ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số 09/2010 chuyêN ĐỀ CÔng ưỚc của liên hợp quốC



tải về 1.24 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.24 Mb.
#22026
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chương IV

Hợp tác Quốc tế

Điều 43

Hợp tác quốc tế

1. Các quốc gia thành viên sẽ hợp tác về các vấn đề hình sự theo quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 50 của Công ước này. Khi thích hợp và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia của mình, các quốc gia thành viên sẽ xem xét trợ giúp cho nhau trong việc điều tra, tố tụng các vấn đề dân sự và hành chính liên quan đến tham nhũng.

2. Trong các vấn đề hợp tác quốc tế, khi nguyên tắc cùng hình sự hoá được coi là một yêu cầu, thì yêu cầu này được coi là được đáp ứng nếu hành vi cấu thành tội phạm được yêu cầu trợ giúp là một tội phạm theo pháp luật của cả hai quốc gia thành viên, bất kể pháp luật của quốc gia thành viên được yêu cầu có quy định tội phạm liên quan có cùng loại với tội phạm hoặc định danh tội phạm theo cùng một thuật ngữ giống như quốc gia thành viên yêu cầu hay không.

Điều 44

Dẫn độ

1. Điều này được áp dụng đối với các tội phạm được quy định trong Công ước này khi người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ có mặt trên lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu, với điều kiện tội phạm làm nảy sinh yêu cầu dẫn độ là tội phạm mà cả quốc gia thành viên yêu cầu và quốc gia thành viên được yêu cầu đều quy định sẽ bị trừng trị.

2. Dù có các quy định tại khoản 1 Điều này, nếu pháp luật nước mình cho phép, một quốc gia thành viên có thể cho tiến hành dẫn độ một người về bất kỳ tội nào quy định trong Công ước này mà tội phạm đó không bị trừng trị theo pháp luật quốc gia của mình.

3. Nếu yêu cầu dẫn độ bao gồm một số tội phạm riêng biệt mà ít nhất một trong số đó có thể bị dẫn độ theo Điều này và một số không bị dẫn độ theo Điều này vì lý do thời hạn bị phạt tù nhưng có liên quan đến các tội phạm được quy định trong Công ước này, thì quốc gia được yêu cầu cũng có thể áp dụng Điều này đối với các tội phạm đó.

4. Mỗi tội phạm trong số các tội phạm mà Điều này áp dụng sẽ được coi là một tội phạm có thể bị dẫn độ trong các điều ước về dẫn độ hiện có giữa các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên cam kết sẽ đưa các tội phạm đó là các tội phạm có thể bị dẫn độ vào các điều ước về dẫn độ mà mình sẽ ký kết. Trong trường hợp một quốc gia thành viên sử dụng Công ước này làm cơ sở cho việc dẫn độ, quốc gia đó, nếu pháp luật nước cho phép, sẽ không được coi bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước này là tội phạm chính trị.

5. Nếu một quốc gia thành viên quy định việc dẫn độ chỉ được thực hiện trên cơ sở có một điều ước, nhận được yêu cầu dẫn độ từ quốc gia thành viên khác mà giữa hai quốc gia này không có điều ước về dẫn độ, quốc gia được yêu cầu có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của điều này.

6. Quốc gia thành viên quy định việc dẫn độ chỉ được thực hiện trên cơ sở có hiệp định dẫn độ:

(a) Vào thời điểm gửi lưu văn kiện phê chuẩn, công nhận, thông qua hoặc gia nhập Công ước này, sẽ thông báo cho Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc về việc có lấy Công ước này làm căn cứ pháp lý cho hợp tác dẫn độ với các quốc gia thành viên khác của Công ước này hay không; và

(b) Nếu không chấp nhận Công ước này là căn cứ pháp lý để hợp tác dẫn độ thì khi có thể sẽ ký kết các điều ước về dẫn độ với các quốc gia thành viên khác của Công ước này để thực hiện điều này.

7. Các quốc gia thành viên không quy định việc dẫn độ phụ thuộc vào một hiệp định dẫn độ sẽ công nhận các tội phạm quy định trong Điều này là các tội phạm có thể bị dẫn độ giữa chính các quốc gia này với nhau.

8. Việc dẫn độ sẽ tuân theo các điều kiện quy định trong pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ hoặc các điều ước về dẫn độ liên quan, trong đó có điều kiện về yêu cầu hình phạt tối thiểu và về những căn cứ mà dựa vào đó quốc gia được yêu cầu có thể từ chối dẫn độ.

9. Trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước mình, các quốc gia thành viên sẽ cố gắng xúc tiến thủ tục dẫn độ và đơn giản hoá các yêu cầu về chứng cứ đối với bất kỳ tội phạm nào mà điều khoản này được áp dụng.

10. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật và các điều ước về dẫn độ của mình, quốc gia thành viên được yêu cầu dẫn độ khi thấy hoàn cảnh cho phép và cấp thiết đồng thời nếu được đề nghị bởi quốc gia yêu cầu dẫn độ thì có thể tạm giam người là đối tượng dẫn độ đang có mặt trên lãnh thổ nước mình hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp khác để bảo đảm rằng người đó sẽ có mặt khi tiến hành thủ tục dẫn độ.

11. Đối với quốc gia thành viên có người bị coi là tội phạm trên lãnh thổ của mình, nếu không dẫn độ người này chỉ vì người này là công dân nước mình, thì theo đề nghị của quốc gia thành viên yêu cầu dẫn độ, quốc gia đó sẽ nhanh chóng đưa vụ việc ra cho các cơ quan chức năng nước mình để truy tố. Các cơ quan chức năng này sẽ ra quyết định và thực hiện quá trình tố tụng theo cách vẫn làm đối với loại tội phạm nghiêm trọng theo pháp luật của quốc gia thành viên đó. Các quốc gia có liên quan sẽ hợp tác với nhau, đặc biệt là về mặt thủ tục và chứng cứ, để bảo đảm hiệu quả của việc xét xử.

12. Bất cứ khi nào một quốc gia thành viên theo pháp luật quốc gia được phép dẫn độ hoặc sẽ được giao nộp một công dân nước mình chỉ với điều kiện là người này sẽ được đưa trở lại nước mình để chấp hành hình phạt là kết quả của một phiên toà hay thủ tục tố tụng được thực hiện sau khi người này bị dẫn độ hay giao nộp và quốc gia thành viên đó và quốc gia thành viên yêu cầu dẫn độ cùng nhất trí với lựa chọn này cũng như với các điều khoản khác mà hai bên thấy phù hợp, việc dẫn độ hoặc giao nộp có điều kiện đó được coi là đủ để đáp ứng các nghĩa vụ nêu tại khoản 11 của Điều này.

13. Nếu yêu cầu dẫn độ để thi hành một bản án bị từ chối do đối tượng yêu cầu dẫn độ là công dân của quốc gia được yêu cầu, thì quốc gia thành viên được yêu cầu, nếu pháp luật nước mình cho phép và phù hợp với những yêu cầu của pháp luật nước mình sẽ xem xét việc thi hành bản án đã được tuyên theo pháp luật của quốc gia thành viên yêu cầu hoặc phần còn lại của bản án đó, trên cơ sở đề nghị của quốc gia thành viên yêu cầu.

14. Bất cứ người nào đang trong quá trình tố tụng vì có liên quan tới những tội phạm mà Điều này điều chỉnh đều được bảo đảm đối xử công bằng ở tất cả các quá trình tố tụng, được hưởng tất cả các quyền cùng các hình thức đảm bảo mà pháp luật của quốc gia nơi người đó đang có mặt quy định.

15. Không điều khoản nào trong Công ước này được hiểu là bắt buộc dẫn độ nếu quốc gia thành viên được yêu cầu dẫn độ có cơ sở đầy đủ để tin rằng yêu cầu dẫn độ đó nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt một người vì lí do giới tính, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hay quan điểm chính trị của người đó hoặc việc đáp ứng yêu cầu dẫu có thể gây tổn hại đến tình thế của người đó vì bất kỳ lí do nào nói trên.

16. Các quốc gia thành viên không được từ chối yêu cầu dẫn độ chỉ dựa trên lý do duy nhất là tội phạm đó cũng được coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính.

17. Trước khi từ chối dẫn độ, quốc gia thành viên được yêu cầu khi thích hợp sẽ thảo luận với quốc gia thành viên yêu cầu để tạo điều kiện cho quốc gia thành viên yêu cầu trình bày quan điểm của mình và cung cấp thông tin về việc buộc tội đó.

18. Các Quốc gia thành viên sẽ cố gắng ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương và đa phương để thực hiện việc dẫn độ hoặc tăng cường hiệu quả dẫn độ.

Điều 45

Chuyển giao người bị kết án

Các quốc gia thành viên có thể cân nhắc việc ký kết các hiệp định hay thoả thuận song phương hoặc đa phương về việc chuyển giao đến lãnh thổ của mình những người bị kết án tù hoặc chịu các hình thức tước quyền tự do khác do đã phạm những tội được quy định trong Công ước này để họ có thể chấp hành xong bản án ở nơi chuyển đến.



Điều 46

Tương trợ pháp lý

1. Các quốc gia thành viên sẽ dành cho nhau sự hỗ trợ pháp lý tối đa liên quan đến điều tra, truy tố và xét xử những loại tội phạm được quy định trong Công ước này.

2. Tương trợ pháp lý được thực hiện ở mức độ cao nhất có thể theo các luật, điều ước, hiệp định và thoả thuận tương ứng của quốc gia thành viên được yêu cầu liên quan tới việc điều tra, truy tố và xét xử đối với các loại tội phạm mà một pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm ở quốc gia thành viên yêu cầu theo Điều 26 của Công ước này.

3. Yêu cầu tương trợ pháp lý theo điều khoản này có thể được đưa ra để thực hiện một trong các mục đích sau đây:



    1. Lấy chứng cứ hoặc lời khai của người có liên quan;

    2. Tống đạt tài liệu tư pháp;

    3. Tìm kiếm, tạm giữ và phong toả;

    4. Khám nghiệm vật thể và hiện trường;

    5. Cung cấp thông tin, chứng cứ và giám định;

    6. Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của tài liệu và hồ sơ, bao gồm cả hồ sơ của chính phủ, ngân hàng, tài chính, công ty hay doanh nghiệp;

    7. Xác định hoặc truy tìm tiền phạm pháp, tài sản, công cụ hoặc những đồ vật khác để làm chứng cứ;

    8. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự có mặt tự nguyện của các cá nhân ở Quốc gia yêu cầu;

    9. Các hình thức trợ giúp khác không trái với pháp luật của quốc gia được yêu cầu;

    10. Xác minh, phong toả và truy tìm tài sản do phạm tội mà có theo các quy định tại Chương V của Công ước này;

    11. Việc thu hồi tài sản theo các quy định tại Chương V của Công ước này.

4. Trên cơ sở không trái với pháp luật quốc gia, dù không có yêu cầu trước đó, các cơ quan chức năng của một quốc gia thành viên có thể chuyển thông tin liên quan đến tội phạm cho cơ quan chức năng của quốc gia khác nếu họ tin rằng thông tin đó có thể hỗ trợ cho cơ quan này tiến hành hay kết thúc thành công các cuộc điều tra và tố tụng hình sự hoặc rằng việc chuyển thông tin đó sẽ dẫn tới việc quốc gia khác kia đưa yêu cầu theo Công ước này.

5. Việc chuyển thông tin theo khoản 4 của Điều này không được gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra và tố tụng hình sự ở quốc gia của các cơ quan chức năng cung cấp thông tin. Các cơ quan chức năng nhận thông tin phải tuân thủ yêu cầu về việc giữ bí mật thông tin, dù chỉ tạm thời, hoặc yêu cầu về việc hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, điều này không cản trở quốc gia nhận thông tin tiết lộ thông tin này trong quá trình tố tụng để minh oan cho một người bị buộc tội. Trong trường hợp đó, quốc gia nhận thông tin sẽ thông báo cho quốc gia cung cấp thông tin trước khi thông tin được tiết lộ và nếu được yêu cầu thì sẽ trao đổi với quốc gia cung cấp thông tin. Trong trường hợp ngoại lệ, nếu không thể thông báo trước được, quốc gia nhận thông tin phải thông báo ngay cho quốc gia cung cấp thông tin về việc đã tiết lộ thông tin.

6. Các quy định ở Điều này không ảnh hưởng đến những nghĩa vụ được quy định ở bất kỳ điều ước song phương hay đa phương nào, điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh, một phần hoặc toàn bộ hoạt động tương trợ pháp lý.

7. Các khoản từ 9 đến 29 của Điều này áp dụng đối với các yêu cầu được lập căn cứ theo Điều này nếu giữa các quốc gia hữu quan không có điều ước về tương trợ pháp lý. Nếu giữa các quốc gia đó có điều ước tương trợ pháp lý, các quy định tương ứng của điều ước đó sẽ được áp dụng trừ khi các quốc gia thành viên thoả thuận áp dụng các khoản từ 9 đến 29 của Điều này để thay thế. Khuyến khích mạnh mẽ các quốc gia thành viên áp dụng các khoản này nếu chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác.

8. Các quốc gia thành viên sẽ không từ chối tương trợ pháp lý theo Điều này vì lý do đảm bảo bí mật ngân hàng.

9. (a) Một quốc gia thành viên, khi phúc đáp yêu cầu tương trợ theo Điều này trong trường hợp thiếu điều kiện cùng hình sự hoá, sẽ cân nhắc đến các mục đích của Công ước này được quy định tại Điều 1;

(b) Các quốc gia thành viên có thể từ chối trợ giúp theo Điều này với lý do thiếu điều kiện cùng hình sự hoá. Tuy nhiên, quốc gia thành viên, khi phù hợp với các khái niệm cơ bản của pháp luật của mình sẽ phải trợ giúp nếu việc trợ giúp này không liên quan đến những hành vi mang tính cưỡng chế. Việc trợ giúp như vậy có thể bị từ chối khi yêu cầu có liên quan đến những vấn đề nhỏ nhặt hoặc các vấn đề mà việc hợp tác hoặc trợ giúp có thể được thực hiện theo các quy định khác của Công ước này;

(c) Mỗi quốc gia thành viên có thể xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để có thể mở rộng phạm vi trợ giúp theo Điều này trong trường hợp thiếu điều kiện cùng hình sự hoá.

10. Người đang chịu hình phạt tù hoặc đang thi hành một bản án trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên nhưng lại bị quốc gia thành viên khác yêu cầu có mặt vì mục đích nhận diện, điều trần, hoặc các mục đích khác để hỗ trợ việc thu thập chứng cứ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm được Công ước này điều chỉnh, có thể bị chuyển giao nếu các điều kiện sau được đáp ứng:


  1. Người đó tự nguyện đồng ý sau khi đã biết có yêu cầu;

(b) Các cơ quan chức năng của cả hai quốc gia thành viên đồng ý, phụ thuộc vào các điều kiện mà các quốc gia thành viên này cho là phù hợp.

11. Vì mục đích của khoản 10 Điều này:

(a) Quốc gia thành viên mà người đó được chuyển đến có quyền và nghĩa vụ phải quản chế người được chuyển, trừ trường hợp có đề nghị hoặc cho phép khác từ Quốc gia thành viên mà người đó được chuyển đi;

(b) Quốc gia thành viên mà người đó được chuyển đến phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ của mình trả người đó về sự quản chế của quốc gia thành viên mà từ đó người đó được chuyển đi theo thoả thuận trước đó hay thoả thuận khác giữa các cơ quan chức năng của cả hai quốc gia đã đồng ý trước đó, hoặc đã thỏa thuận khác;

(c) Quốc gia thành viên mà người đó được chuyển đến không được yêu cầu Quốc gia chuyển người đó đi áp dụng thủ tục dẫn độ để đưa người đó trở về;

(d) Người bị chuyển giao phải được công nhận là đã thi hành bản án đang thi hành ở quốc gia thành viên chuyển đi cho thời gian bị giam ở quốc gia thành viên chuyển đến.

12. Người bị chuyển giao, bất kể mang quốc tịch gì, sẽ không bị truy tố, giam giữ, trừng phạt hoặc chịu bất cứ sự hạn chế về tự do cá nhân nào trong lãnh thổ của quốc gia chuyển đến vì những hành vi, bất hành động, hay bản án có từ trước khi người này rời khỏi lãnh thổ của quốc gia chuyển đi; trừ trường hợp quốc gia thành viên chuyển đi đồng ý căn cứ theo khoản 10 và 11 của Điều này.

13. Mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một cơ quan trung ương có trách nhiệm và quyền hạn tiếp nhận các yêu cầu về tương trợ pháp lý; thực hiện hoặc chuyển chúng đến các cơ quan chức năng khác để thực hiện. Trường hợp quốc gia thành viên có một vùng lãnh thổ đặc biệt với một cơ chế thực hiện tương trợ pháp lý riêng biệt, thì có thể chỉ định một cơ quan trung ương riêng biệt có chức năng tương tự cho vùng lãnh thổ đó. Các cơ quan trung ương phải đảm bảo thực hiện hoặc chuyển giao khẩn trương và đầy đủ các yêu cầu nhận được. Trường hợp cơ quan trung ương chuyển yêu cầu đến cơ quan chức năng để thực hiện, cơ quan trung ương phải khuyến khích thực hiện khẩn trương và đầy đủ yêu cầu đó. Tổng thư ký Liên hợp Quốc phải được thông báo về cơ quan trung ương được chỉ định cho mục đích này tại thời điểm mỗi bên gửi lưu văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này. Các yêu cầu tương trợ pháp lý và mọi liên lạc có liên quan phải được chuyển đến các cơ quan trung ương mà các quốc gia thành viên chỉ định. Đòi hỏi này không vi phạm quyền của một quốc gia thành viên yêu cầu rằng những yêu cầu tương trợ pháp lý và liên lạc đó phải thông qua đường ngoại giao và, trong các trường hợp khẩn cấp, nếu các quốc gia thành viên đồng ý, thì qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, nếu có thể.

14. Yêu cầu tương trợ pháp lý phải được lập thành văn bản hoặc, nếu có thể, bằng những cách có khả năng tạo ra văn bản, bằng ngôn ngữ mà quốc gia được yêu cầu chấp nhận, theo các điều kiện cho phép quốc gia thành viên đó xác minh được tính xác thực. Tổng thư ký Liên hợp Quốc phải được thông báo về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ trong yêu cầu tương trợ pháp lý mà mỗi quốc gia thành viên có thể chấp nhận tại thời điểm mỗi bên gửi lưu văn kiện thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này. Trong các trường hợp khẩn cấp và nếu các quốc gia thành viên đồng ý, các yêu cầu tương trợ pháp lý bằng miệng có thể được chấp nhận nhưng sau đó phải có xác nhận lại bằng văn bản.

15. Văn bản yêu cầu tương trợ pháp lý phải bao gồm:

(a) Đặc trưng nhận biết của cơ quan đưa yêu cầu;

(b) Đối tượng và bản chất của việc điều tra, truy tố hoặc xét xử liên quan đến yêu cầu và tên gọi, chức năng của cơ quan điều tra, truy tố hoặc xét xử;

(c) Tóm tắt về những sự kiện liên quan, trừ trường hợp yêu cầu tương trợ pháp lý nhằm mục đích tống đạt tài liệu tư pháp;

(d) Miêu tả việc trợ giúp và nêu chi tiết về quy trình cụ thể mà Quốc gia yêu cầu muốn được thực hiện;

(e) Nếu có thể, nêu đặc điểm nhận dạng, nơi ở và quốc tịch của người có liên quan; và

(f) Mục đích của việc tìm kiếm chứng cứ, thông tin hay hành động.

16. Quốc gia thành viên được yêu cầu có thể đề nghị được cung cấp thêm thông tin nếu điều đó là cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu theo quy định của pháp luật nước mình hoặc nếu thông tin bổ sung đó giúp hỗ trợ việc thực hiện tương trợ.

17. Đơn yêu cầu phải sẽ thực hiện trên cơ sở phù hợp với pháp luật của quốc gia thành viên được yêu cầu và, trong chừng mực không trái với pháp luật của quốc gia thành viên được yêu cầu và khi có thể theo trình tự thủ tục nêu cụ thể trong đơn yêu cầu.

18. Bất cứ khi nào có thể và phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia, khi một cá nhân đang ở trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên và cần phải trình bày ý kiến trước các cơ quan tư pháp của một quốc gia thành viên khác với tư cách là người làm chứng, hay chuyên gia, thì theo đề nghị của bên kia, quốc gia thành viên ban đầu có thể cho phép buổi trình bày được thực hiện qua hình thức trao đổi qua video nếu người có liên quan không thể hoặc muốn có mặt trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu. Các quốc gia thành viên có thể thống nhất rằng buổi trình bày sẽ được tổ chức bởi cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên yêu cầu với sự tham dự của một cơ quan tư pháp của quốc gia thành viên được yêu cầu.

19. Quốc gia yêu cầu không được chuyển giao hoặc sử dụng thông tin hay chứng cứ được cung cấp bởi quốc gia được yêu cầu cho việc điều tra, truy tố, xét xử khác với những việc đã nêu cụ thể trong đơn yêu cầu mà chưa có sự đồng ý trước của quốc gia được yêu cầu. Không có quy định nào trong khoản này ngăn cản việc quốc gia yêu cầu tiết lộ các thông tin hoặc chứng cứ minh oan cho một người bị kết tội trong quá trình tư pháp. Trong trường hợp vừa nêu, quốc gia yêu cầu phải thông báo quốc gia được yêu cầu biết trước khi tiết lộ và, nếu được yêu cầu thì sẽ thảo luận với quốc gia được yêu cầu về việc này. Nếu, trong trường hợp ngoại lệ, việc báo trước không thể thực hiện được, quốc gia yêu cầu phải thông báo ngay cho quốc gia được yêu cầu sau khi đã tiết lộ thông tin.

20. Quốc gia yêu cầu có thể đề nghị quốc gia được yêu cầu giữ bí mật tình tiết và nội dung của yêu cầu, trừ khi phải tiết lộ tới phạm vi cần thiết để thực hiện yêu cầu. Nếu quốc gia được yêu cầu không thể tuân theo đề nghị giữ bí mật này, thì phải nhanh chóng thông báo cho quốc gia yêu cầu biết.

21. Việc tương trợ pháp lý có thể bị từ chối:

(a) Nếu đơn yêu cầu được lập không đúng theo các quy định của điều này;

(b) Nếu quốc gia được yêu cầu nhận thấy việc thực hiện yêu cầu có khả năng xâm hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác;

(c) Nếu các cơ quan của quốc gia được yêu cầu bị pháp luật quốc gia ngăn cấm thực hiện việc được yêu cầu đối với bất cứ tội phạm tương tự nào, bởi tội phạm đó đã là đối tượng của việc điều tra, truy tố và xét xử trong phạm vi quyền hạn của chính các cơ quan này;

(d) Nếu việc chấp nhận yêu cầu tương trợ pháp lý của đơn yêu cầu này là trái với hệ thống pháp luật của quốc gia được yêu cầu.

22. Các quốc gia thành viên này không được từ chối yêu cầu tương trợ pháp lý chỉ vì lý do tội phạm cũng được coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính.

23. Các lý do sẽ được đưa ra đối với bất kỳ sự từ chối tương trợ pháp lý nào.

24. Quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện yêu cầu tương trợ pháp lý ngay khi có thể và sẽ tính toán đầy đủ đến bất kỳ thời hạn nào do quốc gia yêu cầu đề xuất cũng như các lý do được đưa ra đối với thời hạn đó trước hết là các thời hạn nêu trong đơn yêu cầu. Quốc gia thành viên yêu cầu tương trợ pháp lý có thể đề nghị cung cấp thông tin về tình hình và tiến triển của các biện pháp mà quốc gia thành viên được yêu cầu áp dụng để thực hiện yêu cầu tương trợ pháp lý. Quốc gia thành viên được yêu cầu sẽ trả lời các đề nghị hợp lý của quốc gia thành viên yêu cầu về tình hình và tiến triển giải quyết đơn yêu cầu. Quốc gia thành viên yêu cầu sẽ sớm thông báo cho quốc gia thành viên được yêu cầu khi sự trợ giúp không còn cần thiết nữa.

25. Tương trợ pháp lý có thể bị hoãn bởi quốc gia thành viên được yêu cầu, do việc đó cản trở một vụ việc đang được điều tra, truy tố, hoặc xét xử.

26. Trước khi từ chối một yêu cầu theo khoản 21 của Điều này hoặc hoãn việc thực hiện theo khoản 25 của Điều này, quốc gia thành viên được yêu cầu sẽ trao đổi với quốc gia thành viên yêu cầu để xem xét liệu việc trợ giúp có thể được thực hiện theo các điều khoản và điều kiện mà mình cho là cần thiết. Nếu quốc gia yêu cầu chấp nhận việc trợ giúp theo các điều kiện nói trên thì phải tuân thủ các điều kiện này.

27. Không trái với việc áp dụng khoản 12 của Điều này, người làm chứng, chuyên gia hay người nào khác, theo yêu cầu của quốc gia yêu cầu, đồng ý đưa ra chứng cứ trong quá trình tố tụng hoặc đồng ý trợ giúp một cuộc điều tra, truy tố hay xét xử trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu sẽ không bị truy tố, giam giữ, trừng phạt hay phải chịu bất kỳ sự hạn chế nào về tự do cá nhân trên lãnh thổ đó vì việc hành động hay không hành động hoặc một bản án có trước khi người này rời khỏi lãnh thổ của quốc gia được yêu cầu. Sự đảm bảo an toàn này sẽ chấm dứt khi người làm chứng, chuyên gia hay người khác dù đã có cơ hội trở về nước, trong khoảng thời gian là 15 ngày liên tục hay bất kỳ khoảng thời gian nào khác theo thoả thuận của các quốc gia thành viên kể từ khi người này được thông báo chính thức rằng sự có mặt của người này không còn cần thiết nữa đối với các cơ quan tư pháp, nhưng vẫn tự nguyện ở lại lãnh thổ của quốc gia thành viên yêu cầu hoặc đã rời đi nhưng sau đó lại quay lại theo ý nguyện của chính bản thân người này.

28. Các chi phí thông thường cho việc thực hiện một đơn yêu cầu sẽ do quốc gia thành viên được yêu cầu chịu, trừ khi các quốc gia thành viên có liên quan thoả thuận khác. Nếu đòi hỏi phải có các chi phí lớn hay đặc biệt để thực hiện được đơn yêu cầu, các quốc gia thành viên phải thương thuyết để quyết định các điều khoản và điều kiện mà theo đó đơn yêu cầu sẽ được thực hiện, cũng như cách thức chi phí.

29. Quốc gia thành viên được yêu cầu:

(a) sẽ cung cấp cho quốc gia thành viên yêu cầu bản sao của hồ sơ, tài liệu hay thông tin của Chính phủ mà theo pháp luật nước mình thì những hồ sơ, tài liệu hay thông tin này được công khai cho công chúng;

(b) theo ý chí của mình, có thể cung cấp cho quốc gia thành viên yêu cầu toàn bộ, một phần, hoặc với các điều kiện mà mình cho là thích hợp, bản sao của bất kỳ hồ sơ, tài liệu hay thông tin của Chính phủ nào mà theo pháp luật nước mình thì không thuộc diện được công khai cho công chúng.

30. khi cần thiết, các quốc gia thành viên sẽ xem xét khả năng ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương phục vụ cho các mục đích của các quy định trong điều này hoặc đảm bảo hiệu lực thực tế cho các quy định trong điều này hoặc củng cố các quy định trong điều này.

Điều 47

Chuyển giao vụ án hình sự

Các quốc gia thành viên sẽ xem xét khả năng chuyển giao cho nhau vụ án hình sự nhằm truy tố một tội phạm được quy định theo Công ước này, nếu việc chuyển giao đó được coi là có lợi cho việc thi hành công lý, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến quyền tài phán của nhiều nước, việc này nhằm mục đích làm cho việc truy tố được tập trung.



Điều 48

Hợp tác thực thi pháp luật

1. Các quốc gia thành viên sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau, trên cơ sở tuân thủ hệ thống pháp luật và hành chính nước mình, để tăng cường hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật nhằm đấu tranh chống các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này. Đặc biệt, mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp hiệu quả:



          1. Để tăng cường và, khi cần thiết, thành lập các kênh thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, ban ngành có thẩm quyền của các bên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi an toàn và nhanh chóng thông tin về tất cả các mặt của tội phạm mà Công ước này điều chỉnh, kể cả mối liên hệ với các tội phạm khác nếu các quốc gia có liên quan cho là phù hợp;

          2. Hợp tác với các quốc gia thành viên khác trong hoạt động điều tra các loại tội phạm được quy định theo Công ước này trên các nội dung:

(i) Đặc điểm nhận dạng, nơi ở và các hoạt động của người bị nghi ngờ có liên quan đến tội phạm đó, hoặc địa điểm của các cá nhân khác có liên quan;

(ii) Sự di chuyển của tài sản phạm tội hoặc tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm đó;

(iii) Sự di chuyển của tài sản, thiết bị hoặc công cụ khác được sử dụng hoặc sẽ sử dụng trong việc thực hiện tội phạm đó;


          1. Cung cấp, khi thích hợp, các loại và lượng vật chất cần thiết cho các mục đích phân tích hoặc điều tra;

(d) Để trao đổi với các quốc gia thành viên khác khi thích hợp thông tin về các phương tiện, thủ đoạn cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bao gồm cả việc sử dụng giấy tờ nhân thân giả, tài liệu giả bị làm, sửa chữa và các thủ đoạn che đậy khác;

(e) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, ban ngành có thẩm quyền của các bên, và để thúc đẩy việc trao đổi cán bộ và chuyên gia - theo các hiệp định hoặc thoả thuận song phương giữa các quốc gia có liên quan, kể cả việc bố trí các cán bộ liên lạc;

(f) Trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện các biện pháp hành chính và các biện pháp khác khi phù hợp nhằm mục đích sớm nhận dạng được các tội phạm mà Công ước này quy định.

2. Để Công ước này có hiệu lực, các quốc gia thành viên sẽ xem xét việc ký kết vào các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương về hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các bên và, nếu đã có các hiệp định hoặc thoả thuận như vậy thì sửa đổi chúng. Nếu chưa có các hiệp định hoặc thoả thuận như vậy, các quốc gia thành viên có thể coi Công ước này là cơ sở cho hợp tác thực thi pháp luật đối với các loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này. Bất cứ khi nào thích hợp, các quốc gia thành viên tận dụng các hiệp định hoặc thoả thuận, kể cả các tổ chức quốc tế hoặc khu vực, để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các bên.

3. Các quốc gia thành viên cố gắng hợp tác trong khả năng của mình để đối phó với các loại tội phạm quy định trong Công ước này thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại.

Điều 49

Điều tra chung (hỗn hợp)

Các quốc gia thành viên sẽ xem xét ký kết các hiệp định hay thoả thuận song phương hoặc đa phương để qua đó, đối với những vấn đề là đối tượng của quá trình điều tra, truy tố, hoặc xét xử ở một hay nhiều quốc gia thành viên, các cơ quan chức năng hữu quan có thể thành lập các cơ quan điều tra chung (hỗn hợp). Trong trường hợp không có các hiệp định hoặc thoả thuận đó, việc điều tra chung có thể được tiến hành theo thoả thuận về từng vụ việc một. Các quốc gia thành viên liên quan phải đảm bảo rằng chủ quyền của quốc gia thành viên nơi đang tiến hành việc điều tra như vậy phải được tôn trọng đầy đủ.



Điều 50

Kỹ thuật điều tra đặc biệt

1. Để chống tham nhũng có hiệu quả, trong phạm vi cho phép của các nguyên tắc căn bản của hệ thống pháp luật nước mình và theo các điều kiện được quy định trong pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi có thể nhằm cho phép các cơ quan chức năng sử dụng hình thức vận chuyển có kiểm soát và khi thích hợp sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt, chẳng hạn như giám sát điện tử hoặc các hình thức giám sát khác, hoạt động chìm, trong lãnh thổ nước mình để đảm bảo chứng cứ thu được từ việc áp dụng các ký thuật này được chấp nhận tại tòa án.

2. Với mục đích điều tra các tội phạm được quy định theo Công ước này, các quốc gia thành viên được khuyến khích ký kết, khi cần thiết, các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương phù hợp để sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt trên khi hợp tác ở cấp độ quốc tế. Các hiệp định hoặc thoả thuận này phải được ký kết và thực hiện trên cơ sở tuân thủ đầy đủ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và các điều khoản của những hiệp định hoặc thoả thuận này phải được tuyệt đối tuân thủ.

3. Trong trường hợp không có một hiệp định hoặc thoả thuận như đã nói tại khoản 2 của Điều này, việc sử dụng những kỹ thuật điều tra đặc biệt trên ở cấp độ quốc tế sẽ được quyết định trên cơ sở từng vụ việc một và khi cần thiết có thể tính đến các thoả thuận và bản ghi nhớ về tài chính đối với việc thực hiện quyền tài phán của những quốc gia thành viên liên quan.

4. Các quyết định về áp dụng biện pháp vận chuyển có kiểm soát ở cấp độ quốc tế có thể bao gồm các biện pháp như chặn đứng và cho phép hàng hoá được tiếp tục toàn vẹn, hoặc bị tháo dỡ hoặc thay thế toàn bộ hay một phần.


Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương