Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 238.12 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích238.12 Kb.
#850
  1   2   3
BỘ TƯ PHÁP



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đline 14ộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 114/TCBC-BTP
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2014


THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

ban hành trong tháng 12 năm 2013


Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2013 như sau:



I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 12 năm 2013, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 19 Nghị định của Chính phủ và 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:



Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014.

2. Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

3. Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2013 về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

4. Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

5. Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

6. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

7. Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

8. Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

9. Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

10. Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ.

11. Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

12. Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

13. Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2013 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư.

14. Nghị định số 217/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

15. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

16. Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

17. Nghị định số 220/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

18. Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

19. Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2013 về thanh toán bằng tiền mặt.



Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 74/2013/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2013 ban hành Quy chế thí điểm chuyển đổi Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

2. Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

3. Quyết định số 76/2013/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2013 quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện.

4. Quyết định số 77/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

6. Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

7. Quyết định số 81/2013/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương.

8. Quyết định số 82/2013/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 về một số chính sách đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao xuất sắc.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH; SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014.

a) Hiệu lực thi hành: Ngày 05/12/2013.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014 được quy định tại Nghị quyết số 54/2013/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 57/2013/QH13 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 điều, quy định cụ thể về các nội dung:

(1) Thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 và năm 2014 cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (2) Thu, sử dụng tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc, sử dụng tài liệu dầu khí năm 2013, 2014; (3) Sử dụng quỹ dự trữ tài chính của địa phương để bù đắp giảm thu ngân sách địa phương; (4) Miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 và 2014 đối với hộ, cá nhân và tổ chức.

Theo Nghị định, hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân cung ứng suất ăn ca cho công nhân được miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) năm 2013 và 2014. Doanh nghiệp được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2013 và 2014 đối với hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân (trừ hoạt động cung ứng suất ăn cho doanh nghiệp vận tải, hàng không, hoạt động kinh doanh khác).

2. Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Ngày 03/02/2014.

Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 857/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN)); sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN và vốn Nhà nước đầu tư vào EVN phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của EVN trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với EVN.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 3 điều quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN về: Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của EVN; quyền và nghĩa vụ của EVN; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước và phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với EVN; tổ chức quản lý, điều hành EVN; trách nhiệm của EVN trong quản lý, điều hành Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; quan hệ của EVN với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; cơ chế tài chính của EVN; tổ chức lại, đa dạng hóa sở hữu, giải thể, phá sản EVN.

EVN là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của EVN. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của EVN có trách nhiệm thi hành Điều lệ này. Các đơn vị trực thuộc EVN, đơn vị sự nghiệp, các công ty con của EVN căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty con không được trái với Điều lệ này.



3. Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09/12/2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

a) Hiệu lực thi hành: 01/02/2014.

Nghị định này thay thế Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước; tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nợ tại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương, 23 điều quy định việc quản lý nợ, xử lý các khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định được áp dụng đối với các đối tượng: (1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập (2) Người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (3) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp.

Nghị định quy định cụ thể về các nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ; trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu; trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải trả và khi thực hiện huy động vốn; xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp.

Theo Nghị định, các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hóa và ổn định lâu dài tình hình tài chính doanh nghiệp theo nguyên tắc nợ doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (bao gồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Nghị định này. Đối với các khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng theo quy định và tự tìm mọi biện pháp xử lý thu hồi nợ, cùng chia sẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.



4. Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

a) Hiệu lực thi hành: 01/02/2014.

Các hợp đồng xây dựng đã ký kết và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, đảm bảo tính trung thực và công bằng trong quan hệ hợp đồng xây dựng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 2 điều, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng về các nội dung:

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng (Điều 4); giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng (Điều 15); bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (Điều 16); tạm ứng hợp đồng xây dựng (Điều 17).

Theo quy định của Nghị định, hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu đã có kế hoạch vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán của hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

Đối với hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro có liên quan như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến giá hợp đồng.

Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.



5. Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

a) Hiệu lực thi hành: 01/02/2014.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi chống người thin hành công vụ, đồng thời phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 18 điều quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; điều kiện bảo đảm; chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý.

Nghị định được áp dụng đối với người thi hành công vụ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Các biện pháp phòng ngừa hành vi chống người thi hành công vụ gồm: (1) Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, quy trình, quy chế, kế hoạch công tác; (3) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; (4) Tuần tra, kiểm soát, bảo vệ các khu vực, địa bàn theo quy định của pháp luật; (5) Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với người thi hành công vụ; (6) Thông báo về địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người có hành vi chống người thi hành công vụ học tập, làm việc.

Việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo nguyên tắc: (1) Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; (2) Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ; (3) Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.

Nghị định quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ, đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho người thi hành công vụ và đối với tổ chức, cá nhân khác.

6. Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

a) Hiệu lực thi hành: 01/01/2014.

Nghị định này thay thế Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/ 2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Bãi bỏ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (năm 2013).

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 12 điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế và nơi nộp thuế.

Theo Nghị định, người nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm: (1) Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác; (2) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam; (3) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản; (4) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã; (5) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.

Nghị định quy định cụ thể về các đối tượng không chịu thuế; giá tính thuế; thời điểm xác định thuế GTGT; thuế suất; phương pháp khấu trừ thuế; phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; khấu trừ thuế GTGT đầu vào; hoàn thuế GTGT.



7. Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

a) Hiệu lực thi hành: 10/02/2014.

Nghị định này thay thế Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.



b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tạo đột phá trong việc thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của khu vực này, phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 20 điều (kèm theo Phụ lục về danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn) quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ sung của Nhà nước dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định được áp dụng đối với: Nhà đầu tư nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.

Theo Nghị định: Nhà đầu tư khi xây dựng vùng nguyên liệu mà có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với người dân được ưu tiên trước xem xét ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác nhau thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.

Nghị định quy định cụ thể các ưu đãi của Nhà nước về đất đai cho cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các hoạt động được hưởng hỗ trợ đầu tư của Nhà nước gồm: Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở chăn nuôi gia súc; trồng cây dược liệu, cây mắc ca (macadamia); nuôi trồng hải sản trên biển; cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, sấy phụ phẩm thủy sản, chế biến cà phê; chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản.



tải về 238.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương