Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm b lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC


“Anh em hãy nhận Thánh Thần” - Noel Quesson



tải về 319.28 Kb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích319.28 Kb.
#32042
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

21. “Anh em hãy nhận Thánh Thần” - Noel Quesson.


Một cha sở già miền núi phía nam nước Ý thường dùng các ví dụ cụ thể để diễn tả mầu nhiệm trong đạo. Vào lễ Thánh Linh hàng năm, Ngài ra lệnh thả một chim câu trong nhà thờ. Và khi chim đậu xuống ai, người đó phải cố thực hiện một công tác cụ thể phục vụ cộng đoàn. Có lần chim đậu xuống một thầy hiệu trưởng, ông này đã cam kết và thực hiện một cuốn sách giá trị. Lần khác chim đậu xuống một vị công tước và công tước đã bỏ tiền xây hệ thống dẫn nước. Một Linh mục trẻ được sai tới thay thế cha sở già. Cha sở mới không thích kiểu cách cha sở cũ nhưng chưa tiện hủy bỏ. Vào ngày Lễ Thánh Linh ngài bảo cứ thả chim câu, và cho mở rộng hết các cửa, nghĩ rằng chim sẽ bay ra ngoài. Nhưng con chim bay lượn một vòng quanh nhà thờ và đậu ngay xuống vai cha sở mới, cả nhà thờ vỗ tay mừng rỡ. Cha sở mới phải lên tiếng hứa sẽ đem hết sức lực và thì giờ phục vụ giáo xứ, và ngài đã giữ lời.
Câu chuyện vui nầy diễn tả phần nào những hoạt động của Chúa Thánh Thần, Người thúc giục, soi sáng và hướng dẫn ta trong mọi ý hướng, mọi sáng kiến phục vụ anh em. Chúa Giêsu nói về hoạt động của Thánh Linh: Người như gió, muốn thổi đâu thì thổi (Ga 38). Và Chúa cũng nhắc nhở ta trong vai trò quan trọng của Thánh Linh trong việc giúp hiểu Tin Mừng, trong việc truyền bá giáo lý của Chúa: “Thầy sẽ xin Cha ban cho các con một Đấng phù trợ, Người là Thần Chân lý” (Ga 14,16): “Khi Thần Chân lý tới, Người sẽ dạy cho các con biết tất cả sự thật” (Ga 16,13).
Khung cảnh Tin Mừng chúng ta mới nghe chứng tỏ điều Chúa nói. Chúa đã phục sinh, chuyện nầy các tông đồ đều đã biết, nhưng các ông vẫn lo âu, tụ họp nhau trong phòng đóng kín cửa vì sợ. Chúa Giêsu định phó thác cho các ông nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo trên khắp hoàn vũ. Nhưng bây giờ các ông còn đang run sợ, lẩn trốn, như vậy làm sao các ông thực hiện nổi nhiệm vụ Chúa trao phó?
Trong tình trạng lo âu trốn tránh đó, Chúa Giêsu đã tới giữa công đoàn, thở hơi và các ông và nói: “Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần”. Hành động của Chúa Giêsu làm ta nhớ tới việc Chúa sáng tạo sự sống (Kn 2,7; Ed 37,9). Theo thánh Gioan thì biến cố nầy xảy ra ngay vào ngày Chúa sống lại. Tác động đầu tiên của Thánh Linh là mang tới sự sống, và Chúa Giêsu là người trước hết lãnh nhận tác động đó. Chúa Thánh Thần đã làm nên sự Phục Sinh của Chúa Giêsu trong quyền lực Chúa Cha. Danh hiệu đầu tiên của Thánh Linh là “Thiên Chúa ban sự sống”.
Chúa Thánh Thần còn đem lại cho ta ơn tha tội: “Các con tha thứ cho ai, người ấy được tha”. Thực sự ơn tha tội đã được Thiên Chúa trao ban đầy tràn kể từ cái chết cứu độ của Chúa Giêsu. Vấn đề còn lại ở phía con người, chúng ta có ý thức và sẵn sàng đón nhận ơn tha thứ của Chúa hay không.
Sau khi các tín hữu nhận lãnh sự sống và ơn cứu độ. Thánh Linh sẽ trao ban sứ mệnh, chuyển thông ơn cứu độ, sự tha thứ, sự Thánh thiện cho mọi người. Đó là nhiệm vụ của Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu. “Giáo Hội là cơ quan mở mang cho nhân loại cộng đồng tình yêu”. Từ khi Thánh Linh hiện xuống, tình trạng đã đổi khác. Các Tông đồ không còn run sợ trốn tránh trong phòng kín, nhưng bắt đầu ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi. Các ông làm chứng lời giảng bằng chính cuộc sống và cả tính mạng của mình.
Lạy Chúa, xin ban Chúa Thánh Thần cho chúng con, nhờ Người, chúng con có đủ khôn ngoan, can đảm phục vụ và làm chứng cho Chúa trước mặt thiên hạ.

22. Ngôn ngữ tình yêu.


Tôi xin bắt đầu phần chia sẻ sáng hôm nay bằng câu chuyện về ngọn tháp Babel trong Cựu ước. Bấy giờ thiên hạ chỉ nói một thứ tiếng, sau khi định cư tại đồng bằng Senna, họ bàn luận với nhau:

  • Ta hãy nung gạch và xây một ngọn tháp chọc trời, trước khi phân tán tới mọi miền trên mặt đất.

Trước ý định đầy kiêu căng và ngông cuồng này, Thiên Chúa đã khiến tiếng nói của họ trở nên lộn xộn, người này không còn hiểu được người kia. Thế là họ đành phải ngưng việc xây tháp và ra đi mỗi người một ngả.
Đây chỉ là một hình ảnh tượng trưng nói lên tính kiêu căng và tình trạng chia rẽ của con người. Thế nhưng, nhìn vào ngày lễ hôm nay, chúng ta thấy khác hẳn. Thực vậy, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, một tình trạng mới đã được nảy sinh.
Sách Tông đồ Công vụ kể lại:

Bấy giờ các môn đệ đang tụ họp ở một nơi, bỗng dưng có tiếng từ trời đến, ào ào như gió thổi, ùa vào nhà nơi các ông đang hội. Lại thấy có hình lưỡi lửa tản ra và đỗ trên từng người. Tất cả đều được đầy tràn Chúa Thánh Thần và bắt đầu nói được nhiều thứ tiếng khác nhau.

Trong thời gian lễ Ngũ tuần, có nhiều người Do thái từ khắp các nơi trở về Giêrusalem. Nghe tiếng ồn, họ liền tuốn đến. Và ai nấy đều bỡ ngỡ vì mỗi người đều nghe các tông đồ nói tiếng của mình.
Họ ngạc nhên và bàn tán cùng nhau:


  • Phải chăng chúng ta đều nghe họ dùng tiếng thổ âm của mình mà nói đến những sự cao trọng của Thiên Chúa.

Đây chính là một cuộc tụ họp đông đảo kể từ thời ngọn tháp Babel, trong đó mọi người đều hiểu được nhau và cảm thông với nhau. Sở dĩ như vậy là do tác động của Chúa Thánh Thần.


Qua hình ảnh lưỡi lửa và ơn nói nhiều thứ tiếng nơi các tông đồ, tôi nhận thấy ngôn ngữ Chúa Thánh Thần đã dùng để liên kết và tạo lấy sự cảm thông chính là thứ ngôn ngữ của tình yêu.
Thiếu vắng Ngài, thiếu vắng tác động của Ngài, hay nói đúng hơn, thiếu vắng tình yêu, chúng ta không thể hiểu biết nhau, xích lại gần nhau và cảm thông với nhau, để rồi hận thù sẽ bùng nổ.

Vào năm 1887, một người Ba Lan tên là Zamenhof, đã tạo ra và cổ động cho một thứ ngôn ngữ quốc tế, để mọi người có thể sử dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ quốc tế này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ và thế giới vẫn còn tràn ngập những hận thù và chiến tranh. Sở dĩ như vậy vì người ta không sử dụng thứ ngôn ngữ của tình yêu và không đặt tình yêu làm nền tảng cho mọi mối liên hệ.
Tôi nghĩ rằng tình yêu chân chính, được coi như là hoạt động của Chúa Thánh Thần, sẽ là một thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được. Nó không phải chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống ngập tràn tình bác ái của mình.
Thực vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ. Thứ ngôn ngữ tình yêu này không phải chỉ giúp chúng ta hiểu được nhau, mà hơn thế nữa, còn giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa và tiến đến với Ngài. Vì Thiên Chúa là gì, nếu không phải là tình yêu như thánh Gioan đã định nghĩa.
Rất nhiều khi nhờ những hành động bác ái yêu thương mà những kẻ tội lỗi biết đường ăn năn trở về cùng Chúa. Trong đời sống gia đình cũng như trong sinh hoạt xã hội, đừng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của hận thù, của đấm đá. Đừng nói với nhau bằng ngôn ngữ của chia rẽ, của nghi kị.
Nhưng hãy nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Vì ngôn ngữ của tình yêu chính là ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, là thứ ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và là thứ ngôn ngữ bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thắp lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa.



tải về 319.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương