CÁC cưỚc á châu thái bình dưƠng chuẩn bị chiến tranh đẾN ĐÂu rồI ?



tải về 288.71 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích288.71 Kb.
#35370
1   2   3   4

Mặc dù vậy Bắc Kinh cũng phải đối diện với rất nhiều thách đố khó vượt qua, trong đó khoa học kỹ thuật chẳng thể tiến nhanh theo kiểu nhảy vọt như Bắc Kinh hằng mong đợi. Xin cứ chờ xem, cũng giống như Liên Xô trước đây thôi khi thiếu nền tảng khoa học đồng bộ, thì mọi cố gắng cục bộ sẽ dẫn đến thất bại đồng bộ.Lịch sử thế giới hiện đại đã chứng minh như vậy.
Về phần mình, Ấn đã công khai coi Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, Ấn cũng sẵn sàng đối đầu với Hán ở hai mặt trận phía bắc với Pakistan, phía cực đông nam xung quanh vinh Bengal với mọi hình thái chiến tranh trên biển, trên không cũng như đất liền. Chiến lược của Ấn chủ yếu do hải quân thực hiện nhằm chuyển hướng lực lượng Ấn từ phía tây sang phía đông hiện được coi là mấu chốt đối với an ninh của Ấn Độ.
Trong nhiều thập niên Bộ Tư Lệnh Hải Quân Miền Tây là nỗ lực chính, nỗ lực chính nay được chuyển sang BTL HQ Miền Đông có căn cứ chính đóng tại Visakhapatman thuộc bang Andhra Pradesh đồng thời cũng là căn cứ tầu ngầm của Ấn Độ, một đơn vị hải quân khác đóng tại cảng Blair được xây dựng năm 2001 trên dãy đảo Andaman và Nicobar, năm 2005 đơn vị này có 30 chiến hạm, nay tăng lên thành 50 chiến hạm các loại tương đương với 1/3 tiềm lực hải quân Ấn. Tầu sân bay Vikramaditya nâng cấp từ tầu sân bay loại Gorshkov, cùng tất cả 5 tuần dương hạm trang bị tên lửa dẫn đường loại Rạput trước đây được bố trí tại hạm đội phía tây nay được điều về hạm đội phía đông. Tầu sân bay thứ hai INS Viraat sẽ được bố trí thuộc hạm đội miền đông, tầu đổ bộ duy nhất Ấn mua của Mỹ thuộc loại Trenton nay đổi tên thành INS Jalashwa sẽ hoạt động cặp với tuần dương hạm tàng hình sản xuất nội địa có tên là INS Shivalik, kết hợp với hai khu trục hạm tàng hình khác là Satpura và Sahyadri, cũng như máy bay do thám tầm xa P81 Poseidon sản xuất tại Mỹ cùng với tầu dầu mới mua của Ý Đại Lợi có tên là Shakti.
Bộ Tư Lệnh Miền Tây trách nhiệm về tầu ngầm nguyên tử INS Arihant được đóng ở xưởng Visakhapatman, hai chiếc tầu ngầm hạt nhân khác đang được đóng tại đây.Bộ TL HQ Miền Tây có các căn cứ tại Vikhapatman, Kolkata cùng hai căn cứ khác tại đang xây dựng tại Tuticorin và Paradeep. Ngoài ra Hải Quân Miền Đông Ấn còn hai căn cứ không lực-hải quân tại Dega và Rajali, hải quân Ấn sẽ sớm có thêm một sân bay khác tại Purumdu thuộc vùng Uchipuli, nơi bố trí máy bay không người lái. Theo tin ghi nhận Hải Quân Ấn còn một căn cứ tầu ngầm hạt nhân ở đâu đó gần Visakha-Putman mang mật danh là Varsha, dự án này được giữ bí mật.
Tình hình này dẫn ngay đến cuộc tranh dành ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương, Theo Ông Robert Kaplan là sáng lập cũng là Chủ Tịch Trung Tâm nghiên cứu về AN NINH NƯỚC MỸ MỚI có trụ sở tại Washington đã từng đưa ra nhận định là: Bắc Kinh hy vọng Mỹ cần có mặt tại Tây Thái Bình Dương cùng Ấn Độ Dương, nếu không sẽ có một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa các cường quốc trong vùng, như Nhật, Ấn, Úc. Giờ đây Trung Cộng đang phải đối đầu với tranh chấp biển Đông với ASEAN, cho nên Ấn Độ Dương có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng. Ta thấy rõ là quả đúng như Bắc Kinh mong muốn là Mỹ vẫn hiện diện trong vùng, nhưng chạy đua vũ trang vẫn leo thang dữ dội, thế mới tài.
Chi phí quốc phòng của Ấn hiện nay ước tính là 32 tỷ dollar, so với Tầu là 91.5 tỷ dollar chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 2.5% GDP mỗi nước. Theo tiêu chuẩn chiên tranh cổ điển thì tỷ lệ đó chưa phải là ngân sách thời chiến (nhiều khi tăng đến 20% hoặc 30% GDP). Tầu dự trù gia tăng 12.7% ngân sách quốc phòng cho năm 2011-12, các bên vẫn lao vào cuộc mua sắm vũ khí trên quy mô lớn. Vào thời điểm Robert Kaplan viết bản văn này năm 2010 thì Ấn mới có một HKMH (chiếc INS Visakhapatman) cùng một khu trục hạm tàng hình (chiếc INS Shivali), trong tương lai, theo Kaplan họ sẽ tăng lên 4 HKMH, và họ sẽ tiến tới chỗ tự đóng tầu sân bay trong 12 năm tới (tức năm 2022), Ấn cũng đẩy mạnh việc sản xuất tầu ngầm, mua thêm tầu khu trục từ nước ngoài. Theo Kaplan Ấn sẽ mau chóng chuyển từ vị trí thứ 5 trong hàng ngũ cường quốc quân sự lên hàng ba trong thời gian sắp tới đây. Theo tin được biết, Ấn sẽ chi từ nay đến năm 2022 sẽ mua thêm trực thăng, chiến đấu cơ trị giá 7.5 tỷ dollar, đến năm 2017 Ấn sẽ chi thêm 48 tỷ dollar mua máy bay chiến đấu, chiến đấu cơ cùng máy bay vận tải. Ngoài ra họ cũng chi ra 3 tỷ dollar nâng cấp hệ thống máy tính thống nhất cho quân đội Ấn.. Theo Boris Volskonski thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Nga thì: “động thái đó có thể dẫn đến đụng độ lớn giữa Ấn với Tầu”
Ta cần biết thấu việc này để tính toán vị trí của ta trong tương lai khi thế giới vẫn còn trong giai đoạn chuyển tiếp vào văn minh mới để tính toán các sách lược của mình về đối nội cũng như đối ngoại.
Ấn chuẩn bị Đông Tiến, Tầu chuẩn bị Tây Tiến.
Cục diện trở nên rõ ràng khi Tầu ra sức chuẩn bị tiến vào vùng Ấn Độ Dương trong khi Ấn chuẩn bị tiến vào vùng Biển Đông Nam Á, cũng như tiến đến vùng Đông Bắc Á kết than với Nhật. Ấn đã tập trận với nhiều nước trong vùng ĐNA như Singapore, Malaysia, Indonesia. Tập trận Mỹ Ấn mang tên Malabar diễn ra hàng năm trên vùng biển Ả Rập, năm 2007 được chuyển về vùng biển phía đông có sự tham gia của Singapore, Nhật, Úc. Ấn đang hướng vào vùng biển Đông Bắc Á để trở thành tay chơi lớn có tầm ảnh hưởng.
Đặc biệt Hải Quân Ấn thăm VN là quốc gia nắm vùng nhạy bén dễ gây tranh chấp trong vùng ĐNA với Bắc Kinh, chiến hạm Ấn đã nhiều lần ghé thăm VN, lần mới nhất vào hồi cuối tháng 7-2011 khi chiến hạm INS Airavat sau khi thăm VN tại cảng Nha Trang, trên đường trở lại căn cứ thì bị chiến hạm Trung Cộng chuyển tin trên radio cho biết là anh đang đi vào vùng biển chủ quyền của Tầu. Đó là lời cảnh cáo của Tầu đối với Ấn. Vào hôm 1/9 tờ Financial Times London nêu vấn đề này khiến cho tình hình khu vực nóng hẳn lên.Quả thực đụng độ Ấn Hoa đang đến gần.
Được hỏi về vụ này, giới chức Ấn Độ phát biểu với Financial Times là” “hải quân của bất cứ nước nào trên thế giới cũng có toàn quyền đi qua vùng biển này, hành vi của bất cứ nước nào tuyên bố chủ quyền, hay xét lại quyền tự do đi qua vùng biển quốc tế của một nước khác là điều không thể chấp nhận được”.

Bộ Ngoại Giao VN xác nhận, chiến hạm Airavat thăm VN từ ngày 19 đến 22 tháng 7, nhưng không biết vụ tầu Ấn bị tầu Trung Cộng làm khó dễ. Trong khi đó nguồn tin từ Ấn Độ cho biết, vụ việc sảy ra ngoài khơi Nha Trang 45 hải lý, chiếc Airavat nhận được thông điệp của người tự nhận là thuộc hải quân Tầu, nhưng không có vụ ra mặt ngăn chặn và tầu Ấn cũng không nhìn thấy tầu của hải quân Hán Hoa. Theo tin từ AFP thì Hà Nội biết rõ nội vụ, Bắc Kinh vẫn thường hành động theo như bài bản vẫn thường sảy ra để cố chứng tỏ rằng họ làm chủ vùng biển Đông Nam Á.


Trong điều kiện đó, Hán Hoa tung đòn gây sức ép với Nhật về quần đảo Senkaku (Hán gọi là Điếu Ngư Đài) khi Hải Quân Hán cử chiến hạm cũng như tầu giả tầu đánh cá đến thám sát khiêu khích hải quân Nhật trong vùng quần đảo này, chính trong bối cảnh đó, Nhật thay đổi nội các với sự ra đi của Thủ Tướng Kan, người lên thay là Ông Noda là người theo khunh hướng dân tộc chủ nghĩa. Trong 5 năm Nhật thay 6 Thủ Tướng với chủ trương hòa hoãn với Bắc Kinh nhưng Hán Hoa cứ làm tới, Nhật cử Thủ Tướng mới theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, đó là tín hiệu mạnh gởi đến cho Bắc Kinh.Ông Noda sẽ làm Thủ Tướng lâu dài chứ không yểu như 6 vị Thủ Tướng tiền nhiệm của Ông. Cả Ấn, Nhật đều ra sức hợp tác với Mỹ nhằm bảo đảm an ninh trên vùng biển Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương. Ba phía sẽ họp chiến lược trong vài tháng tới đây.Trong chỗ riêng tư họ bàn việc gì, ai mà biết được. (tuy vậy Mỹ vẫn theo đuổi đường lối can gián các bên là chính yếu. Việc Mỹ cử tầu tàng hình đến Singapore hoàn toàn không làm thay đổi đường lối của Mỹ trong vùng, đường lối đó là: “vùng Biển Đông phải là vùng biển quốc tế, tự do lưu thông đối với mọi lọai tầu bè thuộc bất cứ nước nào”.
Xin bạn đọc để ý đến ba thế lực lớn trong vùng quyết định tương lai của Viễn Đông Thái Bình Dương bao gồm cả Nam Á là: New Dehli-Bắc Kinh-Tokyo, bây giờ thì một trong ba quân cờ đó chuyển động thì Á Châu trải qua cơn sóng thần, mặc cho phía Mỹ rõ ràng vẫn hiện diện trong vùng như điều mà Ô Robert Kaplan đã trình bày dựa theo nguồn tin từ Bắc Kinh; thật rõ ràng là cuộc chạy đua vũ trang vẫn leo thang ngày càng mạnh, tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh lớn giữa các thế lực lớn trong vùng. Điều mà trong bài trước đây tôi có nói đến nồng độ chiến tranh tại Á Châu, nay nồng độ đang gia tăng đều đặn. Tầu sẽ tiếp tục chủ trương xâm lăng của mình, Ấn vẫn cứ leo thang chuẩn bị Đông Tiến, Nhật sẽ cứ tái vũ trang trong âm thầm chuẩn bị sức mạnh cơ bắp một cách kín đáo. Trong mấy tháng tới đây, tình hình sẽ tồi tệ đi nữa khi Ấn sẽ cử nguyên một phân đội hải quân đến viếng thăm VN, thái độ của Bắc Kinh lúc đó sẽ ra sao, việc này cần tính toán chi tiết, đặc biệt đối với Hà Nội.
Ấn Độ và VN ngày càng kết thân hơn (việc này đã được dự kiến từ năm 1970 đối với vài trí thức VN khi bàn về vấn đề toàn cầu, dĩ nhiên trong chỗ rất riêng tư), Mỹ vẫn chỉ đóng vai người can gián có vẻ yếu thế đối với các bên tại Á Châu Thái Bình Dương. Về quân sự, chính trị cũng như kinh tế.Thế cờ hiện nay đang diễn biến như vậy.
VỚI VIỆT NAM
Bắc Kinh đang ra sức gây sức ép để buộc Hà Nội phải thương thuyết và nhượng bộ về vấn đề Trường Sa, cuộc điều động 7 quân đoàn áp sát biên giới chứng minh cho nhận định đó, Bắc Kinh coi việc khuất phục VN là mấu chốt trong chiến lược Nam Tiến của chúng. Thành công ở VN thì các con cờ domino ASEAN sẽ đổ hết, lúc đó Ấn Độ sẽ bị đe dọa trên biển, sẽ không kịp trở tay khi Hán Hoa tung ba mũi giáp công bủa vây Ấn Độ, cho nên Ấn cũng đang phải đối diện với đòn cân não do Bắc Kinh tung ra. Bắc Kinh điều động thêm các đơn vị hỏa tiễn tầm xa đến sát biên giới Ấn Hoa, đặc biệt tăng cường quân tại phía bắc bang Arunachal Pradesh, xây thêm 5 phi trường trong vùng bắc bang Arunachal Pradesh; cũng như tăng đà xây dựng đường xá cầu công ở phía Pakistan sau cơn bão lớn năm 2010 đều nhằm chuẩn bị cho hai chiến trường đó trong sách lược vây hãm Ấn Độ từ bốn hướng.
Đây là đòn cân não đối với Đảng CSVN trong nước cùng người Việt hải ngoại, nhìn bề ngoài ta chưa thấy tiếng súng nổ, nhưng các diễn biến của tình hình khu vực đang trở nên rất dễ bùng phát chiến. Trong điều kiện đó, Ô Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Indonesia, hai phía quyết định thành lập một Hải Đội hỗn hợp tuần hành vùng biển Đông Nam Á; Ông cũng đi thăm Ấn Độ tiếp theo sau cuộc viếng thăm của Ngoại Trưởng Ấn đến thăm VN để chuẩn bị cho chuyến đi của Ông Dũng và có thể cả chuyến đi của Thủ Tướng Ấn đến VN vào cuối năm nay hoặc trễ lắm là đầu năm sau. Hai phí chắc chắn phải kết hợp chặt chẽ trong việc thi hành chủ trương chung về Biển Đông cũng như hợp tác Ấn-Việt Nam nhằm khai thác dầu ở Biển Đông của cty Videsh ltd khai thác hai lot 127 và 128 (theo tờ Hinduism Times ngày 14 tháng 9-11). Bắc Kinh báo cho Ấn biết là các lot này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, Ấn nói các lot đó thuộc chủ quyền của VN.Theo tờ Times of India cho biết: “Ấn-Việt đã tăng cường quan hệ Quốc Phòng và An Ninh”. Do tình hình xấu đi mau chóng, Bắc Kinh chuyển đến quần đảo Trường Sa 500 tầu đánh cá để chiếm đất, dành đảo. Đụng độ trên biển đang đến gần, 500 tầu đánh cá của Tầu chính là hải quân Tầu ngụy trang tầu dân sự, chúng có nhiệm vụ quấy rối các chiến hạm của lực lượng đối nghịch. Đó chính là chiến lược chiến tranh khủng bố hiện đại kiểu Tầu.
Thực ra khi đã hiểu thấu ý đồ của Bắc Kinh cùng thế quốc tế thì việc đối đầu với Bắc Kinh không quá khó khăn, vấn đề là các cấp chỉ huy ở Hà Nội có ý thức được tình trạng tế nhị hiện nay hay không, khi tiếng súng chưa nổ thì các mưu kế vẫn chưa để lộ ra cho người ngoài biết cụ thể. Do thế Hà Nội cần biết lắng nghe từ nhiều hướng khác nhau để định hướng cho các cuộc nói truyện tay đôi với Bắc Kinh về vấn đề Trường Sa. Bắc Kinh hiện đang rất nóng lòng muốn VN sớm đạt được thỏa thuận nào đó cho dù chỉ mang ý nghĩa tượng trưng Bắc Kinh cũng rất hài lòng để chờ cho các diễn biến kế tiếp lúc đó Hán Hoa sẽ lấn sân tiếp bằng cách cố tình giải thích tình hình theo ý Hán Hoa miễn sao có lợi cho chúng đều được. (Hán Hoa luôn xử dụng chiêu thức này kết hợp với áp lực quân sự kinh tế)
Bản chất Hán Hoa là vậy, cho nên trong cuộc nói truyện với Bắc Kinh hiện nay, tuyệt đối Hà Nội không được vội vã gì, phải biết xử dụng chiêu thức câu giờ, phải biết tham khảo với các chuyên gia quốc tế về mọi lãnh vực liên quan từ biên giới đất liền, trên biển, tài nguyên, tương quan lực lượng trong vùng, môi sinh..đặc biệt hãy tham khảo các cơ quan chuyên môn của LHQ để tránh đòn dơ bẩn do Bắc Kinh tung ra.Việc Bắc Kinh gởi hàng loạt giới chức ngoại giao cấp cao đến Hà Nội, cũng như việc Hà Nội bất đắc dĩ phải gởi các quan chức quốc phòng, ngoại giao đến Bắc Kinh chính là nằm trong ý đồ của Bắc Kinh muốn mau chóng ép VN phải chấp nhận thỏa hiệp do Bắc Kinh đưa ra, dĩ nhiên với vài điều khoản thay đổi mang tính hình thức để xoa dịu Hà Nội.
Đó là các thủ thuật Bắc Kinh vẫn thường xử dụng. Với tính cách là chính quyền, cho dù chẳng chính danh theo tiêu chuẩn thế giới văn minh, nhưng các anh vẫn có rất nhiều công cụ quốc tế để dựa vào đó mà tạo dựng thế khi nói truyện với kẻ thù phương Bắc. Một lần nữa tôi nhấn mạnh với các cấp ở Hà Nội là: “các anh không được phép ký bất cứ thứ gì với Bắc Kinh liên quan đến vùng biển Đông, cũng như trên đất liền; tuyệt đối ngưng ngay việc ký kết hợp đồng xây cất với bất cứ cty nào của Bắc Kinh, kể cả các dự án đầu tư trực tiếp theo quy chế BOT bằng vốn tài trợ trực tiếp của Bắc Kinh, chúng chỉ lấy cớ đó để chuyển quân đội giả dạng lao động đến xâm lăng nước ta mà thôi”. Bây giờ vấn đề an ninh quốc gia là tối ư quan trọng, các vấn đề khác là thứ yếu, một giờ còn cầm quyền các anh vẫn có trách nhiêm với đất nước.
Thế quốc tế đã quá rõ, chiến tranh đang đến gần, việc gì Hà Nội phải vội vã thỏa hiệp; mà nói cho cùng ra thì thỏa hiệp nếu có cũng chẳng có giá trị thi hành vì thực tế của tình hình thế giới, cũng như chắc chắn sẽ bị chính quyền VN trong tương lai phủ nhận tất cả những gì mà Hà Nội đã kỹ kết với bất cứ nước nào nếu thỏa thuận đó đi ngược lại với quyền lợi sống còn của nước VN. Cần gấp rút chuẩn bị chiến tranh trên mọi trận tuyến, mọi hình thái chiến tranh, kể cả phòng vệ dân sự để đáp ứng khẩn cấp với các thiên tai như dịch bệnh, sóng thần hay động đất. Cần tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi phía đồng minh, chỉ có các đồng minh mới giúp ta hữu hiệu trong việc ứng phó với thiên tai, dịch bệnh cũng như với kẻ thù phương bắc.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này.
San Jose Sept/13/2011

Xương Lê Văn.

tải về 288.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương