Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Phẩm thứ hai mươi mốt : Quán về sự thành hoại



tải về 1.14 Mb.
trang18/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Phẩm thứ hai mươi mốt : Quán về sự thành hoại

Lìa thành và cùng thành; trong ấy không có hoại

Lìa hoại và cùng hoại; trong ấy cũng không thành

Nếu lìa xa sự thành; sao gọi là có hoại

Như lìa sanh có chết; việc nầy thật không phải

Thành hoại cùng có vậy; sao gọi có thành hoại

Như sanh tử thế gian; một lúc đều không thể

Nếu lìa hoại để có; sao gọi ngay có thành

Vô thường chẳng có gì; không ở nơi các pháp

Thành hoại cùng không thành; lại lìa không có thành

Cả hai loại không thể; sao gọi đang có thành

Cuối cùng không có thành; chẳng cuối cũng chẳng thành

Cuối tức không có hoại; chẳng cuối lại chẳng hoại

Nếu như lìa thành hoại; đều không có các pháp

Nếu đang lìa các pháp; lại chẳng có thành hoại

Nếu tánh pháp là không; ai đương có thành hoại

Nếu tánh thật là không; lại cũng chẳng thành hoại

Thành hoại nếu là một; điều nầy không thể được

Thành hoại nếu khác đi; việc nầy cũng không phải

Nếu nghĩa do thấy nghe; tức có sanh diệt vậy

Tức điều ấy hư vọng; nên thấy có sanh diệt

Từ pháp không sanh pháp; lại chẳng sanh phi pháp

Từ phi pháp không sanh; pháp cùng với phi pháp

Pháp không từ tự sanh; cũng không từ khác sanh

Không từ nơi khác sanh; sao gọi có sự sanh

Nếu pháp có được thọ; tức tùy theo mất còn

Phải biết pháp thọ ấy; cũng thường cũng vô thường

Cho nên kẻ thọ pháp; không thuộc về mất còn

Nhơn quả luôn tương tục; không mất cũng chẳng còn

Nếu nhơn quả sanh diệt; liên tục mà không mất

Mất chẳng thể sanh ra; nhơn kia tức mất đi

Pháp nằm nơi tự tánh; chẳng hợp với có không

Niết Bàn xong liên tục; tức tùy nơi còn mất

Nếu đầu tiên có diệt; tức không có cái sau

Cái đầu nếu chẳng diệt; làm sao có cái sau

Nếu như cái đầu mất; cái sau liền sanh ra

Mất lúc ấy có một; lúc sanh tức là có

Nếu nói có sanh diệt; tức nghĩa cùng thời vậy

Có nghĩa thân nầy chết; nghĩa là thân nầy sanh

Ba đời đều như vậy; liên tục không mất còn

Nếu ba đời chẳng có; sao gọi có liên tục.

Khi quán sát về sự thành trưởng và sự hoại diệt, chúng ta luôn tâm niệm rằng trong quá khứ nhiều đời, cho đến hiện tại và vị lai trong vô lượng kiếp khác nữa, thật ra không có cái gì sanh ra mà cũng chẳng có cái gì mất đi hết. Vì lẽ trong sự sống đã ẩn chứa sự chết và trong sự chết đã có sẵn sự sống. Chỉ vì tâm chấp còn, chấp mất, chấp thường, chấp đoạn của chúng sanh mà nghĩ rằng cái nầy còn, cái nầy mất. Cái nầy sinh ra cái kia; cái kia sanh ra cái nọ; nhưng trên thực tế, dưới cái nhìn của Trung Quán luận thì chẳng cái nào sinh ra cái nào cả. Do vậy mà chẳng có cái nào mất đi cả.

Các pháp hữu vi và vô vi trên thế gian nầy cũng thế. Tuy chúng ta thấy có thành, trụ, hoại, diệt; nhưng trên thực tế chúng không có tự tánh. Sở dĩ chúng ta thấy có sanh, có già, có bệnh, có chết là vì chúng ta chấp vào sự sanh, sự già, sự bệnh, sự chết v.v... nên tâm thức của chúng ta nương vào đó mà chấp còn, chấp mất v.v...; nếu tâm thức hiểu rằng mọi pháp không sanh mà cũng chẳng diệt. Vì trong cái nầy đã tồn tại có cái kia rồi. Từ đó chúng ta thấy rằng thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Giáo rất thông thoáng, không bị gò bó bởi một vật gì sinh ra và mất sẽ như thế nào, mà điều căn bản vẫn là tự thể của mỗi pháp đều có ngay sự sanh diệt của nó.
---o0o---

Trung Luận - Quyển thứ tư




Phẩm thứ hai mươi hai : Quán sát về Đức Như Lai

Lìa thân không lìa thân; nầy bị không liên tục

Như Lai không có ấm; nơi nào có Như Lai

Ấm hợp có Như Lai; tức không có tự tánh

Nếu không có tự tánh; làm sao sanh ra khác

Pháp nếu nhơn khác sanh; tức nhiên không có ngã

Nếu pháp không có ngã; sao gọi là Như Lai

Nếu không có tự tánh; làm sao có tánh khác

Lìa tự tánh tha tánh; tên nào gọi Như Lai

Nếu không nhơn ngũ ấm; trước đó có Như Lai

Nên nay có thân nầy; nên gọi là Như Lai

Nay thật không có thân; cũng không pháp Như Lai

Nếu mà chẳng có thọ; nay đang thọ cái gì

Nếu sau nầy mới thọ; có thọ không tên thọ

Không có chẳng thọ pháp; nên có tên Như Lai

Nếu mà một khác trong; Như Lai không thể được

Năm loại tìm cũng không; vì sao thọ pháp trong

Lại cũng thọ năm ấm; không từ có tự tánh

Nếu mà không tự tánh; sao gọi có tánh khác

Như thật nghĩa nầy đây; thọ không kẻ thọ không

Sao gọi đang có không; nên nói Như Lai không

Không tức không thể nói; không không chẳng thể nói

Cùng không cùng chẳng nói; chỉ nói giả danh thôi

Tướng tịch diệt không có; thường vô thường cả bốn

Tướng tịch diệt không có; cùng không cùng với bốn

Nay thấy biết sâu xa; nên nói không Như Lai

Tướng tịch diệt Như Lai; phân biệt có hoặc không

Tánh không trong như vậy; suy nghĩ cũng chẳng thể

Sau khi Như Lai diệt; phân biệt có và không

Như Lai vậy hí luận; vì người sanh hí luận

Hí luận phá mắt huệ; tất cả khó thấy Phật

Như Lai có thuộc tánh; tức là tánh thế gian

Như Lai không thuộc tánh; thế gian cũng không tánh.

Như Lai chỉ là một danh từ để gọi những bậc đã giác ngộ tự tánh. Danh từ nầy không nằm trong sự đối đãi của có hoặc không, của thường hoặc không thường; nên không nằm trong bốn điều. Đó là hữu biên, vô biên, vừa hữu biên, vừa vô biên và chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên. Sự thị hiện sanh ra của Như Lai hay sự tịch diệt của Như Lai cũng không có thật tướng. Nếu vì tướng tịch diệt của Như Lai mà khởi lên có không v.v... thì điều ấy cũng thật vô lý vậy. Vì lẽ những gì mà chúng sanh lấy con mắt của thế gian để quan sát, thì chúng luôn luôn có đối đãi. Chỉ khi nào đạt đến huệ nhãn thì mới có thể thấy được tánh chân thật của Như Lai mà thôi.

Chính thế gian đã phân biệt đối đãi nên mới gọi là Như Lai tánh; trên thực tế thì tánh nầy cũng chẳng có. Sở dĩ có, vì có sự chấp chặt của chúng sanh mà có tánh Như Lai, mà trong thực tế như như của tánh không thì Như Lai vốn rỗng không, vô khứ, vô lai, không còn, không mất, không đến, không đi v.v...

Như Lai vốn chân thật. Do vậy dưới cái nhìn của Trung Quán không bị thay đổi bởi thời gian hay không gian. Như Lai tánh không bị biến đổi còn hay mất theo cái nhìn của thế gian, mà Như Lai vốn dĩ không. Do vậy không có gì để so sánh để gọi mất hay còn, đến hay đi. Sở dĩ có mất còn, đến đi là do tâm của con người chấp trước, dưới cái nhìn đối đãi; nên mới như vậy. Vì lẽ bản tánh của Như Lai vốn rỗng không, chân thật. lìa đối đãi, nói năng; nên gọi Như Lai là bản thể chơn như của vạn hữu vậy


---o0o---


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương