Cao Hữu Đính o0o Nguồn


TÂM LÝ MẶT TẦNG VÀ TÂM LÝ MẶT ÐÁY TRONG PHẬT GIÁO



tải về 1.51 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#37987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

TÂM LÝ MẶT TẦNG VÀ TÂM LÝ MẶT ÐÁY TRONG PHẬT GIÁO

A. MẶT TẦNG.


Trong cõi pháp (pháp giới: monde du Dharma), Pháp được định nghĩa “nhiệm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải”. Nói cho dễ hiểu hơn: bất cứ vật gì trong thế gian đều có một số đặc tính riêng biệt. (orotietcs paniculies), nhờ đó mà sự vật được nhận diện không lầm lẫn. Ðặc tính đó gọi là Pháp (Dharma)
Như vậy, sự vật trở nên khác nhau là vì Pháp của chúng không giống nhau. Nghĩa gốc của Pháp là như vậy. Nhưng trên mặt thông tục, Pháp bị đồng hóa với chính sự vật đang có pháp ấy. (chư pháp: sự sự, vật vật trong thế gian).
Căn cứ vào đặc tính riêng mà nói (proprietes), A Tỳ Ðàm chia tất cả sự vật ra làm hai lọai:
a) Pháp Hữu vi: pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành.
b) Pháp Vô vi: pháp tự có, không do nhân duyên sinh.
Khoa pháp tướng trong Phật giáo xếp các pháp vào năm phạm trù gọi là hệ thống Chư pháp ngũ vị, gồm 100 pháp:
- Sắc pháp: những sinh, vật lý.
- Tâm pháp: những nhận thức hay tâm vương.
- Tâm sở hữu pháp: những hiện tượng tâm lý.
- Tâm bất tương ưng hành pháp: những sự kiện.
- Vô vi pháp: những sự kiện vô sinh diệt.
Riêng Theraveda, chỉ chia có bốn, không có bất tương ưng hành pháp, dồn chung vào Tâm sở hết.
- Pháp vô vi thuộc Pháp tánh.
- Pháp hữu vi mới là đối tượng của Pháp tướng.
Pháp tướng là môn học thuyết minh về tâm lý con người.
Tùy theo cách khai hiệp khác nhau, con số các pháp nhiều hay ít không đồng đều.
- Hữu bộ triển khai 75 pháp.
- Thành thật triển khai 84 pháp
- Duy thức (từ hữu bộ lưu xuất) mở rộng thành 100 pháp. Trong số 100 pháp này, sáu pháp thuộc loại vô vi, chín mươi bốn pháp còn lại thuộc lọai hữu vi, như sau:
1/ Sắc pháp: 5 trần, 5 căn và vô biểu sắc – (11)
2/ Tâm pháp: 8 thức (8 tâm vương) – (8)
3/ Tâm sở hữu pháp: 5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 phiền não, 4 bất định – (51)
4/ Tâm bất tương ưng hành pháp: (24)
5/ Vô vi pháp: (6).
Cộng chung 100 pháp.
Tất cả 94 pháp hữu vi đều phát xuất từ năm uẩn, đều lấy năm uẩn là cứ điểm.
Ngũ uẩn:
Sắc: 11 sắc pháp
Thọ: 8 thức (tâm vương)
Tưởng: 51 tâm sở
Hành: 24 bất tương ưng hành.
Thức:
- 11 sắc pháp: rõ ràng là phát xuất từ năm uẩn sắc (vô biểu sắc là sắc chất tựu thành trong thân hành giả sau khi thọ giới)
- 8 thức: rõ ràng là xuất phát từ uẩn Thức. Còn gọi là tám thức tâm vương, vì đó là trung khu hoạt động tâm lý mặt nổi nằm trong đây.
- 24 bất tương ưng hành pháp: xuất phát từ uẩn hành, cũng rõ ràng lắm rồi.
- 51 tâm sở (hữu pháp): chỉ còn 51 tâm sở là cần phải được xác định là thuộc những uẩn nào?
Tâm sở được định nghĩa là tâm sở hữu pháp (pháp sở hữu bởi tâm vương). Ðịnh nghĩa này liệu có xác đáng không? Quan sát hành tướng của 51 tâm sở này, ta thấy chúng là những tác dụng tâm lý phụ thuộc cùng khởi với Tâm vương (tức tương ưng với tâm vương) giúp tâm vương liễu biệt trọn vẹn đối tượng. Chúng là là những tác dụng tâm lý (proprietes metales) phụ giúp tâm vương, chứ không phải sở hữu của tâm vương.
Trong thực chất, chúng ta là loại “pháp hành” (tạo tác) xuất phát từ uẩn Hành, phối hợp với uẩn Thọ, Tưởng mà có sinh khởi. Vì vậy, đúng ra là gọi 51 tâm sở này là loại “tâm tương ưng hành”, tức các pháp Hành, tương ứng với tâm vương Thức.
Trong thực chất, chúng là loại “pháp hành” (tạo tác) phối hợp với hai uẩn Thọ, Tưởng mà có sinh khởi. Vì vậy, đúng ra là phải gọi 51 tâm sở này là loại “tâm bất tương ưng hành”, tức các pháp Hành, tương ứng với tâm vương Thức.
Như vây, 24 bất tương ưng riêng xuất phát từ uẩn Hành, cho nên không cùng khởi với Thức. Còn 51 Tâm sở thì vừa phát xuất từ uẩn Hành, lại vừa phối hợp với hai uẩn Thọ, Tưởng cho nên nói tương ưng được với Thức Tâm vương.
Lưu ý:
Trong nhóm 5 tâm sở biến hành, sở dĩ gọi là “biến hành”, là vì: tác dụng của chúng ruồng khắp cả năm uẩn, và kế tiếp nhau từ sát na trước qua sát na sau. Chúng ruồng khắp năm uẩn, đó là:
- Xúc (trong uẩn sắc)
- Tác ý (trong uẩn thức)
- Thọ (trong uẩn thọ)
- Tưởng (trong uẩn tưởng)
- Tư (trong uẩn hành)
* Nên biết: Hành tức là tạo tác. Ðầu mối của tạo tác chính trong tâm sở Tư.
Xét chung về tất cả các tác dụng tâm lý trong con người không một loại tác dụng nào, kể cả tác dụng của tám thức tâm vương, là không ngoi lên từ uẩn Hành, Hành là tạo tác của Nghiệp (tức Karma: vô minh – Inconscient). Hành là đầu mối của luân hồi nghiệp báo. Thuyết minh tâm lý con ngưòi lấy Thức Tâm vương làm trung tâm phát xuất, đó là chỉ đứng về mặt nổi mà nói. Cho nên khi đào sâu vào sào huyệt là Hành, thì bị kẹt như ta dã thấy rồi với A Tỳ Ðàm hay Duy thức, tất cả đều lúng túng, không tìm ra được lối thoát mạch lạc và hợp lý.
B. MẶT ÐÁY
Bởi thế, tâm lý học Ðại thừa trong Ðại thừa Khởi Tín Luận đặt ngược lại vấn đề và bắt đầu từ chổ bắt đầu là Hành.
Với Duy thức Khởi tín, Hành là gì? Là chuyển biến của ba tướng Nghiệp, Chuyển, Hiện, tức vô minh, tức inconscient (vô thức). Ðể giải thích nguồn gốc của vô minh, Ðại thừa Khởi Tín bảo đó là tương đồng của tâm (vốn là Chân Như)
Diễn biến mặt đáy tâm lý được trình bày như sau:
- Tâm động – Vô minh tục (Nghiệp tướng).
- Nghiệp tướng huân chân như (tâm) và từ Chân như nảy sinh vọng tâm tục (chuyển tướng)
- Hiện tướng huân vọng tâm khiến từ vọng tâm dấy khởi phân biệt tục (trí tướng).
- Trí biến phân biệt tương tục, bất đoạn sinh Tương tục tướng, chấp thủ...
- Tương tục thức chính là Ý thức. Có hai nhiệm vụ:
* Phân biệt nội tâm, gọi là Phân lý thức.
* Phân biệt ngoại cảnh, gọi là Phân biệt sự thức.
Khi ý thức phân biệt ngoại cảnh thì có sự cộïng tác của năm thức đầu, và đây là phần tâm lý của mặt nổi rồi.

TAM GIỚI DUY TÂM VẠN PHÁP DUY THỨC


Ðể phân biệt Phật giáo muốn gì qua hai xác quyết trên đây, ta phải hiểu thấu đáo quan niệm của Phật giáo về tâm và thức như thế nào.
Theo định nghĩa căn bản từ nguyên thủy, thì ba khu vực riêng rẽ là Tâm, Ý và Thức, nương nhau mà cọng tồn và chi phối toàn bộ pháp giới.
1/ Tâm (Citta) được định nghĩa như Tập khởi, nghĩa là do tập hợp của các yếu tố vật chất và phi vật chất mà có sinh khởi tâm. Tập hợp đó về sau Khởi Tín gọi là: Tổng tướng của pháp giới và Tâm là tập thể của tập hợp. Như vậy, Tâm (Citta) không có nghĩa như chữ “tâm” của thế gian dùng để chỉ cái động cơ ước mong vui buồn về mặt tình cảm. Tâm (Citta) là cái tập hợp trong đó cái gì là vật thì cái đó cũng là tâm và ngược lại. Cái tâm (Citta) mà Phật nói là cái đó. Trong cái đó, chưa hàm nghĩa có tác dụng tâmlý, nhưng từ tập khởi ấy mới có phát sinh hai khu tâm lý đối nội và đối ngoại là Ý và Thức.
2/ Ý (mana) được định nghĩa là Tư lương, là tư lự và lượng định tất cả các hiện tượng lăng xăng đang móng lên trong tập khởi tâm. Vai trò của Ý (mana) giới hạn trong nội tâm mà thôi.
3/ Thức (Vijnana) được định nghĩa là Phân biệt, là chia cắt là phân biệt sự sự vật vật ngàn sai muôn khác do tập khởi tạo ra, để nhận diện theo tính chất và quy cách riêng của từng sự vật một. Tính chất và quy cách riêng đó gọi là Pháp (Dharma). Thức phân biệt sự vật qua pháp gắn liền với sự vật. Thức không phân biệt chính ngay tự thân của sự vật. Trong tác dụng phân biệt, Thức là chủ thể “năng phân biệt”, pháp là khách thể “sở phân biệt”. Sở phân biệt không phải là tự thân của sự vật. Cho nên nói “vạn pháp duy thức”, nghĩa là các pháp ngàn sai muôn khác, chỉ nương nơi thức mà được phát hiện rõ ràng, kiến vật này vật không không bị lầm lẫn.
Như trên nghĩa “vạn pháp duy thức” đã rõ rồi.
Phật giáo không hề nói “vạn pháp duy tâm”, cho nên, nếu tâm thức từng giới hạn công năng “năng biến” của Thức trong phạm vi chủ thể Thức và khách thể Pháp, thì không có gì gây ra thắc mắc được cả, nhưng nếu mở rộng khách thể thì biến ra toàn thể khí thế gian (như sơn hà đại địa chẳng hạn) thì đó là điều cần xét lại.
Còn khi Phật giáo xác quyết thức rằng “Tam giới duy tâm” (ba cõi chỉ do tâm) thì có kèm theo lời biện minh (quan sát cùng khắp tánh của pháp giới, tất cả đều chỉ do một tâm tạo ra. Và tâm là cái tập hợp vật chất và phi vật chất mà có sinh khởi như đã nói trên) cho nên không sự vật nào trong thế gian không do tâm tạo. Nghĩa này cũng tự nó đủ sáng rồi. Tuy nhiên, dưới con mắt thịt thì không cách chi thấy rõ được. Phải là con mắt trong thiền quán, thì hiện tượng tâm tạo mới được “lột xác” ra, một cách rõ ràng trọn vẹn. Cho nên nói “biến quán”. Biến quán là từ trong định mà nhìn ra mà quan sát khắp cõi pháp.
Như trên là ý nghĩa nội dung của hai xác quyết “tam giới duy tâm” và “vạn pháp duy thức” mà Phật giáo đại thừa thường đề cập đến, mà ta phải tìm cho ra nghĩa. Ðừng bao giờ nghĩ rằng nói “duy thức” là nói tất cả khí thế gian là do thức biến hóa mà có. Cũng đừng nên nghĩ rằng, nghĩa “duy tâm” trong Phật giáo giống như lọai “duy tâm” của thế gian.
Lưu ý:
* Tâm là thế gian là phần phi vật chất, đối lập với vật.
* Tâm (citta) là tập hợp cả hai.
- Nói Phật là một nhà khoa học, một nhà triết học là một sai lầm lớn. Chẳng qua là người tìm ra được những quy luật những hệ thống tư tưởng gọi chung là Pháp, mà Pháp là do ngàn đời chẳng dời đổi. Nên đợi đụng đến những vấn đề chuyên môn của ngành khác rồi gán ghép cho là như vậy. Chứ thật ra đó chỉ là con đường Ngài đi qua để đạt đến một mục đích khác mà thôi.
- Tôn giáo dùng phương pháp ngã đối ngã (đi vào nội tâm sâu lớn) dùng phép quán (rình mò, len lỏi) để tự chứng.
Ðạo Khổng chỉ là đạo (là phương pháp đưa đến một mục đích nào đó), ngã đối nhân, an bang tế thế. Thiên Chúa giáo cũng là loại ngã đối ngã.
Nhà khoa học: ngã đối vật.
Khoảng thế kỷ XV và XVI, Ðông và Tây tiếp xúc nhau, Ðông phương nhận một khái niệm về một sợi dây nối giữa con người và đấng tạo hóa. Nhất là người tiếp xúc đầu tiên với Tây phương mới phát minh ra hai chữ “tôn giáo” (tôn giáo là từ ngữ do người Nhật tạo ra để dịch chữ religion). (*)
Ðối với Thiên chúa và các đạo khác, nếu bỏ phần cầu nguyện thì triết học chỉ là kinh viện chỉ là vô dụng mà thôi.
Ðạo đế là phần nòng cốt của đạo Phật (quán môn – thiền sư). Còn khổ, tập, diệt chỉ là giáo môn mà thôi. Nên Tịnh độ ra đời để phổ cập đến quần chúng (một phương pháp quán – Nhất tâm bất loạn) cầu nguyện giống các tôn giáo khác,
Xưa nay quan niệm tu để có một đời sống đức hạnh. Ðó chỉ là một đức tu thấp nhất, hạn hẹp, không phải cái đích để tới mà tu phải đạt đến Thiền. Thiền là quán do tổ Thiên Thai rút từ kinh Pháp Hoa ra đầu tiên là 20 quyển. Pháp Hoa Văn Cú (hình thức) và Pháp Hoa Huyền Nghĩa (nội dung) 20 quyển. Ma Ha Chỉ Quán (phép tu) 20 quyển. Pháp thiền này qua đến đời thứ 5 là hết, các Thiền sư sau này chuyển qua Tổ sư Thiền.
* Hai vị Trung Hoa nổi tiếng đời Tùy, Ðường: Bắc Trí Khải (Thiên Thai tông), Nam Hiền Thủ (Hoa Nghiêm tông). Về mặt chữ nghĩa Hiền Thủ trên Trí Khải một bậc. Tông Hoa Nghiêm rực rỡ một thời, nhưng đến cuối đời Ngài phải chứng kiến một sự phản bội của các đệ tử chống lại Ngài trên giáo môn và qua Tổ Sư Thiền.
(*) Religion theo nghĩa gốc Tây phương là cơ sở nối liền con người với tạo vật chủ (Thượng đế). Như vậy, chỉ các thần giáo mới gọi là Tôn giáo. Phật giáo không thừa nhận tạo vật chủ, nhưng thừa nhận một thế giới u huyền của nội tâm, có liên quan mật thiết với đời sống con người. Nó là cái cầu nối liền giữa con người và đối tượng mà nó nhằm đạt tới. Như vậy, Phật giáo là tôn giáo hiểu theo nghĩa chân chính nhất của từ này.
* Tổ: đầu tiên. Tông: đầu mối tiếp theo (đây là nối liền người với Thượng đế)

BA SỰ THẬT (TAM ÐẾ) TRONG GIÁO NGHĨA THIÊN THAI KHÔNG, GIẢ, TRUNG



Tổ sáng lập tông Thiên Thai là Trí Khải đời Tùy. Ngài là một triết gia vĩ đại. Triển khai huyền nghĩa kinh Pháp Hoa (trong bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa 20 quyển), Ngài xây dựng cả một hệ thống triết học, bao gồm nhiều đề tài (Tam đế viên dung, Thập như nhị, Bách giới thiên như, Ly cú tam thiên, Tam thân cụ túc...) nhằm thuyết minh thật tướng của các pháp, tức thật tánh, tức Lý thể, tức Chân như, tức cái Bản Thể Nhất Chân pháp giới mà chỉ riêng Phật chứng đắc.
Sau đây xin giải bày sơ lược thế nào là Tam đế viên dung:
Như đã biết, lập trường kinh Pháp Hoa là: Hội tam quy nhất. Nghĩa là ba thừa Thanh Văn, Duyên giác và Bồ tát đều là giáo pháp phương tiện quyền biến, cả ba cuối cùng đều phải hòa nhập vào một Phật thừa là giáo pháp cứu cánh viên mãn. Ðến Phật thừa thì Thật tướng mới được thuyết minh đầy đủ và trọn vẹn, vì đây là cảnh giới tu chứng của chư Phật. Dưới con mắt phàm phu của chúng ta, hoặc ngay với trí năng của thánh giả Ba thừa, Thật tướng không thể nào hiển lộ ra được. Nó chỉ được biểu hiện qua các hiện tượng giả hữu là các pháp giữa thế gian. Vì vậy, nếu không do các biểu hiện giả hư đó, ta không cách gì hình dung được thật tướng mà Phật đã chứng đắc.
Thật tướng (Bản thể) là cái Chân như hay Chân không. Ta có thể nhìn nó, biết nó, qua các biểu hiện là các tướng giả hữu tức là các pháp giữa thế gian. Nó vốn là cái Không. Vậy Không là một sự thật: Không đế. Sự thật “Không” được nhận diện qua cái Giả của các tướng giả hợp mà thực chất chỉ là có giả danh suông. Vậy Giả cũng là một sự thật: Giả đế. Cái Không ở trong cái Giả, và cái Giả biểu hiện cái Không. Không và Giả hội nhập và viên dung thông nhau, tựu thành cái Trung vượt lên trên cả hai (Không và Giả). Trung là phương tiện duy nhất, nhờ đó mà ta hình dung được phần nào cái Thật tướng của các pháp. Vậy Trung cũng là một sự thật: Trung đế.
Không, Giả, Trung là ba sự thật (tam đế) thâm nhập lẫn nhau và dung hòa nhau, tạo thành một tổng hợp gắn bó với nhau mà biểu hiện cái thật tướng của các pháp một cách trọn vẹn.
Bất cứ sự thể nào cũng vốn dĩ là Không, nhưng cũng là giả hữu. Nó là Giả vì nó là Không. Vừa là Không, vừa là Giả, cho nên cũng là Trung. Mọi hiện tượng thế gian đều hàm chứa cả ba sự thật “Không, Giả, Trung”. Cho nên thông phái Thiên Thai lập ra phép tu: Nhất tâm vạn pháp (quán không, quán giả, quán trung) nhằm đưa hành giả vào thật tướng các pháp mà trực ngộ bản thể như Phật đã chứng ngộ.
Lại cũng vì ngay một thể, Không tức Giả tức Trung, cho nên kinh Pháp Hoa khẳng định rằng: “Thế gian tướng thường trụ”. Nói tướng thế gian là tướng thường trụ, vì tất cả các pháp đều ngay trong tự tướng của chính chúng mà biểu lộ ra. Thể và tướng không rời nhau. Tướng là biểu hiện của Thể. Thể là thực chất của tướng.
Nói Thể và Tướng cũng như nói Bản và Tịch. Nhờ Tịch mà biểu hiện được Bản, do Bản mà có Tịch tủa xuống. Trong Tịch có Bản bàng bạc. Trong Bản có Tịch gắn liền. Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Ðường tương thông là Trung Ðạo, vượt lên cả hai. (lưu ý: do đây, ta hiểu vì sao bố cục kinh Pháp Hoa chia ra hai phần: 14 phẩm đầu thuộc Tịch môn, 14 phẩm sau thuộc Bản môn).
Lý: trong.
Biểu: ngoài.
Biểu hiện: hiện ra ngoài.

TÂM KINH BÁT NHÃ


(Bài kinh toát yếu giáo nghĩa Bát Nhã)

Chia ra ba phần:


I. Nhập đề:
“Quán Tự Tại Bồ tát... độ nhất thiết khổ ách”: thực hành quán chiếu phép tu Bát Nhã sâu xa, thì mới soi thấy thực chất của năm uẩn là Không, và nhờ đó mà vượt qua mọi khổ ách.
II. Thân bài: chia làm ba đọan:
a) “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không... diệc phục như thị”: nguyên lý bấy nhị (non duality), nguyên lý căn bản của giáo pháp Phật. Từ nguyên lý này, Phật xây dựng triết thuyết “Tánh Không” của Ngài.
b) “Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng... vô trí diệc vô đắc dĩ vô sở đắc cố”: triết học Bát Nhã thuyết minh bằng biện chứng phủ định để khẳng định tự phơi bày ra.
c) “Bồ đề tát đỏa... tam miệu tam bồ đề”: đạo học Bát Nhã thực hiện bằng phép tu quán chiếu Bát Nhã hai tiểu đoạn:
1. Bồ tát đương tu phải trải qua ba giai đoạn tiệm tiến (vô ngại, vô úy, vô tâm) mới đến ngộ mà cứu cánh Niết bàn.
2. Chư Phật đã tu xong, nên đã chứng đắc vô thượng Bồ đề.
III. Kết luận.
“ Cố tri Bát Nhã ba la mật đa thị đại thần chú... chân thiệt bất hư”: tán thán phép quán Quán chiếu Bát Nhã trừ được tất cả khổ đau, chắc thật không hư dối (đáp ứng thẳng vào phần mở đề).
Ðúng lý, bài kinh đến đây là đủ hoàn toàn.
Phần thêm “Cố thuyết... tát bà ha” là để nói công dụng thần diệu của phép Quán Chiếu Bát Nhã áp dụng vào việc tu thiền (thần diệu như một phép lạ).
* Nguyên lý bất nhị:
Tâm (phi vật chất) và vật (vật chất), nói là một thì không phải, nhưng nói hai cũng không được.
Tâm vật nhất như
Tuy hai nhưng một: sắc bất dị không.
Tuy một mà hai: không tức thị sắc.
Toàn bộ pháp Phật đều căn cứ trên nguyên lý mà thuyết minh.
* Biện chứng phủ định:
Phương pháp lý luận bằng đường lối phủ định để khẳng định tự xuất hiện.
Vì sự vật trong thế gian chuyển biến trong từng sát na, cho nên ta không khẳng định được gì hết. Dòng sông phút trước không phải là dòng sông phút sau. Vừa khẳng định xong thì nó đã đổi khác rồi. Cho nên chỉ tìm khẳng định trong phủ định.
Long Thọ phát minh ra phép biện chứng này, mệnh danh là Bát Bất Trung Ðạo (Trung đạo thực hiện bằng phủ định).
Gồm 4 cặp:
Sinh – Diệt
Thường – Ðoạn
Nhất – Dị
Lai – Xuất
Phủ định sinh (bất sinh) thì xuất hiện.
Bất diệt: thường. Bất thường: đoạn. Bất đoạn: Nhất. Bất nhất: dị...
Trong tâm Kinh, bắt đầu phủ định đối tượng giáo hóa con người (năm uẩn, 12 xứ, 18 giới). Tiếp theo là phủ định giáo pháp (12 nhân duyên, 4 đế). Ðối tượng giáo hóa và giáo pháp bị phủ định thì mục tiêu của giáo hóa là Trí đương nhiên cũng bị phủ định: Vô trí. Sở dĩ vô trí là khi chứng ngộ không có cái sở đắc: vô sở đắc mới thật là cái đắc.
Ði ngược chiều trở lại, vì vô sở đắc nên không có trí để năng đắc. Do đó giáo pháp và con đường cũng bị phủ định: Vô trí. Sở dĩ vô trí là khi chứng ngộ không có cái sở đắc: vô sở đắc. Vô sở đắc mới thật là cái đắc.
Ði ngược chiều trở lại, vì vô sở đắc nên không có cái năng đắc. Vì không có cái năng đắc nên không có trí để năng đắc. Do đó giáo pháp và con đường cũng bị phủ định tiếp. Nhưng đằng sau phủ định, chính là khẳng định vậy.
* Quán chiếu Bát Nhã
Phép để thực hiện quán chiếu Bát Nhã
Ba Bát Nhã:
Thật tướng (tự thể trí Bát Nhã).
Quán chiếu (diệu dụng trí Bát Nhã).
Văn tự (giáo nghĩa Bát Nhã).
Quán chiếu Bát Nhã cũng là một phép Thiền của trường phái Bát Nhã.
Bồ tát và Phật, cả hai đều cùng nương theo quán chiếu mà tu, nhưng Phật đã tu xong nên đã chứng đắc, còn Bồ tát còn trên con đường tu, nên phải qua ba giai đoạn tiệm tiến:
1/ Ý quán chiếu: tâm vô quái ngại (vô ngai).
2/ Ý vô ngại: vô hữu khủng bố (vô úy).
3/ Ý vô úy: viễn ly điên đảo mộng tưởng (vô tâm).
Thành tựu được vô tâm lập tức đốn ngộ (cứu cánh Niết bàn).
Lưu ý:
Phần mở đề nói: độ nhất thiết khổ ách.
Phần kết nói: năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư.
Tiền hậu tương cố, vô cùng chặt chẽ.
Câu thần chú cuối bài kinh có nghĩa là:
“Hởi Bồ đề! Ðưa qua. Ðưa qua. Ðưa qua bờ kia. Ðưa đại chúng qua bờ kia. Xin được như nguyện!”
(Tán thán quán chiếu Bát Nhã có công năng thần diệu như một thần chú gây nên)
* “Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm”: tướng không của các phép ấy (năm uẩn) không sinh, không diệt, không sạch, không dơ, không thêm, không bớt.
Nói không sinh không diệt là nói: cái thể của nó vốn thường tại.
Nói không sạch, không dơ, là nói: cái dụng của nó vốn tự viên mãn.
Tiếp theo: vì Thể, Dụng, và Tướng của Tánh Không như trong không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức... cho đến không có trí, cũng không có cái năng bởi lẽ không có cái sở đắc.

--- o0o ---



Phần 7

61. Trung đạo của Phật


62. Hữu vô tứ cú và nhất dị tứ cú trong bát nhã
63. Kim cang bát nhã
64. Bố cục kinh kim cang
65. Yếu chỉ kinh kim cang
66. Các điểm ách yếu trong kinh kim cang
67. Nói rõ thêm về phần nòng cốt trong kinh kim cang
68. Nhắc lại về nắm cho thêm vững yếu chỉ kinh kim cang
69. Bốn phương nhã, nhân, chúng sinh, thọ giả
70. Tổng quan về giáo nghĩa kinh kim cang
TRUNG ÐẠO CỦA PHẬT

Ðược thuyết giảng trong bộ Trung A Hàm, gồm 222 kinh. Kinh nào trong đó cũng tuyệt vhảo. Sau đây xingiới thiệu một kinh Thất Xa.



THẤT XA: 7 CỔ XE


1. Giới tịnh (đức hạnh thanh tịnh)
2. Tâm tịnh (nội tâm thanh tịnh)
3. Kiến tịnh (thấy của nội tâm thanh tịnh)
4. Nghi cái tịnh (màn nghi ngờ trong lòng hoàn toàn biến)
5. Ðạo phi đạo tri kiến tịnh (thấy biết rõ ràng dấu vết của đạo)
7. Ðạo tích đọan, trí tịnh (dấu vết của đạo dứt bặt và huệ thanh tịnh hiện ra)
Như trên là tiến trình tu hành gồm bảy giai đọan mà hành giả phải trải qua trứơc khi đốn ngộ thành Phật. Gọi bảy cấp bậc của bảy giai đoạn ấy là bảy cổ xe, vì hành giả nhờ chơi trên bảy cổ xe đó mà đi đến Phật.
Ði xong xe giới, hành giả ly xe đó mà y xe tâm đi tiếp theo.
Ði xong xe tâm, hành giả ly xe tâm mà y xe kiến đi tiếp theo.
Cứ như thế trước y sau ly, tiến trình y ly tiếp tục cho đến khi xe đạo tích và ly nó (đạo tích đọan) thì trí huệ bừng sáng (trí tịnh)
Toàn văn kinh Thất xa được trình bày như sau:
Ngài Mạn Từ Tử (tức Phú Lâu Na) từ quê xa về họp với chúng Tăng đ Phật chủ tọa. Trong buổi họp, Phật gọi Phú Lâu Na đến ngồi cạnh Phật và luôn ca ngợi vị đệ tử này. ngàu Xá Lợi Tử là đệ tử đầu đàn của Phật, xưa nay chưa từng biết đến Phú Lâu na cho nên rất lấy làm ngạc nhiên.
Ra khỏi đại hội, Xá Lợi Tử mon men tìm đến gợi chuyện với Phú Lâu Na và nhỏ nhẹ hỏi: Xin hỏi huynh vì mục đích gì mà huynh theo Phật tu học?
* Phải chăng vì mong đạt cho được giới tịnh? – Thưa không.
* Phải chăng vì mong đạt được tâm tịnh? – Thưa không.
* Phải chăng vì mong đạt được kiến tịnh? – Thưa không.
* Phải chăng vì mong đạt được nghi cái tịnh? – Thưa không.
* Phải chăng vì mong đạt được đạo phi đạo tri kiến tịnh? – Thưa không.
* Phải chăng vì mong đạt được đạo tích tri kiến tịnh? – Thưa không.
Rất ngạc nhiên, Ngài Xá Lợi Tử than rằng: Hỏi mục nào huynh cũng đáp là không, thế thì theo theo Phật vì mục đích gì?
Ngài Phú Lâu Na trước khi giải đáp thẳng vào câu hỏi, đưa ra một thí dụ như sau: Ví như vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ muốn rời kinh đô đến thành Ba Kệ Ðề để giải quyết tại chổ một công việc quan trọng, mà phải làm xong trong một ngày, cả đi lẫn về. Ðường xa, đi không thể kịp kỳ hạn, ông ra lệnh chia con đường từ thủ đô đến thành Ba Kệ Ðề ra bảy đọan. Ở đầu mỗi đọa ông cho thiết lập bảy trạm để một cổ xe tốt với ngựa kéo rất sung sức. Ra khỏi hoàng cung lúc tinh mơ, ông leo lên cổ xe thứ nhất (ly) đi hết đọan một, ông rời cổ xe thứ nhất (ly) leo lên cổ xe thứ hai (y). Cứ tiếp tục y và ly như thế cho đến cổ xe thứ bảy là ông đến được thành Ba Kệ Ðề mà giải quyết công việc nội trong một ngày, rồi trở về cung trong một ngày đó.
Công việc tu hành cũng thế. Phải giải quyết công việc xong trong một đời người. bước đầu y theo cổ xe giới mà tu. Giới đã thanh tịnh rồ phải ly cổ xe giới mà y theo cổ xe tâm. Tâm thanh tịnh rồi phải ly cổ xe tâm mà y theo cổ xe nghi cái. Nghi cái thanh tịnh rồi phải ly cổ xe nghi mà theo cổ xe Ðạo phi đạo tri kiến. Ðạo phi đạo thanh tịnh rồi phải ly cổ xe này mà y cổ xe Ðạo tích tri kiến (dấu vết của con đường đạo) không còn nữa (dứt bặt). Ly được đạo tích (đạo tích đọan) đến đó mới thành tựu được Ðạo và trí huệ bừng sáng (trí tịnh). Mục đích của tôi theo Phật là nhằm đạt cho được cứu cánh tối hậu ấy. Giới tịnh, Tâm tịnh, Kiến tịnh... chỉ là những trụ mốc trung gian mà hành giả trải qua, chứ không phải cứu cánh, cho nên huynh hỏi câu nào tôi cũng trả lời là Không.
Như trên nội dung kinh Thất Xa, một trong 222 kinh của bộ Trung a Hàm. Kinh này chia công phu tu hành thành bảy giai đọan rất tỉ mỉ rõ ràng, và rất dễ hiểu.
Về sau, Tâm Kinh Bát Nhã dồn lại có bốn giai đọan, lược bớt ba giai đọan đầu (Giới, Tâm, Kiến) coi đó như các giai đọan mà bất cứ hành giả tu theo pháp tu nào cũng phải trải qua. Bốn giai đọan sau chuyển thành:
1. Tâm vô quái ngại (trừ diệt cái nghi)
2. Vô hữu khủng bố
3. Viễn ly điên đảo mộng tưởng
4. Cứu cánh Niết bàn.
1, 2, 3 là giai đọan tiệm tiến (vô ngại, vô úy, vô tâm); 4 là đột biến (trí tịnh: Niết bàn, Bồ đề, trí Bát Nhã tỏa ra).
Tham cứu pháp Phật từ gốc rễ là kinh văn Nguyên thủy, ta mới thấy rõ cái tinh thần Nhất quán trong Phật giáo từ Phật đến Ðại thừa, và do đó mới thấy chính xác và trọn vẹn cái giá trị tuyệt vời của đóa hoa Ðại thừa. người ta thường nói: cây Phật giáo có ba phần: Giáo pháp Nguyên thủy là nhựa cây, Tiểu thừa là cành lá từ nhựa cây tỏa ra, và Ðại thừa là đóa hao tối hậu.

HỮU VÔ TỨ CÚ VÀ NHẬT DỊ TỨ CÚ TRONG BÁT NHÃ

Về vấn đề Có, Không, một Thiền sư Việt Nam đã có danh ngôn sau đây:
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Kìa xem ánh nguyệt dòng sông
Ai hay không có, có không là gì?
Hai vấn đề nhức óc của nhân lọai:
1. Hữu vô
2. Nhất dị
1/ Hữu vô:
vấn đề muôn đời của nhân lọai đặt ra cho mình về mặt tư tưởng để tìm giải đáp: Có và Không (cái gì có? cái gì không?).
* Tiếng Phạn gọi hai từ đó là: Astiva và Nastiva.
Tiếng Anh: to be và not to be
Tiếng Pháp: entre và nonentre
Tiếng Trung Hoa: Hữu và Vô
Tiếng Việt: Có và Không
Phật giáo Trung Hoa: Sắc và Không
Cái gì hiện hữu (có)? Cái gì không hiện hữu (không)?
Cho đến nay, chưa ai nói được lời nói cuối cùng mà được các đối phương chấp nhận: một ám ảnh lớn của triết học muôn đời.
Theo Phật giáo Ðại thừa trong giao nghĩa Bát Nhã, vấn đề hóc búa này được phân tích và luận giải dưới bốn khía cạnh khác nhau, mệnh danh là hữu vô tứ cú (bốn vế không có)
1. Diệc hữu, diệc vô (cũng có, cũng không)
2. Phi hữu, phi vô (chẳng phải có, chẳng phải không)
3. Phi phi hữu, phi phi vô (chẳng phải chẳng phải có, chẳng phải chẳng phải không)
4. Phi phi hữu vô câu tương (chẳng phải chẳng phải có và không)
Theo bốn cách suy lý trên đây, theo cách nào cũng không đạt được thật tại uyên nguyên của Có và Không. Phải vượt thoát lên trên bốn vế (siêu tứ cú), mới ngộ được sự thật. Mà muốn vượt thoát lên trên bốn vế thì phải tu “duy chứng tương ứng”. Thật tại chỉo do tu mà trực ngộ, không do suy lý mà thấu.
Theo Bát Nhã, thực tại ly tứ cú, tuyệt bách phi.
Có và không là đề tài tranh luận trong nội bộ Phật giáo, giữa Tiểu thừa và Ðại thừa.
2. Nhất dị:
Trong khi nội bộ Phật giáo tranh luận nhau về hai nghĩa: (nội dung) Có Không, thì c1c Thần giáo tranh chấp nhau hai nghĩa Nhất Dị. Nhất Dị nghĩa là Một và Nhiều. Nhất là quan điểm của Nhất Thần giáo. Dị là quan điểm của Phiếm Thần giáo.
Như vậy, vấn đề muôn đời của các Thần giáo. Cho nên vấn đề Nhất Dị không được đặt ra. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm riêng của mình, Ðại thừa phê phán vấn đề Nhất Dị cũng bằng pháp Ly Tứ Cú, Tuyệt Bách Phi.
Nhất Dị Tứ Cú: (Bốn vế Một Khác)
1. Diệc nấht diệc nhị
2. Phi nhất phi dị
3. Phi phi nhất phi phi dị.
4. Phi phi nhất dị câu tương.
Theo Ðại thừa Bát Nhã, không thể do suy lý mà biết được một cách chính xác rằng thế giới này chỉ do một thần hay nhiều thần (hay chẳng có một thần nào khác) sáng tạo ra. Muốn biết đúng như sự thật, lại cũng phải do tu chứng, nghĩa là phải: ly tứ cú, tuyệt bách phi. Còn như chỉ suy luận suông thì chẳng đi đến đâu cả.
Nhất và Dị là đề tài tranh chấp giữa các thần giáo với nhau.
Ðem áp dụng riêng rẽ phép ly tứ cú tuyệt bách phi, nghiệm đúng trong mội cặp của thế giới nhị nguyên: sinh diệt, thường đoạn.

KIM CANG BÁT NHÃ

Như đã trình bày khái quát trong hai tài liệu (A) và (B) Phổ Môn, Phật giáo Việt Nam xưa cũng như nay phần nhiều là y cứ vào bộ kinh Tam Bảo mà tu học. trong bộ kinh Tam Bảo, tông Tịnh độ Việt Nam chuyên dùng bài kinh Di Ðà, Phổ Môn và Sám Hồng Danh. Riêng Thiền thì từ Lục Tổ Huệ Năng trở xuống chuyên lấy Kim Cang Bát Nhã làm sách gối đầu (Tịnh độ cũng dùng Tâm Kinh Bát Nhã). Ở đây, ta thử tìm hiểu nội dung hai tâm kinh này.


Kim Cang Bát Nhã: là một trong số 720 quyển hệ thống tư tưởng Bát Nhã bát ngát mênh mông. Giáo nghĩa căn bản của Bát Nhã là thuyết minh tánh Không.. phép tu nói trong đó là Lục Ðộ Vạn Hạnh của Bồ tát (khác với phép tu của Thanh Văn, chỉ thức cứ và Như Lai Thiền) Lục độ là sáu phép ba la mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ tứ c Bát Nhã). Ðây là phép tu chính xác. Còn Vạn Hạnh thì bao gồm muôn ngàn tế hạnh nhỏ nhặt trong nếp sống hàng ngày (như đi, đứng, nằm, ngồi... rất nhiều). Ðó là nội dung của hệ thống Bát Nhã nói chung.
Riêng Kim Cang Bát Nhã thì chuyên khai thác một khía cạnh duy nhất của Tánh Không là “Vô Sở Trụ”. Vô sở trụ là không có cái bị trụ. Thông thường, tâm đối cảnh thì lập tức phân biệt cảnh. Trong sự phân biệt ấy có hai phần năng và sở đối đải nhau. Một đàng là năng phân biệt, một phần là sở phân biệt. đó là tạo tác của huyễn sư Thức. Muốn ngộ được Tánh Không (thực thể của các pháp), phải lìa cả hai, thì tâm phải tự tại không bị bất cứ gì chi phối: sáu trầ (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) không dính mắc với tâm. Do đó mà chân tâm tỏa chiếu khắp mười phương, không bị hạn cuộc vào phân biệt của Thức (vọng tâm). Lìa phần năng thì tâm vô trụ. Vì vậy nên nói: Yếu chỉ của Kim Cang là Vô trụ (không năng trụ) hay vô sở trụ (không có cái bị trụ). Như trong Ngộ Tánh Luận nói: “Phù chân kiến giả, vô sở bất kiến, diệc vô sở kiến. Kiến mãn thập phương, vị tằng hữu kiến”. Nghĩa là: “Ôi! Cái thấy chân thật là không có cái không bị thấy (không chi không thấy), cũng không có cái bị thấy. Thấy suốt cả mười phương mà chưa từng có cái năng kiến”. Cái thấy ly năng tuyệt sở đó là chân kiến của chân tâm vậy. Ðây cũng chính là cái thấy của trí tuệ Bát Nhã.
Hiểu được như thế rồi, ta hãy trở lui với Vô sở trụ của Kim Cang Bát Nhã. Mở đầu kinh, Tu Bồ Ðề hỏi: “Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?” (nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao?). sau khi biện luận một thời dài chừng nữa quyển kinh, lời giải đáp của Phật là: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (phải không nơi sở trụ mới sinh được cái tâm ấy (chân tâm). Nếu có chổ bị trụ, thì tâm bị chi phối bởi hai phần năng và sở của Thức phân biệt, mà thức phân biệt là vọng tâm chứ không phải là chân tâm.
Trong phần biện giải trước khi giải đáp vào thẳng câu hỏi, Phật nêu lên một nguyên tắc tiên quyết là phải triệt để vô ngã. Nguyên tắc ấy được minh thị trong câu nói sau đây: “Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ tát” (nếu bồ tát mà còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức chẳng phải Bồ tát).
Bốn tướng nói đây là bốn biến thái của một tướng Ngã chung. Nên biết:
1/ Tướng ngã: Chỉ cho cái linh hồn bất biến, thường hằng, từ Thượng đế lưu xuất, sau một đời sống trần gian, lại trở về sống vĩnh viễn với Thượng đế. Ðây là cái ngã của Thần giáo: Linh hồn bất biến.
2/ Tướng nhân: chỉ cho linh hồn bất biến, nhưng trôi lăn miên viễn trong luân hồi bất tận, liên tục tạo nghiệp và thọ báo. Ðây là cái ngã ngoại giáo ở Ấn độ tin thuyết luân hồi giản đơn (nghiệp và luân hồi của Phật giáo khác hẳn. Nên nhớ câu: “ Hữu tác nghiệp, vô tác nhân” của Phật dạy).
3/ Tướng chúng sinh: chỉ cho cái linh hồn do vật chất sinh, sống một đời và tiêu diệt sau theo vật chất sau khi chết. Chúng sinh: cái d năm chủng (uẩn) sinh ra. Ðây là cái ngã của nhà duy vật, sản phẩm phụ thuộc của xác thân.
4/ Tướng thọ giả: chỉ cho cái linh hồn, sản phẩm của mầm sống, theo chủ trương của một số ngọai đạo khác của Ấn Ðộ. Số ngọai đạo này cho cái thiêng liêng nhất là cái mầm sống. Hễ còn mầm sống thì có linh hồn tồn tại, mầm sống mất thì linh hồn tiêu mất theo. Cho nên linh hồn đó tồn tại với mạng sống (thọ giả) là bốn sắc thái của cùng một cái ngã. Bốn tướng đó gọi là Ngã nhân tứ tướng. Bốn quan niệm đó gọi là Ngã nhân tứ kiến. Bốn kiến chia ra làm hai lọai: Thường kiến (hai kiến đầu) và Ðoạn kiến (hai kiến sau). Phật triệt để bác bỏ thuyết Ngã (vô ngã). Ngài lại chủ trương Trung đạo (không nghiêng Thường cũng không nghiêng Ðọan), cho nên hể có chấp Ngã và chấp thường chấp đọan, thì không phải Bồ tát. Và đã không phải là Bồ tát thì làm sao trừ được vọng tâm để khai phóng chân tâm? Ở trên nói nguyên tác tiên quyết là như vậy đó.
Sau khi đặt xong nguyên tắc tiên quyết, Phật nói về cách tu của Bồ tát để thành tựu vô trụ và vô sở trụ. Bắt đầu là nói phép tu Bố thí là phép đứng đầu trong sáu độ. Phật nói: “Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”. Nếu không vì cách hành văn theo nhịp bốn chữ của Trung Hoa thì câu nói ấy như thế này: “Bồ tát hành ư bố thí, ưng vô sở trụ ư pháp”. Bồ tát tu hạnh bố thí, không nên có chổ sở trụ nơi pháp (bố thí). Tiếp theo ngài giải thích: “Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí. Bồ tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng”. Nghĩa là không trụ vào bố thí của sắc, không trụ vào bố thí của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bồ tát nên thí như vậy: không trụ nơi tướng (bố thí).
Lồi dạy của Phật về hạnh bố thí có hai phần. Phần đầu đứng về mặt sở mà nói: vô sở trụ. Phần sau giải thích lại phần trước thì đứng về mặt năng mà nói: bất trụ. Tu hạnh bố hí nhưng không trụ vào năng thí, sở thí và vật thí, như vậy gọi là “tam luân không tịch”: ba vành vắng lặng (không thấy có người cho, không thấy có người được cho, không thấy có vật đem cho): Hành bố thí như vậy là hoàn toàn bất vụ lợi. Vì có ngư thế mới lợi lạc quần sinh đến tối đa, và hành gỉa mới phá được ngã chấp mà ngộ được chân tâm. Với năm độ còn lại, cũng theo mô hình đó mà tu.
Trong kinh của Kim Cang, các chi tiết khai triển từ vô sở trụ rất tinh vi vầ rấy nhiều, không thể đề cập hết ở đây được. Nhưng nếu nắm được cái tinh yếu vả vô sở trụ rồi thì các chi tiết đó tự sáng ra.
Mục đích của Kim Canh là phá chấp pháp. Cứ nhớ như thế là mắm được cương yếu khái lược của kinh này rồi. Vì pháp hay ngã đều là đều là ảo tưởng hết. Không phải là cái chân thật tồn tại. Có phá được chấp ngã chấp pháp thì mới ngộ được thật tánh của các pháp, cho nên bài kệ đầu cô đúc ý ấy như sau:
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kién Như Lai.
(Ai nương vào sắc để thấy ta(nhân ngã)
Nương vào âm thanh để cầu ta
Người đó tu hành tà vậy
Không thể thấy được Như Lai)
Và bài kệ kết thúc thì nói rằng:
Nhất thiết vi hữu pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như mộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán
(Tất cả pháp hữu vi giốùng ngư cảnh trong giấc mơ, như trò ảo thuật, như bọt nước, như bóng gương, ngư sương mai, như làn chớp. Hãy quán chúng như vậy).
Cũng nên biết thêm rằng kinh Kim Cang lấy một câu nói của Phật có ghi trong kinh văn Nguyên thủy mà triển khai ra. Câu nói trứ danh ấy là: “Ngã sở thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp ta nói ra – dharma – ví như chiếc bè, pháp còn phải bỏ thay huống chi là phi pháp). Phật ví Pháp của Ngài dạy (dharma) như cái bè đưa người sang sông. Sang đến bờ đên kia rồi thì phải bỏ bè mà bước lên bờ. Bè chỉ có ích ngư thế mà còn phải bỏ, huống nữa là cái không phải bè.



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương