ĐƯỢc viện dẫn trong báo cáo giám sáT



tải về 0.86 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.86 Mb.
#19850
  1   2   3   4   5   6   7
Phụ lục 1:

TRÍCH DẪN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHƯA PHÙ HỢP VỚI

LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; LUẬT ĐẤT ĐAI; CÁC ĐIỀU LUẬT CHƯA CÓ HƯỚNG DẪN

ĐƯỢC VIỆN DẪN TRONG BÁO CÁO GIÁM SÁT

----------------


1/ Đối với các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ

STT

Luật

Nghị định



Điều 27 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004):

Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp

+ Điều 12, 14 ( Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006)

... Chủ tịch UBND cấp tỉnh (huyện) căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra cấp tỉnh (huyện) hoặc Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (huyện) hoặc giao Chánh Thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.



+ Điều 13 ( Nghị định 136/2006/N-CP ngày 14/11/2006)

Giám đốc Sở căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại để giao Chánh Thanh tra Sở hoặc Thủ trưởng phòng, ban chuyên môn trực thuộc hoặc giao Chánh thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng phòng, ban chuyên môn tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.





Điều 39 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005):

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ...



+ Điều 6 ( Nghị định 136/2006/N-CP ngày 14/11/2006)

Cơ quan nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại thì xử lý như sau:

...


4. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới



+ Điều 31 (Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998)

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.

Điều 138 (Luật Đất đai năm 2003)

Giải quyết khiếu nại về đất đai



1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại TAND hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;

c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.



+ Điều 162, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004:

Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại:



1. Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:

a. Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

b. Quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư;

c. Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

d. Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.

...

2. Hành vi hành chính”

+ Điều 63 (Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 )

Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện

1. Trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.

……

+ Điều 64 (Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 ).

Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

1. Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp tỉnh.

…….

+ Điều 65 (Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 )

Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định này

Việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc UBND xã, phường, thị trấn; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường và quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.





+ Điều 74 Luật khiếu nại, tố cáo

Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo”.

 + Điều 77 Luật khiếu nại, tố cáo

Người tiếp công dân có trách nhiệm:

1- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;

2- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;

3- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu.




 + Điều 10 (Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997).

Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được đặt tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương bố trí đủ cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp dân tại Trụ sở. Tổng Thanh tra Nhà nước cử một cán bộ cấp Vụ phụ trách công tác tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Cán bộ này có trách nhiệm:



1. Chủ trì thực hiện việc phối hợp những cán bộ của các cơ quan liên quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở để tiếp, hướng dẫn, trả lời công dân; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do cán bộ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Trụ sở chuyển đến.

2. Báo cáo với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình vụ việc, kết quả tiếp công dân tại Trụ sở khi có yêu cầu.

3. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu.

4. Thực hiện chế độ báo cáo với Tổng Thanh tra Nhà nước để tổng hợp báo cáo lên Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác tiếp công dân của Trụ sở.

5. Quản lý tài sản tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.

+ Điều 51 (Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006)

1. Việc tổ chức tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại trụ sở tiếp công dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ.

2. Chủ tịch UBND cấp tỉnh bố trí địa điểm chung để HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, đại diện tổ chức chính trị tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; cử một công chức có chức vụ Phó văn phòng hoặc cấp tương đương phụ trách nơi tiếp công dân để tổ chức thực hiện chế độ tiếp dân thường xuyên.




Các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo về bồi thường thiệt hại

 Điều 8

……………

Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 17

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

……………………..

đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;



Điều 38

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:

………………………………….

7. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);



Điều 45

2. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:

………………………….

h) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);





 Điều 100 Luật khiếu nại, tố cáo

Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật;

2- Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3- Tố cáo sai sự thật ;

4- Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo;

5- Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.




 Điều 78 Luật khiếu nại, tố cáo

Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

………………………..

4- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung;




 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.



Khiếu nại đã được thụ lý để giải quyết trước ngày Luật này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004.

2- Đối với văn bản hướng dẫn thi hành của UBND cấp tỉnh




Luật Khiếu nại, tố cáo 1998,2004, 2005)

Văn bản của bộ và UBND cấp tỉnh



Điều 39:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai ...




Quyết định số 105/2005/QĐ-UBND ngày 28/12/2005 của UBND tỉnh Cần Thơ:

Điều 4: Việc xử lý đơn khiếu nại tại nơi tiếp công dân và cơ quan Nhà nước khi nhận được đơn khiếu nại được tiến hành như sau:

...3. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan Nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời chỉ đạo Chánh Thanh tra cùng cấp kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn việc giải quyết đó và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý.




Điều 37

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại...


+ Quyết định 87/2006/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang. Điều 7: Trách nhiệm của các cơ quan chức năng của tỉnh đối với các vụ việc được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

...2. Khi xác minh phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo, kết thúc vụ việc phải thiết lập và quản lý hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trước khi báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, phải đối thoại với công dân...



+ Quyết định số 132/2007/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 của UBND tỉnh Nghệ An: Điều 14. Quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại:

... Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải tổ chức đối thoại hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm tổ chức đối thoại theo đúng thẩm quyền...

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 17/4/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận: Điều 28. Trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết đơn khiếu nại:

... 3. Cán bộ được giao thẩm tra xác minh có trách nhiệm:

... d/ Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại, người có liên quan để đối thoại (nếu cần thiết)

+ Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 của UBND tỉnh Bình Dương. Điều 16: Trình tự, thủ tục thẩm định và giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh

... 4. Trước khi ban hành quyết định giải quyết đối với các vụ được nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền và lợi ích liên quan để làm rõ nội dung, yêu cầu của các bên và nói rõ hướng giải quyết.

a/ Các vụ việc giải quyết khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng do có tính chất phức tạp, khiếu nại gay gắt và kéo dài, Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND tỉnh theo dõi giải quyết đơn trực tiếp chủ trì, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền và lợi ích liên quan để làm rõ nội dung, yêu cầu của các bên và nói rõ hướng giải quyết...

+ Quyết định số 14/2007/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi: Điều 36. Thẩm tra, xác minh và kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết

...5. Thủ trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra, xác minh phải thực hiện gặp gỡ đối thoại với người khiếu nại, các bên tranh chấp đất đai trước khi báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND tỉnh... Căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra xác minh đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh cần hay không cần phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, các bên tranh chấp...

Điều 38: Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch chủ trì đối thoại: 1. Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch thực hiện việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, các bên tranh chấp đối với những vụ việc đặc biệt phức tạp, gay gắt...


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương