Cố Mục Sư Nguyễn Duy Xuân LỜi tác giả. Mục đích tôi viết quyển sách làm chứng này


(Hình nhà thờ Nam Vang và tư thất năm 1956)



tải về 1.82 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.82 Mb.
#39274
1   2   3   4   5   6   7   8

(Hình nhà thờ Nam Vang và tư thất năm 1956)

ƠN CHÚA CỨU KHỎI BỊ TRỤC XUẤT LÚC MỚI TỚI HỘI THÁNH NAM VANG

Đến Hội thánh Nam Vang được vài ngày thì phải khởi sự lo ngay giấy kiều ngụ. Tôi đến nhờ ông Sechrist, Hội trưởng Hội Truyền giáo Cao miên lo giùm. Ông sẵn lòng dẫn tôi đi từ văn phòng nầy đến văn phòng kia; chỗ nào cũng bị nhà cầm quyền từ chối, vì lẽ trong giấy chiếu khán thông hành của chúng tôi nhà cầm quyền Việt Nam ghi chữ: “Aller seulement” (chỉ đi mà thôi) chớ không có chữ “Retour” (trở lại). Họ nói đây là giấy trục xuất nên không chấp thuận cho chúng tôi kiều ngụ. (Thật ra lúc bấy giờ người Cao miên nghiêng về Cộng sản nên họ ghét người Mỹ cũng như người Việt, họ không muốn cho người Việt đến xứ của họ nữa, nếu có thể đuổi đi được càng tốt). Như thất vọng, ông Sechrist nói: “Tôi có một đứa gái lớn học ở Đà lạt về chơi nhưng cũng không xin ở lại được.”

Chúng tôi trình cho Hội thánh biết sự việc hết sức khó khăn để Hội thánh hiệp chung cầu nguyện, xin Chúa tỏ ra cách giải quyết thế nào. Vài tuần sau, anh em trong Ban chấp hành Hội thánh đến báo tin cho chúng tôi: “Có lệnh nhà cầm quyền ra thông báo, những người Việt Nam nào ở Cao miên, dù bao nhiêu năm trốn tránh vì không có giấy tờ hợp pháp, nay người nào ra khai tên sẽ được cấp cho giấy tờ ở lại; vì đây là một ơn huệ của Chánh phủ.” Anh em rất vui mừng và thúc giục chúng tôi ra khai tên như đồng bào, vì có rất đông người ra khai nhận mình bấy lâu nay kiều ngụ bất hợp pháp. Chúng tôi không chấp nhận đề nghị của BCH HT vì nghĩ rằng: Chúng tôi là tôi tớ Chúa đến xứ này để giảng đạo phải là người hợp pháp; chớ không phải như người bất hợp pháp bấy lâu trốn tránh như một số kiều bào. Anh em cố thuyết phục rằng tôi phải chấp nhận đường lối duy nhất đó chớ không còn đường lối nào khác. Nhưng tôi trả lời: “Chắc Đức Chúa Trời sẽ có một đường lối hợp pháp nào khác để giúp chúng tôi.”

Tuần sau, có thông cáo mời hết thảy những kiều bào nào đã khai tên hãy đến sở lăn tay lãnh giấy. Đã có hàng trăm người ra đến sở từ sáng sớm cách vui vẻ để chờ lãnh ơn huệ. Thì hỡi ôi! Thình lình những người vô phước này bị cảnh sát mời lên xe và chở họ về phía biên giới để đuổi họ qua bên kia biên giới Việt. Họ ra đi bỏ lại nhà cửa, con cái khóc lóc thảm thiết. Kết quả của ơn huệ nhà cầm quyền Cao miên là như thế đó! Cám ơn Chúa. Nếu Đức Chúa Trời không cho tôi bản tánh biết tự trọng danh dự của người hầu việc Chúa, nghe lời anh em chỉ dẫn, chịu nhận mình là người bất hợp pháp để xin giấy kiều ngụ kiểu ơn huệ đó, chắc ngày hôm ấy đã bị trục xuất cách nhục nhả như kiều bào.

Sau việc này, chúng tôi nhận thấy việc xin ở lại hợp pháp rất khó khăn, nếu không có bàn tay Đức Chúa Trời can thiệp thì chắc không thể nào ở lại Nam vang truyền giáo được, nên chúng tôi đề nghị với Hội thánh hiệp chung với chúng tôi cầu nguyện đặc biệt.

Kế đó, có người giới thiệu ông Sơn Phước Thọ cho tôi, hiện đang làm Tổng trưởng Thông tin là người kể như có ít nhiều thiện cảm với người Việt lúc bấy giờ, vì ông là người sinh tại xứ Việt. Tôi liền đến thăm ông tại tư gia vào lúc ban đêm, có cầm theo quyển Kinh thánh để biếu. Ông rất vui vẻ nhận Kinh thánh và mời tôi sáng hôm sau đến Bộ thông tin nói chuyện thêm về việc giấy kiều ngụ.

Sáng hôm sau, tôi đến Bộ thông tin để nhờ chỉ dẫn đường lối xin giấy. Khi đã được ông chỉ dẫn rành rẽ và cho vài lời giới thiệu, tôi liền đến Bộ Nội vụ nạp được đơn. (Lúc bấy giờ tôi chỉ đi một mình chớ không muốn mời Giáo sĩ, vì tôi biết người Việt đang bị người Miên không ưa, nếu có Giáo sĩ Mỹ nữa là thêm một mối cho họ ghét, vì họ ghét cả Mỹ lẫn Việt).

Tuy đã nạp được đơn nhưng chúng tôi cũng chưa biết sự việc thực tế sẽ ra như thế nào? Cám ơn Chúa đã cho tôi may mắn, chiều lại tôi gặp người thâu đơn lại là một người ở gần nhà thờ. Mừng quá! Tôi chạy đến thăm và làm quen. Người hứa giúp cho tôi được gia hạn. Thật cám ơn Chúa. Chúng tôi được gia hạn một tháng, rồi sau đó được ba tháng. Nhưng sau ba tháng, thì nhà cầm quyền không cho chúng tôi được gia hạn thêm nữa mà trái lại còn thu hết giấy tờ và cấm chúng tôi không được ra khỏi nhà. Nhận biết họ muốn trục xuất chúng tôi vì tình hình chính trị Cao miên lúc bấy giờ đang nghiêng hẳn về khối Cộng, nên dường như họ muốn cấm hết các nhà truyền giáo kiều ngụ trong xứ.

Lòng chúng tôi thật đang buồn lo và bối rối. Chúa liền nhắc cho chúng tôi nhớ câu: “Há có điều chi khó cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời không làm được chăng?” (Sáng 18:14). Gia quyến chúng tôi tha thiết cầu nguyện để xin Đức Chúa Trời là Đấng có quyền phép lớn lao can thiệp và trợ giúp giùm; chớ chúng tôi kể như đã cùng đường, chỉ chờ bị trục xuất ngày gần đây mà thôi!

Cám ơn Chúa, ơn Chúa thật rất diệu kỳ! Chính Ngài đã có đường lối của Ngài mà chúng tôi không ngờ. Sau đó ít ngày, tôi lén ra khỏi nhà để thăm một người tín đồ. Khi ghé vào nhà thì gặp một người thanh niên lạ đang ngồi chơi ở đó. Tôi khởi sự làm quen để nói về tình yêu của Chúa cho người; đồng thời cũng nói về sự khó khăn về giấy kiều ngụ bị thu hồi. Cám ơn Chúa, người thanh niên này rất tử tế. Người nói: “Tôi có thể giúp Thầy, Thầy về nhà làm đơn lại nói rõ đầu đuôi và đem lại cho tôi kịp nội trong buổi chiều này. Nói thiệt với Thầy, em gái tôi, nó là vợ nhỏ của ông Dapchoun, tổng trưởng an ninh, người có quyền cho giấy kiều ngụ. Tôi sẽ nói với em tôi đưa giùm đơn và gởi gắm Thầy cho ông ta. “Mừng quá! Tôi vội vã về nhà viết đơn và đem đến cho người thanh niên đó nội buổi chiều ấy.

Sáng hôm sau, người thanh niên ấy đến cho tôi hay, em gái người đã trao thơ và ông Dapchoun có hứa bằng long giúp. Thật cảm tạ ơn Đức Chúa Trời đã làm một việc “quá sự cầu xin hoặc suy tưởng” của chúng tôi. Tuần sau, chúng tôi được mời đến sở di trú để lăn tay và mỗi người được một giấy kiều ngụ vĩnh viễn do lệnh của tổng trưởng an ninh trực tiếp gởi đơn của chúng tôi xuống, vỏn vẹn chỉ có một tờ giấy đánh máy, chớ không có những giấy nào phụ thêm như những hồ sơ khác. Ông Cò làm giấy cho chúng tôi hết sức ngạt nhiên nói: “Trong số những người mới tới đây kiều ngụ từ mấy năm nay, ông là người thứ nhất được giấy này.” Thật vậy, có những tín hữu đã đến trước chúng tôi trên 10 năm nhưng chưa được loại giấy ấy. Cám ơn Chúa, chúng tôi biết đây là một ơn huệ lạ lùng của Cứu Chúa, vì đang khi loài người muốn trục xuất chúng tôi, thì Chúa là Đức Chúa Trời đã quyết định cho chúng tôi ở lại để phục vụ Ngài thì nhất định phải ở lại được. Mặc dù quyền con người có thể mạnh như thế nào đi nữa, thì cũng phải bị khắc phục ở dưới quyền thống trị của Chúa. Ha-lê-lu-gia. Cảm tạ ơn Chúa.

Sau hai năm hầu việc Chúa ở Hội thánh Nam vang. Tôi được sự chấp thuận của hai Ban Trị Sự Địa Hạt và Tổng Liên mời về thẩm vấn và được tấn phong Mục sư ngày 28/9/1958, tại Hội thánh Nguyễn Tri Phương. Lúc trở về Nam vang tôi nghe tin ông tổng trưởng Dapchoun làm phản bị bắn chết, còn cô vợ nhỏ Dapchoun tức là người trao đơn và gửi gắm chúng tôi cho Dapchoun đã bị bắt và sau đó tử hình; còn người thanh niên anh vợ của Dapchoun, người giúp xin giấy tờ cho chúng tôi, đã chạy trốn về Sài Gòn. Nhà cầm quyền Cao miên đang truy nã gắt gao để tìm ra phe đảng của Dapchoun. Nhận thấy chuyện nầy hết sức nguy hiểm vì hồ sơ giấy kiều ngụ của chúng tôi do ông Dapchoun ký giấy cho phép cư trú cách đặc biệt, chúng tôi rất lo lắng và âm thầm cầu nguyện, xin Chúa khiến cho những người truy tầm hồ sơ phe đảng Dapchoun không chú ý gì đến hồ sơ giấy kiều ngụ của chúng tôi. Cám ơn Chúa, sự bảo hộ của Ngài thật lạ lùng nên chẳng có sự gì xảy ra. Chúng tôi biết đây là một ơn huệ lạ lùng của Chúa, chớ lúc bấy giờ có một số kiều bào nhờ vợ nhỏ của Dapchoun xin giấy kiều ngụ đều bị bắt điều tra… Nhưng về phần chúng tôi thì vẫn được bình an dưới sự bảo vệ của Chúa như Khinh thánh sách Ê-sai đã nói: “Hễ khi dân Ngài bị khốn khó như chính Ngài bị khốn khó, vì chính Ngài đã lấy lòng yêu đương thương xót… mà ẵm bồng và mang họ trong lòng khác nào mẹ săn sóc con cái mình.” (Ê-sai 63:9 và 49:14)






tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương