.



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 252.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương