Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 499 /2010/QĐ-ubnd hạ Long, ngày 11 tháng 2 năm 2010 quyếT ĐỊNH



tải về 0.53 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.53 Mb.
#22005
1   2   3   4   5

Chương III



BỒI THƯỜNG TÀI SẢN

Điều 25. Nguyên tắc bồi thường tài sản

1. Việc bồi thường, hỗ trợ về tài sản quy định tại Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được thực hiện theo phương thức bồi thường, hỗ trợ bằng tiền số tài sản do ảnh hưởng bởi dự án. Chỉ bồi thường, hỗ trợ tài sản xây dựng trên đất trong thời hạn được giao đất, giao khoán, thuê, đấu thầu và là tài sản xây dựng đúng qui hoạch, đúng mục đích sử dụng đất.

2. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch đã được công bố của cấp thẩm quyền hoặc sau khi có quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền đã được công bố thì không được bồi thường.

3. Người được bồi thường, hỗ trợ về tài sản quy định tại khoản 1 Điều này không được quyền thu hồi tài sản đã được bồi thường, hỗ trợ. Trừ trường hợp vật liệu thu hồi có giá trị không lớn như gạch, ngói, sắt thép tận dụng được do phá dỡ công trình mà chủ đầu tư và UBND cấp huyện xét thấy không cần thiết phải thu hồi, UBND huyện quyết định sau khi thống nhất với chủ đầu tư.

4. Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức thu hồi và xử lý những tài sản đã được bồi thường, hỗ trợ để giảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ.

Điều 26. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất (thực hiện Khoản 6 Điều 18, Điều 23 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 24, Nghị định 69/2009/NĐ-CP)

1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn tương đương theo đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định.

2. Nhà, các công trình khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thì bồi thường theo mức sau:

Mức bồi Giá trị hiện có Một khoản tiền tính bằng

thường nhà, = của nhà, công trình + tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện

công trình bị thiệt hại có của nhà, công trình

Trong đó:

a) Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thu hồi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với đơn giá bồi thường.

b) Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình quy định ở công thức trên được xác định bằng 50% giá trị đã hao mòn.

3. Công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, diện, cấp thoát nước...); hạ tầng xã hội (công trình y tế, giáo dục, thể thao, thương mại...), mức bồi thường bằng giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương và được bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

a) Trường hợp bồi thường bằng hiện vật: Đơn vị thực hiện công tác bồi thường GPMB cấp huyện có trách nhiệm: Lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình bồi thường trình cơ quan chuyên ngành thẩm định theo phân cấp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của UBND tỉnh. Tổ chức triển khai thi công xây dựng và quyết toán công trình theo quy định về quản lý đầu tư XDCB, bàn giao cho chủ sở hữu công trình bị thiệt hại.

b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có trách nhiệm ứng và chuyển tiền cho Hội đồng bồi thường cấp huyện để thực hiện việc bồi thường công trình bị thiệt hại.

4. Đối với nhà, công trình khác và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà không còn sử dụng hoặc thực tế không còn sử dụng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.

5. Trường hợp hệ thống máy móc, dây truyền sản xuất, nhà kho, nhà xưởng…có thể tháo dời và di chuyển được thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

Trường hợp hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, nhà kho, nhà xưởng…có tính đặc thù, kết cấu phức tạp thì được phép thuê tư vấn chuyên ngành xác định có thể tháo dời và di chuyển, đồng thời lập dự toán chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt (nếu có thể tháo dời, di chuyển được) và chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.



Điều 27. Nhà ở, công trình kiến trúc bị phá dỡ một phần.

1. Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại không đảm bảo khả năng chịu lực thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình;

2. Nhà bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại còn sử dụng được nhưng diện tích còn lại chỉ còn cầu thang, nhà vệ sinh thì được bồi thường toàn bộ diện tích nhà.

3. Nhà bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại còn sử dụng được thì ngoài việc được bồi thường phần diện tích bị cắt xén tính đến chỉ giới thu hồi đất còn được tính bồi thường bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Bồi thường bổ sung phần nhà, công trình bị ảnh hưởng do cắt xén, phá dỡ: Nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần thì ngoài phần bồi thường diện tích phá dỡ đến chỉ giới cắt xén theo quy hoạch, còn được bồi thường bổ sung theo quy định sau:

a) Đối với nhà khung bê tông cốt thép hoặc kết cấu khung thép thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung tính từ chỉ giới thu hồi đất đến khung kết cấu chịu lực gần nhất;

b) Đối với nhà kết cấu xây gạch chịu lực bị cắt xén một phần, không ảnh hưởng tới an toàn của căn nhà thì diện tích sàn xây dựng được bồi thường bổ sung bằng chiều rộng mặt đứng nhà trước khi cắt xén nhân với chiều sâu bằng 1m và nhân với số tầng nhà bị cắt xén.

5. Bồi thường hoàn trả mặt đứng ngôi nhà:

Đối với nhà, công trình bị cắt xén, phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn sử dụng được thì ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này còn được bồi thường hoàn trả mặt đứng nhà, công trình theo công thức sau:

G = B x G x S x T

G : Giá trị phần mặt đứng được bồi thường hoàn trả,

B : Chiều rộng mặt đứng được xác định như sau:

- Bằng chiều rộng mặt đứng nhà trước khi cắt xén trong trường hợp chiều rộng mặt đứng tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch nhỏ hơn chiều rộng mặt đứng nhà trước khi cắt xén,

- Bằng chiều rộng mặt đứng nhà tại vị trí cắt theo chỉ giới quy hoạch trong trường hợp chiều rộng mặt đứng tại vị trí cắt theo quy hoạch lớn hơn hoặc bằng chiều rộng mặt đứng nhà trước khi cắt xén.

G: Đơn giá bồi thường theo quy định của UBND tỉnh tính trên một mét vuông sàn xây dựng.

S : Chiều sâu được quy định bằng 1m,

T : Số lượng tầng bị cắt xén.

6. Việc bồi thường một phần hoặc toàn bộ công trình quy định tại khoản 1 Điều này do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

Điều 28. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình (Thực hiện Điều 20 Nghị định 197/2004/NĐ-CP)

1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 4 bản quy định này thì được bồi thường theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bản quy định này.

2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:

a) Nhà, công trình khác không được phép xây dựng nhưng đã xây dựng trên đất có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 4 bản quy định này:

a1. Xây dựng trước ngày 01/7/2004 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bản quy định này.

a2. Xây dựng từ ngày 01/7/2004 trở về sau, xây dựng không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì không được bồi thường nhưng được hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bản quy định này nếu không bị cơ quan có thẩm quyền từ cấp xã trở lên lập biên bản vi phạm; trường hợp bị lập biên bản vi phạm thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.

b) Nhà, công trình khác không được phép xây dựng nhưng đã xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 4 bản quy định này, nhưng tại thời điểm xây dựng mà chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường quy định tại Điều 26, Điều 27 Bản quy định này.

c) Nhà, công trình xây dựng khác không được phép xây dựng nhưng đã xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 4 bản quy định này mà khi xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và cắm mốc hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cắm mốc thì không được bồi thường nhưng được hỗ trợ bằng 30% mức bồi thường quy định tại Điều 26, Điều 27 của Bản quy định này nếu không bị cơ quan có thẩm quyền từ cấp xã trở lên lập biên bản vi phạm.

3. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 4 bản quy định này, mà khi xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng thì không được bồi thường, không được hỗ trợ. Người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự phá dỡ và tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.

4. Nhà, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân xây dựng trên đất đủ điều kiện được bồi thường, không phải di dời khỏi hành lang an toàn lười điện điện áp đến 220KV thì được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần bằng 50% giá trị phần nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện.



Điều 29. Một số quy định khác về bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình kiến trúc

Nhà, công trình khác ngoài phạm vi thu hồi đất nhưng do thi công thực hiện dự án làm ảnh hưởng đến nhà, công trình và các tài sản khác đang sử dụng trước thời điểm thực hiện dự án thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ như sau:

1. Làm mất an toàn cho nhà, công trình thì phải đầu tư xây dựng để đảm bảo an toàn cho nhà, công trình. Trường hợp không có giải pháp đảm bảo an toàn cho nhà, công trình thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành tại thời điểm thu hồi đất.

2. Làm mất đường đi của chủ sở hữu nhà, công trình thì phải làm lại đường đi. Trường hợp không khắc phục được đường đi, thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành tại thời điểm thu hồi đất.

3. Gây thiệt hại do thi công công trình:

a) Gây ngập úng, làm giảm chất lượng nhà, công trình và cây trồng thì được bồi thường phần tài sản, cây trồng thực tế bị thiệt hại và được chủ đầu tư xử lý chống ngập úng.

b) Gây rạn nứt, sạt lở, đổ nhà, công trình thì được bồi thường theo thực tế bị thiệt hại.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện bồi thường cho chủ sở hữu tài sản bị ảnh hưởng nêu tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.



Điều 30. Bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 197/2004/NĐ-CP).

Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường và hỗ trợ về tài sản theo quy định dưới đây:

1. Bồi thường 100% chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thuộc phần diện tích nhà thuê và phần xây dựng cơi nới khi được cơ quan quản lý hoặc tổ chức tự quản cho phép.

2. Hỗ trợ bằng 60% giá trị nhà đang thuê (theo diện tích ghi trong hợp đồng).



Điều 31. Bồi thường về di chuyển mồ mả (Thực hiện quy định tại Điều 22 Nghị định 197/2004/NĐ-CP).

1. Bồi thường 100% chi phí xây dựng lại mộ, lăng như qui mô ban đầu theo đơn giá bồi thường.

2. Chi phí về đất đai, đào bốc, di chuyển và các chi phí hợp lý khác có liên quan:

a) Mộ chưa cải tiểu: 6.000.000đ/mộ.

b) Mộ đã cải tiểu: 3.000.000 đ/mộ.

3. Trường hợp lập mộ không có hài cốt để chiêu hồn liệt sỹ, được Cơ quan chính sách xã hội cấp huyện xác nhận thì được bồi thường về di chuyển mộ theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

4. Việc bồi thường về di chuyển mồ mả quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này không phân biệt mộ có chủ hay mộ vô chủ.

5. Trường hợp di chuyển mồ mả vô chủ thì số tiền bồi thường, di chuyển, quy tập vào nghĩa trang phù hợp quy hoạch chuyển cho tổ chức, cá nhân được UBND cấp huyện giao nhiệm vụ thực hiện.



Điều 32. Bồi thường đối với cây trồng (Thực hiện Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP)

1. Trường hợp Nhà nước giao hoặc cho thuê đất trống, đồi núi trọc để hộ gia đình, cá nhân tự trồng rừng bằng vốn không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường về cây trồng.

2. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái, rừng đầu nguồn…); rừng sản xuất thì được bồi thường như sau:

a) Đối với cây trồng chính.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng đã trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước thì được bồi thường bằng tỷ lệ % giá trị cây trồng theo quy định dưới đây:

a1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong khoảng thời gian dưới 5 năm đối với rừng đã trồng thì được bồi thường như sau:

- Rừng tự nhiên: 10% giá trị cây.

- Rừng trồng lấy gỗ, cây công nghiệp lâu năm: 20% giá trị cây.

- Rừng trồng lấy nhựa, cây ăn quả: 15% giá trị cây.

a2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong khoảng thời gian từ 5 năm đến 10 năm đối với rừng đã trồng thì bồi thường:

- Rừng tự nhiên: 15% giá trị cây.

- Rừng trồng lấy gỗ, cây công nghiệp lâu năm: 25% giá trị cây.

- Rừng trồng lấy nhựa, cây ăn quả: 20% giá trị cây.

a3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong khoảng thời gian từ trên 10 năm đối với rừng đã trồng thì bồi thường:

- Rừng tự nhiên: 20 % giá trị cây.

- Rừng trồng lấy gỗ, cây công nghiệp lâu năm: 30 % giá trị cây.

- Rừng trồng lấy nhựa, cây ăn quả: 25% giá trị cây.

a4. Trường hợp tự bỏ 100% vốn hoặc được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cây giống để trồng rừng thì được bồi thường 100% giá trị cây.

a5. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán cùng góp vốn với bên giao khoán thì căn cứ hợp đồng góp vốn giữa hai bên để xác định giá trị bồi thường cho mỗi bên.

b) Đối với cây phụ trợ, cây trồng xen.

b1. Cây phụ trợ, cây trồng xen đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật trồng rừng theo quy định của ngành lâm nghiệp thì được bồi thường 100% giá trị cây.

b2. Nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật quy định thì không được bồi thường. Tuỳ từng trường hợp cụ thể UBND cấp huyện xem xét tính hỗ trợ nhưng tối đa chỉ bằng 30% giá trị cây.

3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng tự nhiên qui hoạch là rừng sản xuất mà rừng sản xuất trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; được giao rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh khi Nhà nước thu hồi thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ như sau:

a) Đối với cây trồng chính.

a1. Cây lấy gỗ và cây lấy nhựa được bồi thường:

- Rừng tự nhiên: 20% giá trị cây.

- Rừng trồng: 30% giá trị cây.

a2. Cây tre: 40% giá trị cây.

b) Đối với cây phụ trợ, cây trồng xen:

b1. Cây phụ trợ, cây trồng xen đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật trồng rừng Nhà nước quy định thì được bồi thường 100% giá trị cây.

b2. Nếu trồng cây không đúng qui trình kỹ thuật quy định thì không bồi thường cây trồng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể UBND cấp huyện xem xét hỗ trợ, nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 30% giá trị cây.

4. Bồi thường thiệt hại về cây rừng cho các tổ chức.

a) Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

a1. Trường hợp các tổ chức tự quản lý bảo vệ rừng thì được bồi thường 100% giá trị lâm sản.

a2. Trường hợp các tổ chức giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng thì được bồi thường giá trị lâm sản bằng tổng giá trị lâm sản thiệt hại trừ đi giá trị lâm sản đã bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán.

b) Các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất.

b1. Trường hợp các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng thì được bồi thường 100% giá trị cây.

b2. Trường hợp các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất chưa có rừng để khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên được bồi thường giá trị lâm sản tăng trưởng trong thời gian thuê.

b3. Trường hợp các tổ chức được Nhà nước cho thuê đất đã có rừng tự nhiên, rừng trồng để cải tạo cảnh quan du lịch, môi trường sinh thái thì khi Nhà nước thu hồi đất, tổ chức thuê đất không được bồi thường về cây rừng nhưng được bồi thường về tài sản đã đầu tư trên đất.

b4. Đối với cây lấy gỗ, cây lấy nhựa, cây bóng mát, cây lâu năm do các tổ chức trồng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, được bồi thường 100% giá trị cây.

5. Trường hợp cây trồng chính là cây lấy gỗ đến độ tuổi khai thác được UBND cấp huyện cho phép người có đất bị thu hồi được khai thác sử dụng sản phẩm gỗ thu hồi thì bồi thường bằng 60% giá trị bồi thường quy định tại Điều này.

6. Bồi thường đối với vườn ươm cây lâm nghiệp.

Bồi thường các công trình phù trợ cho vườn ươm như: tường rào, rãnh thoát nước, hệ thống tưới tiêu, kho chứa vật tư nằm trong khu vực đất bị thu hồi.

Hỗ trợ di chuyển cây bầu theo đơn giá tỉnh quy định.

Đối với cây gieo chưa đến giai đoạn cấy vào bầu người có đất bị thu hồi được phép tiếp tục chăm sóc cây gieo đến khi được cấy vào bầu theo quy định về kỹ thuật của ngành lâm nghiệp.

7. Bồi thường về cây trồng một số trường hợp khác.

a) Cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây lâu năm do các địa phương (thôn, xóm, xã) và các tổ chức trồng mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì bồi thường cho đơn vị trồng, quản lý cây đó.

b) Cây ăn quả, cây lâu năm, cây lâm nghiệp trồng trên bờ của diện tích thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thì được bồi thường.

c) Trường hợp phải cơi nới xây dựng thêm diện tích nhà ở để đảm bảo điều kiện sinh hoạt bình thường của gia đình, cá nhân trên diện tích đất liền kề với đất ở bị thu hồi (thuộc đất của người bị thu hồi đất) thì cây trồng trên diện tích đất liền kề đó được bồi thường và chỉ bồi thường cây trên diện tích tương ứng với diện tích cơi nới xây dựng thêm nhưng tối đa không vượt quá diện tích nhà ở đã bị phá dỡ do thu hồi đất.

d) Cây trồng có khả năng phát triển đến độ cao xâm phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, thì được bồi thường đối với cây trồng đó và không được trồng mới.

8. Không bồi thường, không hỗ trợ đối với cây trồng trong các trường hợp sau:

a) Cây đã héo hoặc đã chết tại thời điểm kiểm đếm.

b) Cây mọc dại, cây trồng bị bỏ dại, cây trồng dưới tán của cây khác (bao gồm cả dứa và dược liệu) mà không đúng qui trình kỹ thuật cho phép.

c) Các loại cây không được phép trồng trong hành lang bảo vệ an toàn các công trình đã được công bố, cắm mốc.

d) Cây trồng sau thời điểm công bố thông báo thu hồi đất.

9. Đối với cây cảnh không bồi thường về cây chỉ bồi thường di chuyển.

10. Mức bồi thường và tỷ lệ hỗ trợ thực hiện theo quy định của UBND tỉnh tại phần quy định chung trong tập đơn giá bồi thường cây trồng.

11. Về xử lý thu nộp Ngân sách Nhà nước đối với cây rừng phải bồi thường.

Tổng tiền bồi thường cây rừng quy định tại Điều này sau khi trừ đi tiền bồi thường hoặc hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, số tiền còn lại xử lý như sau:

a) Đối với rừng Nhà nước đã giao vốn rừng cho các tổ chức kinh tế thì số tiền còn lại trên hoàn trả cho các tổ chức kinh tế được giao vốn rừng.

b) Đối với rừng Nhà nước chưa giao vốn rừng cho các tổ chức kinh tế thì số tiền trên nộp vào Ngân sách tỉnh.

Điều 33. Bồi thường đối với vật nuôi thuỷ sản

1. Đơn giá bồi thường vật nuôi thuỷ sản thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.

2. Không bồi thường, không hỗ trợ đối với thuỷ sản thả nuôi sau ngày thông báo Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.

Điều 34. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc (Thực hiện Điều 26 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP)
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và có thuê lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, có đóng bảo hiểm xã hội mà bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì người lao động đang trực tiếp làm việc được hưởng trợ cấp ngừng việc. Mức trợ cấp ngừng việc được tính bằng tiền lương tối thiểu nhân với số cấp bậc công việc của ngành nghề tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian tối đa là 06 tháng.



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương