Các bài suy niệm chúa nhậT 17 thưỜng niên c lời Chúa: St. 18, 20-32; Cl. 2, 12-14; Lc. 11, 1-13 MỤc lụC



tải về 344.95 Kb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích344.95 Kb.
#32954
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

11. Suy niệm của Charles E. Miller


(Trích dẫn từ ‘Giảng Lễ Chúa Nhật’)

VỚI CHÚA GIÊSU CHÚNG TA CẦU NGUYỆN “LẠY CHA” – “ABBA”

Lời cầu nguyện của Chúa “Kinh Lạy Cha” là một lời nguyện riêng nổi bật trong khi dâng Thánh Lễ. Một nguyên nhân của việc đó là chúng ta hãy cám ơn những sự thay đổi đã diễn ra trong Công đồng Vatican II, đó là tất cả chúng ta có thể nói hoặc hát lời linh này bằng chính ngôn ngữ của mình. (Thật là khó để nhận ra trước đây được gọi là Thánh Lễ theo Công đồng Tridentino, chỉ một mình linh mục được đọc lời nguyện này và ngài đã đọc nói bằng tiếng Latin; không một người nào được phép đọc chung với vị linh mục). Mọi người dâng lời kinh này khi đứng đôi khi họ dang tay, thỉnh thoảng họ hướng mắt lên trời, đôi khi họ nắm tay với những người lân cận, nhưng luôn luôn có vẻ như là lời kinh này có một sự chú ý đặc biệt.

Lời cầu nguyện của Chúa mà chúng ta nghe trong Phúc Âm Thánh Luca có một điểm khác với lời kinh chúng ta dùng trong Thánh Lễ, lời kinh này chúng ta đọc theo đoạn Phúc Âm của Thánh Mathêu (6,9-12) chúng ta sẽ không ngạc nhiên về sự khác nhau này. Thứ nhất, cầu nguyện thì rất quan trọng nên chúng ta giả thiết là Chúa Giêsu đã dạy nó trong nhiều dịp và không luôn luôn chính xác cùng một lời đó. Thứ hai lời nguyện đó đã là một phần của phụng vụ cho hơn một thế hệ trước khi những cuốn Phúc Âm được viết ra. Lời cầu nguyện đó đã được ghi lại theo trí nhớ và kết quả là có những sự khác nhau không đáng kể cho đến khi Thánh Luca và Thánh Mathêu đã viết ra lời kinh chung được đọc trong những cộng đoàn riêng biệt của các ngài.

Tất cả những điều này dẫn đến một kết luận quan trọng. Cái điều mới và đặc biệt trong lời kinh nguyện này thì không phải là bản tính hoặc là số lời cầu xin trong kinh nguyện. Sau hết, người Do Thái thường cầu nguyện rằng, danh của Thiên Chúa phải được thần thánh hoá và ý muốn Ngài phải được thực hiện. Thánh Vịnh 51 từ Cựu Ước là một lời kinh nguyện nồng nhiệt và hùng biện về sự tha thứ đã không “thấm tháp gì” kinh nguyện tha thứ trong kinh Lạy Cha.

Điều đặc biệt của kinh nguyện là cung cách độc nhất mà Chúa Giêsu đã diễn tả về Thiên Chúa. Ngài đã kêu lên Chúa, Đấng quyền năng, Đấng Sáng Tạo nên trời và đất, Đấng phán xét kẻ sống và kẻ chết như là “Cha” không chính xác như là “Cha” nhưng là “Abba” cha ơi, chữ này có nghĩa thân mật hơn như là “papa” hoặc “Daddy”, đó chính là cách mà các trẻ nhỏ gọi cha của mình với một tình yêu thân mật và sự quen thân trong sáng, khi muốn nói với cha của mình. Trong tất cả những lời nói của Chúa Giêsu đã được ghi chép lại trong Phúc Âm thì chắc chắn chữ “Abba” cha ơi là một trong những chữ thánh thiêng nhất.

Hãy suy nghĩ về lời cầu nguyện của Abraham và của Chúa Giêsu khác nhau như thế nào. Abraham, cha của dân tộc được chọn, tổ phụ của chúng ta trong đức tin đã dám đến gần Chúa, nài xin Ngài tha thứ cho dân Sodoma và Gomora. Ông đã không ngại ngùng trả giá với Thiên Chúa. Nhưng ông không dám gọi Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã gọi, ông sẽ không bao giờ dám nói: “Được rồi, Cha ơi, Cha hãy thương tình và đối xử nhẹ nhàng với Sodoma và Gomora”. Không một người nào dám gọi Thiên Chúa là “Abba”, “Daddy” (Cha ơi), như Chúa Giêsu đã làm.

Và tất cả chúng ta đều được mời gọi thật sự, để nói về và gọi Thiên Chúa là “Abba”, người Cha thân yêu của mỗi chúng ta. Lý do mà chúng ta có thể làm như vậy, là Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta một đời sống mới thông hiệp với Đức Kitô. Đó là một gia đình sự sống của Ba Ngôi ân phúc, sự sống mà chúng ta đã lãnh nhận nơi phép rửa, khi mà chúng ta trở nên những chi thể của Giáo Hội, gia đình của Thiên Chúa ở đây trên mặt đất này.

Bất kỳ thái độ hay cử chỉ nào mà chúng ta có trong lời kinh của Chúa nơi Thánh Lễ, thì chúng ta cũng phải biết là chúng ta được hạnh phúc biết bao vì được gọi Thiên Chúa là “Abba” cha ơi, như Chúa Giêsu đã gọi, đó là tên gọi của Người “Abba” Cha ơi.


12. Cầu xin hay cầu nguyện?


(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Một buổi sáng kia, một cô giáo dạy vườn trẻ chưng một bình hoa thuỷ tiên thật đẹp trên chiếc bàn đặt ở giữa phòng. Khi các em bé nhỏ thơ ngây tung tăng tiến vào phòng học, có một em tròn xoe đôi mắt nhìn ngắm những cánh hoa màu vàng lợt và em nói với cô giáo:

Thưa cô, có phải Chúa đã làm ra những bông hoa nầy không cô? Em muốn gọi điện thoại để cám ơn Chúa đã cho chúng ta những cánh hoa đẹp như thế nầy!”

Nếu đất với trời được nối kết với nhau bằng dây điện thoại, thiết nghĩ Thiên Chúa sẽ phải đặt ra hai đường dây: một đường dây cho những lời cầu xin và một đường dây dành cho những lời cám ơn. Và người ta sẽ thấy một đường điện thoại luôn luôn bận rộn, trong khi đường dây kia thỉnh thoảng mới được dùng đến, như một chuyện ngụ ngôn kia thuật lại như sau:

Hai thiên thần được sai xuống trần gian, mỗi vị mang theo một chiếc giỏ. Họ chia tay nhau để đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đến nhà các người giàu có cũng như nhà những người nghèo khổ, thăm các trẻ em cầu nguyện tại tư gia cũng như tất cả nam phụ lão ấu cầu nguyện tại các nhà thờ.

Sau một thời gian, hai thiên thần gặp nhau đúng thời điểm đã hẹn để trở về trời. Chiếc giỏ của một thiên thần nặng như chì, còn chiếc giỏ của thiên thần kia có vẻ như đựng toàn bông gòn.

- “Ông mang gì mà nặng nề thế?”, một thiên thần hỏi. Thiên thần mang giỏ nặng trả lời:

- “Tôi được sai đến để thu nhận tất cả những lời cầu xin của nhân loại. Còn ông, cái giỏ của ông xem ra nhẹ nhàng thế?”

- “À, tôi được sai đến để góp nhặt những lời thiên hạ cám ơn Chúa vì những ơn lành Ngài luôn ban cho họ”.

Thì ra, chiếc giỏ thu nhận lời cầu xin luôn nặng hơn chiếc giỏ thu nhận lời cám ơn. Cũng thế, đường dây điện thoại để xin ơn thì luôn bận rộn, còn đường dây để cám ơn thì không mấy khi có người gọi.

Phải, thưa anh chị em, thường thì chúng ta chỉ biết cầu xin hơn là cầu nguyện. Bởi vì cầu nguyện luôn bao gồm cả lời chúc tụng tôn vinh và cảm tạ tri ân Thiên Chúa. Hôm nay, Chúa dạy chúng ta cầu nguyện. Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa như con cái nói chuyện với cha mẹ. Cầu nguyện chủ yếu là một cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, kết hiệp thân tình với Thiên Chúa.

Chính Chúa Giêsu khi còn sống ở trần gian cũng đã cầu nguyện, và Ngài đã dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn. Cũng chính Ngài đã đưa ra một “kinh nghiệm mẫu” mà chúng ta gọi là “Kinh Lạy Cha” – đúng hơn là “Kinh nguyện của Chúa” để cho chúng ta biết phải cầu xin những điều gì và cầu nguyện như thế nào.

Vậy chúng ta phải cầu xin những điều gì?

Nói một cách vắn gọn, chúng ta phải cầu xin những gì phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Ý muốn của Thiên Chúa trước hết là cho mọi người nhận biết Ngài là Cha của tất cả mọi người, và trong Ngài, tất cả mọi người đều nhận ra nhau là anh em. Những gì là chia rẽ, hận thù, bóc lột, chém giết nhau đều đi ngược lại ý muốn của Cha trên trời. Bởi vì, làm sao có thể mở miệng gọi Thiên Chúa là Cha của chúng ta được khi chúng ta không muốn yêu thương người khác như anh chị em của mình; và ngược lại, khi chúng ta không nhìn nhận có một Cha chung của chúng ta ở trên trời: “Lạy Cha, con là Đấng ngự trên trời”.

Ý muốn của Thiên Chúa còn là “cho chúng ta hôm nay lương thực hằng ngày”, có nghĩa là Thiên Chúa muốn cho mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, màu sau, tiếng nói đều có đủ cơm ăn áo mặc, cũng như được hưởng tiện nghi của nền văn minh hiện đại, chứ không phải chỉ một số rất ít người chiếm hữu hết tài sản trên thế giới, đang khi đại đa số còn lại chỉ được hưởng một phần quá nhỏ trong cảnh lệ thuộc. Ngài cũng chẳng muốn cho một thiểu số sống xa hoa lãng phí, trong khi đồng loại phải thiếu nhà ở, thiếu cơm bánh, áo quần, thuốc men; phải đói khát, dốt nát, ăn xin, nằm đường xó chợ… Nói chung là thiếu những điều kiện tối thiểu để sống cho ra con người.

Ý muốn của Thiên Chúa còn là chúng ta phải tha thứ cho nhau, vì chính bản thân chúng ta cũng là kẻ có tội cần được tha thứ. “Xin Cha tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”. Như vậy, cầu nguyện là đồng hoá ý muốn của mình với ý muốn của Thiên Chúa và phải hành động để ý muốn của Chúa được thể hiện trên mặt đất nầy: “Xin cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Thế nhưng, chúng ta thường chỉ biết cầu xin hơn là cầu nguyện, và có những lời cầu xin hết sức vụ lợi, ích kỷ. Chẳng hạn xin cho “trúng tuyển, trúng số, trúng mánh…”. Hoặc chúng ta chỉ nghĩ đến Chúa khi chán nản, thất vọng, để than thở, kể lể, như bắt Chúa phải thông cảm những nỗi ấm ức trong lòng mình. Còn gì vô lý và sai lầm hơn khi chúng ta cứ coi Thiên Chúa như một “Thần Tài”, như một “thủ kho” để xin Ngài những nhu cầu mà đúng ra, với tự do, khối óc và hai bàn tay Chúa ban cho, chúng ta phải tự làm lấy, tự xoay xở lấy với sự trợ giúp của Chúa và dưới ánh mắt yêu thương của Ngài. Nếu chỉ cầu xin bằng môi miệng mà chẳng chịu làm gì cả, thì lời cầu xin đó có khác gì những bùa chú, phù phép của hạng người mê tín dị đoan: Xin cho có lương thực hằng ngày mà mình cứ ngồi không, hoặc nằm ngửa chờ sung rụng, thì làm sao có lương thực được? Hoặc xin cho mọi người được ấm no hạnh phúc, mà mình cứ áp bức, bóc lột, làm điều bất công, hay là cứ để cho những chuyện bất công ấy lan tràn mà không chịu tranh đấu để đòi hỏi công bình, đòi quyền sống của con người, thì làm sao có ấm no, hạnh phúc, hoà bình được? Chính vì thái độ nầy mà nhiều khi tôn giáo bị mang tiếng là mê tín, là thuốc phiện ru ngủ dân chúng!

Vậy, thưa anh chị em, chúng ta phải cầu xin như thế nào?

Nếu phải cầu xin thì chúng ta phải cầu xin một cách kiên trì với một xác tín, tin tưởng vào tình thương của Cha trên trời, Ngài tốt lành, nhân hậu hơn cha chúng ta ở dưới đất vô cùng. Vì người đời mà còn cho bạn bè vay mượn khi bạn bè năn nỉ, khuấy rầy, huống chi là Thiên Chúa. Ngài là người Cha yêu thương mọi người, con cái, chắc chắn sẽ ban cho ta điều chúng ta cầu xin: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ thấy; hãy gõ, sẽ mở”. Người cha nào mà không giúp đỡ con cái khi cần thiết, không cung cấp những điều thích hợp khi chúng đã xin. Cha là Cha nhân từ, Ngài cũng không thể làm khác được, nhất là chẳng bao giờ cho cái gì sinh nguy hại cho con cái. Bởi vậy, điều chúng ta xin Thiên Chúa phải là điều thích hợp, vì Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta “bánh” chứ không cho “hòn đá”; muốn ban “cá” chứ không cho “con rắn”, muốn ban “trứng” chứ không cho “bọ cạp”. “Hãy xin thì sẽ được”, nhưng với điều kiện là xin những gì thực sự giúp đời sống thêm tốt đẹp, tìm những gì dẫn đến ơn cứu độ, đạt đến cứu cánh tuyệt đối của con người, đồng thời phải kết hợp giữa sự giúp đỡ của ơn Chúa với việc làm trong khả năng Chúa đã ban cho mỗi người.

Cuối cùng, ơn đặc biệt mà Chúa sẽ ban cho những ai xin Ngài đó là Thánh Thần, vì Thánh Thần sẽ là Đấng cầu xin trong chúng ta, bảo đảm lời cầu xin là xác đáng, và cũng chính Ngài sẽ ban cho chúng ta những ơn cần thiết, vì Ngài là ơn huệ của Thiên Chúa ban cho loài người.

Anh chị em thân mến, phụng vụ Thánh lễ là dịp tốt nhất giúp chúng ta cầu nguyện có hiệu lực. Vì chúng ta cầu nguyện chung với cả Giáo Hội, chúng ta cầu nguyện theo lời Chúa truyền dạy, chúng ta cầu nguyện nhờ công ơn vô cùng của Chúa Kitô, với Người và trong Người. Xin cho chúng ta biết cầu nguyện và xin Chúa nhận lời cầu xin của chúng ta và của tất cả mọi người.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2013
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 15 thưỜng niên c lời Chúa: Đnl. 30, 10-14; Cl. 1, 15-20; Lc. 10, 25-37 MỤc lụC
downloads -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
downloads -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2013 -> Các bài suy niệm chúa nhậT 14 thưỜng niên c lời Chúa: Is 66, 10-14c; Gl 6, 14-18; Lc 10, 1-12. 17-20 MỤc lụC
2013 -> Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩM
2013 -> Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm c lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC
2013 -> CHÚa nhậT 3 MÙa chay c lời Chúa: Xh 3,1-8a. 13-15; 1Cr 10,1 10-12; Lc 13,1-9 MỤc lụC

tải về 344.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương