Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Chương IV - Có và Không theo tinh thần bát nhã



tải về 1.14 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Chương IV - Có và Không theo tinh thần bát nhã

Phật Tử Việt Nam chúng ta hầu như không phân biệt tông phái về Thiền, Tịnh Độ, Mật Tông hay Pháp Hoa tông v.v.. vào cuối mỗi thời kinh đều có tụng kinh Bát Nhã.


Kinh nầy do Đức Phật nói tất cả là 22 năm trong 16 hội và ở 4 nơi khác nhau tại Ấn Độ. Sau đó Ngài Huyền Trang dịch ra tiếng Trung Quốc gồm 600 quyển vào đời nhà Đường (hơn 1.000 năm về trước) và vào đầu thế kỷ thứ 20 chư Tăng Việt Nam đã dịch bài kinh Bát Nhã gồm 260 chữ theo âm Hán Việt ấy từ đó đến nay. Nghĩa là rất thâm trầm. Tuy đã có Thầy dịch ra âm tiếng Việt; nhưng nhìn chung thì không lột hết được ý nghĩa từ văn chữ Hán, do vậy mà cho đến nay nhiều chùa Việt Nam và ngay cả các nước Phật Giáo Á Châu khác như Đại Hàn, Nhật Bản đều dùng bản 260 chữ nầy. Chỉ có tụng âm khác mà thôi. Khi Phật Giáo được du nhập vào Âu Mỹ, nhiều nước như Nhựt, Trung Hoa, Việt Nam và Đại Hàn đều cho những Phật Tử tại các địa phương nầy tụng theo âm tiếng mẹ đẻ của quê hương mình, mặc dầu kinh Bát Nhã ngày nay đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng thông dụng trên thế giới nữa.

Sau đây chúng ta đọc lại bài kinh Bát Nhã 260 chữ bằng tiếng Việt một lần nữa để được hiểu sâu sắc thêm.


---o0o---

Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa Tâm-Kinh

Quán-tự-tại Bồ-Tát, hành thâm Bát-Nhã Ba-La Mật-Đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn-giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão-tử tận, vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-Đề tát-đõa y Bát Nhã Ba-La Mật-Đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-Bàn. Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-Ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng-đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát bà ha.

Nếu giảng nghĩa từng chữ, từng câu và từng ý nghĩa thì thiết tưởng đã có nhiều vị Pháp Sư và nhiều vị Tổ Sư đã làm rồi. Nơi đây chúng tôi chỉ đơn giản hóa một số vấn đề và ý nghĩa cũng như tư tưởng của Bát Nhã để mọi người cùng nghiên cứu, học hỏi v.v...

Chữ Bát Nhã tiếng Sanscrit gọi là Prajnà. Tiếng Trung Hoa viết theo âm là Bàng Nhược, dịch nghĩa là Trí Tuệ. Tiếng Anh gọi là Wisdom; tiếng Đức gọi Weisheit. Cả tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt đều dịch rất sát nghĩa chữ Prajnà bên trên. Vậy làm sao để có trí tuệ và tu pháp môn gì để hiểu biết được bằng trí tuệ ?

Nội dung của bài kinh Bát Nhã 260 chữ nầy mô tả về CÓ và KHÔNG, KHÔNG và CÓ. Người nào nhận thức được sự hiện hữu nầy không thường còn, không bất biến, luôn luôn thay đổi. Đó là cái nhìn của Bát Nhã. Ví dụ câu: "Có tức là không, không tức là có, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy". Nếu mới đọc qua, người đọc sẽ không hiểu gì cả, mà phải nghiền ngẫm, suy luận, thực hành... thì mới mong hiểu được lý Bát Nhã nầy. Tại sao có tức là không ? - Như chúng ta thấy đó, mọi vật tồn tại nơi thế gian đều không có gì chắc thật, luôn luôn thay đổi và luôn luôn biến hóa. Con người chỉ an trụ trong những phút giây ngắn ngủi, rồi quên đi, tưởng rằng chúng có thật; nhưng trên thực tế lại là không. Tuy rằng không đó; nhưng những vi trần nhỏ li ti; những biến động của gió, của không khí sẽ làm cho từ chỗ không biến thành có v.v... cho đến sự cảm nhận nơi tâm thức, tư tưởng của mỗi con người. Sự tạo tác, sự biến đổi của tâm thức cũng đều như vậy cả. Nghĩa là không có cái gì dừng lại và không có vật gì là không biến đổi. Tâm chúng ta luôn thay đổi và tư tưởng của chúng ta thì niệm niệm sinh diệt. Do vậy mà có cũng như không, không cũng như có là thế.

Ví dụ ta đứng trên một bờ hồ, chúng ta thấy thân hình của mình soi bóng xuống dưới mặt nước. Nếu ta tự hỏi. Đó là ai? Dĩ nhiên ta trả lời là ta; nhưng trên thực tế không phải là ta. Vì đó chỉ là ảnh hiện của cái ta mà thôi. Vì lẽ khi sóng dội đến, hay mặt nước bị một hòn sỏi làm cho gợn sóng thì hình hài kia không phải là của ta nữa. Do vậy mà nói có tức là không.

Đến câu hỏi thứ hai ta tự đặt ra cho mình rằng: Vậy thì ai ở dưới mặt nước đó, nếu không phải là ta ? Như thế đó. Từ cái không biến thành có và từ cái có lại biến thành không và chính những sự đổi thay nầy, làm cho tâm chúng ta bị phân biệt. Thế rồi bị rơi vào vòng ngã chấp và chấp pháp.

Một ví dụ khác cho dễ hiểu hơn. Ví dụ như sóng và nước. Nước luôn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và đôi khi trên mặt nước lại gợn lên một tí sóng. Có người bảo: Sở dĩ có vậy vì nước bị gió. Có người bảo: Chẳng phải bị gió mà cũng chẳng phải tại vì có sự hiện hữu của nước. Đó chỉ là sự chấp trước của tâm thức mà thôi. Hẳn nhiên là tất cả mọi câu trả lời đều không sai; nhưng tùy theo từng đối tượng một để xác định lại việc nầy. Ta ví dụ nước như là chơn tâm và sóng là vọng tâm thì dễ hiểu hơn. Vọng và chơn thực sự ra chỉ có một chứ không có hai. Sở dĩ ta thấy sóng, vì có gió. Sóng ở đây thuộc về vọng. Còn nước thuộc về chơn. Cái tâm của ta vốn thường hằng; nhưng vì trải qua vô lượng sanh tử, do vậy ngọn gió nghiệp kia đã thay đổi chiều hướng nhiều lần, cho nên mới có vọng có chơn là vậy.

Chữ Ma-Ha có nghĩa là rộng lớn. Ý nói phải hiểu kinh nầy bằng trí tuệ rộng lớn, chứ không thể dùng trí bình thường mà phân tích được. Bát-Nhã có nghĩa là trí tuệ siêu việt. Ba-La Mật-Đa có nghĩa là rốt ráo, qua bên kia bờ. Như vậy nếu ai hành trì kinh nầy thì sẽ hiểu thấu đáo lời Phật dạy bằng trí tuệ và chính trí tuệ nầy sẽ đưa chúng sanh đến Niết-Bàn tịch tịnh và thoát ly khỏi sanh tử luân hồi.

Còn Đại Bát-Nhã 600 quyển trong Đại Tạng Kinh đã được Hòa Thượng Trí Nghiêm dịch sang Việt ngữ từ năm 1972 thành 24 quyển và đại tác phẩm nầy đã hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 âm lịch (năm 1980), Phật lịch 2524, nhân lễ vía Đức Phật A Di Đà tại Am Hoàng Trúc thuộc chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Khánh Hòa, Nha Trang.

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm cho biết rằng Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh ra tiếng Việt được họp vào các ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 tại Đại Học Vạn Hạnh dưới quyền Chủa Tọa của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu và 12 vị khác. Phần dịch sang Việt văn đại tác phẩm này do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đảm trách và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu khảo chánh. Theo Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm thì trước Hội Nghị Hòa Thượng đã khởi dịch được 100 bộ và 500 bộ còn lại Hòa Thượng dịch từ năm 1972 đến 1980 thì xong. Đến năm 1998 đại tác phẩm nầy mới được xuất bản tại Việt Nam và chùa Viên Giác Hannover đã được một Phật Tử Việt Nam tại Úc phát tâm cúng dường.

Trong lời tựa "Thừa sự Tăng sai" trang 27 quyển một, Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã viết:

"Sáu trăm quyển phân thành 24 tập (ngoại trừ tập Mục Lục), mỗi tập có 25 quyển, mỗi quyển trung bình 40 trang. Mỗi trang 10 hàng, mỗi hàng 20 chữ. Mười trang 2.000 chữ. Bốn chục trang 8.000 chữ. Mười quyển có 80.000 chữ. Một trăm quyển có 800.000 chữ. Sáu trăm quyển tổng cộng có 4 triệu 8 trăm ngàn chữ. Chưa kể 2 bài Ngự Chế của hai Vua nhà Đường và 16 bài tựa của 16 Hội do dịch giả viết tại chùa Tây Minh, ký hiệu Huyền Tắc chớ không phải Huyền Trang. (Toàn kinh có 16 Hội. Hội thứ nhất chiếm 400 quyển có một bài tựa. Còn 200 quyển 15 Hội có 15 bài. Không như thông thường một bộ kinh là chung một tựa. Quyển Kim Cương Bát Nhã ta thường tụng thuộc Hội thứ 9 cũng riêng một tựa. Như thế bộ kinh nầy dịch ra Việt văn đầy đủ không dưới năm triệu chữ".

Quyển thứ nhất (Tiếng Việt) có 25 quyển in thành 810 trang.

Quyển thứ nhì (tiếng Việt), từ quyển 26 đến quyển 50, gồm 764 trang.

Quyển thứ ba (tiếng Việt), từ quyển 51 đến quyển 75, gồm 748 trang.

Quyển thứ tư, từ quyển 76 đến quyển 100, gồm 715 trang.

Quyển thứ 5, từ quyển 101 đến quyển 125, gồm 691 trang.

Quyển thứ 6, bắt đầu từ quyển thứ 126 đến quyển 150, gồm 651 trang.

Quyển thứ 7, từ quyển 151 đến quyển 175, gồm 716 trang.

Quyển thứ 8, từ quyển 176 đến quyển 200, gồm 737 trang.

Quyển thứ 9, từ quyển 201 đến quyển 225, gồm 764 trang.

Quyển thứ 10, từ quyển 226 đến quyển 250, gồm 775 trang.

Quyển thứ 11, từ quyển 251 đến quyển 275, gồm 763 trang.

Quyển thứ 12, từ quyển 276 đến quyển 300, gồm 735 trang.

Quyển thứ 13, từ quyển 301 đến quyển 325, gồm 778 trang.

Quyển thứ 14, từ quyển 326 đến quyển 350, gồm 759 trang.

Quyển thứ 15, từ quyển 351 đến quyển 375, gồm 776 trang.

Quyển thứ 16, từ quyển 376 đến quyển 400, gồm 783 trang.

Quyển thứ 17, từ quyển 401 đến quyển 425, gồm 784 trang.

Quyển thứ 18, từ quyển 426 đến quyển 450, gồm 799 trang.

Quyển thứ 19, từ quyển 451 đến quyển 475, gồm 795 trang.

Quyển thứ 20, từ quyển 476 đến quyển 500, gồm 798 trang.

Quyển thứ 21, từ quyển 501 đến quyển 525, gồm 845 trang.

Quyển thứ 22, từ quyển 526 đến quyển 550, gồm 823 trang.

Quyển thứ 23, từ quyển 551 đến quyển 575, gồm 846 trang.

Quyển cuối cùng là quyển thứ 24 bằng tiếng Việt, từ quyển 576 đến quyển 600, gồm 789 trang.

Như vậy tổng số trang trong 24 tập là: 18.444 trang kinh Việt ngữ và gần 5 triệu chữ. Đây là một đại tác phẩm mà Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm đã dày công phiên dịch gần 20 năm trời. Mỗi năm trung bình một tập hay hơn một tập để 18 năm sau (1998) được xuất bản lần đầu tiên 1.500 bộ. Trong hơn 70 triệu người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước và hải ngoại mà chỉ có 1.500 bộ kinh, quả là con số rất khiêm nhường, mà Thư Viện chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc, có được một đại tác phẩm như thế, quả là điều rất hy hữu.

Tôi chưa có dịp được diện kiến Hòa Thượng. Nghe đâu Hòa Thượng năm nay (2000) vẫn còn minh mẫn, tuổi gần 90, hiện ở Nha Trang và là một trong những cột trụ của Phật Giáo Việt Nam trong cũng như ngoài nước, giới đức rất trang nghiêm, cả Tăng lẫn Ni đều luôn luôn quy ngưỡng về. Mặc dầu quê hương đất nước chúng ta đang chìm trong cơn hỏa mù của chủ nghĩa; nhưng Phật Giáo Việt Nam còn lại được những bậc tôn túc khả kính như thế, thật quý hơn vàng bạc, kim loại. Cho nên những tên gọi như: Thiền gia thạch trụ hay lương đống của Phật Pháp quả không hổ danh chút nào.

Sau đây chúng ta có thể xem lược qua Mục Lục của 600 quyển gồm 600 phẩm khác nhau của từng Hội để chúng ta có một cái nhìn khái quát về bộ Đại Bát Nhã nầy. Vì nhiều khi chúng ta chỉ được nghe, chứ chưa được thấy. Nếu muốn trì tụng, nghiên cứu chắc phải tốn đến vài chục năm mới xong đại tác phẩm nầy.


---o0o---
Mục Lục

Tựa Tam Tạng Thánh Giáo 9

Lời ký Tam Tạng Thánh Giáo 13

Tựa sơ hội kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa 17

Thừa sự Tăng sai 21

Tập 1


Quyển thứ 1

Hội thứ nhất     Phẩm Duyên Khởi                        thứ 1-1        33

Quyển thứ 2

Hội thứ nhất     Phẩm Duyên Khởi                        thứ 1-2        60

Quyển thứ 3

Hội thứ nhất     Phẩm Học Quán                           thứ 2-1        96

Quyển thứ 4

Hội thứ nhất     Phẩm Học Quán                           thứ 2-2      125

Hội thứ nhất     Phẩm Tương Ưng                        thứ 3-1      145

Quyển thứ 5

Hội thứ nhất     Phẩm Tương Ưng                        thứ 3-2      156



Quyển thứ 6

Hội thứ nhất     Phẩm Tương Ưng                        thứ 3-3      186



Quyển thứ 7

Hội thứ nhất     Phẩm Tương Ưng                        thứ 3-4      217

Hội thứ nhất     Phẩm Chuyển Sanh                      thứ 4-1      235

Quyển thứ 8

Hội thứ nhất     Phẩm Chuyển Sanh                      thứ 4-2      247



Quyển thứ 9

Hội thứ nhất     Phẩm Chuyển Sanh                      thứ 4-3      276



Quyển thứ 10

Hội thứ nhất     Phẩm Khen thắng đức                  thứ 5          306

Hội thứ nhất     Phẩm Hiện tướng lưỡI                  thứ 6          320

Quyển thứ 11

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-1      335



Quyển thứ 12

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-2      366



Quyển thứ 13

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo daỵ trao                thứ 7-3      397



Quyển thứ 14

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-4      427



Quyển thứ 15

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-5      457



Quyển thứ 16

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-6      488



Quyển thứ 17

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-7      517



Quyển thứ 18

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-7      547



Quyển thứ 19

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-9      583



Quyển thứ 20

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-10    616



Quyển thứ 21

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-11    652



Quyển thứ 22

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-12    687



Quyển thứ 23

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-13    723



Quyển thứ 24

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-14    753



Quyển thứ 25

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-15    781


Tập 2 

Quyển thứ 26

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-16     9



Quyển thứ 27

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-17     37



Quyển thứ 28

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-18     68



Quyển thứ 29

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-19     98



Quyển thứ 30

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-20    129



Quyển thứ 31

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-21    159



Quyển thứ 32

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-22    189



Quyển thứ 33

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-23    220



Quyển thứ 34

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-24    249



Quyển thứ 35

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-25    279



Quyển thứ 36

Hội thứ nhất     Phẩm Dạy bảo dạy trao                thứ 7-26    308

Hội thứ nhất     Phẩm Khuyến học                        thứ 8          318

Hội thứ nhất     Phẩm Vô trụ                                 thứ 9-1      335



Quyển thứ 37

Hội thứ nhất     Phẩm Vô trụ                                 thứ 9-2      341



Quyển thứ 38

Hội thứ nhất     Phẩm Bát nhã hành tướng             thứ 10-1    375



Quyển thứ 39

Hội thứ nhất     Phẩm Bát nhã hành tướng             thứ 10-3    440



Quyển thứ 40

Hội thứ nhất     Phẩm Bát nhã hành tướng             thứ 10-3    440



Quyển thứ 41

Hội thứ nhất     Phẩm Bát nhã hành tướng             thứ 10-4   467



Quyển thứ 42

Hội thứ nhất     Phẩm Thí dụ                                 thứ 11-1    500



Quyển thứ 43

Hội thứ nhất     Phẩm Thí dụ                                thứ 11-2    529



Quyển thứ 44

Hội thứ nhất     Phẩm Thí dụ                                 thứ 11-3    559



Quyển thứ 45

Hội thứ nhất     Phẩm Thí dụ                                 thứ 11-4    590

Hội thứ nhất     Phẩm Bồ tát                                 thứ 12-1    615

Quyển thứ 46

Hội thứ nhất     Phẩm Bồ tát                                 thứ 12-2    621



Quyển thứ 47

Hội thứ nhất     Phẩm Ma Ha Tát                          thứ 13-1    652



Quyển thứ 48

Hội thứ nhất     Phẩm Ma Ha Tát                          thứ 13-2    680



Quyển thứ 49

Hội thứ nhất     Phẩm Ma Ha Tát                          thứ 13-3    707

Hội thứ nhất     Phẩm Áo giáp Đại Thừa               thứ 14-1    721

Quyển thứ 50

Hội thứ nhất     Phẩm Áo giáp Đại Thừa               thứ 14-2    737

 

 Tập 3 



Quyển thứ 51

Hội thứ nhất     Phẩm Áo giáp Đại Thừa               thứ 14-3    9

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-1    28

Quyển thứ 52

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-2    39



Quyển thứ 53

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-3    72



Quyển thứ 54

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-4    102



Quyển thứ 55

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-5    131



Quyển thứ 56

Hội thứ nhất     Phẩm Biện Đại Thừa                    thứ 15-6    163

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Đại Thừa                   thứ 16-1    183

Quyển thứ 57

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Đại Thừa                   thứ 16-2    196



Quyển thứ 58

Hội thứ nhất     Phẩm Đại Thừa                            thứ 16-3    225



Quyển thứ 59

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Đại Thừa                   thứ 16-4    252

Quyển thứ 60

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Đại Thừa                   thứ 16-5    281



Quyển thứ 61

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Đại Thừa                   thứ 16-6    311

Hội thứ nhất     Phẩm Tùy thuận                           thứ 17       314

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-1   322



Quyển thứ 62

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-2    343



Quyển thứ 63

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-3    369



Quyển thứ 64

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-4    397



Quyển thứ 65

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-5    424



Quyển thứ 66

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-6    455



Quyển thứ 67

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-7    484



Quyển thứ 68

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-8    513



Quyển thứ 69

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-9    543



Quyển thứ 70

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sở đắc                           thứ 18-10  573

Hội thứ nhất     Phẩm Quán hạnh                          thứ 19-1    586

Quyển thứ 71

Hội thứ nhất     Phẩm Quán hạnh                          thứ 19-2    606



Quyển thứ 72

Hội thứ nhất     Phẩm Quán hạnh                          thứ 19-3    636



Quyển thứ 73

Hội thứ nhất     Phẩm Quán hạnh                          thứ 19-4    660



Quyển thứ 74

Hội thứ nhất     Phẩm Quán hạnh                          thứ 19-6    691

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sanh                              thứ 20-1    703

Quyển thứ 75

Hội thứ nhất     Phẩm Vô sanh                              thứ 20-2    721

Hội thứ nhất     Phẩm Tịnh đạo                             thứ 21-1    735

 

Tập 4 



Quyển thứ 76

Hội thứ nhất     Phẩm Tịnh Đạo                            thứ 21-2     9



Quyển thứ 77

Hội thứ nhất     Phẩm Thiên Đế                             thứ 22-1    33



Quyển thứ 78

Hội thứ nhất     Phẩm Thiên Đế                             thứ 22-2    58



Quyển thứ 79

Hội thứ nhất     Phẩm Thiên Đế                             thứ 22-3    85



Quyển thứ 80

Hội thứ nhất     Phẩm Thiên Đế                             thứ 22-4   113



Quyển thứ 81

Hội thứ nhất     Phẩm Thiên Đế                            thứ 22-5    141

Hội thứ nhất     Phẩm Chư Thiên Tử                    thứ 23-1   150

Quyển thứ 82

Hội thứ nhất     Phẩm Chư Thiên Tử                     thứ 23-2    171

Hội thứ nhất     Phẩm Thọ Giáo                            thứ 24-1    176

Quyển thứ 83

Hội thứ nhất     Phẩm Thọ Giáo                            thứ 24-2    199



Quyển thứ 84

Hội thứ nhất     Phẩm Thọ Giáo                            thứ 24-3    227

Hội thứ nhất     Phẩm Rải Hoa                             thứ 25       246

Quyển thứ 85

Hội thứ nhất     Phẩm Học Bát Nhã                      thứ 26-1    256



Quyển thứ 86

Hội thứ nhất     Phẩm Học Bát Nhã                      thứ 26-2    284



Quyển thứ 87

Hội thứ nhất     Phẩm Học Bát Nhã                      thứ 26-3    312



Quyển thứ 88

Hội thứ nhất     Phẩm Học Bát Nhã                      thứ 26-4    339



Quyển thứ 89

Hội thứ nhất     Phẩm Học Bát Nhã                      thứ 26-5    365

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-1    384

Quyển thứ 90

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-2    395



Quyển thứ 91

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-3    425



Quyển thứ 92

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-4    459



Quyển thứ 93

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-5    491



Quyển thứ 94

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-6    523



Quyển thứ 95

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-7    549



Quyển thứ 96

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-8    575



Quyển thứ 97

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-9    601



Quyển thứ 98

Hội thứ nhất     Phẩm Cầu Bát Nhã                      thứ 27-10  629

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Các Đức                   thứ 28-1    634

Quyển thứ 99

Hội thứ nhất     Phẩm Khen Các Đức                   thứ 28-2    656

Hội thứ nhất     Phẩm Nhiếp Thọ                          thứ 29-1    671

Quyển thứ 100

Hội thứ nhất     Phẩm Nhiếp Thọ                          thứ 29-2    687

 

Tập 5 

Quyển thứ 101

Hội thứ nhất     Phẩm Nhiếp Thọ                          thứ 29-3      9



Quyển thứ 102

Hội thứ nhất     Phẩm Nhiếp Thọ                          thứ 29-4      35



Quyển thứ 103

Hội thứ nhất     Phẩm Nhiếp Thọ                          thứ 29-5      61

Hội thứ nhất     Phẩm So Lường Công Đức          thứ 30-1      69



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương