Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 499 /2010/QĐ-ubnd hạ Long, ngày 11 tháng 2 năm 2010 quyếT ĐỊNH



tải về 0.53 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.53 Mb.
#22005
1   2   3   4   5

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ


Điều 35. Hỗ trợ di chuyển (thực hiện quy định tại Điều 18 Nghị định 69/2009/NĐ-CP).

1. Di chuyển trong phạm vi nội tỉnh:

a) Di chuyển trong phạm vi thửa đất có nhà ở bị phá dỡ: 4.000.000đ/hộ chính chủ.

b) Di chuyển ngoài phạm vi thửa đất nhưng trong phạm vi một huyện: 6.000.000đ/hộ chính chủ.

c) Di chuyển sang huyện khác: 8.000.000 đ/hộ chính chủ.

2. Di chuyển đi tỉnh khác: 10.000.000đ/hộ chính chủ.

3. Hỗ trợ tiền thuê nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân được bồi thường toàn bộ nhà ở phải xây dựng nhà ở mới, được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian xây nhà mới:

a) Hộ gia đình, cá nhân tự bố trí tái định cư (tái định cư tại chỗ, tái định cư điểm lẻ tự tìm) được hỗ trợ 1 lần tính cho 1 hộ chính chủ:



Khu vực hành chính

Hộ độc thân

(01 người )



Hộ từ 02 đến 04 người

Hộ từ 05 người trở lên

Các phường thuộc TP. Hạ Long

4.000.000 đ

10.000.000 đ

12.000.000 đ

Các phường thuộc thị xã Uông Bí, Cẩm Phả, TP.Móng Cái, các xã thuộc TP. Hạ Long

3.000.000 đ

7.000.000 đ

8.500.000 đ

Các thị trấn

2.500.000 đ

5.500.000 đ

7.000.000 đ

Các xã còn lại

2.000.000 đ

4.500.000 đ

5.500.000 đ

b) Hộ gia đình, cá nhân được tái định cư tại khu tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà như sau:

- Mức hỗ trợ 01 tháng cho 01 hộ chính chủ là:



Khu vực hành chính

Hộ độc thân (01 người )

Hộ từ 02 đến 04 người

Hộ từ 05 người trở lên

Các phường thuộc TP. Hạ Long

600.000 đ

1.500.000 đ

1.800.000 đ

Các phường thuộc thị xã Uông Bí, Cẩm Phả, TP. Móng Cái, các xã thuộc TP Hạ Long

500.000 đ

1.100.000 đ

1.400.000 đ

Các thị trấn

400.000 đ

850.000 đ

1.100.000 đ

Các xã còn lại

300.000 đ

650.000 đ

850.000 đ

- Nhân khẩu để tính hỗ trợ thuê nhà là số nhân khẩu có tên đăng ký trong hộ khẩu, thực tế đang sinh sống trên thửa đất ở bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi đất được UBND cấp xã xác nhận.

- Thời gian hỗ trợ thuê nhà ở được tính từ ngày bàn giao đất ở bị thu hồi đến ngày UBND cấp huyện giao đất tại khu tái định cư cộng (+) thêm 06 tháng.

4. Đất bị thu hồi thuộc khu vực nào thì tính hỗ trợ thuê nhà ở theo khu vực đó.

5. Trường hợp nhà ở được bồi thường một phần, phần còn lại vẫn sử dụng được (không bồi thường hết) thì được hỗ trợ 01 lần tính cho hộ chính chủ với mức như sau:

a) Hộ một người: 1.000.000 đ.

b) Hộ có từ 02 đến 04 người: 3.000.000 đ.

c) Hộ có từ 05 người trở lên: 4.000.000 đ.

Mức trợ cấp trên áp dụng đối với cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

6. Hỗ trợ di chuyển cho các trường hợp có điểm bán hàng kinh doanh trên đất theo qui hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải di chuyển để giải phóng mặt bằng, mức 1.000.000 đ/điểm bán hàng kinh doanh.

Điều 36. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất (thực hiện Điều 20, Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT)

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định 69/2009/NĐ-CP) thì được hỗ trợ ổn định đời sống.

2. Mức hỗ trợ:

a) Trường hợp thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:

- Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ bằng 180kg gạo/một nhân khẩu.

- Trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà chỗ ở mới không thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 360kg gạo/một nhân khẩu.

- Trường hợp phải di chuyển chỗ ở, mà chỗ ở mới thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 720kg gạo/một nhân khẩu.

b) Trường hợp thu hồi từ trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:

- Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ bằng 360kg gạo/một nhân khẩu.

- Trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà chỗ ở mới không thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 720kg gạo/một nhân khẩu.

- Trường hợp phải di chuyển chỗ ở, mà chỗ ở mới thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ bằng 1.080kg gạo/một nhân khẩu.

c) Nhân khẩu để tính hỗ trợ là số nhân khẩu có tên đăng ký trong hộ khẩu tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, sống phụ thuộc vào thu nhập từ đất nông nghiệp bị thu hồi được UBND cấp xã xác nhận.

d) Tỷ lệ (%) diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được xác định theo tỷ lệ giữa diện tích các loại đất nông nghiệp bị thu hồi so với tổng diện tích các loại đất nông nghiệp đang sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã bị thu hồi đất nông nghiệp bởi nhiều dự án trước đây thì tỷ lệ (%) diện tích đất thu hồi của dự án sau là tỷ lệ (%) tính theo diện tích thu hồi cộng dồn dự án đang thực hiện với tất cả các dự án trước so với tổng diện tích các loại đất nông nghiệp đang sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT.

e) Giá gạo để tính hỗ trợ ổn định đời sống: Giao cho UBND cấp huyện căn cứ vào giá gạo thực tế tại địa phương từng thời điểm để quyết định tính hỗ trợ ổn định đời sống đồng thời gửi Sở Tài chính để theo dõi.

3. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh:

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% thu nhập sau thuế trong một năm theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó được cơ quan Thuế xác nhận; Trường hợp thời gian kinh doanh mới được từ 3 năm trở lại thì tính bình quân theo thời gian thực tế kinh doanh.
Thu nhập sau thuế xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế theo phân cấp quản lý chấp thuận. Trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 129 Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” được xác định bằng tiền lương tối thiểu nhân với 12 tháng.

4. Hỗ trợ ổn định kinh doanh cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có điểm bán hàng kinh doanh trên đất bị thu hồi không thuộc diện hỗ trợ theo khoản 2 Điều này hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không xác định được thu nhập sau thuế hoặc hộ kinh doanh thực hiện theo hình thức nộp thuế khoán hàng tháng như sau: Mức hỗ trợ tính cho một điểm bán hành kinh doanh bằng 75% mức lương tối thiểu của khối hành chính sự nghiệp Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất. Thời gian hỗ trợ là 3 tháng.

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP nếu sử dụng đúng mục đích thì được hỗ trợ bằng 100% giá đất bị thu hồi theo diện tích thực tế được giao nhưng không quá hạn mức giao đất của từng địa phương; phần diện tích vượt hạn mức chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất bằng 30% giá đất bị thu hồi.

6. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi từ 30% diện tích đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp. Mức hỗ trợ như sau:

a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp: 5.000.000đ/hộ chính chủ;

b) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp: 7.000.000 đ/hộ chính chủ.

Điều 37. Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm.

1. Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP mà không có đất để bồi thường, thì ngoài việc được hỗ trợ bằng tiền quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm như sau:

a) Đối với đất trồng cây hàng năm, đất làm muối: hỗ trợ bằng 2,5 lần giá của loại đất đó;

b) Đối với các loại đất nông nghiệp còn lại: hỗ trợ bằng 2 lần giá của các loại đất nông nghiệp đó.

c) Diện tích được hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều này là diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không quá hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao mà người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu được học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động).

Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề đồng thời cùng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Kinh phí hỗ trợ chuyển về quỹ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề của tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để được cấp thẻ học nghề cho người lao động.

Điều 38. Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước (Thực hiện Điều 30 Nghị định s ố 197/2004/NĐ-CP)

Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú Quảng Ninh, đang thuê nhà và có hợp đồng thuê nhà để ở theo đúng quy định của pháp luật trước thời điểm thông báo thu hồi đất theo quy định tại Điều 43 của bản quy định này (được UBND cấp xã xác nhận) mà người cho thuê có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi cho thuê nhà, khi bị thu hồi đất, phải phá dỡ nhà ở và phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển chỗ ở 3.000.000 đồng/hộ gia đình và hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 03 tháng với mức hỗ trợ 30kg gạo/nhân khẩu/tháng.



Điều 39. Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; đất kênh mương nội đồng; đất rừng đặc dựng, phòng hộ (Thực hiện khoản 5 Điều 7 và 31 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Điều 23 Nghị định 69/2009/NĐ-CP)

1. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhưng được hỗ trợ bằng 100% giá đất nông nghiệp. Người thuê, nhận đấu thầu quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại tối đa không quá 30% mức bồi thường giá đất nông nghiệp được công bố hàng năm. Số tiền còn lại chuyển vào ngân sách cấp xã và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã nơi bị thu hồi đất theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là đường nội đồng, mương nội đồng, nếu không xác định được chi phí đầu tư xây dựng đường nội đồng, mương nội đồng thì được hỗ trợ theo diện tích đất thu hồi bằng giá đất nông nghiệp tương ứng liền kề tại vị trí đất thu hồi. Số tiền hỗ trợ chuyển vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư và Luật Xây dựng.

3. Khi Nhà nước thu hồi đất lâm nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán hoặc nhận chăm sóc bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư vào đất còn lại thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ không quá 30% giá đất theo mục đích được giao nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại địa phương.



Điều 40. Hỗ trợ khác:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhỏ hơn 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo diện tích thực tế bị thu hồi nhân với (x) đơn giá hỗ trợ của từng loại đất nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/nhân khẩu.

a) Đơn giá hỗ trợ:

- Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản là đầm ven biển, đất rừng sản xuất là rừng trồng: 500 đồng/m2;

- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ sản là ao, hồ, đầm nội địa; đất nông nghiệp khác quy định tại Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007 là 1.500 đồng/m2.

b) Nhân khẩu để tính hỗ trợ là nhân khẩu thực tế có tên trong sổ hộ khẩu hộ gia đình tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi đất, sống phụ thuộc vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

1. Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhỏ hơn 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Mức hỗ trợ như sau:

a) Đất nuôi trồng thuỷ sản là đầm ven biển, đất rừng sản xuất là rừng trồng: 500 đồng/m2 nhưng giá trị được hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng/1 nhân khẩu;

b) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thuỷ sản là ao, hồ, đầm nội địa; đất nông nghiệp khác quy định tại Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 2/8/2007: 1.500 đồng/m2 nhưng giá trị được hỗ trợ tối đa không quá 2 triệu đồng/1 nhân khẩu;

c) Nhân khẩu để tính hỗ trợ là nhân khẩu thực tế có tên trong sổ hộ khẩu hộ gia đình tại thời điểm Nhà nước có Quyết định thu hồi đất, sống phụ thuộc vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.

2. Hỗ trợ hộ gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất được thực hiện như sau:

a) Người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người tham gia lực lượng vũ trang bị nhiễm chất độc hóa học và người được hưởng chính sách như thương bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thân nhân liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ 10.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất.

b) Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% được hưởng hỗ trợ 8.000.000đ/hộ chính chủ sử dụng đất.

c) Thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được hưởng hỗ trợ 6.000.000đ/ hộ chính chủ sử dụng đất.

d. Gia đình liệt sỹ, gia đình hoặc người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 40% được hưởng hỗ trợ 4.000.000 đ/hộ chính chủ sử dụng đất.

e. Gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên khác của Nhà nước được hỗ trợ 2.000.000đ/ hộ chính chủ sử dụng đất.

3. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng:

a) Người sử dụng đất nông nghiệp khi bị thu hồi, nếu bàn giao đúng tiến độ do Hội đồng bồi thường cấp huyện qui định thì được thưởng được thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng theo diện tích thực tế các loại đất bị thu hồi nhân với (x) đơn giá thưởng của từng loại đất với giá trị thưởng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa không quá 5.000.000 đồng/hộ chính chủ.

Đơn giá thưởng tiến độ:

- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất làm muối mức 5.000đ/m2.

- Đối với đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản mức 500đ/m2.

b) Trường hợp bị phá toàn bộ nhà ở, công trình kiến trúc phục vụ nhà ở, nhà sản xuất kinh doanh mà bàn giao mặt bằng phần đất bị thu hồi đúng quy định thì được thưởng tối đa không quá 10.000.000đ/hộ chính chủ.

c) Trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở, công trình kiến trúc phục vụ nhà ở, nhà sản xuất kinh doanh mà bàn giao mặt bằng phần đất bị thu hồi đúng quy định thì được thưởng tối đa không quá 5.000.000đ/hộ chính chủ.

d) UBND cấp huyện ra Quyết định thưởng cho hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng đúng tiến độ theo đề nghị của Hội đồng bồi thường cấp huyện.

4. Hỗ trợ di chuyển cho các cặp vợ chồng (theo Luật hôn nhân và gia đình) cùng chung sống với hộ chính chủ trong cùng một thửa đất có nhà ở, phải di chuyển đến nơi ở mới, cụ thể như sau:

a) Trường hợp các cặp vợ chồng sống trong cùng một thửa đất với hộ chính chủ, có ở nhà riêng biệt thì được hỗ trợ bằng 100% mức hỗ trợ qui định tại khoản 1 Điều 35 Bản qui định này.

b) Trường hợp các cặp vợ chồng sống trong cùng thửa đất với hộ chính chủ nhưng ở chung nhà với hộ chính chủ thì được hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ qui định tại khoản 1 Điều 35 Bản qui định này.

c) Mức hỗ trợ di chuyển cho các cặp vợ chồng bao gồm cả hộ chính chủ tối đa không vượt quá 2 lần mức hỗ trợ qui định tại khoản 1 Điều 35 Bản qui định này.

5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo tiêu trí hộ nghèo do Thủ tướng Chính Phủ quy định trong từng thời kỳ thì được hỗ trợ vượt qua hộ nghèo như sau:

a) Mức hỗ trợ :



Mức hỗ trợ cho 01 nhân khẩu/tháng

==

(Mức thu nhập của 01 nhân khẩu/tháng theo tiêu chí nghèo Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất) x 110 %

--

Mức thu nhập thực tế của 01 nhân khẩu/tháng của hộ nghèo (căn cứ sổ theo dõi hộ nghèo của Phòng lao động và thương binh và XH cấp huyện)

b) Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 170/2005/TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thời gian hỗ trợ là 07 năm kể từ ngày bàn giao đất bị thu hồi.

d) Nhân khẩu để tính hỗ trợ là nhân khẩu thực tế có tên trong sổ hộ khẩu hộ gia đình tại thời điểm Nhà nước có Quyết định thu hồi đất, sống phụ thuộc vào kinh tế của gia đình có đất bị thu hồi được UBND cấp xã xác nhận.

6. Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân phải phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

a) Trường hợp phải phá dỡ nhà ở nhưng không phải di chuyển khỏi nơi ở cũ đến nơi ở mới (tái định cư tại chỗ) thì được hỗ trợ ổn định đời sống 180 kg gạo/một nhân khẩu.

b) Di chuyển đến nơi ở mới không thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng 360 kg gạo/một nhân khẩu.

c) Di chuyển khỏi nơi ở cũ đến nơi ở mới thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng 720 kg gạo/một nhân khẩu.

7. Ngoài việc hỗ trợ quy định tại Điều này và các Điều 35, 36, 37 của Quy định này, những trường hợp đặc biệt khác căn cứ vào tình hình thực tế UBND cấp huyện đề xuất cụ thể UBND tỉnh xem xét quyết định.


Chương V

CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ


Điều 41. Lập và thực hiện dự án tái định cư; bố trí tái định cư.

1. Việc lập và thực hiện các Dự án tái định cư theo khoản 1 Điều 33 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được cụ thể như sau:

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố; căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp huyện chủ trì cùng với các sở quản lý chuyên ngành lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện Dự án tái định cư thuộc địa phương mình.

2. Căn cứ số hộ tái định cư và phong tục, tập quán của địa phương, tổ chức được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án tái định cư phải tổ chức triển khai các bước thực hiện dự án theo quy định về đầu tư xây dựng cơ bản từ lập qui hoạch chi tiết, khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng khu tái định cư….bàn giao khu tái định cư cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý và bố trí tái định cư. Khu tái định cư phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch, đúng thiết kế kỹ thuật do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tiểu dự án tái định cư phải xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật theo thiết kế được duyệt trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư.

3. Chủ đầu tư người được giao đất thực hiện dự án mà tại dự án tái định cư cũng phải giải phóng mặt bằng, có nhu cầu tái định cư thì chủ đầu tư phải lập tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một dự án riêng và được tổ chức thực hiện độc lập. Nội dung tiểu dự án này phải được nêu trong phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.



Điều 42. Điều kiện; nguyên tắc bố trí tái định cư; thu tiền sử dụng đất tái định cư (thùc hiÖn Điu 4, khoản 2 Điều 14, Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP; Điều 19 Nghị Định 69/2009/NĐ-CP, §iÒu 18 Th«ng t­ 14/2009/TT-BTNMT).

1. Điều kiện được bố trí đất tái định cư:

Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở được bố trí tái định cư khi có một trong các điều kiện sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

b) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

d) Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thực hiện tại Điểm d Khoản 4 Điều này.

2. Nguyên tắc bố trí đất tái định cư:

a) Ưu tiên tái định cư cho những người bị thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án tái định cư, người sớm bàn giao giải phóng mặt bằng và hộ gia đình chính sách.

b) Diện tích đất ở được bố trí tại khu tái định cư theo quy hoạch được duyệt tối đa không quá (02) hai hoặc ba (03) ô tuỳ từng điều kiện cụ thể quy định tại khoản 4 Điều này.

c) Phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do UBND tỉnh quy định.

3. Căn cứ để bố trí đất ở tại khu tái định cư:

a) Căn cứ diện tích đất ở bị thu hồi được bồi thường;

b) Căn cứ hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất; hạn mức giao đất ở nơi tái định cư UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất ở để bố trí tái định cư đối với trường hợp tự tìm đất tái định cư ngoài khu vực đã quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;

c) Căn cứ qui hoạch khu đất tái định cư;

4. Bố trí đất ở tại khu tái định cư:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được bồi thường đất ở, được giao đất tái định cư tại khu tái định cư do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc khu tái định cư do Nhà nước quy hoạch nhưng chưa đầu tư cơ sở hạ tầng (gọi chung là khu tái định cư do Nhà nước quy hoạch), thì diện tích đất ở được bố trí tại khu tái định cư do Nhà nước quy hoạch thực hiện như sau:

a) Trường hợp diện tích đất ở được bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 lần hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định thì được một (01) ô đất tái định cư.

b) Trường hợp diện tích đất ở được bồi thường lớn hơn từ 1,5 lần đến 2,5 lần hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định thì được hai (02) ô đất tái định cư.

c) Trường hợp diện tích đất ở được bồi thường lớn hơn 2,5 lần hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định thì được bố trí tối đa ba (03) ô đất tái định cư.

d) Trường hợp trên một thửa đất có nhà ở, có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình) cùng chung sống, có diện tích đất ở được bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 lần hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở tại nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định thì được bố trí tối đa không quá hai (02) ô đất tái định cư kể cả hộ chính chủ.

Trường hợp diện tích đất ở bị thu hồi lớn hơn 1,5 lần đến 2,5 lần hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở tại nơi có đất bị thu hồi do UBND tỉnh quy định thì được bố trí tối đa không quá ba (03) ô đất tái định cư kể cả hộ chính chủ.

Trường hợp đặc biệt diện tích đất ở được bồi thường lớn hơn 2,5 lần hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở nơi có đất bị thu hồi và có từ 04 cặp vợ chồng (theo Luật Hôn nhân và gia đình) trở nên thì UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

5. Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện dự án: Chủ dự án có nghĩa vụ dành quỹ đất ở trong quỹ đất kinh doanh của dự án ở những vị trí thuận tiện, có lợi thế để bố trí tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất đủ điều kiện được bố trí tái định cư do ảnh hưởng của dự án và được thể hiện trong phương án bồi thường tổng thể.

6. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi thuộc đối tượng không được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP mà không còn nơi ở nào khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Uỷ ban Nhân dân cấp huyện xem xét giao 01 (một) ô đất tái định cư và phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do UBND tỉnh quy định theo Điều 11 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp này không được hỗ trợ tái định cư theo Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.

7. Nhà nước khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tự tìm đất xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi ở mới phù hợp với kế hoạch, qui hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nguyên tắc tự nguyện.

8. Thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân nhận đất tại các khu tái định cư:

a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở tại các khu tái định cư đều phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất do UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất. Trường hợp vị trí đất UBND tỉnh chưa quy định giá hoặc đã quy định nhưng chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm giao đất thì UBND cấp huyện xây dựng giá thu tiền sử dụng ®Êt báo cáo hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng thu hồi đất ở của các hộ dân để thực hiện dự án: Chủ dự án có trách nhiệm xây dựng phương án giá đất để bố trí tái định cư báo cáo UBND cấp huyện nơi thực hiện trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.

9. Hỗ trợ bằng tiền cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở, đủ điều kiện được bố trí tái định cư:

a) Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở tại khu tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất nhỏ hơn giá trị một suất đất ở tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

Giá trị một suất đất ở tái định cư tối thiểu được xác định theo giá đất ở tại khu tái định cư do UBND tỉnh quy định nhân với diện tích một suất đất ở tái định cư tối thiểu là 60m2.

b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở mà tự lo chỗ ở mà không nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại Điểm a Khoản 9 Điều này thì được hỗ trợ một suất đầu tư hạ tầng như sau:

b1. Đối với phường, thị trấn: 90 triệu đồng/hộ chính chủ;

b2. Đối với xã: 75 triệu đồng/hộ chính chủ.

10. Tái định cư tại chỗ: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở, phải di chuyển nhà ở mà phần diện tích đất ở còn lại hoặc đất vườn ao liền kề đất ở còn lại đủ điều kiện xây nhà ở được hỗ trợ như sau:

a) Đối với phường, thị trấn: 45 triệu đồng/hộ chính chủ;

b) Đối với xã: 38 triệu đồng/hộ chính chủ.

11. Hỗ trợ về chi phí xây dựng nhà ở và các công trình kiến trúc phục vụ sinh hoạt nơi tái định cư được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo qui hoạch thiết kế được duyệt.

Trường hợp Nhà nước chậm bố trí đất tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được bố trí tái định cư vào khu đất ở do Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo qui hoạch thiết kế được duyệt mà tại thời điểm giao đất tái định cư nếu đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc theo quy định của UBND tỉnh tăng so với đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã phê duyệt thì được hỗ trợ 100% số tiền chênh lệch.

12. Hỗ trợ chênh lệch giá đất tái định cư tại khu tái định cư tập trung do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng:

a) Điều kiện để hỗ trợ chênh lệch giá đất tái định cư.

a1. Do Nhà nước chưa giao được đất tái định cư tại thời điểm thông báo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

a2. Có chênh lệch tăng về giá đất tái định cư giữa thời điểm thông báo chi trả bồi thường, hỗ trợ với thời điểm giao đất tái định cư trong cùng một khu tái định cư.

b) Diện tích và mức hỗ trợ:

b1. Diện tích đất được hỗ trợ chênh lệch giá đất là diện tích đất tái định cư được giao.

b2. Mức hỗ trợ: bằng 100% mức chênh lệch về giá đất giữa thời điểm giao đất tái định cư và thời điểm thông báo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

c) Nguồn kinh phí để hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án.

d) Trường hợp đặc biệt khác: UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

13. Thực hiện bố trí tái định cư: UBND cấp huyện có trách nhiệm giao đất ở và giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư theo quy định của Nhà nước.


Chương VI


TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
Điều 43. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất (thực hiện Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Trình tự thủ tục về giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất thực hiện theo Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Điều 26 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT.

2. Thời hạn ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư; thông báo thu hồi đất thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư không quá 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ.

3. Sau khi đã được giới thiệu địa điểm, chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng; lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất theo quy định cuảt pháp luật về đất đai. Nội dung dự án đầu tư phải thể hiện phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.



Điều 44: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thành lập Tổ công tác (thực hiện điểm b, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp giao Ban bồi thường GPMB hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện.

Trường hợp địa phương chưa thành lập Ban Bồi thường GPMB hoặc Tổ chức Phát triển quỹ đất thì Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phân công cơ quan tổ chức thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện gồm có:

- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện là chủ tịch Hội đồng;

- Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường làm Phó Chủ tịch thường trực của Hội đồng là cơ quan chủ trì thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Trưởng Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng (hoặc Giám đốc Tổ chức phát triển quỹ đất) - uỷ viên;

- Trưởng Phòng Tài chính Kế hoạch - uỷ viên;

- Trưởng Phòng Quản lý đô thị đối với thị xã và thành phố, phòng công thương đối với các huyện - uỷ viên;

- Trưởng Phòng Kinh tế - ủy viên;

- Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - uỷ viên;

- Chủ đầu tư - uỷ viên;

- Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 đến 2 người) do UBND và Mặt trận tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng”.

3. UBND cấp huyện thành lập tổ công tác đối với từng dự án. Thành phần cụ thể do UBND cấp huyện quyết định.

4. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, để đáp ứng yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án UBND cấp huyện có thể quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.



Điều 45. Phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư (thực hiện khoản 3 Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT).

1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án đầu tư do chủ đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất có trách nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đối với dự án thu hồi đất từ 2 huyện, thị xã, thành phố trở lên thì Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp chủ đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

2. Nội dung phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Diện tích các loại đất dự kiến thu hồi;

b) Tổng số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;

c) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ;

d) Việc bố trí tái định cư (dự kiến về nhu cầu, địa điểm, hình thức tái định cư);

đ) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.



Điều 46. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:

1. Thời điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành tiểu dự án riêng là thời điểm xét duyệt hoặc chấp thuận dự án đầu tư.

2. Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau khi phê duyệt được thực hiện độc lập nhưng phải đảm bảo yêu cầu về tiến độ của dự án đầu tư.

Điều 47: Lập, thẩm tra, phê duyệt và trích kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (thực hiện Điều 26 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Khoản 5 Điều 22 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT)

Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục tại bản quy định này. Việc phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định hiện hành. Kinh phí được duyệt không vượt quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ cña dù ¸n.

Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%. Mức kinh phí cụ thể do UBND cấp huyện quyết định.

Điều 48: Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng; thẩm tra và phê duyệt dự toán kinh phÝ tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (thực hiện Điều 29 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện hoÆc Tæ chøc Ph¸t triÓn quü ®Êt chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Thời gian lập kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng và thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc.

Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt.

2. Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng của UBND cấp huyện và dự toán kinh phÝ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp huyện phê duyệt dự toán kinh phÝ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của phòng Tài chính Kế hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm ký quyết định phê duyệt dự toán kinh phÝ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .



Điều 49: Kê khai và tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai (thực hiện Điều 30 Nghị định 69/2009/ NĐ-CP)

1. Kê khai.

Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện và Tổ công tác theo quy định tại Điều 44 bản quy định này, Chủ tịch UBND cấp xã và Tổ công tác tổ chức họp công khai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi dự án, phát tờ khai theo mẫu quy định chung và thực hiện kê khai.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất có trách nhiệm ký xác nhận rõ ngày, tháng, năm nhận được tờ khai để lưu hồ sơ giải phóng mặt bằng. Trường hợp người có đất trong phạm vi thu hồi đất vì lý do khách quan không dự họp được thì Tổ công tác phối hợp đại diện UBND cấp xã tổ chức phát và hướng dẫn tờ khai tại nơi cư trú của chủ sử dụng nhà, đất.

Tờ khai phải có các nội dung chủ yếu như sau:

a) Diện tích, loại đất (mục đích sử dụng đất), nguồn gốc, thời điểm đất được sử dụng theo mục đích hiện trạng, các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có, vị trí đất (theo bảng giá đất do UBND Tỉnh ban hành hàng năm) kèm theo bản vẽ vị trí, hình dạng và ghi rõ số đo kích thước các chiều của thửa đất;

b) Số lượng, loại nhà, cấp nhà, chất lượng, thời gian đã sử dụng, tính chất hợp pháp của nhà, công trình hiện có trên đất bị thu hồi; số lượng, loại cây, tuổi cây đối với cây lâu năm; diện tích, loại cây, năng suất, sản lượng đối với cây hàng năm; diện tích, năng suất, sản lượng, thời điểm thu hoạch đối với thuỷ sản; số lượng mộ phải di dời;

c) Số hộ gia đình, số nhân khẩu ăn ở thường xuyên tại nơi có đất thuộc phạm vi dự án; số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất (là những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp bị thu hồi hoặc những người lao động có hợp đồng lao động với chủ sử dụng đất có đăng ký kinh doanh, thực tế có kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trên đất phi nông nghiệp); nguyện vọng tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp (nếu có).

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc (đối với hộ gia đình, cá nhân); không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức) kể từ ngày nhận được tờ khai, người bị thu hồi nhà, đất có trách nhiệm kê khai theo mẫu tờ khai và nộp tờ khai cho Tổ công tác hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ theo quy chế một cửa của UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án. Quá thời hạn trên, Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã và chủ đầu tư lập biên bản và lưu vào hồ sơ giải phóng mặt bằng.

2. Tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai.

a) Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã tổ chức lập biên bản điều tra, xác minh các số liệu quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1 Điều này đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi thu hồi; trong đó số liệu về vị trí thửa đất, tổng diện tích đất sử dụng, tổng diện tích đất thu hồi, diện tích nhà thu hồi phải có kèm theo bản vẽ ghi rõ kích thước.

Biên bản được lập phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản; số liệu trong biên bản không được sửa chữa, tẩy xóa và có đầy đủ chữ ký của các thành viên tổ công tác, chữ ký của người có nhà, đất trong phạm vi thu hồi đất (hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật) và đóng dấu xác nhận của UBND cấp xã.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất cố tình không hợp tác điều tra, xác minh, ký biên bản thì Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã và Chủ đầu tư lập biên bản báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và UBND cấp huyện; đồng thời căn cứ vào hồ sơ quản lý nhà, đất hiện có để lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Khi cưỡng chế thu hồi đất, trước khi phá dỡ công trình, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức xác định cụ thể về diện tích đất, tài sản trên đất, (nếu có biến động so với hồ sơ quản lý) để xem xét điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc điều tra, xác minh nội dung kê khai của Tổ công tác, các cơ quan, đơn vị sau có trách nhiệm:

b1. Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản xác nhận các nội dung:

- Xác định nhà, đất trong phạm vi thu hồi của hộ gia đình, cá nhân có tranh chấp hay không có tranh chấp;

- Căn cứ hồ sơ quản lý đất đai, xác định nguồn gốc sử dụng đất; thời điểm xây dựng nhà, công trình trên đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất. Trường hợp không có hồ sơ thì tổ chức thu thập ý kiến của Mặt trận tổ quốc cấp xã và những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm căn cứ xác nhận nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và theo mẫu số 01 của Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007.

b2. Công an phường, xã, thị trấn có văn bản xác minh về hộ khẩu, nhân khẩu cư trú tại nơi thu hồi nhà, đất của hộ gia đình, cá nhân;

b3. Chi Cục Thuế có văn bản xác nhận về thu nhập sau thuế;

b4. Phòng Lao động thương binh và xã hội có văn bản xác nhận về đối tượng chính sách được hưởng hỗ trợ theo quy định;

b5. Cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước theo phân cấp có văn bản xác nhận về nguồn, cơ cấu vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với đất, tài sản nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng của tổ chức.

c) Trường hợp các cơ quan liên quan tại điểm b nêu trên không gửi văn bản yêu cầu xác nhận, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thì sẽ bị xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan và cán bộ công chức được giao nhiệm vụ trực tiếp thụ lý hồ sơ theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức.



Điều 50: Lập, niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (thực hiện Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.

Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

a) Tên, địa chỉ của chủ sử dụng nhà đất trong phạm vi thu hồi đất; số hộ gia đình, nhân khẩu, số lao động đang thực tế ăn ở, làm việc trên diện tích đất của chủ sử dụng nhà đất trong phạm vi dự án; số lao động phải chuyển nghề; số người đang hưởng trợ cấp xã hội;

b) Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; diện tích đất còn lại ngoài chỉ giới thu hồi (nếu có);

c) Số lượng, chủng loại của tài sản nằm trong chỉ giới thu hồi đất (riêng đối với nhà, công trình xây dựng khác không phải phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình cá nhân phải xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại);

d) Số lượng, chủng loại mồ mả phải di chuyển; phương án di chuyển mồ mả;

đ) Đơn giá bồi thường về đất, tài sản, đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả, đơn giá hỗ trợ khác và căn cứ tính toán tiền bồi thường, hỗ trợ;

e) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ;

g) Diện tích đất được bố trí tái định cư, tiền sử dụng đất phải nộp của từng hộ gia đình, cá nhân; phương án di dời đối với tổ chức (nếu có).

2. Niêm yết công khai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quy chế bắt thăm ô đất tái định cư.

Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy chế bắt thăm ô đất tái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thuộc phạm vi dự án trong thời hạn ít nhất là 20 ngày kể từ ngày đưa ra niêm yết. Việc niêm yết công khai phải được lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, Mặt trận tổ quốc cấp xã và đại diện những người người có nhà, đất thuộc phạm vi dự án. Biên bản phải ghi rõ số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác của người bị thu hồi đất đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tổ công tác có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ các ý kiến đóng góp, báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để xem xét, giải quyết.

Điều 51: Hoàn chỉnh, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết (thực hiện khoản 3, Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hết thời hạn niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm điều chỉnh lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định.

2. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Sau khi hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thời gian thẩm định tối đa là 07 ngày làm việc.

Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện lưu trữ trong hồ sơ giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cần phải tiếp tục hoàn chỉnh lại theo biên bản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thì Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện.

Sau khi nhận lại phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết đã hoàn thiện lại, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt.



Điều 52. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng (Thực hiện khoản 4, Điều 30, khoản 1,2 Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Thẩm quyền quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 44 của Luật Đất đai và Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc thuê đất, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết cho từng chủ sử dụng nhà đất trong phạm vi dự án; đồng thời phê duyệt quy chế bắt thăm tái định cư.

Trong thời gian 03 ngày kể từ khi quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND cấp xã phối hợp Tổ công tác và chủ đầu tư tổ chức niêm yết công khai toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thông báo thời gian nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, thời gian nhận nhà, nhận đất tái định cư, thời hạn bàn giao mặt bằng tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; đồng thời tổ chức giao quyết định phê duyệt kèm theo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến từng tổ chức, hộ gia đình cá nhân có nhà, đất bị thu hồi. Việc niêm yết công khai và giao quyết định nêu trên được lập biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn và đại diện người bị thu hồi đất.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không nhận quyết định phê duyệt phương án thì Tổ công tác đề nghị UBND cấp xã chủ trì phối hợp với Mặt trận tổ quốc cấp xã cùng các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tổ chức vận động, thuyết phục. Trường hợp sau khi đã tổ chức vận động, thuyết phục nhưng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cố tình không nhận quyết định phê duyệt phương án thì Tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và UBND cấp huyện và lưu hồ sơ giải phóng mặt bằng cùng với biên bản tổ chức niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được UBND cấp huyện phê duyệt có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn nơi có đất bị thu hồi để có cơ sở giải quyết khiếu nại hoặc cưỡng chế thu hồi đất (nếu có) theo quy định tại Điều 56 hoặc Điều 57 của bản quy định này.

3. Đối với dự án thu hồi đất trên địa bàn từ 2 huyện, thị xã trở lên, UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định.



Điều 53. Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư (Thực hiện khoản 3, Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

1. Sau khi niêm yết công khai và giao quyết định phê duyệt kèm phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết đến người bị thu hồi nhà đất, chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã nơi có thu hồi đất và Tổ công tác để tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo thời gian và địa điểm đã niêm yết thông báo quy định tại Điều 52 của bản quy định này. Trường hợp người được bồi thường, hỗ trợ uỷ quyền cho người khác nhận thay thì phải có giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

2. Bố trí đất tái định cư.

a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với UBND cấp xã và chủ đầu tư tổ chức việc bắt thăm bố trí tái định cư. Kết quả bắt thăm bố trí tái định cư phải được lập thành biên bản có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc cấp xã và người bị thu hồi đất được bố trí tái định cư hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được bố trí tái định cư cố tình không tham gia bắt thăm theo quy định thì Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản và cử người bắt thăm thay;

Căn cứ biên bản tổ chức bắt thăm, trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện trình UBND cấp huyện phê duyệt kết quả bắt thăm ô đất tái định cư cụ thể cho từng hộ gia đình, cá nhân. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình.

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc sau khi UBND cấp huyện phê duyệt kết quả bắt thăm tái định cư, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng chủ trì phối hợp với tổ chức được UBND tỉnh giao quản lý quỹ đất tái định cư, lập hồ sơ giao đất tái định cư và tổ chức bàn giao đất tái định cư theo quy định.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận phương án tái định cư phải ký biên bản cam kết thời gian bàn giao mặt bằng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết; đồng thời bàn giao bản chính giấy tờ về nhà, đất để chỉnh lý hoặc thu hồi theo quy định.

Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất cố tình không nhận tiền chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư thì UBND cấp huyện chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã, Tổ công tác và Mặt trận Tổ quốc cấp xã lập biên bản lưu hồ sơ và chuyển số tiền bồi thường, hỗ trợ phải chi trả này vào tài khoản tạm giữ tại Ngân hàng Nhà nước và giữ nguyên phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để làm căn cứ giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

Điều 54. Thời điểm bàn giao đất bị thu hồi theo quyết định của UBND cấp huyện, cÊp tØnh (Thực hiện khoản 4, Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Trường hợp việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ để triển khai dự án.

Điều 55. Xử lý thời hạn thông báo thu hồi đất trong trường hợp chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận (Thực hiện khoản 5, Điều 31 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP)

Trường hợp dự án thuộc Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư và những người bị thu hồi đất đã thỏa thuận bằng văn bản thống nhất về phương án bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất hoặc khu đất thu hồi không phải giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất mà không phải chờ đến hết thời hạn ra thông báo thu hồi đất.



Điều 56. Giải quyết khiếu nại.

1. Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và quy định giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

2. Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất; cơ quan nhà nước đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có). Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Điều 57: Cưỡng chế thu hồi đất (thực hiện theo Điều 32 nghị định 69/2009/NĐ-CP).

1. Ủy ban nhân dân tØnh uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai, được thực hiện như sau:

a) Đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định 69/2009;

b) Quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Sau khi đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động thuyết phục nhưng người có đất bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước;

d) Có quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có hiệu lực thi hành;

đ) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi.

3. Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày niêm yết công khai quyết định cưỡng chế quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Chương VII

QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC

HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất

1. Quyền



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương