Cao Hữu Đính o0o Nguồn


NGŨ UẨN CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO



tải về 1.51 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.51 Mb.
#37987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

NGŨ UẨN CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

A/Khoa Tâm lý học Tây phương chia tâm lý con người thành ba trung khu :


1)Tình cảm - hoạt động của con tim
2)Lý trí – hoạt động của khối óc
3)Ý chí – chỉ huy hoạt động của cả con tim và khối óc
b/Phật chia nội tâm con người thành ba nhóm (uẩn) :
1)Thọ : nhóm từ đó phát xuất mọi hoạt động tình cảm
2)Tưởng : nhóm từ đó phát xuất mọi hoạt động lý trí
3)Hành : nhóm tạo tác của nghiệp, nhóm này dìu kéo mọi hoạt động của Thọ và Tưởng theo chiếu hướng của nó. Theo Phật, nghiệp là ông chủ duy nhất trong con người, đúc thành một khối vô minh (vô thức).
C/So sánh hai bên, ta thấy gì ? Phải chăng cả hai bên cùng đề cập đến một nội dung như nhau, nhưng diễn đạt bằng hai loại ngôn từ khác nhau mà thôi. Vì nội dung hai bên tương đồng cho nên các học giả uyên bác của Tây phương đã xác định nghĩa của HÀNH trong Phật giáo là : ý chí mù quáng. Chính ý chí mù quáng ấy đã dẫn dắt con người tạo nghiệp mới, quờ quạng đi theo hướng đi của dấu vết của nghiệp cũ. Trên hướng đi ấy, dù cho tình cảm và lý trí tân trang có muốn đi theo hướng khác, cũng không cưỡng lại nổi. Ðó là chưa nói chính ngay tình cảm và lý trí của nó, tân trang hay còn như cũ, đều cũng là sản phẩm của nghiệp và bị nghiệp chi phối. Chúng đã bị méo mó từ ngay trong bản chất rồi.
*Do tình cảm bị méo mó mới sinh ra tư hoặc (mê lầm về tình cảm).
*Do lý trí bị méo mó mới sinh ra kiến hoặc (mê lầm về kiến giải)
Vì vậy muốn phá trừ kiến hoặc và tư hoặc, nếu hành giả không súc sạch bể nghiệp (thanh tịnh hóa nghiệp) thì không cách chi đạt được tâm giải thoát (Niết bàn) và Tuệ giải thoát (Bồ đề) mà thánh hóa con người, tức thành Phật.
Ngoài ba trung khu tâm lý (Thọ, Tưởng, Hành) mà bản doanh đặt tại nội tâm con người, còn một trung khu thứ tư nằm tại mặt ngoài của sắc thân, là uẩn sắc. Uẩn sắc với năm cửa ngõ (năm căn) tương thông với năm cảnh ngoại tại (năm trần) là chỗ y cứ cho các hoạt động tâm lý bên trong phát sinh. Chính qua trung gian của uẩn sắc mà nội tâm tiếp xúc được với ngoại cảnh và phân biệt ngoại cảnh. Phân biệt ngoại cảnh, chính là vai trò của uẩn thức vậy. Uẩn thức cũng là một trung khu tâm lý, mặc dầu hoạt động tâm lý của nó nếu không được các hoạt động tâm lý nội tâm hỗ trợ, thì chỉ giới hạn trong phạm vi phân biệt ngoại cảnh một cách thô sơ mà thôi. Bản doanh của nó không ở tại lý diện, mà đặt ngay tại biểu diện của uẩn sắc.
Như vậy, bốn uẩn (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều là những trung khu của hoạt động tâm lý, ba trong lý diện, một trong biểu diện. Thế thì riêng uẩn sắc có hoạt động tâm lý không ? Không. Nó chỉ có hoạt động sinh lý của nó mà bốn uẩn kia có được điểm tựa để sinh khởi hoạt động tâm lý, cho nên trong hoạt động tâm lý chung của con người, uẩn sắc có phần đóng góp không thể thiếu của nó.
Về sau, các trường phái triết học A Tỳ Ðàm cũng như Duy Thức đều lấy năm uẩn làm nòng cốt mà triển khai Tâm lý học Phật giáo ở giai đoạn đầu cũng như trong giai đoạn kế tiếp (Nên biết : các tâm sở chỉ hiện diện trong ba uẩn của nội tâm : Thọ, Tưởng, Hành – nhất là Hành). Chúng không hiện diện trong hai uẩn Sắc và Thức. Riêng với Thức, hoặc chúng tương ưng hay không tương ưng mà thôi. Ðến giai đoạn chung kết của triết học Ðại thừa, cũng lại trên nòng cốt của năm uẩn mà Ðại thừa triển khai tâm lý học, nhưng Ðại thừa đặt nặng vào hoạt động của uẩn hành (với hệ thống ngũ ý) để thuyết minh tâm lý học mặt tầng : mục đích Ðại thừa nhắm là đưa ra ánh sáng các hoạt động tâm lý trong nội tâm sâu kín của con người, khiến Tướng và Tánh tương thông qua lại một cách viên mãn như trong hệ thống “ bình thông nhau”.
Như trên ta thấy rõ nền tảng của khoa Tâm lý học Phật giáo là chính ở ngay giáo pháp Ngũ uẩn. Nếu không hiểu Ngũ uẩn nói gì thì khó mà thấu suốt được nội dung của Tâm lý học Phật giáo. Ðiều quan trọng đối với người học trong bước đầu là : tìm hiểu chính xác nghĩa của các thuật ngữ Phật giáo. Hiểu được nghĩa đích thực rồi, lại phải so nghĩa của chúng với nghĩa của các ngôn từ triết học đang thông dụng ngày nay. Có như thế thì mới hiện đại hóa được lời Phật dạy mà giúp cho người học (qua ngôn ngữ hiện đại) hiểu được Phật muốn nói gì.
Vì vậy cấp thiết được đặt ra cho các nhà giảng dạy Phật học ngày nay là : hiện đại hóa ngôn ngữ Phật giáo trong các giảng dạy. Liệu các ban giảng huấn ngày nay có làm được không.

NGŨ UẨN
Cần nhớ năm ví dụ sau đây :


1/ Uẩn sắc ví với Tu mạt : đống bọt
2/ Uẩn thọ ví với Thủy bào : bóng nước
3/ Uẩn tưởng ví với Dã mã : ngựa đồng nội
4/ Uần hành ví với Ba tiêu : Cây chuối
5/ Uẩn thức ví với Huyễn thuật : ảo thuật
1.- Sông Hằng rộng , nước chảy xiết , tạo thành hai giòng nước nghịch lưu xoáy tròn , ở hai bên bờ. Trên các xoáy nước ấy nổi lềnh bềnh những đống bọt khổng lồ , to bằng năm bảy ngôi nhà hợp lại , gọi là Tu mạt
2.-Giọt nước từ mái nhà nhỏ xuống hàng hiên , gặp vũng nước đọng tạo thành những bóng nước , vừa thành thì tan vỡ ngay, gọi là thủy bào.
3.-Trưa hè, hơi nóng bốc lên trong sa mạc hay trên đường nhựa tạo thành những váng nắng chập chờn hư ảo, có khi giống như một hồ nước rung rinh, có khi giống như một đàn ngựa đang chạy rong trên đồng cỏ, cho nên gọi là Dã mã (ngựa đồng nội) tức ảo tưởng. Cũng gọi là Dương diệm : váng nắng.
4.-Cây chuối có vỏ gồm nhiều lớp bẹ, nhưng không có ruột. Trước hết lớp bẹ nọ qua lớp bẹ kia, đến lớp cuối cùng, chẳng thấy ruột của nó ở đâu hết. Uẩn hành (tạo tác của Nghiệp) giống như cây chuối rỗng ruột, cho nên ví với cây chuối Ba tiêu.
5.-Trò ảo thuật của huyễn sư (magicien) tạo ra cảnh huyễn hoặc dối gạt kẻ ngây thơ. Uẩn thức chỉ là trò huyễn thuật.
Tất cả năm ví dụ trên đây đều nói lên cái thực thể Không của năm uẩn. Và mặc dù là Không, tất cả đều tạo ra những tác dụng sinh lý và tâm lý gây đau khổ. Về sau, các trường phái Pháp tướng căn cứ trên năm uẩn mà triển khai Tâm lý học Phật giáo. Cũng căn cứ trên năm uẩn nhưng chuyên về cái thực chất trống rỗng của chúng, trường phái Bát Nhã lập giáo nghĩa Tánh không (Chân không Diệu hữu).
TÁN PHẬT (ca tụng Phật)
Thiên thượng thiên hạ vô như Phật
Thập phương thế giới diệc vô tỷ
Thế gian sở hữu ngã tận kiến
Nhất thiết vô hữu như Phật giả
(Trên trời dưới trời không ai như Phật
Thế giới mười phương cũng không ai bằng
Những gì thế gian có mà tôi đã thấy hết
Tất cả không có ai như Phật)
(dịch sát nghĩa)
(Khắp thiên hạ không ai như Phật
Mười không thế giới cũng không bì
Những gì thế gian có trước mắt
Không ai sánh nổi được với Phật)
(dịch thuật)
Thiên thượng thiên hạ : không gian giới hạn giữa vòm trời và mặt đất
Thập phương thế giới : tất cả thế giới trong khắp mười phương không gian vô tận không có giới hạn ( espace) gọi chung.
(Thế : ba đời; gian : mười phương. Ra khỏi sự chi phối của Không, Thời và Nhân duyên, gọi là Xuất thế gian).

TƯƠNG QUAN GIỮA TỨ THIỀN VÀ NGŨ UẨN

Sắc : chính tư thế ngồi + điều tức : điều thân trước khi vào Thiền


Thọ : Ðịnh sinh hỷ lạc
Tưởng : Ly hỷ diệu lạc
Hành : Xả niệm thanh tịnh
Thức : Ly sinh hỷ lạc
a) Chuẩn bị để vào Thiền : luyện tư thế ngồi, luyện sổ tức, điều hoạt động sinh lý của uẩn sắc – điều thân
b) Vào thiền :
1.-Hỷ lạc, thô phù
2.-Hỷ lạc tinh tế – Tứ thiền
3.-Lạc vi diệu
4.-Thanh tịnh
1.-Ly sinh hỷ lạc : ly trần cảnh mà sinh ra hỷ lạc. Tức cái hỷ lạc được nhờ ly sáu trần mà sinh ra; ly sáu trần, tức vô hiệu hóa hoạt động của uẩn thức.
2.Ðịnh sinh hỷ lạc : năng lực của Ðịnh sinh ra hỷ lạc, tức cái hỷ lạc do sức Ðịnh sinh ra. Sau khi vô hiệu hóa được uẩn thức, hoạt động của uẩn Thọ bị suy yếu, nhờ đó mà định bắt đầu phát sinh. Khi sức định đủ mạnh rồi thì vô hiệu hoá hoạt động của uẩn thọ.
3.-Ly hỷ diệu lạc : ly hỷ thì diệu lạc phơi phới hiện ra. Tức cái diệu lạc trong nội tâm hiện ra trọn vẹn, sau khi hành giả đã vào sâu trong Ðịnh và nhờ vậy mà cái Hỷ bên ngoài không còn nữa.
Diệu lạc lên cao độ nhờ sức Ðịnh cực mạnh, thì vô hiệu hóa được hoạt động của uẩn tưởng.
4.-Xả niệm thanh tịnh : xả bỏ vọng niệm mà đạt được trạng thái thanh tịnh hoàn toàn của tâm hồn. Tức cái thanh tịnh thành tựu được sau khi xả bỏ hết vọng niệm của uẩn hành. Uẩn tưởng ngưng hoạt động, sức Ðịnh lên đến cực độ, do đó mà vô hiệu hóa hoạt động của uẩn hành : vọng niệm không dấy khởi, tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh (Hành là tạo tác của nghiệp).
Lưu ý :
a)Trong giai đoạn chuẩn bị, phương pháp đầu tiên điều thân chỉ nhằm mục đích ổn định (stabiliser) hoạt động của uẩn sắc.
Trong Sơ Thiền, cũng chưa thật sự vào Ðịnh, chỉ mới xoá mờ được bóng dánh của sáu trần mà vô hiệu hóa uẩn thức
Từ Nhị Thiền trở lên mới là nhập định thật sự. Ðịnh lúc cấp thấp chỉ vô hiệu hóa được Thọ. Kết quả đạt được ở đây là Hỷ lạc, nhưng loại hỷ lạc này tinh tế hơn ở cấp dưới. Ðịnh lực cấp trung vô hiệu hóa được Tưởng. Chỉ khi định lúc lên đến tột đỉnh thì mới vô hiệu hóa được Hành (Nghiệp)
b)Sau khi xuất định, đâu lại hoàn đấy. Vì vậy phải tập luyện rất dài ngày để thành thói quen, cuối cùng mới vĩnh viễn giữ được trạng thái thanh tịnh thường trực mà chuyển phàm thành thánh.
c)Mọi phép Tu Thiền về sau đều từ các ban Tứ Thiền mà khai triển và canh cải tùy từng trường hợp.

TỨ NIỆM XỨ

Một Phép Tu Hai Quan Niệm


a)Theo Nguyên thủy (Trung A Hàm) :
1.-Quán thân như thân. 1.-Thân thường quán thân
2.-Quán thọ như thọ *. 2.-Thọ thường quán thọ **
3.-Quán tâm như tâm. 3.-Tâm thường quán tâm
4.-Quán pháp như pháp 4.-Pháp thường quán pháp
*Trong khi quán, thân của mình đương như thế nào thì biết nó đúng như thế ấy. Thọ ... cũng vậy hay ** Quán biết thân chính ngay trên thân mà mình đang quán. Với Thọ ... cũng vậy.
*Thân : chỉ ngay thân của mình, với tất cả cấu trúc và hoạt động sinh lý của chúng.
-Thọ : cảm giác vui buồn và tình tự hệ lụy cảm giác
-Tâm : chỉ mana tức Ý (tư lương). Tư : suy tư, lượng định, so tính
-Pháp : tất cả các phép tu do Phật dạy, 37 phẩm trợ đạo, Tứ Thiền, Từ Vô Lượng Tâm ...
b)Theo Ðại thừa
1.-Quán thân bất tịnh – Thân, Thọ, Tâm
2.-Quán thọ thì khổ – Thân, Thọ, Tâm
3.-Quán tâm vô thường – Thân, Thọ, Tâm
4.-Quán pháp vô ngã. Riêng pháp được giải thích là : các pháp hữu vi, tức vạn sự vạn vật trong thế gian.
Như vậy, thực hiện quán các pháp thấy : “Ô uế, khổ, không thường hằng, không có như thế” (exercice d’entrainement, cot de voir les choses dans leur affet facheux, indesirable, non viable) đưa đến một detachament absolu (xả) mà giải thoát hoàn toàn.
Vì sao có hai quan niệm khác nhau như vậy ?
a/Mục đích của phép tu Tứ Niệm Xứ của Phật là : nhằm rèn luyện sức nhạy bén của cảm quan đến tột độ. Hễ xúc chạm đến là biết ngay tức khắc đối tượng xúc chạm trong thực chất nó là cái gì, để không bị đối tượng đánh lừa, dối gạt. Luyện sức nhạy bén ấy đến mức nhuần nhuyễn rồi thì mới tập các phép tu thiền định được, đặc biệt là : Tứ Thiền (Nên nhớ, tác dụng của Tứ Thiền là vô hiệu hoá hoạt động của năm uẩn, nhờ đó mà tâm hồn được thanh tịnh (xả niệm thanh tịnh).
Theo Phật, 37 phẩm trợ đạo là (travaux preparatoires) chuẩn bị cho các phép tu thiền. Và đứng đầu trong 37 phẩm trợ đạo, đó là Tứ Niệm Xứ, vì vậy cho nên trong lời trối trăng cuối cùng của Phật tại rừng Sa La (nói trong Kinh Du Hành), Phật thành khẩn căn dặn A Nan rằng : “Về sau, trong số đệ tử của ta, ai siêng tu phép Tứ Niệm Xứ, người đó là đệ nhất học giả, người đó là đệ tử chân chính của ta”.
Phép tu của Phật là thiền, và chỉ Thiền mà thôi. Và để chuẩn bị cho phép tu thiền không bị cơ nguy lạc lối vào các loại “tà thiền” thì phải nhuần nhuyễn Tứ Niệm Xứ trước đã. Do đó Ngài căn dặn rất kỹ trong lời trối trăng cuối cùng.
b/Năm trăm năm sau khi Phật Niết bàn, Ðại thừa ra đời, đưa ra nhiều phép thiền mới. Bắt đầu là “Ðại Phật Ðảnh Như Lai mật nhân tu chứng” nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm một quyển. Tiếp theo sau đó, tùy theo cảnh sở chứng của từng Tổ Sư Ðại thừa trong khi vào thiền, các Ngài canh cải mỗi người một cách khác nhau, và cho ra nhiều phép sai khác.
Ðiển hình là như phép tu Tổ Sư Thiền của Bodhiharma chẳng hạn. Các phép Thiền mới này mặc dù là thiên hình vạn trạng, nhưng cốt tủy đều lấy từ Tứ Thiền mà chế biến ra. Ðó là một sự thật mà ta cần phải ghi nhận.
Sau khi các phái trong Ðại thừa chỉ truyền bá phép tu riêng của mỗi phái, họ mới chuyển nội dung của Tứ Niệm Xứ nguyên thủy ra Tứ Niệm Xứ hiểu theo nghĩa bất tịnh, khổ ... như ta đã thấy ở trên. Tứ Niệm Xứ mới này không nhằm rèn luyện cảm quan nhạy bén nữa, mà chỉ nhằm thành tựu xả lý (vô lượng tâm thứ tư trong tứ vô lượng tâm).
Cách trình bày Tứ Niệm Xứ theo Ðại thừa, đương nhiên là có lệch lạc, nhưng không vì thế mà phản lại cứu cánh của Phật giáo là : giải thoát và giác ngộ.
Những trường hợp như loại này, ta còn gặp rất nhiều trong Ðại thừa. Ví dụ : để trưởng dưỡng lòng từ bi, Nguyên thủy chỉ đưa ra hai mục đích : bất tự sát và bất giáo tha sát. Ðại thừa thêm vào mục đích thức ba : bất kiến sát tùy hỷ. Do đó mới có chế độ ăn chay triệt để.
***
Niệm : ghi nhớ trong lòng (cho đến khi đạt được nhất tâm)
Quán : tế tư (suy tư soi thấu bên trong đối tượng). Suy tưởng vòng ngoài của đối tượng gọi là Giác
Giác : (thô tư) Quán (tế tư) cũng còn gọi là Tầm hay tứ. Tầm : quán sát ngoại diện. Tứ hay tư : xoi mói bên trong.
***
Lô sơn yên (mây mù núi Lố) và Triết giang triều (dòng sông Triết) là hai cõi nghịch đối nhau, bên tịnh, bên động, bên tiên, bên tục. Tục mơ tiên, tục khao khát tiên. Nhưng sau khi đến nơi rồi mà nội tâm chưa cải hóa, trở về cõi tục lại, tục vẫn lại hoàn tục như xưa. Và vẫn : Lô sơn yên tỏa Triết gian triều.
Yên tỏa và Vân vụ : nghĩa không khác nhau
Yên : khói thuốc. Sương mù, sa mù cũng gọi là “ yên”
Tỏa : chìa khóa, khóa kín, gói kín, che lấp (đồng nghĩa với chữ Phong : gói kín) như trong Phong tỏa.
Vân : mây
Vụ : sa mù, tức mây mỏng sát mặt đất
Vân và Vụ : trạng thái giống như yên. Ta gọi là khói sương chiều
Trong Hán văn có thành ngữ “Vân phong vụ tỏa” nghĩa là mây mù phủ kín, gọi tắt thành : vân vụ hoàn toàn đồng nghĩa với Yên tỏa. Vì yên tỏa cũng chỉ có nghĩa là : mây mù phủ kín
Vậy Lô sơn yên tỏa hay Lô sơn vân vụ, hoàn toàn tương đồng về ý nghĩa.
--- o0o ---

Phần 2

11. Lời trăng trối cuối cùng của Phật ghi chép trong Kinh Du Hành ( Trường A. Hàm )


12. Nghiệp và quy luật vận hành của nghiệp
13. Nói về trí
14. Cứu độ theo nghĩa của Phật giáo
15. Ðạo Ðế
16. Thân năm Uẩn
17. Trung Ðạo của Phật
18. Trung Ðạo
19. Trung Ðạo của Phật
20. Ngã và Pháp
LỜI TRANG TRỐI CUỐI CÙNG CỦA PHẬT
Ghi chép trong Kinh Du Hành (Trường A Hàm)
Phật bảo A Nan :
Nếu có kẻ tự cho rằng “ta thâu nhiếp chúng, ta nắm giữ chúng” người ấy nên có giáo lệnh ban ra cho chúng. Như Lai không nói : “Ta nhiếp thâu chúng, ta nắm giữ chúng” há nên có giáo lệnh ban ra cho chúng ư ? ...
Trong khi nhập định vô tưởng, ta không tưởng nghĩ gì hết (nhờ đó mà,) thân ta yên ổn, không có ưu hoàn (hành hạ). Cho nên, này A Nan! Hãy tự thắp sáng mình lên, thắp sáng với pháp, đừng thắp sáng với cái gì khác. Hãy tự nương tựa nơi mình, nương tựa nơi pháp, đừng nương tựa nơi nào khác. Thế nào là “Hãy tự thắp sáng mình lên, thắp sáng với pháp, đừng thắp sáng với gì khác, hãy nương tựa đời mình, nương tựa nơi pháp đừng nương tựa nơi nào khác” ?
Phật cáo A Nan :
Nhược hữu tự ngôn ngã nhiếp ư chúng
Ngã tu ư chúng tu nhân chúng
Ưng hữu giáo lệnh Như Lai bất ngôn
Ngã nhiếp ư chúng ngã tri ư chúng
Khởi đương ư chúng hữu giáo lệnh hồ
Bất niệm nhất thiết tưởng nhập vô tưởng
Ðịnh thời ngã thân yên ổn vô hữu
Ưu hoàn thị cố A Nan tùy kheo đương tu
Xi nhiên xí nhiên ư pháp
Vật tha đương tự quy y
Quy y ư pháp vật tha quy y
Vân hà đương tự xí nhiên xí nhiên ư pháp vật tha xí nhiên đương tự quy y
Quy y ư pháp vật tha quy y
Phật bảo A Nan :
Là Tỳ kheo hãy quán thân bên trong, tinh chuyên cần mẫn không lười nhác, nhớ nghĩ không quên, để từ bỏ tham ưu trên đời. Quán thân bên ngoài, quán tổng hợp cả ngoài lẫn trong, tinh chuyên cần mẫn không lười nhác, nhớ nghĩa không quên, để trừ bỏ tham ưu ở đời. Quán thọ, quán tâm và quán pháp, cũng lại như vậy. Về sau, ai thực hành được phép ấy, người đó là bậc học giả số một, là đệ tử chân chính của ta.
Rõ ràng, lời trăng trối cuối cùng của Phật tại rừng Sa La Song Thọ, chỉ tập chú vào phép tu Tứ Niệm Xứ mà thôi, vì đây là phép tu cơ bản tiệm thiền.
Tứ Niệm Xứ gồm có :
Quán thân như thân
Quán thọ như thọ
Quán tâm như tâm
Quán pháp như pháp
(“Pháp” nói trong “ quán pháp” gồm 37 phẩm trợ đạo, tứ thiền, tứ không, tứ vô lượng tâm ... không phải các pháp trong thế gian, như thường bị hiểu lầm).
Ðề nghị : hai câu :
Ðáng được viết bằng chữ vàng trong một cái khung sơn son, treo lên trước cửa điện Phật để Phật tử gắn ghi vào lòng. Phật giáo trở nên ưu việt chính bởi cái tinh túy chứa đựng trong hai câu này.
Tứ Niệm Xứ trong Trung A Hàm có hai kinh, một ngắn, một dài; kinh dài đã được dịch đầy đủ và in thành tập mỏng. Ðây là pháp tu căn bản chuẩn bị cho hành giả có được một tư thế nhuần nhuyễn trước khi thực tập thiền. Chính bởi lẽ ấy cho nên Phật đặc biệt, trối trăng với đệ tử trước khi nhập diệt. Nhuần nhuyễn phép tu Tứ Niệm Xứ rồi, thì việc thực tập thiền ít gặp trở ngại và hành giả dễ dàng vượt qua hết.
Nên biết :
Phép Tứ Niệm Xứ nói đây hơi khác với phép Tứ Niệm Xứ mà về sau khi Ðại thừa canh cải thành “ Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã” (Thường được gọi là Tứ Niệm Trụ)
Phép nguyên thủy nhằm rèn luyện sự nhạy bén trong nếp cảm nghĩ của hành giả đối với đối tượng quán sát. Thực chất của đối tượng quán sát đương như thế nào, thì hành giả biết đúng và biết ngay lập tức nó như thế ấy, không bị đối tượng đánh lừa.
***
Theo khảo cổ : Phật Niết bàn năm 483 trước Tây lịch
Phật sinh : 80 + 483 (*) + 563
a)Nếu lấy năm sinh làm Phật lịch :
563 – 1989 (2552)
b)Nếu lấy năm Niết bàn làm Phật lịch :
483 – 1989 (2472)
(*) Có một con số thứ hai nữa cũng đáng tin cậy là : 486 trước Tây lịch, vì có ba năm Thánh chúng điển ký không ... (?) hướng bởi giặc giã đi chạy loạn.

NGHIỆP VÀ QUY LUẬT VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

A/ Nghiệp tích lũy từ vô thủy, kết tụ thành một khối ngu dốt dày đặc lắng đọng trong đáy sâu của tâm hồn con người, mệnh danh là vô minh. Vô minh quấy động tạo tác (riêng khía cạnh bất động ù lì của ngu dốt, gọi là si) dấy khởi Hành (ý chí mù quáng đuổi bắt sự sống). Do đó nảy sinh Kết Sinh Thức mà nhiệm vụ là tựu thành một đời sống mới.


B1/ Thức, thuận theo nghiệp cảm, chiêu tập các yếu tố vật chất và phi vật chất cần thiết cho sự hình thành kiếp sống mới, và chi phối toàn bộ sinh hoạt của đời sống trong hiện tại
Trong đó, bốn khâu : Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ đã được quy định bởi nghiệp nhân các đời trước, không chuyển hóa được. Từ đó ý chí chỉ có thể tác dụng vào ba khâu : Ái, Thủ, Hữu
B2/Ái và Thủ quờ quạng tạo nghiệp mới, sinh khởi vô minh mới, lắng xuống mà có Hành tạo tác. Vô minh và Hành mới lắng xuống đáy, nhập bọn với vô minh vô thủy, kết hợp thành một tổng hợp vô minh mới mà sinh khởi Thức của đời sống vị lai trong hai khâu Sinh và Lão tử.
C/Từ Sinh cho đến Lão Tử của đời vị lai, Thức mới lại chiêu tập Sanh sắc mới : tiến trình từ Danh sắc đến Hữu lại tiếp tục như trong B1 và B2. Hữu mới lại lắng xuống đáy, kết hợp với vô minh bản hữu, quấy động tạo tác mà ngoi lên và sinh khởi Kết Sinh Thức của đời tiếp về sau nữa.
Trong 12 khâu của quy luật vận hành của Nghiệp, có ba khâu quan trọng hơn hết. Ấy là :
1.-Thức (từ vô minh ngoi lên) : chi phối toàn bộ đời sống hiện tại
2.-Hữu (do Ái, Thủ tựu thành) : quyết định đời sống vị lai. Ở khâu này, hoạt động của Mạt na (Ý) rất mạnh
3.-Vô minh (tạp khởi của Tâm) : ngoi lên từ đáy vô minh sâu thẳm mà tựu thành đời sống kế tiếp.
Tương đương với ba khu này của Tâm lý học hiện đại của Tây phương :
1.-Thức – Thức
2.-Hữu – Tiềm thức
3.-Vô minh – Vô thức
Lưu ý :
A Tỳ Ðàm và Duy Thức, khai triển tâm lý học Phật giáo, lấy thức làm khởi điểm
Khởi Tín theo tiến trình ngược chiều, lấy Vô minh làm khởi điểm.

NÓI VỀ TRÍ


THỨC: (Phân biệt) đương nhiên là sản phẩm do kinh nghiệm thành. Ngoài kinh nghiệm ra Thức không có chổ dựa để sinh khởi. Nhưng Trí (trí khôn), cũng chỉ là sản phẩm duy nghiệm mà thôi, nhưng tinh tế hơn.
TRÍ: Là một trong ba năng lực (cảm năng, trí năng, ý chí: Thọ, Tưởng, Hành) phát xuất từ uẩn Tưởng, cũng chỉ là cái nhóm kết tụ từ bao nhiêu tư duy có từ các kiếp trước cộng với các bóng dáng của tiền trần do Thức mang vào. Cho nên cái trí ấy chỉ lãnh hội được các kiến thức đã có, hoặc ý hội những kiến thức mới bằng cách chắp vá và nối kết các kiến thức cũ mà thành.
Cái Trí ấy, Phật giáo gọi là Thế Trí. Ki Tô giáo gọi là Intelligence humaine: trí khôn của con người. Khác với trí tuệ Phật giáo gọi là Bồ đề, còn Ki Tô giáo thì gọi là Lumiere divine: ánh sáng của Chúa.
Ánh sáng của Chúa hay Bồ đề của Phật là loại Thánh trí.
Thánh trí là loại Trí tuệ siêu nghiệm.
Theo quan điểm Phật giáo, Thánh trí phát triển trải qua hai giai đoạn: bước đầu gây nhân, gọi là Nhẫn (nhẫn ở đây, dùng theo nghĩa: sự cố gắng phi thường trong lúc tu tập đế hướng tới Trí). Kết quả thành tựu mới là thật trí. Vì vậy, nhẫn là trí ở giai đoạn gây nhân, Trí là Nhẫn trong giai đoạn thành tựu.
Như: Nhẫn vô sinh mở đường cho Trí vô sinh.
Khổ Pháp trí nhẫn – Khổ Pháp Trí
Tập Pháp trí nhẫn – Tập Pháp Trí – Trí quan sát tứ đế.
Diệt Pháp trí nhẫn – Diệt Pháp Trí – trong cõi dục.
Ðạo Pháp trí nhẫn – Ðạo Pháp Trí.
Khổ loại trí nhẫn – Khổ loại trí v.v...
(Trí quán sát Tứ Ðế trong hai cõi trên)
Tất cả gồm Nhẫn và tám trí, gộp chung thành thập đại tâm. Bất cứ trong trường hợp nào, luôn luôn Nhẫn mở đường cho Trí. Và cũng theo Phật giáo, chỉ có cái trí tựu thành bởi Nhẫn mới thật là trí tức Thánh Trí. Ngoài ra đều là trí phàm phu do kinh nghiệm tựu thành theo nhiều cấp độ khác nhau.
*
* *

Như Hằng hà trung sở hữu sa số


Như thị sa đẳng Hằng hà, ý vi vân hà
Thị chư Hằng hà sa, ninh vi đa phủ?
Thậm đa Thế Tôn ! Ðản chư Hằng hà
Thượng đa vô số, hà huống kỳ sa !

(Như sông Hằng có bao nhiêu cát là bấy nhiêu con sông Hằng, vậy số cát của những sông Hằng này, có nhiều không ?


Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Chỉ các con sông Hằng ấy đã là nhiều vô số rồi, huống là số cát của những con sông Hằng ấy).

CỨU ÐỘ THEO NGHĨA CỦA PHẬT GIÁO

Kinh Pháp Hoa nói: “Phật vị nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” (Phật vì một nhân duyên to lớn mà hiện ra trong thế gian), đó là: mở bày, mách bảo tri kiến của Phật, khiến chúng sanh thực ngộ và trực nhập tri kiến của Ngài (khai thị, ngộ nhập Phật chi tri kiến).


Chung quy, dù với Nguyên thủy hay Ðại thừa, Phật chỉ là một Ðạo sư nói pháp để chỉ đường, và chỉ đường đúng hướng. Trên con đường phải đi, Phật không cất bước thay cho ai được hết. Mọi người phải tự cứu lấy mình bằng cách tự đi theo đúng hướng chỉ. Ðó là ý nghĩa đúng đắn của sự cứu độ trong Phật giáo. Ðối tượng thuyết minh của Phật là Nhân Ý, không hề là Thần Ý. Tinh hoa của Phật giáo là ở đó.
Ðể chuyễn hoá nghiệp quả, quy tắc muôn đời vẫn phải là và chỉ là:

Chư ác mạc tác


Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo


(Ðiều ác phải tránh
việc làm gắng làm
Ấy là Phật dạy)

Ðối tượng chuyễn hóa không nằm tại Quả, mà phải nằm tại Nhân và do Nhân (quyết định) quy định. Trong phép tu Tịnh độ. Nhân quy định là nhất tâm bất loạn, sự hộ niệm của chư Phật chỉ đóng vai trò trợ duyên mà thôi. Ðạt được nhất tâm bất loạn thì Tịnh và Thiền gặp nhau.


ÐẠO ÐẾ

Nói đủ là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo: con đường (phương pháp) diệt cái tập của Khổ. Ðế thứ tư này quy tụ các pháp tu nhằm mục đích diệt khổ. Gồm có 37 phẩm trợ đạo, Tứ Thiền, Tứ Không, Tứ Vô Lượng Tâm v.v... góp chung lại gọi là Như Lai Thiền, được trình bày rất cặn kẽ trong Tạp A Hàm.


* 37 phẩm trợ đạo gồm có: 4 chánh cần, 4 như ý túc, 4 niệm xứ, 5 căn, 5 lực, 7 phần bồ đề, 8 phần chánh đạo.
Trong 37 phẩm trợ đạo không cần phải thực tập hết, mà chỉ cần thực tập một phầm nào đó do mình lựa chọn, và phải thực tập cho đến mức cực kỳ nhuần nhuyễn và thành tựu được trọn vẹn 36 phẩm còn lại. Bởi lẽ: pháp pháp tương y, pháp pháp tương loại, pháp pháp tương nhuận. Nghĩa là các pháp ấy nương nhau mà thành. Và mặc dù loại nào đi theo loại ấy, nhưng chúng thấm nhuần trong nhau. Ví dụ: nếu thành tựu được Tấn căn (trong 5 căn) thì thành tựu luôn cả 4 chánh cần... Với Tín căn cũng vậy. Tín căn gồm có:
1/ Ư Phật bất hoại tịnh
2/ Ư Pháp bất hoại tịnh
3/ Ư Tăng bất hoại tịnh
4/ Ư Thánh giới thành tựu
Lưu ý: Về sau, kinh A Di Ðà khai thác Tín căn này đây. Trong đó, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng là ba tín căn đầu, còn “Nhất tâm bất loạn” là “Thánh giới thành tựu” vậy.
Sở dĩ gọi 37 phẩm này Trợ đạo, là vì đây chưa phải là phép tu chính yếu. Chính yếu là phép Thiền. 37 phép này chỉ có công dụng chuẩn bị cho việc nhập Thiền, cho nên gọi là Trợ (giúp). Và mặc dầu 37 phẩm đều có giá trị ngang nhau, nhưng trước khi nhập diệt tại Sa La Song Thọ, Phật đặc biệt căn dặn A Nan về phép Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ gồm có:
1.- Quán thân như thân
2.- Qusán thọ như thọ
3.- Quán tâm như tâm
4.- Quán pháp như pháp.
Nghĩa là: Thân (thân thể), Thọ (cảm giác vui buồn), Tâm (suy tư trong lòng), Pháp (các phép tu hành mình đang theo), trong lúc mình quán, chúng đang như thể nào mình quán đúng như thế ây. Mục đích phép quán Tứ Niệm Xứ là rèn luyện sự mẫn tiệp nhạy bén, trước khi thực tập Thiền. Vì nếu quán cảnh ở trước mắt mình mà không chính xác thì làm sao quán được cảnh rối ren trong nội tâm cho chính xác được ? Ðoạn văn ghi chép lời trôi trăn cuối cùng này được tường thuật rõ ràng trong Kinh Du Hành. Kinh này tương thuật lần đi du hóa cuối cùng của Phật. Kết thúc đoạn văn trăng trối này Phật nói: “Về sau, ai trong số đệ tử ta thường ngày thực tập Tứ Niệm Xứ, người đó là đệ tử chân chính của ta, người đó là đệ nhất học giả”. Không gì rõ ràng hơn nữa!
* Sau khi thực tập 37 phẩm trợ đạo (hay chỉ thực tập một phẩm thôi), nhuần nhuyễn rồi thì mới thực tập Thiền. Trong Như Lai thiền, phép Tứ Thiền là nòng cốt. Tứ Thiền gồm có:
1/ Sơ thiền: Ly sinh hỷ lạc. Là loại hỷ (mừng) và vui (lạc) phát sinh sau khi xa lìa trần cảnh bên ngoài.
2/ Nhị thiền: Ðịnh sinh hỷ lạc. Là loại hỷ lạc tinh tế hơn phát sinh sau khi tư tưởng đã tập trung được trong chánh định.
3/ Tam thiền: Ly hỷ diệu lạc. Là loại hỷ lạc tinh tế hơn phát sinh sau khi tư tưởng đã tập trung được trong định.
3/ Tứ thiền: Xả niệm thanh tịnh. Là trạng thái nội tâm triệt để vắng lặng, sau khi đã hoàn toàn trú tâm trong Ðịnh và nhờ đó mà vọng niệm điên đảo không dấy khởi được nữa.
Phép tu Tứ Thiền nhằm mục đích vô hiệu hóa tác dụng sinh lý và tâm lý của năm uẩn. Trước khi vào Thiền, phải thực tập nhuần nhuyễn công tác điều thân và điều tức (điều hòa họat động sinh lý của xác thân bằng phép điều hòa hơi thở). Vô hiệu hóa tác dụng sinh lý của uẩn sắc.
* Vào được Nhị Thiền, định kực bắt đầu nảy sinh, hoạt động tình cảm ngưng lại. Vô hiệu hóa tác dùng lý trí của uẩn tưởng.
* Vào được Tam Thiền, định lực càng mạnh hơn, hoạt động lý trí càng ngưng lại. Vô hiệu hóa tác dụng lý trí của uẩn tưởng.
* Vào được Tứ Thiền, định lực tập trung cao độ và chế ngự trọn vẹn nội tâm, dập tắt hết mọi tạo tác của vọng niệm điên đảo do uẩn hành dệt đan. Vô hiệu hóa uẩn hành.
Ðến đây, uẩn hành ngưng hoạt động, ngưng dấu vết lưu dư của Nghiêp vẫn chưa tiêu biến. Vì vậy, sau khi ra Ðịnh, đâu lại hoàn đấy như cũ. Phải thực Tứ Thiền rất lâu dài, cho đến nức nhuần nhuyễn (cực kỳ nhuần nhuyễn) thì nới tạo thành thói quen bền vững, tồn tại vĩnh viễn sau khi ra Thiền. Nhờ đó mới diệt gốc Nghiệpï mà thành bậc chánh giác, như Phật đã thành dưới gốc cây Bồ đề. Chứ không như ông A La Lam, người truyền dạy phép này cho Phật, chỉ vù không đạy được cái mà Phật sẽ đạt được sau đó.
Rõ ràng, mục đích của phép thực hiện Tứ Thiền là nhằm vô hiệu hóa dần dần tác dụng của nămuẩn (ngũ âưn xí thạnh khổ). Cuối cùng là phá vỡ Nghiệp mà giải thoát.
Về sau, trên cơ sở phép Tứ Thiền, các Tổ theo cung cách, cơ cảm và mức độ ngộ đạt riêng biệt, cho ra trước sau chừng 40 phép Thiền mới. Phép nào cũng nhằm công phá uẩn hành mà diệt nghiệp cả.
Quan trọng và đặc biêt hơn hết là phép Thiền của Tổ Ðạt Ma, mệnh danh là Tổ sư Thiền.
Theo phép Tổ sư Thiền, đại khái cũng bắt đầu điều thân điều tức. Khi bắt đầu tịnh tâm được rồi thì phải trải qua ba giai đoạn tiệm tiến, có thành tựu được giai đoạn một mới đi vào giai đoạn hai, và sau giai đoạn hai mới vào được giai đoạn ba, như Tâm Kinh Bát Nhã đã chỉ rõ. Ba giai đoạn tiệm tiến ấy là:
1.- Vô ngại (Tâm vô quái ngại: màn nghi không còn)
2.- Vô úy (Vô hữu khủng bố)
3.- Vô tâm (Viễn ly điên đảo) mộng tường: (Vọng niệm tan biến).
Sau khi vọng niệm tan biến hoàn toàn thì đột biến xảy ra Ðốn ngộ: cứu cánh Niết bàn.
Bất cứ với loại Thiền nào, hành giả tu thiền phải là hạng thượng căn thượng trí mới theo nổi. Với quần chúng bình phàm thì chỉ được phép tu Tịnh độ. Tịnh độ cũng nhằm mục đích như Thiền, nhưng chia quá trình tu hành qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu áp dụng phương pháp tình cảm, nhằm vào uẩn thọ mà vuốt ve mơn trớn dỗ dành, cho đến khi nhất tâm được (nhất tâm bất loạn) thì được vãng sinh (Vãng sinh: sinh qua thế giới bên kia, nhưng nghĩa đích thực là đổi mới, thoát xác). Sau khi vãng sinh rồi, thì nhờ hoàn cảnh chung quanh mà phá trừ uẩn hành sau (trên cõi Tinh độ).
Phương pháp tu của Tịnh độ bình dân hơn, cho nên ai cũng theo được chứ không rắc rối như Thiền.
Tóm lại:
Tứ đế là bài pháp đầu tiên Phật nói ra cho năm đệ tử đầu tiên (nhóm Kiều Trần Như).
Tất cả tinh hoa của Phật đều kết tinh trong một bài pháp này. Những gì Phật nói về sau đều từ đây triển khai ra. Tất cả những giáo nghĩa của tất cả các trường phái Tiểu thừa cũng như Ðại thừa cũng đều từ nơi này khởi nguồn, tạo thành một dòng thác tư tưởng bất tận.
Tứ đế bao gồm hai mặt Ðạo và Ðời (Thế gian và Xuất thế gian) khác nhau, nhưng tương thông nhau: Ðạo phải ở trong đời, đời phải được đạo hướng dẫn. Sự tương thông đó là: Trung đạo. Và tuy nói khác nhau, nhưng kỳ thật là cả bốn đế dính chặt với nhau không thể tách rời được: Khổ – Tập của khổ – Diệt tập của khổ – Ðạo diệt tập của khổ.
Ðế 1: Nhắm vào con người bằng xương bằng da mà nói: đó là cái khổ của năm uẩn rực cháy (Ngũ ấm xí thạnh).
Ðế 4: Bằng pháp tu Tứ Thiền, nhằm vào năm uẩn mà sàng lọc và thanh tịnh hóa, để đưa con người ra khỏi khổ.
Như vậy là: Tiền hậu tương cố vô cùng mạch lạc.
* Ðối trị uẩn sắc – Ðiều thân điều tức (giai đoạn chuẩn bị)
* Ðối trị uẩn thức – Sơ thiền (Ly sinh hỷ lạc)
* Ðối trị uẩn thọ – Nhị thiền (Ðịnh sinh hỷ lạc)
* Ðối trị uẩn tưởng – Tam thiền (Ly hỷ diệu lạc)
* Ðối trị uẩn hành – Tứ thiền (Xả niệm thanh tịnh)
Khổ là do Nghiệp: diệt khổ phải diệt Nghiệp, tạo tác là uẩn hành.
Tứ Ðế cần nhớ thuậât ngữ này:
Tâm chuyễn thập nhị hành Pháp môn.
Pháp môn ba lần chuyễn 12 lần làm, nghĩa là: Pháp môn Tứ Ðế Phật nói lần đầu cho năm đệ tử nghe, sau khi thành đạo. Trong lần đầu tiên đó, Ngài nhắc lại ba lần: ba chuyễn (Tam chuyễn):
1. Thị chuyễn: mách bảo cho biết
2. Chứng chuyễn: đem mình ra làm bằng chứng.
3. Khuyến chuyễn: khuyên năm đệ tử nên nghe theo.
1/ Thị chuyễn:
* Cái đó là Khổ, các ông nên biết thực chất khổ của nó.
* Cái đó là Tập, các ông cần thấu rõ nguyên nhân của khổ.
* Cái đó là Diệt, các ông nên thấu suốt kết quả diệt khổ.
* Cái đó là Ðạo các ông cần biết phương pháp tu hành để diệt khổ.
2/ Chứng chuyễn:
* Cái đó là Khổ, ta đã chứng nghiệm.
* Cái đó là Tập, ta đã thấu rõ.
* Cái đó là Diệt, ta đã chứng đắc.
* Cái đó là Ðạo, ta đã thực tập.
3/ Khuyến chuyễn:
* Cái đó là Khổ, khuyên các ông nên biết cho rõ.
* Cái đó là Tập, khuyên các ông nên hiểu rõ nguồn gốc.
* Cái đó là Diệt, khuyên các ông nên trừ diệt sạch.
* Cái đó là Ðạo, khuyên các ông nên tu theo (12 hành)
Lưu ý:
Tứ đế là nòng cốt của Pháp Phật. Không nắm vững Tứ đế không thể hiểu được Phật giáo. Và nếu có cho là hiểu thì cũng sai lệch lầm lẫn.


tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương