Có Và Không ht như Điển o0o Nguồn


Phẩm thứ mười tám : Quán pháp



tải về 1.14 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.14 Mb.
#39414
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Phẩm thứ mười tám : Quán pháp

Nếu ngã là ngũ ấm; vậy ngã có sanh diệt

Nếu ngã khác ngũ ấm; tức không tướng ngũ ấm

Nếu không có tướng ngã; làm sao có thuộc ta

Không ngã không thuộc ngã; tên gọi trí vô ngã

Kẻ được trí vô ngã; tức có tên thật quán

Kẻ được trí vô ngã; người nầy rất ít có

Trong ngoài ta thuộc ta; hết sạch không có gì

Các thọ đều có mất; thọ mất tức thân mất

Nghiệp phiền não diệt rồi; tên gọi là giải thoát

Nghiệp phiền não không thật; vào không hí luận mất

Chư Phật nói về ngã; hoặc hay nói vô ngã

Trong pháp có thật tướng; không ta không không ta

Các pháp có thật tướng; tâm làm ngôn ngữ mất

Không sanh cũng không mất; yên lặng như Niết Bàn

Tất cả thật không thật; lại thật lại không thật

Không thật không chẳng thật; có tên là Phật Pháp

Tự biết không theo khác; tịch diệt không hí luận

Không khác không phân biệt; đây có tên thật tướng

Nếu pháp từ duyên sanh; không tức không khác nhau

Cho nên tên thật tướng; không mất cũng chẳng còn

Không một chẳng phải khác; không còn cũng chẳng mất

Có tên các Đức Phật; giáo hóa vị cam lồ

Nếu Phật không ra đời; Phật Pháp đã hết sạch

Các vị Bích Chi Phật; từ xa nầy sanh ra.

Thông thường chúng ta chấp về cái ta của mình và về cái thuộc về ta. Ví dụ ta thương người đó. Vì ta muốn người đó thuộc về ta và chính cái ta của mình cũng muốn người khác thương như vậy. Từ đây sẽ sinh ra một trạng thái bảo thủ, gìn giữ, không cho ai chạm vào cái ta đó và kể cả chững cái ta muốn thuộc về ta; nhưng trên thực tế, nếu cái ta và cái thuộc về ta không như điều ta muốn, thì ta sẽ nguyền rủa, đuổi xua, nói xấu v.v... để bảo vệ cái ta của mình. Đây là chấp ngã và ngã sở; nhưng trên thực tế thì không có cái gì là ta và cũng chẳng có cái gì thuộc về ta cả. Kẻ nào quán sát như vậy thì được trí vô ngã. Những người như thế thật ít có. Chỉ có chư Phật và chư vị Bồ Tát đã lìa hết những sự chấp trước mới không có tâm phân biệt được.

Nghiệp và phiền não của chúng sanh mất đi hết, tức sự giải thoát sẽ hiện ra; nhưng trên thực tế thì nghiệp và phiền não cũng chẳng có; chẳng qua chỉ là những vấn đề luận bàn cho vui như vậy thôi.

Tâm ta, hành nghiệp của ta cũng như các pháp không sanh cũng chẳng mất; luôn luôn yên tĩnh như Niết Bàn. Bởi vì chúng sanh chấp vào có không, còn mất, được hơn, thua kém v.v... nên mới bị kẹt vào vô minh sanh tử như vậy

Thật, có nghĩa là tướng chân thật của các pháp. Tướng ấy không mất cũng chẳng còn, không đến cũng không đi, vắng lặng như bất động; pháp ấy chẳng phải một mà chẳng phải khác một. Có nghĩa là trong sự tồn tại của cái nầy đã ẩn hiện cái mất mát của cái kia. Cái nầy đến thì cái kia đi, cái nầy còn thì cái kia mất. Chỉ thay đổi vị trí với nhau để tồn tại và để chi phối tâm thức lẫn hình hài của mỗi chúng sanh khi chưa giác ngộ. Do vậy nên nói không còn cũng không mất là thế.

Nếu chư Phật không ra đời để giáo hóa chúng sanh thì các pháp nầy đã hết sạch. Vì có sự hiện hữu của chư Phật; nên các pháp nầy được tỏ bày và vì sự thay đổi của các pháp; nên các vị Bích Chi Phật lại ra đời trong khi không có các Đức Phật ở thế gian nầy để giáo hóa. Do vậy chơn thật pháp vẫn luôn luôn tồn tại và không đến cũng chẳng đi; không còn cũng chẳng mất là vậy.


---o0o---

Phẩm thứ mười chín : Quán về thời gian

Nếu nhơn là quá khứ; có vị lai hiện tại

Vị lai và hiện tại; tức kết quả quá khứ

Nếu trong lúc quá khứ; không vị lai hiện tại

Trong vị lai hiện tại; sao gọi nhân quá khứ

Không nhơn của quá khứ; tức không có vị lai

Cũng chẳng có hiện tại; cho nên không hai lúc

Có nghĩa là như vậy; tức biết ngoài hai thời

Trên giữa dưới khác một; tất cả pháp đều không

Lúc ở chẳng có được; lúc đi cũng chẳng xong

Thời nếu không có được; làm sao nói tướng thời

Có vật nên có thời; lìa vật sao có thời

Vật thường không có chủ; hà huống hiện có thời.

Thời gian mỗi một quốc gia, một thế giới, một cõi tính khác nhau. Ví dụ ở Á Châu tính mỗi ngày có 12 tiếng đồng hồ; trong khi đó ở Âu Châu mỗi ngày có 24 tiếng. Ở Á Châu mỗi tuần có 10 ngày, gồm thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Trong khi đó ở Âu Châu mỗi tuần có 7 ngày và mỗi tháng có 4 tuần. Như vậy giữa Âu Châu và Á Châu về thời gian đã có khác nhau rồi. Trong khi Úc Châu là mùa hè thì Âu Châu là mùa đông. Đó là chưa nói cõi chư Thiên một ngày nhiều gấp 100 lần tại hạ giới. Nếu lên tới cõi trời Đẩu Suất thì một ngày tại đó bằng 1000 ngày (tức gần 3 năm) tại xứ Ta Bà nầy. Rồi một ngày ở cõi Tha Hóa Tự Tại bằng 1.600 năm ở cõi nầy. Như vậy thời gian đâu có gì để mà so sánh. Đây chỉ là những ngày tháng trong cõi Dục mà đã như vậy, huống gì ngày tháng tại cõi Sắc và cõi Vô Sắc; hay thời gian tại cõi Phật thì không bao giờ có bóng đêm chẳng hạn. Cho nên nói thời gian không đến không đi, không còn, không mất, không quá khư, không vị lai, không hiện tại là thế. Tất cả chỉ là đối đãi mà thôi.

Con người sở dĩ bị trầm luân trong sanh tử vì lẽ chỉ chấp vào cái điều mình hiểu biết, mà sự hiểu biết thì bao giờ nó cũng giới hạn. Lấy cái hữu hạn đó đem so lường với cái vô hạn của không gian thì không có một ý nghĩa nào cả. Từ ý niệm về quán sát thời gian nầy chúng ta nên tập cho tâm ta phải hướng về tánh chơn thật của pháp mà quán sát. Có như thế mới được lợi lạc nhiều hơn.
---o0o---

Phẩm thứ hai mươi : Quán về nhân quả

Nếu các duyên hòa hợp; tất có quả sanh ra

Trong sự hòa hợp đó; cần gì hòa hợp sanh

Nếu các duyên hòa hợp; trong đấy không có quả

Sao gọi từ duyên sanh; hòa hợp sinh ra quả

Nếu các duyên hòa hợp; trong ấy có quả rồi

Hòa hợp trong ấy có; mà thật không thể được

Nếu các duyên hòa hợp; trong ấy không có quả

Gọi đấy là nhơn duyên; không nhơn duyên cũng vậy

Nếu nhơn cùng quả nhơn; nhơn làm đã mất đi

Nhơn nầy có hai hình; một và khác mất đi

Nếu nhơn không cùng quả; nhơn gây đã mất đi

Nhơn mất thì quả sanh; quả nầy không có nhơn

Khi các duyên hòa hợp; lúc ấy sanh ra quả

Kẻ sanh và được sanh; tức cùng một lúc vậy

Nếu quả sanh ra trước; các duyên hợp lại sau

Điều nầy lìa nhơn duyên; nên gọi không nhơn quả

Nếu nhơn biến thành quả; tức nhơn cho đến quả

Như vậy nhơn sanh trước; sanh rồi lại sanh nữa

Sao gọi nhơn mất đi; có thể sanh ra quả

Lại nếu nhơn tại quả; sao gọi nhơn sanh quả

Nếu nhơn bên cạnh quả; như thế sanh quả gì

Thấy nhơn không thấy quả; cả hai cùng không sanh

Nếu nói nhơn quá khứ; sanh ra quả quá khứ

Quả vị lai hiện tại; như vậy rốt không hợp

Nếu nói vị lai nhơn; sanh ra quả vị lai

Hiện tại quá khứ quả; cuối cùng không hòa hợp

Nếu nói hiện tại nhơn; sanh ra hiện tại quả

Vị lai quá khứ quả; rốt cuộc đều không hợp

Nếu mà không hòa hợp; nhơn nào sanh ra quả

Nếu mà có hòa hợp; nhơn nào sanh ra quả

Nếu nhơn không có quả; nhơn nào sanh ra quả

Nếu nhơn chẳng có quả; nhơn nào sanh ra quả

Quả chẳng phải chẳng sanh;quả chẳng không chẳng mất

Nếu quả chẳng có gì; không sanh cũng không mất

Quả không có sanh ra; quả không có mất đi

Quả nầy thức không vậy; không sanh cũng chẳng mất

Nhơn quả là một vậy; việc nầy rốt không vậy

Nhơn quả nếu khác nhau; việc nầy cũng không vậy

Nếu nhơn quả là một; sanh được sanh là một

Nếu nhơn quả khác nhau; nhơn cũng giống không nhơn

Nếu quả có định tánh; nhơn do đâu mà sanh

Nếu quả không định tánh; nhơn do đâu mà sanh

Nhơn không sanh ra quả; tức không có tướng nhơn

Nếu không có tướng nhơn; làm sao sanh ra quả

Nếu từ các nhơn duyên; mà sanh ra hòa hợp

Hòa hợp tự không sanh; làm sao sanh quả được

Do vậy quả không theo; duyên hợp không hợp sanh

Nếu không có quả nầy; nơi nào có pháp hợp.

Trong các pháp thế gian cũng như xuất thế gian, tất cả đều do nhân duyên hòa hợp mà có, rồi cũng từ nhân duyên không kết hợp được nữa nên lại tan rã. Điều nầy cho thấy rằng tất cả các pháp đều không nhất định. Nhưng cái gì sinh ra cái gì thì theo Ngài Long Thọ, không nhơn cũng chẳng quả, không quả cũng chẳng nhơn. Vì lẽ trong nhơn có quả và trong quả có nhơn. Ngoài nhơn không có quả, ngoài quả không có nhơn. Do vậy không thể nói cái nầy sinh ra cái kia được, cũng chẳng thể nói cái kia sinh ra cái nầy. Cái nầy có trước rồi cái kia có sau v.v... tất cả đều bị nằm trong vòng đối đãi. Thật tế mà nói trong vô lượng kiếp đã có cái hòa hợp rồi và trong vô lượng kiếp đã có cái tan rã. Cái nầy phát sinh ra, thì cái kia phải nhường chỗ cho cái nầy tồn tại và cái nầy mất đi thì cái khác sẽ sanh ra. Chỉ đơn giản như vậy; nhưng con người vì chấp chặt vào tự ngã cũng như cố chấp nên khó hiểu và cũng không chịu cố gắng hiểu là các pháp đều không nhất định. Vì chúng luôn luôn thay đổi. Giống như thế ấy, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã thị hiện độ sanh ở cõi Ta Bà nầy có hình tướng, có sanh già bệnh chết; có nói pháp, có thị hiện độ sanh v.v..., nhưng Đức Phật trước khi Nhập Diệt đã bảo rằng: Trong 49 năm ta chưa nói một lời nào cả ! Vì sao vậy ? Vì lẽ trong quá khứ chư Phật đã nói những điều ấy; hiện tại chư Phật cũng chỉ nói những điều ấy và trong tương lai các vị Phật có ra đời ở xứ Ta Bà nầy hay ở bất cứ nơi nào trong tam thiên đại thiên thế giới đều sẽ nói những gì như chư Phật trong quá khứ đã nói vậy.

Một cái vòng tròn thì không có cái bắt đầu và cái cuối cùng. Cũng như thế ấy, sự sanh tử của chúng sanh không có cái chấm dứt cho một tập thể. Vì vòng luân hồi vẫn xoay; chỉ có những chúng sanh nào muốn thoát ly tam giới thì hãy tự mình cố gắng vượt thoát ra khỏi cảnh giới khổ đau ấy do sự tự tu và tự học cũng như sự trợ lực của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Khi hiểu được như vậy rồi thì có thể kết luận như trên là: Trong nhân có quả và trong quả có nhân; không có cái nào sinh ra cái nào cả.
---o0o---



tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương