CÁC cưỚc á châu thái bình dưƠng chuẩn bị chiến tranh đẾN ĐÂu rồI ?


Đòn công lương của Mỹ nhắm vào Bắc kinh



tải về 288.71 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích288.71 Kb.
#35370
1   2   3   4

Đòn công lương của Mỹ nhắm vào Bắc kinh
Phần trên mới khái quát trình bày cách mà Hoa Lục chạy đua ngôi vị hão huyền là GDP vượt Nhật lên hạng hai thế giới. Các phương tiện truyền thông Phương Tây cứ toa rập nói theo điều Bắc Kinh mong muốn. Thực tế chẳng phải như vậy, giới chính trị, quân sự, tài chánh, truyền thông toàn cầu cùng phối hợp tung ra một mưu lớn nhắm đánh Tầu về công lương. Ta cần phân tích đôi điều.
Điều tiết được cuộc khủng hoảng hiện nay để không sảy ra coup như kiểu 1929 quả rất hay, cứ để suy thoái kéo dài mới đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc, trong đó phải kể đến việc: a/ giảm khuynh hướng tiêu xài thái quá kiểu dân Mỹ đã sống cứ y như Mỹ này có khối của cải vô giới hạn, xài quá lố còn tác động đến môi sinh nữa, cái đó mới phiền b/ điều chỉnh lại cấu trúc xã hội cũng như kinh tế tài chánh toàn cầu để ứng dụng trong xã hội mới, văn minh mới. Hệ thống hiện nay đã trở nên lỗi thời từ hội nghị Jenkins giữa các nhà tinh anh thế giới năm 1913, cũng như hội nghị Bretton Wood năm 1944, nên cần được cải tổ mọi mặt liên quan đến khái niệm về tiền tệ/thương mại/kimh tế thế giới trong tương lai, c/ đánh Tầu về công lương, chuẩn bị san sẻ các lợi ích do cách tân kỹ thuật đến các nơi khác, đặc biệt là Châu Phi để khôi phục niềm tin của Châu Lục này (suốt thế kỷ qua, họ đã bị cố tình bỏ quên), d/ sắp xếp lại các ngồn cung cấp năng lượng cũng như nguyên liệu trên quy mô toàn cầu để tránh việc làm giá (ổn định giá cả vốn là căn bản của văn minh mới, thế giới mới) cũng như các tranh chấp đòi dành quyền khống chế năng lượng của bất cứ nước nào, e/ giải giới trên quy mô toàn cầu đối với mọi loại vũ khí sát thương hàng loạt.

Mỗi vấn đề trong các vấn đề nêu trên đều là các chủ đề lớn đối với thế giới, phần này chỉ bàn sơ lược về cách thức mà phố Wall gây sức ép lên Bắc Kinh như một dạng chiến tranh kinh tế.


Trên Diễn Đàn cũng như trên làn sóng Đài Tiếng Nói VNHN, đã từ lâu tôi vẫn phát biểu là: cuộc suy thoái này là dàn dựng, không thể kết thúc mau chóng, Ông Obama không có trách nhiệm giải quyết vấn đề kinh tế Mỹ, việc này đòi hỏi phải tái cấu trúc toàn diện về mọi mặt của thế giới, chiến tranh lớn là tất yếu phải sảy ra, chỉ khi đó mới giải quyết được vấn đề kinh tế thế giới để trên nền tảng đó mới tiến thêm một bước vào con đường Toàn Cầu Hóa.
Các nhận định nêu trên được thể hiện rõ khi so sánh giữa Ô, Bộ Trưởng Ngân Khố dưới thời Ô Bush là Hanz Paulson với Ô Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ hiện nay là Tim Geithner, theo tiêu chuẩn của giới trong nghề tài chánh thì Ô Tim Geithner cùng ban tham mưu của ông chỉ là nhóm đang được chuẩn bị cho tương lai. Cho nên Ô Geithner chủ yếu đặt căn bản cho tương lai với sự trợ giúp mé sau của các bậc tinh anh trong lãnh vực kinh tế tài chánh toàn cầu (chưa để lộ ra nên bên ngoài chưa biết được cụ thể thế nào). Ông Obama cũng vậy, được chọn để giải quyết vấn đề Châu Phi cùng Hồi Giáo Trung Đông (cha ông có gốc Kenya, Hồi Giáo) là người thuận nhất để giải quyết vấn đề này, sau khi giải quyết xong vấn đề nay, ông vẫn còn một trách nhiệm nặng nề phía trước, chính là người phối trí ở cấp cao nhất các hoạt động liên quan đến Hồi Giáo-Châu Phi, ông chắc chắn sẽ là thành viên của Bildebird.
Bây giờ ta xem xem đòn phép như thế nào. Tầu phát điên lên cũng đúng thôi, thặng dư thương mại với Mỹ cùng Âu Châu, làm hàng giả trị giá hàng năm dăm trăm tỷ dollar (90% do các nhóm người Hoa khắp thế giới nhúng tay vào), đầu tư hải ngoại nhắm xâm lăng các nước để bao che cho dã tâm di dân để chiếm đoạt của cải thế gian, đầu tư quốc nội nhắm xây dựng các thành phố ma kém chất lượng để trống để gia tăng GDP đạt chỉ tiêu đề ra là 10%/năm trong 20 hoặc 30 năm tới.mà không thèm đếm xỉa gì đến nguyện vọng của quần chúng lao động, kết quả là tham nhũng có hệ thống từ cấp cao nhất, tiền tham nhũng lại gởi sang Mỹ, thế là Ông Mỹ lại nắm gáy mấy anh Tầu này (hiện nay nghe nói các anh Tầu giầu có đang đua nhau chạy sang trú ẩn tại Mỹ). Độc nhất chính là chỗ, Bắc kinh lại thâm thủng thương mại với các nước xuất khẩu dầu, như Lybia, Saudis Arabia, Iran, Venezuela, nay Iran, Venezuela đang trong thời kỳ chờ để lên bàn mổ, Lybia coi như đã xong, thế là Bắc kinh bị đẩy vào chân tường, chắc chắn phải hành động do sức ép về an toàn nguồn cung cấp năng lượng cho guồng máy sản xuất cũng như chiến tranh của Hán Hoa. Như vậy thặng dư thương mại với Mỹ, cuối cùng lại trả lại cho Aramco là Liên Doanh Dầu Khí Mỹ-Ả Rập Seoud, tiền lời lại trở về Mỹ.Xem thế cũng đủ thấy ông Mỹ này đưa tay phải lấy lại tay trái chứ đâu có vừa gì.
Để kéo dài cuộc suy thoái này, hàng loạt các mưu kế được phối hợp. Kể từ khi Ô Obama lên làm TT Mỹ, ông cứ lững thững theo con đường Ô Bush để lại về quân sự cũng như kinh tế (bà Condi Rice đã từng nói: nước Mỹ như một HKMH khổng lồ không thể chuyển hướng mau lẹ được) Ông chỉ tập trú vào giải quyết các vấn đề Trung Đông-Bắc Phi-Hồi Giáo là chính yếu. Trong điều kiện đó bầu cử giữa nhiệm kỳ, dân Mỹ lại giao Hạ Viện cho Cộng Hòa (ôi cũng sắp xếp cả ấy mà), thế là mấy Ô Cộng Hòa đòi giảm chi, giảm nợ quốc gia. Giảm có nghĩa là ngưng bơm tiền vào thị trường, như vậy làm sao kinh tế Mỹ cũng như Âu Châu hồi phục được. Kẻ chết trước là mấy anh Tầu do bất mãn xã hội gia tăng liên tục trong các năm qua, đặc biệt từ khi Bắc Kinh chủ trương xây các thành phố ma trên quy mô cả nước, và sẽ tiếp tục gia tăng bất ổn trong các năm tới.(như phúc trình của CS Bắc Kinh đã nói đến trong phần đầu của bài viết này).Kinh tế Mỹ chậm hồi phục mới thực đúng với cuộc chiến hiện nay.
Trong Diễn Từ Liên Bang hôm sept 7-11 Ông Obama chủ yếu tập trung vào vấn đề Job, Job, thực chất chỉ là gián tiếp nói với Tầu về việc Tầu ăn cướp việc làm của thế giới. Ông Obama đề nghị Quốc Hội Mỹ cấp thêm 447 tỷ dollar cho các chương trình mà Ông đề nghị như xây dựng hạ tầng cơ sở, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục. Mọi sự nếu được Quốc Hội thông qua như đòi hỏi của Ông thì cũng chỉ giảm được tỷ lệ thất nghiệp xuống được chút ít, có thể từ 9.1% như hiện nay xuống còng 8.6% chẳng hạn, đó là con số quá khiêm tốn. Theo khuyến cáo của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội mới nhất cho thấy, dự kiến của văn phòng thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 vẫn là 9% (tin tức ngày 14-sept 2011), như thế vấn đề kinh tế Mỹ cũng như thế giới thực ra vẫn chưa được giải quyết gì cả, mọi sự vẫn là vá víu mà thôi. Kết quả là các thị trường giảm sút nghiêm trọng trong suốt mấy tuần lễ qua khiến cho không khí u ám nay lan tràn mọi nơi.Thử hỏi như vậy ai dám đầu tư, sản xuất thêm, mướn thêm lao động. Hiện nay các cty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không dám tồn kho nhiều vì kỹ thuật thay đổi quá mau, thế giới quá bất ổn, các cty nay kiểm soát nguồn vốn rất chặt chẽ, không dám chi tiêu bừa bãi như trước nữa. Ô Robert Zoellick Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới khi tham dự hội thảo kinh tế tại Singapore, trong bối cảnh giá chứng khoán giảm sút liên tục, đã trả lời phỏng vấn là: “thế giới sẽ tránh được suy thoái lần thứ hai, nhưng Ông nói: chắc chắn là tăng trưởng sẽ rất chậm chạp” trả lời phỏng vấn trên hệ thống truyền hình Bloomberg, ông nói; “thế giới đang tiến tới một giai đoạn nguy hiểm” trong bài phát biểu tại cuộc hội thảo, ông nói: “Hoa Kỳ có thể phục hồi sự tin tưởng của các thị trường bằng các biện pháp nhằm kéo chậm sự gia tăng mức nợ, thay vì biện pháp cắt giảm mạnh chi tiêu”
Do các cuộc tranh luận trong lòng nước Mỹ về mức nợ cũng như cắt công chi, thế giới lại chứng kiến cả Âu Châu cũng như Mỹ đều đồng loạt tranh luận về vấn đề này. Dĩ nhiên bài toán Âu Châu phức tạp hơn bài toán Mỹ rất nhiều. Âu Châu nay phải đối diện với sự chọn lựa khó khăn đối với tương lai của EU cũng như đồng Euro, khi mỗi nước thành viên (thông qua cử tri) phải chọn lựa: “vì EU và EURO hay vì nước họ, câu trả lời có lẽ sẽ là vì cả hai, như vậy vẫn là giải pháp nửa vời, chờ thời gian”.Một mình Đức kể cả kết hợp với Pháp cũng không thể được coi là động lực chính giải quyết vấn đề một số nước Âu Châu có thể bị vỡ nợ. Vì vấn đề này có liên hệ đến các món nợ đã tồn tại hàng mấy trăm năm nay, bây giờ là lúc cần giải quyết dứt khoát để chuẩn bị cho thế giới mới. Như vậy trong chỗ sâu thẳm của quyền lực, các cuộc tranh luận còn rất gay gắt, việc này làm cho suy thoái còn kéo dài thêm nữa. Cuối cùng cũng chỉ ông Mỹ mới giải quyết được vấn đề mà thôi, vì Ông Mỹ có lợi thế chính trị, đồng thời là chủ nợ của mọi thành viên của EU. Đồng dollar vẫn là chỗ trú chân an toàn nhất là vậy. (Xin ghi nhớ lời Zoellick nói là thế giới đang tiến tới giai đoạn nguy hiểm, từ ngữ thế giới nói chung bao hàm nhiều ý, trên mọi lãnh vực kể cả chiến tranh lớn).
Để phản ảnh mối lo này nên S/P mới hạ điểm tín dụng của Mỹ từ AAA xuống còn AA+, mục đích của S/P chỉ là nhắc nhở các nhà đầu tư về tình trạng bất trắc đang tới mà thôi. Bất trắc ấy sẽ được chứng nghiệm tại Bắc Kinh vì các món nợ xấu của Ngân Hàng Trung Ương Trung Cộng, cũng như nợ công được cung cấp bừa bãi kém hiệu năng, nên Moody đã thông báo: “trong một hoặc hai năm tới, tổ chức này sẽ giảm điểm tín dụng của Bắc Kinh xuống”. Dấu báo này phản ảnh đúng hiện tình kinh tế, xã hội Hoa Lục cũng như tình hình thế giới. Sức chịu đựng của kinh tế Hoa Lục sẽ không thể chịu đựng được trong năm 2013 một khi tình hình hiện nay không được điều chỉnh lại. Mà thực ra, Bắc Kinh chẳng thể kịp để điều chính lại nữa, mọi sự đã quá trễ (nên lúc này tôi mới viết các vấn đề này ra cụ thể công khai).
Trong tổng thể của quyền lực tài chánh toàn cầu mà xét, khả năng của Bắc Kinh có thể huy động được bao nhiêu vốn (gồm cả của chìm của nổi), 10 trillion là tối đa, con số đó là quá nhỏ đối với khả năng huy động của quyền lực Toàn Cầu, họ đã tích lũy từ mấy trăm năm nay, thâu gom hầu như 80% lượng vàng lưu hành trên thé giới, kiểm soát hầu như toàn bộ dự trữ dầu thô cũng như nguyên liệu khác trên thế giới này, sức huy động của họ cách nay 10 năm đã được ước tính là 300 trillion dollar. Như vậy tham vọng của Bắc Kinh muốn ngồi ở chiếu trên thực ra chỉ là ảo vọng, nhưng rồi ra quyền lực toàn cầu cũng sẽ dành cho Hoa Lục một chỗ ngồi tương xứng với vị trí của mình. Xin đừng nói tôi phịa truyện, dữ kiện đưa ra là đúng đấy. Họ quá khôn ngoan để vừa thực hiện, theo đuổi chiến tranh để tàn phá, hoặc xây dựng từng khu vực cụ thể nào đó của thế giới trong một kế sách thống nhất toàn diện, vừa thâu tóm mọi loại tài nguyên vào một mối (kể cả tài nguyên trí tuệ của mọi săc dân) để trên căn bản đó họ mới điều tiết cũng như hướng thế giới vào văn minh mới được. Đó là kết quả của biết bao bài học lịch sử từ cổ đại đến nay, từ đông sang tây như: La Mã, Byzantium, Ottoman, Mauryan, Nga, Đức…
4 - CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH VŨ TRANG.
Xin hãy tự đặt mình vào vị trí của Hồ Cẩm Đào cùng Bộ Chính Trị Đảng CS Tầu mà tính, có thể Hồ mong sớm bàn giao cho Tập Cẩm Bình vai trò thống lĩnh Hoa Lục, Tập Cẩm Bình lại rất âu lo trước các diễn biến hiện nay về kinh tế, chính trị cũng như quân sự trên phạm vi toàn cầu, nhìn thấy toàn tin xấu thôi, bức tranh ảm đạm. Muốn giải quyết nhanh không có điều kiện giải quyết, muốn mua thời gian Mỹ không cho thời gian. Chọn lựa duy nhất là bức phá bằng mọi giá để chuẩn bị cả công lẫn thủ nhằm phá vỡ vòng vây từ xa kết hợp với liên minh gần do Ấn Độ chủ xướng nhằm thách đố với tham vọng của Bắc Kinh, đó chính là những gì mà ta chứng kiến trong các tháng qua, đặc biệt từ sau tháng hội nghị trong vùng ASEAN.
Nhật Bản trong 5 năm với 6 Thủ Tướng, người nào làm lâu nhất được hơn 400 ngày, đa số với chủ trương nhún nhường đối với các đòi hỏi của Bắc Kinh (xem để thấy kế) . Khi Bắc Kinh điều động một phân đội trên 10 chiến hạm cung tầu ngầm dăm chiếc đi thị uy vùng biển xa Thái Bình Dương, đồng thời tung tầu ngư chính kình chống lại hải quân Nhật. Các thủ tướng chủ hòa tại Tokyo mất vị trí để nhường chỗ cho Ô Noda lên làm TT Nhật, ông này là người theo chủ trương dân tộc. Ông sẽ làm thủ tướng Nhật lâu năm so với các vị tiền nhiệm của Ông, vì Ông mới thực sự đáp ứng được tình hình hiện nay. Đối với các đe dọa của Bắc Kinh về đảo Senkaku cũng như Okinawa, Nhật chiếm hai quần đảo này là đe dọa về mặt chiến lược đối với Bắc Kinh, nên bất cứ ai ngồi ở Trung Nam Hải đều phải tính truyện dành lại chủ quyền trên hai dãy đảo này, cho nên việc hải quân Tầu cố tình gây sự với Nhật là tất yếu. Ngay sau khi Ông Noda lên làm Thủ Tướng, Quốc Hội Nhật đã chánh thức trực tiếp giám sát hai dãy đảo này, điều đó có nghĩa là: “hai đảo này được cai trị theo luật quân sự trực tiếp do Bộ Quốc Phòng Nhật giám sát”.
Cạnh Nhật Bản là hai miền Triều Tiên nằm giữa các anh khổng lồ đầy tham vọng, Bắc TT với Kim Jong In nay thấy khỏe hơn nên đã đi Nga, sau đó trở về Tầu thăm Bắc Kinh.Cả hai nơi họ Kim bàn nhiều truyện cùng các lời khuyên của cả hai anh lớn chỉ bằng mặt chẳng bao giờ bằng lòng. Tầu chuyển đến cho Bắc TT khoảng gần 4,000 xe tải cũng như xe nhỏ khác với mục đích gì nếu không phải là tăng cường tính lưu động của đạo quân trên 1 triệu người của Bắc TT, hoặc giả để sẵn đấy để quân Tầu xử dung khi chiến tranh lớn sảy ra, đồng thời cố kéo Kim về phía Bắc Kinh. Kim với Bắc TT vẫn tỏ ra ít tin tưởng Bắc Kinh, cho dù chế độ ấy tàn khốc thiệt đấy, nhưng Tầu vẫn chưa thể thao túng BTT như tại VN ta. Nào ai biết họ Kim thực sự theo ai, với tính khí thất thường như vậy, thật khó đoán được họ Kim nghĩ gì.Cục diện thực tế trên thế giới đặc biệt tại Viễn Đông sẽ cho ta biết họ Kim sẽ hành động cụ thể ra sao vào lúc nhất định nào đó.
Tin mới nhất cho biết BTT và Nga sẽ tập trận hải quân chung với lý do tìm kiếm và cứu trợ trên biển Hoàng Hải, việc này gây ưu tư cho cả NTT, Nhật lẫn Bắc Kinh.Tình hình đó gợi nhớ lại biến cố Nhật Nga chiến kỷ 1905 cùng các diễn biến sau đó dẫn đến thế chiến I và thứ II. Để ngăn ngừa bất trắc, Mỹ đang bàn với NTT để bố trí máy bay Global Hawk có khả năng giám sát lien tục 40 giờ, bay cao 20 km có thể theo dõi mọi hoạt động trong khu vực BTT đến biên giới với Tầu. Chắc chắn NTT sẽ đồng ý, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản. Như vậy tình hình tại Đông Bắc Á đang nóng dần lên.
Với Pakistan nơi mà Tầu rất muốn kéo Pakistan về phía mình để thực hiện kế bao vây Ấn Độ từ hướng bắc cũng như tìm đường nối kết với đường thủy dến vinh Persia, dĩ nhiên nếu trực tiếp nối kết với Iran thông qua Afghanistan thì vẫn an toàn cho tuyến tiếp vận dầu khí cho Tầu hơn. Nhưng Afghanistan vẫn còn đầy bất trắc do quân NATO vẫn hiện diện tại đấy, vả lại người dân Afghanistan cũng không có gì chắc chắn rằng họ sẽ vui vẻ đón nhận sự hiện diện của Tầu như họ đã từng tỏ cho thấy đối với Nga, Anh hay Mỹ, vào một lúc nào đó họ có thể quay qua chống lại Tầu. Mới đây Ahghanistan đã chánh thức tuyên bố mong quân Mỹ tiếp tục hiện diện vô hạn định tại đó để giúp cho Afganistan được ổn định chính trị trong khi chờ xây dựng lại đất nước. Người Mỹ im lặng một cách rất khôn ngoan vì việc này có liên quan đến chiến lược toàn vùng Trung Á đến biển Caspian cũng như Hắc Hải, đặc biệt liên quan đến Iran. Một Iran đổi chủ theo con đường dân chủ tự do, trong tương lai mở một con đường từ vịnh Oman thông qua sa mạc dọc biên giới giữa Iran với Pakistan để mở đường cho Afghanistan cũng như vùng Trung Á có một lối thoát ra biển Ấn Độ Dương sẽ là một cơ hội lớn cho cả vùng này để họ dễ dàng tiếp cận ánh sáng văn minh hơn.Việc đó rồi ra sẽ thành hiện thực trong dăm năm tới chăng, nhưng cũng chỉ hình thành được với sự bảo đảm của Mỹ mà thôi, vì Mỹ mới đủ sức mạnh để các nước trong vùng tin tưởng. Về lâu về dài thì chỉ Mỹ mới tạo được tin tưởng cho các bộ tộc trong vùng vốn đầy dẫy mâu thuẫn từ ngàn xưa để lại, cho nên cuối cùng thì rồi Mỹ sẽ ở lại Afghanistan như lời yêu cầu của các nước trong vùng.Chỉ một lời yêu cầu của Afghanistan đối với Mỹ rõ ràng chưa đủ trọng lượng.
Trong điều kiện hiện nay, Pakistan theo chủ trương ngả theo Tầu từ từ buông Mỹ, cho dù Pakistan vẫn nhận viện trợ quân sự cũng như kinh tế của Mỹ hàng năm khoảng 3 tỷ dollar (hiện đang giảm từ từ khi mối quan hệ hai bên xấu đi). Bắc Kinh offer điều kiện dễ dãi hơn nhiều so với Mỹ về viện trợ kinh tế cũng như quân sự, thương mại với giá rẻ hầu như cho không, chẳng có điều kiện ràng buộc gì cả, Bắc Kinh mới đây cho không Pakistan 50 máy bay chiến đấu trong một hợp đồng bí mật trọn gói gồm rất nhiều hạng mục, kể cả việc huấn luyện quân đội Pakistan, lập cảng trong vùng vịnh Oman tiếp giáp với Mumbai của Ấn Độ để nghe ngóng, kiểm thính mọi hoạt động của Ấn để chuẩn bị từng bước tiến tới việc hiện diện quân sự thường trực ở Ấn Độ Dương cũng như Trung và Nam Á để hỗ trợ cho sự hiện diện tại Châu Phi đặc biệt vùng Duyên Hải Đông Phi.
Pakistan hiện nay do chính phủ liên hiệp bởi ba bộ tộc chính mà thành, quân đội Pakistan vốn là lực lượng chính trị có khả năng kết hợp cả ba nhánh bộ tộc đó lại thành một khối thống nhất thì hiện nay quân đội Pakistan tạm lui vào mé sau để các chính trị gia dân sự làm việc. Dĩ nhiên người dân Afghanistan vẫn bị phân hóa thành bốn nhóm (nhóm thứ tư thuộc về bộ tộc Pashtun sinh sống trong vùng biên giới với Agghanistan thường được gọi là vùng Warizistan vốn chưa bao giờ chính quyền trung ương Pakistan hiện diện tại đó) mỗi nhóm lại phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ khác với tập quán khác nhau thậm chí mâu thuẫn với nhau từ ngàn xưa để lại, nên Pakistan, Afghanistan là vùng đất khó trị nhất. Mối quan hệ của Mỹ với vùng đất này thừa hưởng mối quan hệ do đế quốc Anh khi xưa để lại sau khi trao trả độc lập cho Ấn Độ bao gồm luôn cả Pakistan cùng Bengladesh ngày nay hồi năm 1947, năm sau được tách ra thành hai nước khác biệt là Ấn Độ và Hồi Quốc, sau đó Hồi Quốc được phân hai thành Pakistan, Bangladesh vào năm 1972. Sau khi quân Mỹ rút khỏi VN, quân Liên Xô xâm lăng Afghanistan đã tạo điều kiện để Mỹ tăng cường hiện diện tại Pakistan để hỗ trợ cho lực lượng kháng chiến Mujahedine chống Liên Xô. Đây là cuộc chiến bí mật của Mỹ (Ông dân biểu Liên Bang Wilson/Texas là người đứng phối hợp truyện này dưới thời TT R. Reagan) cho nên sự hiện diện của CIA tại Pakistan là tự nhiên.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, vai trò của Pakistan rất quan trọng trong việc tiếp tế cho chiến trường Afghanistan bằng đường thủy đến cảng Karachi để từ đó hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đến Afghanistan băng qua lãnh thổ bộ tộc Warizistan. Đây là vùng được coi là trú khu an toàn của Taliban cũng như Al-Queda, nên máy bay không người lái Mỹ vẫn thường oanh kích các mục tiêu được chọn lựa có sự thỏa thuận của giới chức quân sự Pakistan. Việc này được thực hiện dưới thời Ô Bush, nhưng được gia tăng rất nhiều dưới thời Ô Obama, vụ diệt Osama bin Laden là cụ thể nhất khi lực lượng SEAL’s Mỹ đổ bộ vào tòa nhà nơi bin Laden ở, việc này đã dấy lên cao trào chống Mỹ với khẩu hiệu là Mỹ đã coi thường luật pháp cũng như độc lập của Pakistan. Từ đó mối quan hệ Mỹ-Pakistan từng bước xấu đi, Tầu nhảy vô khai thác lỗ hổng này. Chính quyền Pakistan mới đây yêu cầu từ 250 đến 400 nhà ngoại giao Mỹ rời khỏi Pakistan trong thời gian từ 30 đến 40 ngày. Pakistan nay nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh, như thế mới đúng với kịch bản, vì hiện nay vai trò của Pakistan không còn quá quan trong sau khi bin Laden bị chết, song song với việc quân NATO tại Afghanistan từ từ giảm xuống để chấm dứt hiện diện vào năm 2014.
Quân bài lớn thu hút mối quan tâm chính là vai trò của Ấn Độ trong cuộc cờ lớn liên quan trực tiếp đến tham vọng của Bắc Kinh cùng các đối ứng của các thế lực xung quanh bao gồm cả Nhật Bản, Úc, Mỹ, ASEAN trong đó VN là con chủ bài nặng ký làm lệch cán cân. Suốt trong thời chiến tranh lạnh đến cuối thời Ông Bush trẻ, Ấn Độ vẫn cứ đắm mình trong chủ trương bất bạo động kiểu tôn giáo Jainism do Giáo Chủ Vardhamana Mahavira thành lập năm 500 BC, cùng trong thời gian đó Hán Hoa dưới quyền lãnh đạo của Mao quyết tâm theo đuổi mục tiêu bành trướng về mọi mặt với tham vọng tranh quyền bá chủ thế giới với Mỹ về lâu về dài. Do thế, Bắc Kinh vốn không coi Ấn Độ là đối thủ ngang hàng, đánh giá này dựa trên yếu tố lịch sử hai vùng ở hai bên triền của Hy Mã Lạp Sơn từ thời cổ đại đến nay, cũng như thực tế tương quan Hoa/ Ấn trong thời gian sau thế chiến II đến lúc này.
Nhìn mặt nổi thì lực của Hán Hoa hơn hẳn Ấn Độ, nhưng so sánh về thế thì hai bên nghiêng ngửa do các đồng minh tự nhiên của các nước có mâu thuẫn với Bắc Kinh, bị Bắc Kinh đe dọa hoặc đang tiến hành xâm lăng như ASEAN, Nhật, Úc. Do thế, Ấn Độ không cần ra mặt công khai chuẩn bị đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc chiến tối hậu này tại Á Châu trong thời gian dài đã qua, họ cũng như Nhật chỉ tái vũ trang sau khi Bắc Kinh đã công khai đe dọa an ninh trong vùng. Xét cho cùng ra thì, lịch sử đã dẫn đến chỗ hai khối khổng lồ này đụng nhau, đúng như thuyết va chạm lục địa đã dẫn đến việc hình thành dãy Hy Mã Lạp Sơn vậy, chỉ khi nào hai khối khổng lồ này đụng nhau mới đem lại giải pháp tối hậu tho thế giới để trên căn bản đó thế giới xây dựng văn minh mới là vậy. Cho nên tôi đã từng phát biểu: “ai nắm quyền làm chủ Hy Mã Lạp Sơn, người đó ngồi trên đỉnh cao đó mà sai phái thiên hạ là vậy” Việc này chẳng bao giờ đến tay Tầu đâu.Cho nên khi nói đến Ấn Độ cũng là nói đến Hán Hoa hoặc ngược lại, ta cần ghi nhận các diễn biến mới nhất trong vùng.
5 - HAI CƯỜNG QUỐC MỚI NỔI SẼ ĐỤNG ĐỘ LỚN.
Tại Á Châu, ngoài việc gia tăng ảnh hưởng tại Pakistan, Hán Hoa một mặt tung dân xâm lăng ngầm các nước mà đạo quân thứ năm của Hán có lợi thế trong vùng ĐNA song song với viêc cung cấp vũ khí đạn dược trang bị cho các lực lượng tại chỗ để qua đó gián tiếp xây dựng lực lượng du kích để chuẩn bị chiến tranh du kích trong vùng nhằm gây bất ổn đối với các nước thuộc khối ASEAN hòng tìm cách lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh kiểu chiến tranh VN trước đây (1945-1975) để Hán Hoa trở lại dùng chiến tranh du kích để thương thuyết với Mỹ một khi các giải pháp khác cũng không đem lại thành quả cho Hán. Chủ trương này là kết hợp toàn diện sức mạnh của phục binh Hán trên khắp các chiến trường dù Châu Phi, Nam Mỹ hay Đông Nam Á, nhưng ĐNA có ưu tiên cao nhất lúc này. Hán đã cung cấp cho Cambodge một lượng xe tải, vũ khí nhẹ trực thăng tổng trị giá 250 triệu dollar, mua đất khai thác nông nghiệp trên vùng tam biên (Việt-Miên-Lào) là có ý nhòm ngó vùng Tây Nguyên nước ta để chuẩn bị cho chiến trường về mặt chiến lược để làm thế ỷ dốc hỗ trợ cho hải quân trong vùng biển Đông Nam Á cũng như khống chế Thái Lan để nối kết với chiến trường Miến Điện. Hán cũng bán cho Bangladesh 44 xe tank loại MBT 200, cung cấp cho BTT từ 3,000 đến 4,000 xe tải cùng xe nhỏ khác để tăng cường khả năng vận chuyển của quân đội BTT.
Tất cả đều được tổ chức thành chiến trường Phương Nam, được coi là mũi tiến công chính kết hợp hải, không, lục quân cùng lực lượng du kích với đạo quân thứ năm kết hợp với di dân cũng như xâm lược về kinh tế. Hai mũi tiến công xuống phương nam, đã được tôi trình bày trong bài viết trước đây với chủ đề là: Chiến Tranh Lớn, theo đó mũi tiến công lấy Đông Dương làm trục chính kết hợp với hải và không quân trên biển, mũi tiến công thứ hai lấy Miến Điện làm hướng tiến công chính nhằm xâm chiếm bang Arunachal Pradesh, vịnh Bengal, cũng như vùng biển Andaman và Nicobar thuộc Ấn Độ.
Do ước tính chiến lược này, nên trong tháng 8-2011 Bắc Kinh đã điều động 7 Quân Đoàn áp sát biên giới Việt Nam cũng như Lào, vừa để gây áp lực đối với cuộc nói truyện hiện nay giữa Hà Nội và Bắc Kinh về Trường Sa (chúng coi Hoàng Sa đã xong, không bàn nữa). Đây là chiến lược vừa đánh vừa đàm để xé lẻ ASEAN.Ngoài ra Hán Hoa cũng điều động lực lượng hỏa tiễn đến sát vùng tam biên Ấn-Miến-Tầu để đe dọa Ấn Độ trên vùng bang Arunachal Pradesh, đồng thời cũng tiếp tục gây sức ép lên giới quân phiệt Miến hiện đang có khuynh hướng ngả theo Mỹ ở một mức độ nào đó để giữ quân bình với ảnh hưởng của Bắc Kinh (bà Aung san Suuki Lãnh Tụ Đối Lập được hoạt động công khai hơn so với trước đây). Dĩ nhiên trong toan tính của Bắc Kinh, trong vài năm tới, Bắc Kinh sẽ có thêm một HKMH thứ hai, khi đó chúng sẽ bố trí tại Ấn Độ Dương, kết hợp với một HKMH tại vùng biển Đông Nam Á, kết hợp với căn cứ không quân trên đất liền thuộc lãnh thổ Cambodge cũng như Miến Điện để khống chế eo biển Malacca, ngăm chặn hải quân Ấn vươn sang phía Đông Bắc Á cũng như Tây Thái Bình Dương.
Lịch sử đã để lại như vậy, khi một cường quốc trên lục địa hình thành, thế nào họ cũng bành trướng trên biển, ngày nay còn trên không gian theo nghĩa rộng nhất, nên đụng độ Ấn Hoa là tất yếu phải sảy ra. Bài học này nhiều lắm, từ Hy Lạp, La Mã, Anh, TBN, Nga với Peter the Great, Nhật…cho nên đụng độ Ấn-Hoa thật đúng là sự lập lại của lịch sử.
Việc Hán khoe máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J20, chiến hạm tàng hình, HKMH chỉ là truyện nhỏ nhằm đánh lạc hướng về ý đồ chiến lược thật của Hán là trong khi chuẩn bị để thực hiện thế CÔNG, THỦ phối hợp. Hán vẫn cố tránh mọi cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ trên mọi trận tuyến, nhưng lại cần Mỹ hiện diện trong vùng ở mức độ nào đó để giữa quân bình lực lượng để Hán âm thầm thi hành mưu thuật của mình. Bao gồm: xuất khẩu, xâm lăng âm thầm, khuynh loát chính trị xã hội các nước để chuẩn bị chiến trường cho cuộc chiến làm ung thối toàn Á Châu, được coi như CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH KHỦNG BỐ HIỆN ĐẠI. Tôi đã tránh xử dụng từ ngữ chiến tranh du kích ở đây để gợi nhớ lại thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua. Theo tôi lý thuyết về chiến tranh khủng bố hiện đại -theo suy nghĩ của Hán Hoa- là sự kết hợp giữa du kích chiến với cao trào đấu tranh xã hội do khai thác mâu thuẫn trong lòng các xã hội mà Hán coi là mục tiêu tối hậu nhằm chuẩn bị cho cuộc lật đổ chính quyền dân sự tại các nơi để thiết lập khuân mẫu chính quyền tại chỗ thân Hán, để từng bước trở thành một tỉnh hay bang của Hán, vụ loạn quân Farc tại Peru là cụ thể, đạo quân Maoist tại Nepal là rõ ràng nhất (Xin xem bài của Lưu Á Châu để thấy ý đồ bắt chước thể chế Liên Bang Mỹ, thâm ý này tôi đã nêu lên trong bài : “Tranh luận với Lưu Á Châu”.
Hán hy vọng nắm được mạng lưới các đại công ty Mỹ hiện làm ăn với Hán cũng như nguồn tài chánh mà Hán đang để tại New York đủ để Hán tạo dựng được ảnh hưởng đối với chính tình nước Mỹ cũng như chủ trương Toàn Cầu Hóa, các nhóm tài phiệt đó vì quyền lợi của mình sẽ tạo cho Hán một thời gian cần thiết để Hán chuẩn bị lực lượng cho đến khi tình hình chín mùi sẽ tung coup đấm bất ngờ nhắm vào mọi đối thủ chiến lược bất kể là ai. Cho nên cái thế của Hán hiện nay là vừa chuẩn bị chiến tranh quy mô lớn, vừa tỏ ra theo đuổi hòa bình để mua thời gian, trong khi vẫn âm thầm thực hiện xâm lăng những vùng có thể xâm lăng được bằng di dân và đầu tư như tại VN, hay Lào, Miến Điện. Tại Pakistan Bắc Kinh đang xây dựng cảng dân/quân sự tại nhiều nơi như cảng Gwadar thuộc Pakistan trong vùng biển Ả Rập, đang xây cảng Hambamtota thuộc Sri Lanka, cảng Chutagong thuộc Bangladesh. Trong khi đó tại Miến Điện, Tầu đang nâng cấp các cảng Sittwe, Kyaukpyu, Bassein, Mergui và Gaugon, đồng thời xây dựng căn cứ Radar, tiếp liệu hải quân tai Hainggyi, Akyab, Zadetkyi và Mergui.
Theo tờ Washington Time số mới đây (cuối tháng tám) dựa vào phúc trình của Ngũ Giác Đài hàng năm trình Quốc Hội Mỹ, đã lên tiếng cảnh báo là Tầu đang dồn nỗ lực gia tăng kho vũ khí hạch nhân, tên lửa đặt trong silos hoặc vận chuyển trên xe rất khó phát hiện như loại hỏa tiến liên lục địa (ICBM) DF 31, DF32, hoặc tên lửa tầm trung MRBM. Tầu cũng xây dựng hệ thống đường hầm dài 3,000 dặm đã được đưa vào xử dụng từ thập niên 1950.Theo nhà phân tích Richard Fisher cho biết theo báo cáo trên thì năm ngoái Trung Cộng đã sản xuất thêm được 25 hỏa tiễn ICBM. Về hệ thống tên lửa thìBắc Kinh đang sửa soạn một ô chắn trên không chống lại tên lửa có khả năng phá hủy tên lửa đối phương ở độ cao 50 dặm. Theo biên tập viên B.M. Dakker đã đưa lên tờ Washington Time bài báo có tiêu đề là: “Cẩn thận, Trung Quốc đang hành binh”. Trong bài báo khác có chủ đề là: “cán cân quyền lực ở Châu Á đã thay đổi”, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng hải quân tầm xa của Tầu là chỗ dựa cho việc tranh cướp các nguồn tài nguyên, bài báo nói Mỹ đang trong tình trạng suy thoái, điều này làm cho Bắc Kinh tự tin hơn trong vai trò quốc tế của mình.

tải về 288.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương