Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC


Chú giải mục vụ của Alain Marchabour



tải về 252.12 Kb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích252.12 Kb.
#33081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

18. Chú giải mục vụ của Alain Marchabour


CHÚA HIỆN ĐẾN (20,19-20)

Cảnh tượng diễn ra có chiều ngày hôm ấy. Các tiểu đoạn trước xem chừng không thay đổi cách hành xử của các môn đệ (ta có thể nghĩ rằng các môn đệ ở đây ám chỉ nhóm Mười Một, dù rằng Lc 24,33 thêm “các bạn hữu” vào nhóm Mười Một này). Các ông sống trong lo âu sợ hãi và trốn tránh. Chính trong nơi cửa đóng then cài này mà Chúa Giêsu ngự đến. Sự hiện diện của Người không còn lệ thuộc vào luật lệ thể xác và những điều bó buộc tự nhiên như những sự bó buộc của con người với thể xác mình. Không thấy nói Chúa đi xuyên qua tường: đơn giản Người có thể hiện diện cách khác hơn loài người.

Chúa đến, như thuở sinh thời, là nguồn bình an. Người nói “Chúc anh em được bình an”, điều này không chỉ là một lời chúc xã giao, mà còn có nghĩa là món quà hữu hiệu của ơn cứu độ, của niềm vui và của sự bình an. Các dấu vết đóng đinh trên tay và cạnh sườn của Chúa Giêsu chứng tỏ rằng, bất chấp các tình huống kỳ lạ về sự xuất hiện của Chúa Giêsu, thánh sử không muốn rằng độc giả xem Chúa như một bóng ma, nghĩa là ai đó khác với Đấng chịu đóng đinh. Hẳn thật sự hiện diện thể lý bình thường của Chúa Giêsu đã chấm dứt, tuy nhiên con người đang đứng ở giữa họ là Chúa Giêsu, nghĩa là cũng một con người như Đấng họ đã biết và y trong, nhưng mà từ nay sự Phục Sinh đã làm biến đổi. Sự lo âu sợ hãi tiêu tan, các môn đệ hân hoan vui mừng.

SỨ VỤ (20,21-23)

Những lần hiện ra tự nó không nhằm mục đích riêng. Chúng mở màn cho một sứ vụ. “Như”: đây không chỉ là một sự so sánh, đây là căn nguyên và nền móng. Các môn đệ được sai đi (theo từng chữ “làm Tông đồ”) để kéo dài hoạt động của Chúa Giêsu. Đây là lần đầu tiên trong Tin Mừng của mình, Gioan gán tước hiệu Tông đồ cho nhóm Mười Một. Chủ đề sai đi này đã được trình bày sâu rộng trong diễn từ tư tế (17,17-19). Như Thiên Chúa đã thổi sinh khí trên Ađam (St 2,7), như Thần Khí đã ngự xuống trên Chúa Giêsu (1,33-34), Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã tôn làm Chúa, thổi (cũng động từ Hy Lạp ở đây như trong St 2,7) quyền năng của Thần Khí trên các môn đệ (x. 14,26). Người là Đấng đến để có kinh nghiệm về cái chết, tự tỏ mình ở đây như là Chúa Tể sự sống. Còn các môn đệ, cho đến lúc ấy còn sợ hãi, bây giờ mặc lấy sức mạnh của Thiên Chúa. Như Thiên Chúa, rồi Đấng được sai đến là Chúa Giêsu, họ có thể tha tội, nghĩa là thanh tẩy tội lỗi trong quyền năng cái chết cảu Chúa Giêsu. Thần Khí kết buộc họ với Thiên Chúa chặt chẽ đến nỗi, khi họ được tha cho ai hoặc cầm giữ tội của ai, thì chính Thiên Chúa qua họ mà tha cũng như cầm giữ tội lỗi. Chúng ta có ở đây một dạng văn phạm gọi là “thì thụ động thần linh” nhằm tránh tên gọi Thiên Chúa qua thì thụ động. Ta có thể dịch như thế này: “Bất cứ người nào anh em tha… Thiên Chúa sẽ tha tội cho họ… Bất cứ người nào… Thiên Chúa sẽ cầm giữ tội họ”.

Chúa đến lần này, cũng như lần tiếp theo, đều diễn ra vào “ngày của Chúa’, nghĩa là vào lúc các Kitô hữu tiên khởi hội họp cử hành phụng vụ, thời điểm đặc biệt để Thiên Chúa hiện diện với cộng đoàn của Người và mỗi khi họ tập hợp để bẻ bánh cũng là mỗi lần hiện thực hóa một lần nữa việc sai họ đi khắp thế gian.

19. Chú giải của Noel Quesson


Chiều ngày thứ nhất trong tuần...

Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, Thánh Thần được trao cho các tông đồ, ngay chiều Phục sinh, trong bước đầu của cuộc sống lại, và Giáo hội được khai sinh nhờ khí thế của Đức Giêsu. Trong trình thuật trên, so sánh với bản văn của Luca trong Công vụ Tông đồ, Đức Giêsu xem ra giữ ưu thế hơn Thánh Thần. Thánh Gioan giúp chúng ta quen nhận ra trong Tin Mừng của ông, một nội dung thần học phong phú, nhờ các biểu tượng Kinh Thánh.

“Ngày thứ nhất trong tuần”. Một thế giới mới khởi sự một cuộc tạo dựng mới. Đó là một Sáng Thế mới. Thiên Chúa lại cầm “con người" trong bàn tay, và nhào nắn nó lại trong một thứ "đất sét" hoàn toàn mới.

Và từ hôm đó, các Kitô hữu không ngừng tụ họp lại từ “ngày thứ nhất trong tuần" này đến ngày thứ nhất trong tuần khác.... từ Chúa nhật này đến Chúa nhật khác. Giáo hội phát sinh từ cuộc tập họp nhịp nhàng như thế, trong suốt dòng thời gian, ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Cần phải tổ chức những Chúa nhật, để giúp mọi Kitô hữu dần dần... sống nhịp theo những lần "hiện đến" của Đức Giêsu. Chúng ta không thích "nghĩa vụ dự lễ Chúa nhật" một cách nhạt nhẽo, với vẻ bề ngoài quá vụ luật. Vì đó là một nhu cầu sống! "Cần phải thở hít mà"? Do đó, không phải một năm chỉ dự lễ một lần.



Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái.

Sợ hãi! Thế giới của chúng ta luôn được xây dựng trên sợ hãi. Ngăn ngừa nguyên tử, là vì nó "gây khiếp sợ".

Trước khi đi sâu hơn vào cầu nguyện, tôi cần phải nhìn thẳng thắn vào đời sống riêng tư của mình, xem những nỗi sợ hãi của tôi là gì? Nơi "xảy ra biến cố Phục sinh", là nơi mà các môn đệ đóng cửa, tự đề phòng, là nơi họ đang sợ sệt.

“Nơi" mà Thần Khí Thiên Chúa có thể xuất hiện trong tâm hồn tôi, đó là điểm gây thương tích nội tâm, là nơi dễ bị tổn thương, rủi ro, đau khổ.

Đối với tôi tình huống nào làm tôi dễ "đóng cửa then cài”?

Trường hợp, tội lỗi, băn khoăn nào thường đồng kín tôi? Thánh Phao lô đã ý thức về thực tại này, như một kiểu chết chóc: "Sự chết hoạt động nơi chúng tôi... Nhưng, chúng tôi không chán nản, bởi vì, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới... Thật vậy, một chút gian truân tạm thời: trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng tôi cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời" (2 Cr 4, 12. 16. 17).



Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông

Không phải ngẫu nhiên mà Gioan liên kết biến cố Phục sinh của Đức Giêsu với việc trao ban Thần Khí. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta quả quyết rằng, Thánh Thần là "Thiên Chúa, là Đấng ban sự sống". Việc trao ban sự sống này, trước hết chính Đức Giêsu đã đón nhận: khi lôi kéo Đức Giêsu ra khỏi quyền lực của tử thần, Thần Khí của Thiên Chúa đã đạt thành tích của bậc thầy!

Trong con người thụ tạo của ta, vì không phải là thần linh, nên mang tính hữu hạn, thì "tinh thần" và "thân xác" liên kết với nhau trong mọi tình huống. Nhưng dù mạnh đến đâu, tinh thần trong ta cũng nhận ra một suy sụp cuối cùng, không cho phép nó cầm giữ lại thân xác của mình: “con người" cũng có nghĩa là phải chết! Nhưng trước vũ trụ thụ tạo hay chết đó, Đức Ki tô không những được trang bị những năng lực hữu hạn của tinh thần con người, nhưng Người còn nhận được những năng lực vô biên dành riêng cho Thiên Chúa. Đức Kitô mang trong mình một Thần Khí hoàn toàn khác với tinh thần của con người, nên không sử dụng Thánh Thần, là Đức Chúa và là Đấng ban sự sống? Đức Giêsu phá bỏ mọi thứ rào cản sự kiện Ngài đột nhiên xuất hiện giữa các môn đệ đang bị nhốt kín, chứng tỏ rằng Người không để cho bất cứ một chướng ngại vật nào có khả năng cầm giữ được Người đến "đứng giữa các người thuộc về mình. Sáng nay, Người đã nhận một luồng sinh khí đặc biệt mới mẻ, biến Người trở thành một "thân thể thiêng liêng", một thân thể được sống sự sống của Thánh Thần tác động (1 Cr 15, 44). Trước khi trực tiếp trao ban Thần Khí cho các bạn hữu của mình, Đức Giêsu

Phục sinh đã được Thiên Chúa Cha Người, ra tay uy quyền nâng lên cao và trao cho Người Thánh Thần đã hứa" (Cv 2,33). Chính Thánh Phêrô đã công bố mạc khải kỳ diệu trên, vào ngày Lễ Hiện Xuống.

Vâng, sự Phục sinh là một công trình, của Thánh Thần.

Người cho các ông xem tay và cạnh sườn

Bạn muốn tìm nơi xuất hiện biến cố Phục sinh: Bạn sẽ thấy khó phát hiện ra sự hiện diện của Thần Khí?

Do đó, hôm nay, bạn hãy cố khám phá ra những vết sẹo những thương tích đang ở đâu trong trái tim, trong đời sống bạn, cũng như trong thế giới hay trong Giáo hội.

Chúc anh em được bình an! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.

Từ sợ hãi đến vui mừng, nhờ lời chúc bình an.



Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.

Họ đang bị "nhốt kín", giờ lại được "sai đi".

Việc sai đi thi hành sứ vụ, không hẳn được nhìn theo quan điểm một tổ chức nào đó: không phải là một thứ "xí nghiệp" quảng cáo được trang bị đầy đủ đồ hàng. Và Đức Giêsu không thực dụng giúp Giáo hội bước vào con đường “thừa sai" Theo Người, chỉ có một điều quan trọng: đó là nguồn gốc phát sinh công cuộc thừa sai: “mối dây thân mật liên kết Đức Giêsu với Chúa Cha". Thực vậy, chỉ có một sứ vụ: sứ vụ của Chúa Cha, cũng là sứ vụ của Đức Giêsu, và trở thành sứ vụ của Giáo hội.

Nói xong, Người thổi hơi vào các ông

Ở đây Gioan sử dụng một thứ ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt ám chỉ tới hai bản văn sáng giá sau đây:

Cuộc tạo dựng đầu tiên: "Thiên Chúa thổi vào mũi con người một sinh khí" (St 2,7).

Cuộc sáng tạo cuối cùng: "Hãy thổi vào các bộ xương chết khô này, để chúng được sống” (Ed 37,9).

Có một cuộc sáng tạo trong, quá khứ đó là sự phát sinh sức sống đầu tiên lúc khởi sự thời gian. Cũng sẽ có một cuộc sáng tạo trong tương lai, đó là sự sống lại sau cùng, vào ngày tận thế. Nhưng luôn có một cuộc sáng tạo hiện hành: đó là "Hơi thở" của Thiên Chúa đang hoạt động. Tôi tin Thánh Thần là Thiên Chúa, và là Đấng ban sự sống!

Đó là hơi thở mang sức sống! Tự nhiên bạn lại không thấy mình có khả năng để diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa và hoạt động của Người trong thế giới, nhờ vào sự kiện thông thường nhất nhưng cũng cốt thiết nhất: đó là hít thở hay sao? Mọi sinh vật, từ vi sinh vật cho đến những ác thú lớn lao, đều hít thở cùng một thứ ô-xy, được cống hiến cho tất cả chung quanh hành tinh chúng ta. Thế nên, chính tôi cũng hô hấp hơi thở của mọi sinh vật. Đó là hình ảnh cảm kích về Thiên Chúa duy nhất, Đấng làm cho tất cả chúng ta sống động! Khi đàm đạo với ông Nicôđêmô, Đức Giêsu đã dùng chính hình ảnh đơn sơ về gió trên đây: "Gió muốn thổi đâu thì thổi. Gió làm cho sống động" (Ga 3,6-8).



Anh em hãy nhận lấy

Tôi cầu nguyện theo lời mời gọi trên. Tâm trạng của người thời nay không thích "nhận": người ta từ chối việc lệ thuộc kẻ khác. Đó là thứ tội nguy hiểm nhất: tự phụ mình "như thần thánh". Nhưng điều đó đâu có thuộc quyền năng của con người. Dù muốn hay không, con người vẫn là một sinh vật phải lệ thuộc, hoàn toàn phải phụ thuộc: Con người cần đón nhận sự sống để sống. Tôi nhận lãnh sự sống từ cha mẹ. Tôi nhận lấy sự sống của mặt trời, giúp tôi có lương thực. Tôi tùy thuộc vào từng ngàn sự việc, từng ngàn con người, và rất nhiều điều kiện.

"Hãy nhận lấy mà ăn. Này là Mình Thầy". Cần phải "nhận "lãnh" "Thân Thể". Nên cũng cần phải "nhận lãnh" Thần Khí đó!

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết tiếp nhận, biết đồng ý nhận lấy ân huệ mà Chúa trao ban.



Thánh Thần

Nhân loại cần đón nhận cộng đồng Thần Khí hiện hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Dù nhiều, nhưng chỉ là một! Như thế, chúng ta cũng khám phá ra rằng, trong sứ vụ của Giáo hội, không chỉ có Chúa Cha và Chúa Con mà Người sai gửi đến, nhưng là mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

Giáo hội, như Công đồng Vatican II nói, là sự mở rộng tới mọi người, cộng đồng yêu thương luôn liên kết Ba Ngôi Thiên Chúa.

Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.

Vai trò và sứ vụ của Giáo Hội là loan báo ơn tha thư và hồng phúc cứu độ! Diễn tiến của trang Tin Mừng theo thánh Gioan trên đây thật sống động:

Một cộng đồng những con người đã trải qua kinh nghiệm với Chúa Phục sinh.

- Việc sai gửi đi thi hành sứ vụ của cộng đồng này phát sinh từ kinh nghiệm ai đó.

- Việc thông ban Thánh Thần làm cho cộng đồng có khả năng thi hành sứ vụ.

Sứ vụ đó chính là thông truyền ơn cứu độ, sự tha thứ, sự Thánh thiện.

Như thế, vai trò của Giáo hội là giải phóng! Là cống hiến tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Kiểu nói đối chiếu, có tinh tiêu cực trên đây, hiển nhiên không có nghĩa là: Giáo hội có thể hành xử một thứ quyền phán quyết độc đoán. Đừng bao giờ nên hỏi: "Liệu Thiên Chúa có tha thứ cho tôi không? Thập giá của Đức Giêsu đã trả lời cho câu hỏi này. Nhưng quan trọng, vẫn là câu hỏi: Liệu tôi có "lãnh nhận" ơn tha thứ đó không?

20. Chú giải của Fiches Dominicales


NGÀY ĐẦU TIÊN CỦA TẠO THÀNH MỚI ĐỨC GIÊSU PHỤC SINH THỔI HƠI VÀO CÁC MÔN ĐỆ VÀ BẢO ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN

1/ Đấng Phục sinh chủ động đến.

Các môn đệ tụ họp trong một căn phòng đóng kín cửa. Họ sợ người Do Thái, đúng hơn, sợ các vị chức sắc trong giáo quyền Giêrusalem. Với chi tiết này, có lẽ tác giả muốn các độc giả Tin Mừng của mình liên tưởng đến các cuộc bách hại mà tới lúc này đã lan rộng. Bị trục xuất khỏi hội đường vì dám tin nhận Chúa Giêsu là Đức Kitô (người mù bẩm sinh bị đuổi khỏi hội đường: Ga 9,34). Họ như dần dần được chỉ dẫn đức tụ họp ở một nói riêng tránh sự dòm ngó của những kẻ bách hại họ.

Họ tụ tập. Đức Giêsu đến trước mặt họ. Lời đầu tiên Người nói là lời cầu chúc bình an: Bình an cho anh em (Shalom). Không chỉ là lời chào xã giao, nhưng là một xác nhận ân huệ phát sinh: vui mừng, bình an.

2/ Nhận ra Đức Giêsu đang sống sau khi biết rõ người đã chết.

Đức Giêsu chỉ cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngươi (liên tưởng tới lưỡi giáo đâm: Ga 19,34). Alain Marchadour chú giải rằng: Dù thuật lại những lần hiện ra lạ lùng của Đức Giêsu, thì những vết đinh đóng và cạnh sườn bị đâm thủng chứng tỏ rằng thánh sử không muốn độc giả lầm tưởng đó là bóng ma, nghĩa là, một ai khác chứ không phải Đấng chịu đóng đinh. Đúng ra, sự hiện diện thể lý thông thường đã chấm dứt, nhưng Đấng đã hiện diện trước mặt họ đây, chính là Đức Giêsu họ biết là yêu mến, từ nay đã thăng hoa bởi sự phục sinh. Không sợ hãi nữa, các tông đồ trở nên vui mừng" ("L'evangile de Jean, Centurion". trg 246).



3/ Tiếp nhận sứ mệnh Đấng Phục sinh trao.

Đấng Phục sinh hiện đến, không phải chỉ là một chuyến ngao du, nhưng còn để trao một sứ mệnh. Sai họ đi với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Để đem Tin Mừng ơn Tha Thứ của Thiên Chúa đến cho mọi người.



BÀI ĐỌC THÊM:

1. Một hơi thở nhẹ như làn gió thoảng.

Làm thế nào mà một hơi thở từ cửa miệng lại có thể trở thành cơn bão trong lịch sử? Người ta sẽ không bao giờ nói cho hết được về làn gió thoảng đổi mới vũ trụ này. Từ buổi bình minh của vũ trụ, nó đã lên tiếng ngợi ca làm bừng lên dòng nhựa sống đầu tiên. Ngôn sứ Êdêkiel đã trông thấy nó làm sống lại cả một cánh đồng đầy xương khô: đó là hình ảnh dân tộc bị lưu đày biệt xứ và bị hạ nhục vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Và giờ đây, Đức Giêsu đang mấp máy môi, dường như để ban cho các bạn hữu của Người đang hoảng sợ một linh hồn khác: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.

Chính Thần Khí này đã bay lượn trên làn nước nguyên sơ, đã vực các ngôn sứ đứng lên, đã đánh thức cả một dân tộc đang mê ngủ. Trong ngôn ngữ Hípri. từ Thần Khí thuộc giống cái. Dường như hơi thở của Thiên Chúa có chức năng từ mẫu là sinh sản một nhân loại tương lai, tương lai mà Người muốn cho họ được hưởng.

Hiệu quả của nó thật là khôn lường và ấm áp. Còn đâu nữa cánh cửa cài then vì sợ hãi. Nhưng bình an đang tỏa lan trên những khuôn mặt. Bình an vì không còn chinh chiến. Bình an của tâm hồn. Họ ra đi người này đến với người kia như những người được Thiên Chúa sai đi, giống như chàng thợ mộc thành Nadarét xưa đã chứng tỏ tình thương của Chúa Cha bằng những việc làm đầy tình thương xót. Họ sẽ mạnh hơn cả tội lỗi vốn làm méo mó, ti tiện và xuyên tạc hình ảnh con Người. Vì Thiên Chúa đã ban cho họ năng lực biến đổi của Người là ơn tha thứ, một sức mạnh lạ lùng nhất của vũ trụ, có thể biến đổi những con người lúc này và mãi mãi muôn đời.

Họ sẽ không quên những thương tích của Đấng Công chính bị tử hình vì dòng họ đi đôi khi sẽ là gian khổ. Họ sẽ không quên lời Người nói vì như lời Người, men của họ sẽ làm dậy các tâm hồn. Họ sẽ không quên các việc Người làm, vì nhờ đó, họ sẽ lay chuyển và luôn thúc đẩy mọi người, mọi nhóm, mọi xã hội lại cất bước lên đường. Không hoàn cảnh thực tế nào sẽ làm cho những hạt giống này chết đi và làm tiêu ma sự bảo đảm của Thiên Chúa. "Các môn đệ lòng đầy hân hoan”.

Liệu chúng ta có biết lắng nghe và cảm nhận luồng hơi thở nhẹ như gió thoảng kia là sự sống của Thiên Chúa chăng?



2. Người Canh tân bộ mặt địa cầu:

Thần Khí luôn luôn đi đôi với những gì là đổi mới, là tái tạo là cởi mở và giải thoát, là sai đi và qui tụ. Người là tác nhân không mệt mỏi luôn canh tân và hiện tại hóa mọi sự. Từ một đám đông gồm nhiều thành phần khác nhau, Người làm nẩy sinh và khơi dậy sự hiệp nhất và cả tình hiệp thông.

Là nguồn sự sống không bao giờ cạn kiệt, Thần Khí không ra khỏi thế giới sau hành động ban đầu còn ghi trong sách Sáng thế. Và cũng vậy, sự can thiệp "ồn ào" của Người nơi các môn đệ hoảng sợ đến tê liệt, không phải là lễ Hiện Xuống duy nhất và cuối cùng, chỉ gợi cho lòng ta luyến tiếc mỗi khi nhớ lại mà thôi Thiên Chúa không ngừng gởi hơi thở của Người đến và ta vẫn còn có thể nghe biết Người, tuy không biết hơi thở từ đâu đến và sẽ đi đâu. Thế nhưng, người ta có thể cảm nhận rõ sự hiện diện và hoạt động của Người đem lại hiệu quả thực sự. Thần Khí mở toang mọi cánh. Người làm cho người ta phải bung ra khỏi những bức tường khép kín và giã từ những tổ ấm được coi là an toàn, vững chắc và đạo đức phô trương.

Thần Khí đánh thức, chỉ trích và uốn nắn. Người dứt ta ra khỏi niềm luyến tiếc về quá khứ, khỏi nỗi nhớ nhung tìm lại "thiên đường đã đánh mất" để hòa nhập với hiện tại luôn biến chuyển như bãi phù sa, cho lòng ta tràn đầy hy vọng để chuẩn bị cho ngày mai. Thần Khí làm trẻ lại những con người trì trệ, khiến người bại liệt đứng dậy và chạy nhảy. Người ban cho những ai bị suy sụp tinh thần vì thứ tôn giáo sợ sệt, vì thứ lề luật cứng ngắc và mù quáng và vì những mớ giáo lý khô khan, tìm lại được can đảm, mạnh bạo về niềm vui. Thần Khí dẫn ta vào cốt lõi của Thiên Chúa, và của con người: tức là chân, thiện, mỹ, nghĩa là mối quan hệ hoàn hảo, sự truyền thông thành công, sự hiệp thông. Thần Khí không phải là Thiên Chúa tự hiến mình đó sao? Và hoa quả đầu tiên mà người đem đến cho kẻ tiếp nhận Người, không phải là đức ái đó sao?

Cũng phải kể là dấu chỉ của Thần Khí, khi tính đồng nhất nhường chỗ cho sự hiệp nhất, khi tính đa dạng được canh tân nhờ những ân huệ và đặc sủng, nhờ những chức năng và hoạt động, đẩy lui được những cám dỗ muốn thống trị và độc quyền, tính cạnh tranh là ghen tuông, tính tự tôn và những phán quyết không thể thay đổi. Thần Khí là sự dịu hiền và là sức mạnh, là nước và ánh sáng, là quyền năng và êm ái. Người là tiếng thì thầm và là gió bão, là lửa cháy. Người canh tân bộ mặt trái đất.

3. Chúa Thánh Thần hiện tại hóa sự hiện diện của Đấng Phục sinh trong đời sống Kitô hữu.

Đức Giêsu hứa sẽ gởi Chúa Thánh Thần đến cho các môn đệ, khi Người “vượt qua” trần thế để về cùng Cha, như vậy chắc hẳn ân huệ của Thánh Linh liên hệ rõ rệt với mầu nhiệm vượt qua. Tiếp nối sự hiện diện hữu hình của Đức Giêsu, giờ đây là một quan hệ khác với người, quan hệ trong Thánh Thần, Đấng được mô tả như là:

- "Paraclet", Đấng bảo trợ, bênh vực nơi tòa án trong vụ kiện chống các nhân chứng, giống như Đức Giêsu.

- "Thầy chân lý", giống như Đức Giêsu, chứng nhân của chân lý (18,37). Người được Chúa Cha ban "để ở với anh em luôn mãi" và ở với mọi người được sai đi. Thánh Linh như chính Đức Giêsu, hiện diện bên các môn đệ suốt thời kỳ của Hội Thánh.

Hoạt động của Người nơi các tín hữu được mô tả là:

- Người là tác nhân tạo nên sự trung thành với Lời của Đức Giêsu và Tình yêu của Người.

- Người là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện: "Chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy".

- Người dần dần dẫn dắt họ tới sự hiểu biết đầy đủ sứ điệp của Đức Giêsu: "Người sẽ giúp anh em nhớ lại mọi điều”. Với tư cách Đấng Bảo Trợ, là Hiện diện, là Ký ức, Thần Khí hiện tại hóa sự có mặt của Đấng Phục sinh trong cuộc sống người Kitô hữu.





.



Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 252.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương