Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II


Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II



tải về 0.91 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích0.91 Mb.
#34593
1   2   3   4   5   6   7

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II


Hương Vĩnh chuyển ngữ 

MỤC LỤC


Lời Dịch Giả

Lời Giới Thiệu  -  Dẫn Nhập

Chương I.- Ơn Gọi

Chương II.- Hoạt động Giám Mục

Chương III.- Cam kết khoa học và mục vụ

Chương IV.- Tình phụ tử của Giám Mục

Chương V.- Tập thể tính Giám Mục

Chương VI.- Thiên Chúa và lòng can đảm



Lời Dịch Giả

LÊNH ĐÊNH TRÊN MẶT ĐẠI DƯƠNG

Những ai có dịp tham gia một chuyến hải trình bằng du thuyền sẽ đánh giá cao những vị thuyền trưởng cùng nhân viên phục dịch trên những du thuyền đó. Đặc biệt, những du thuyền xuôi ngược theo những hải trình ở vùng Biển Caribbean, thường ghé qua những trạm ngừng tại Cayman Island, Cozumel, Belize City và Costa Maya với cảnh trí thật tuyệt vời!

Trong những trạm trên đây, trạm dừng tại bãi biển COZUMEL là nơi mà tháng 11 năm 2005 vừa qua đã xảy ra một trận bão tố dữ dội khiến sóng biển dâng lên tràn ngập miền duyên hải và cuốn lôi những quán xá xuống biển. Những vết tang thương hiện còn để lại nơi đó. Những hàng dừa cao và cây xanh bóng mát xinh đẹp trước kia nay trở nên hoang tàn.

Qua mạng truyền hình trong thời gian đó, thường xuất hiện hình ảnh những chiếc du thuyền bập bềnh trên sóng nước thật hãi hùng! Chắc chắn các vị thuyền trưởng lúc bấy giờ phải tận dụng hết khả năng để giữ vững con tàu vượt qua mọi cơn phong ba bão táp.

Cương vị của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo cũng tương tự vai trò của vị thuyền trưởng trên một du thuyền ở giữa đại dương. Vị thuyền trưởng đem hết sức mình để cùng với các cấp chỉ huy và thủy thủ đoàn cố gắng lèo lái con tàu cập bến an toàn, hầu mọi du khách được vui hưởng những ngày thích thú bình an trong chuyến hải trình. Tương tự, Đức Giáo Hoàng cùng với Giám Mục Đoàn ngày đêm cật lực chèo chống con thuyền Giáo Hội vượt qua đại dương trần thế trong mọi thời kỳ đảo điên ngõ hầu đến bến an toàn.

Ngày 02-04-2006 tới đây kỷ niệm một năm Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II băng hà. Ngài là một vị Giáo Hoàng hiện đại nêu gương “MỤC TỬ CHÂN CHÍNH” cho hết mọi mục tử trong Giáo Hội Công Giáo ngày nay. Những tâm tình mục tử của ngài đã được chính ngài ghi lại trong quyển tự thuật dưới nhan đề “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO!) vào năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 45 năm tấn phong giám mục và 25 năm triều đại giáo hoàng của ngài. Ngài được yêu cầu viết ra những hoài niệm liên tục kể từ năm 1958 là năm ngài được bổ nhiệm giám mục.

Đức Thánh Cha thuật lại những gì Chúa Quan Phòng đã tiên liệu cho ngài. Độc giả say mê quyển sách đó vì những “TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI MỤC TỬ” tỏ lộ nơi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi Ngài còn là Giám Mục, Tổng Giám Mục, cho đến Hồng Y rồi Giáo Hoàng.

Suốt chiều dài lịch sử Giáo Hội, một số giáo hoàng đã trải qua những cơn “phong ba bão táp” kinh hồn của những thời đại tương ứng, như Đức Thánh Cha Piô XII trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng gặp những đại họa không kém phần dữ dội, từ sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản tại các nước Đông Âu và Nga Sô đến những băng hoại về mặt luân lý mà ngài mệnh danh là “VĂN MINH SỰ CHẾT”, chà đạp lên triệu triệu sinh mạng thai nhi và con người mỗi năm.

Khi viết về cuộc đời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, những khía cạnh trên đây đã được nhiều tác giả nhắc tới. Tuy nhiên Giáo Hội đang đứng trước một thách đố lớn lao xảy ra ngay trong lòng Giáo Hội: đó là “THÁI ĐỘ SỐNG CỦA CÁC MỤC TỬ” trong vai trò dẫn dắt đoàn chiên của Chúa.

Đành rành môi trưòng mục vụ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xảy ra trong một thời điểm khác, với một không gian và thời gian đặc thù, nhưng “TINH THẦN CŨNG NHƯ TÂM TÌNH MỤC TỬ” của ngài thì chung cho hết mọi mục tử, vượt qua mọi không gian và thời gian cố định, để trở nên ngọn đèn soi sáng các mục tử khắp nơi, ngõ hầu “chăn dắt những đoàn chiên con và chiên mẹ của Chúa Kitô” theo tâm tình và ý hướng của Chúa Kitô.

Khi tham gia những cuộc du thuyền trên đại dương, những chuyện bất trắc thường xảy ra cho du khách, như bị mất tích khi lên bờ du ngoạn, hoặc thất lạc khi đi mua sắm nhưng quên giờ giấc về tàu… Đó cũng là những hình ảnh bi thương thường xảy ra trong con tàu Giáo Hội. Sự kiện một số người lìa bỏ Giáo Hội ra đi một nơi vô định hay bị trễ tàu…trong thời đại nào cũng có. Ca dao Việt-Nam có câu:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù,



Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.”

Trách nhiệm các cấp mục tử trong Giáo Hội thật nặng nề biết bao! Các mục tử phải dẫn dắt Giáo Hội để không một ai bị chết chìm hay phải hư mất giữa đại dương trần thế, như lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly: “Con đã canh giữ và không một ai trong họ phải hư mất…” (Gio 17, 12)



Khi nhắc tới khuôn mặt khả kính của Đức Cha Karol Joséf Vojtyla, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Cracovie – tức Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II sau nầy – người ta không thể quên được khuôn mặt khả ái của Đức Cha Phi-líp-phê Nguyễn-Kim-Điền, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Việt-Nam, trước đây.

Trong “THƯ MỤC VỤ” ngày 19/10/1985, gởi các linh mục, nam nữ tu sĩ và toàn thể giáo dân Giáo Phận Huế, Đức Tổng Giám Mục Phi-lip-phê Nguyễn-Kim-Điền đã viết:

Năm 1981, khi nhóm họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, tôi đã tuyên bố điều nầy: ‘Trong quá khứ, nhiều Giám Mục đã chết để bênh vực quyền lợi Giáo Hội. Nhưng hiện nay, có Giám Mục nào sẵn sàng chết để bênh vực nhân quyền không?’ Ngày nay tôi được toại nguyện: Thiên Chúa kêu gọi tôi chịu lao tù và chết để bênh vực nhân quyền và công lý.

……

Nhưng khi luật lệ ngược với Thánh Ý Thiên Chúa, vi phạm nhân quyền mà luật căn bản nhất là tự do tín ngưỡng, lúc đó, như tôi đã đăng ký trong biên bản lập tại sở công an tỉnh Bình Trị Thiên ngày 15/10/1984:Như các thánh Tông Đồ khi xưa và các vị Tử Đạo mọi đời, tôi phải tuân phục luật Chúa hơn luật loài người.



Kết quả của việc đăng ký trên là lao tù và chết chóc. Những kết quả nầy, vị chủ chăn của anh chị em, ngày hôm nay đã sẵn sàng đón nhận. Ngài vui lòng đón nhận những kết quả đó như phần thưởng Chúa ban sau 25 năm Giám Mục, trong đó, 22 năm phục vụ Giáo Phận HUẾ.

……

Giờ đây, thưa anh chị em thân mến, tôi chỉ xin anh chị em một điều: Đội ơn Thiên Chúa với tôi, và tăng thêm lời cầu nguyện để tôi hoàn toàn trung tín với Thiên Chúa và Giáo Hội cho đến hơi thở cuối cùng.”

Với lời nguyện ước “trung tín cho đến hơi thở cuối cùng”, Thiên Chúa đã ban cho ngài một cái chết đầy quả cảm, một cái chết đã chinh phục lòng thương mến của mọi người – giáo dân cũng như lương dân.

Trong tang lễ của ngài ngày 15 tháng 6 năm 1988, một người ngoại đạo đã thổ lộ những tâm tình thương mến qua những vần thơ dưới đây. Tác giả đã ký tên “TỪ TÂM”, nhưng không rõ đó là tên thật, bút hiệu hay pháp danh.



LÒNG NGƯỜI NGOẠI ĐẠO

Kính gởi

Hương Hồn Đức cố Tổng Giám Mục Phi-lip-phê Nguyễn-Kim-Điền

ngày ngài quá cố 08-06-1988



Con đến Phủ-Cam giữa ngày tang lễ,

Góp nỗi buồn trong muôn vạn niềm đau.

Hàng triệu tín đồ sát cánh bên nhau,

Vạn vật đổi thay, lòng TIN bất diệt.

Cha với con tuy chưa từng quen biết,

Lòng kính yêu Cha vô bến vô bờ.

Sống giữa muôn người con vẫn bơ vơ,

Nhiều lúc tâm tư hướng về tôn giáo.

Nhưng, tổ tiên con tám đời ngoại đạo,

Lẽ nào con trái ý tổ tiên mình.

Con sống sao cho trọn nghĩa trọn tình,

Dù quá gian lao, dù nhiều đau khổ.

Nếu phải chết để đền ơn tri ngộ,

Con tiếc chi chút bèo bọt hình hài.

Con đứng từ xa, cúi mặt trước quan tài,

Tình mến bao la, ngậm ngùi trong thương tiếc.

Con trân trọng kính gởi Cha lời CHÀO VĨNH BIỆT

Đến Giáo Hội Việt-Nam lời chia buồn thắm thiết

Của người con ngoại đạo kính yêu Cha.

Vừng trán thông minh, can đảm hiền hòa,

Thắm đượm tình thương qua nhiều di ảnh.

Ánh mắt long lanh, chứa đầy sức mạnh,

Giản dị trên đầu chiếc nón bài thơ.

Cha mất đi, một chuyện quá bất ngờ,

Đau xót xiết bao “người còn kẻ mất”.

Thể xác Cha nằm yên trong thánh thất,

Linh hồn Cha về cạnh Đức Chúa Trời.

Cha để lại cho đời

Một lòng TIN bất diệt,

Với khuôn mặt trang nghiêm,

Với tinh thần quyết liệt,

Lưu lại ân tình trong hàng triệu con chiên,

Khi nhắc tên Cha “GIÁM MỤC NGUYỄN KIM ĐIỀN”

Thánh đường Phủ-cam

Ngày tang lễ 15-06-1988

TỪ TÂM

Khi còn là tổng giám mục Cracovie, Đức Cha Karol Vojtyla đã hỗ trợ “Phong Trào Ốc Đảo” và ngài đã tham dự những trại hè được tổ chức cho giới trẻ thuộc phong trào. Trong cuộc hành hương vào năm 2003 ở Cracovie của Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II, những thành viên ốc đảo đã hát lên như sau:



Chúa đã đến bên bờ biển;

Ngài không kiếm tìm những người khôn ngoan,

những kẻ giàu có,

Ngài chỉ xin con theo Ngài.

Lạy Chúa, Chúa đã nhìn con trong đôi mắt,

Chúa mỉm cười và gọi tên con.

Chiếc thuyền của con, con để lại trên bờ,

Cùng với Chúa con sẽ vượt qua một đại dương khác.

Và Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II đã nói với họ: theo một nghĩa nào đó, bài hát của những ốc đảo đã đưa ngài ra khỏi quê hương, cho tới tận Roma. Nội dung thâm sâu của bài hát đã nâng đỡ ngài, ngay cả khi phải đối diện với sự quyết định của mật nghị các Đức Hồng Y. Và rồi, suốt chiều dài triều đại giáo hoàng của ngài, không bao giờ ngài tách lìa khỏi bài hát đó.

Chúa đã ban cho Đức Tổng Giám Mục Karol Vojtyla được toại nguyện trong việc thể hiện lý tưởng ngài đã chọn lựa, cũng như Đức Tổng Giám Mục Phi-lip-phê Nguyễn Kim Điền được hoàn tất hành trình ngài đã dấn thân.

Trong tâm tình kính mến Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II và ước mong nhiều mục tử ngày nay sẽ theo bước chân ngài, chúng tôi chuyển dịch tác phẩm “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO!). Ngoài ra chúng tôi cũng mong muốn chia sẽ dịch phẩm nầy với toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa, vì như Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô II đã minh định: ơn gọi của mọi tín hữu được nhận lãnh Bí Tích Thánh Tẩy là “trở nên hoàn thiện như Cha trên Trời là Đấng Hoàn Thiện”.

Sách gồm có SÁU CHƯƠNG, ngoài “LỜI GIỚI THIỆU” và phần “DẪN NHẬP”.

Những đoạn Phúc Âm trưng dẫn trong tài liệu nầy được trích từ quyển “KINH THÁNH TRỌN BỘ - CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC” do Tòa Tổng Giám Mục Thành Phố Saigon thực hiện năm 1998.

Tiến trình phong thánh cho Đức Thánh Cha Gioan Phao-lồ II đã bắt đầu vào tháng 5 năm 2005 khi Giáo Phận Roma kêu gọi các tín hữu Công Giáo đứng ra làm chứng xem Đức Thánh Cha có xứng đáng nên thánh không.

Phải có một phép lạ xảy ra sau khi Đức Thánh Cha băng hà để có thể tiến hành phong chân phước cho Ngài. Và cần thiết phải có một phép lạ nữa sau khi phong chân phước để có thể phong thánh cho Ngài.

Toà thánh đã chắc chắn phép lạ đầu tiên trong tiến trình phong chân phước cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đó là việc khỏi bệnh mà giới y khoa không giải thích được của một nữ tu người Pháp bị bệnh Parkinson như ngài.

Trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Rai của Ý và hãng tin Reuters của Đức, Đức ông Slowomir Oder, người đứng đầu ủy ban điều tra phong thánh cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã cho biết rằng tiến trình điều tra sơ khởi bắt đầu vào tháng 10 năm 2005, về việc lành bịnh của một nữ tu ẩn danh ở Pháp.

Ngài nói rằng nữ tu người Pháp này bị suy yếu giống như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong giai đoạn cuối đời của ngài và đã được lành bệnh một cách lạ lùng khi cầu nguyện với Đức Thánh Cha sau khi ngài qua đời. Đức Ông Slowomir Oder nói rằng những điều tra viên của Tòa Thánh sẽ bắt đầu nghiên cứu chính thức và chi tiết hơn về sự lành bệnh lạ lùng nầy.

Vancouver BC Canada

Mùa Xuân Bính Tuất – 2006

LỜI GIỚI THIỆU - DẪN NHẬP
LỜI GIỚI THIỆU 

Ngài Karol Joséf Wojtyla – trở thành Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978 – sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920 ở miền Wadowice, Ba-Lan. Ngài theo học ngành kịch nghệ tại Đại Học Cracovie. Sau khi đại học nầy bị quân đội Đức Quốc Xã đóng cửa, ngài Karol thoát được, khỏi bị giam giữ tại các trại tập trung ở Đức quốc.  

Từ năm 1942, ngài theo học ở chủng viện chui tại Cracovie. Sau Đại Thế Chiến Thứ Hai, ngài học môn thần học ở đại học cho tới khi được phong chức linh mục vào năm 1946. Tiếp theo sau những năm học tiến sĩ, linh mục Wojtyla trở thành giáo sư thần học luân lý và đạo đức học về xã hội tại Đại Chủng Viện Cracovie và Phân Khoa Thần Học ở Lublin. 

Năm 1958, Đức Thánh Cha Piô XII bổ nhiệm ngài làm Giám Mục phụ tá ở Cracovie. Năm 1964, ngài được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Cracovie và được phong tước vị Hồng Y năm 1967. 

Khởi từ triều đại giáo hoàng của ngài vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thực hiện nhiều chuyến tông du tại nhiều nơi trên thế giới. Ngài đã ban hành nhiều văn kiện tôn giáo (thông điệp, tông huấn), và xuất bản một số sách trong đó có quyển tự thuật, nhan đề “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” (năm 1994) và gần đây là quyển “Đứng Dậy! Ta Đi Nào!” (năm 2003) – một tác phẩm chứa đựng những suy tư về cuộc đời và sứ vụ giám mục của ngài.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết:

Khi đến ‘giờ của Ngài’, Chúa Giêsu nói với những người ở với Ngài trong vườn Giết-sê-ma-ni là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan – những môn đệ mà Ngài đặc biệt yêu thương: ‘Đứng dậy! Ta đi nào!’ Chúa Giêsu không phải một mình ‘ra đi’ làm trọn Thánh Ý Chúa Cha: họ cũng phải ra đi với Ngài nữa. 

Tôi nói điều đó nhằm nhắc tới nơi chốn mà tình yêu Chúa Kitô Đấng Cứu Thế đã dẫn đưa tôi, bằng cách kêu gọi tôi ra khỏi quê hương tôi để sinh hoa kết quả ở nơi khác, một hoa trái được tồn tại, nhờ Ân Sủng của Ngài. Vì vậy, để làm vang động lại lời của Thầy Chí Thánh và Chúa chúng ta, tôi cũng lặp lại với mỗi một người trong anh em, thưa Chư Huynh rất thân mến trong chức giám mục: ‘Đứng dậy! Ta đi nào!’ Hãy đi trong sự phó thác nơi Chúa Kitô. Ngài sẽ đồng hành với chúng ta để đạt tới mục đích mà chỉ một mình Ngài biết được.” 

 

DẪN NHẬP 

Khi phát hành quyển sách “Ma vocation: don et mystère” (“Ơn gọi của tôi: tặng phẩm và huyền nhiệm”) ghi lại những kỷ niệm và suy tư về lúc khởi đầu cuộc đời linh mục của tôi, tôi đã nhận được nhiều chứng từ đón tiếp nồng hậu đối với quyển sách đó, nhất là về phía giới trẻ.  

Theo những gì người ta nói với tôi, đối với nhiều người trong giới trẻ đó, phần bổ sung của Tông Huấn “Pastores dabo vobis” (“Thầy sẽ ban cho các con những mục tử”) được xác nhận là một sự hỗ trợ quí báu để trao ban cho họ một sự nhận thức đúng đắn về ơn gọi của họ.  

Điều đó khiến tôi rất vui. Cầu xin Chúa Kitô tiếp tục dùng những suy tư đó để đem nhiều người trẻ khác lắng nghe tiếng mời gọi của Ngài: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người.” (Mc 1, 17). 

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm tấn phong giám mục và 25 năm triều đại giáo hoàng của tôi, tôi được yêu cầu ghi lại những hoài niệm liên tục kể từ năm 1958 là năm tôi trở thành giám mục. Tôi thiết tưởng phải chấp nhận lời thỉnh cầu đó, cũng như tôi đã chấp nhận sự gợi ý để cho ra đời quyển sách trước đây.  

Một lý do nữa để thu thập và sắp xếp cho có thứ tự những ký ức và suy tư đó phát sinh bởi một trình tự tăng tiến của một tài liệu dành cho sứ vụ giám mục. Đó là Tông Huấn “Pastores gregis” (“Các mục tử đoàn chiên Chúa”) mà trong đó tôi đã trình bày một cách có hệ thống những ý tưởng được phát biểu suốt khóa họp khoáng đại lần thứ X của Thượng Hội Đồng Giám Mục diễn ra trong dịp kỷ niệm năm thánh 2000.  

Trong khi lắng nghe những nghị phụ trình bày cũng như nắm bắt ý nghĩa những văn bản đề nghị, tôi cảm thấy thức dậy trong tôi nhiều kỷ niệm, cũng như nhiều năm tôi được giao phó việc phục vụ Giáo Hội ở Cracovie và trải qua những kinh nghiệm mới tại Roma, trong tư cách người kế vị Thánh Phê-rô.  

Tôi đã cố gắng viết ra những tư tưởng đó với niềm ước mong cũng được chia sẻ với những người khác về chứng tá tình yêu Chúa Kitô, trải qua bao thế kỷ, luôn mời gọi những người mới kế vị các tông đồ, ngõ hầu tuôn tràn Ân Sũng của Ngài trên con tim những anh em khác, qua trung gian những chiếc bình sành mỏng dòn. 

Những hoài niệm của tôi luôn chan chứa những lời Thánh Phao-lô nói với vị giám mục trẻ tuổi Timothée: “Chúa đã cứu độ và kêu gọi chúng ta, không phải vì chính những công việc chúng ta đã làm, nhưng là do kế hoạch và ân sủng của Ngài. Ân sủng đó, Ngài đã ban cho chúng ta từ muôn thuở trong Chúa Kitô Giêsu.” (2Tm 1, 9). 

Tôi hiến tặng những trang sách nầy như là dấu ấn tình yêu của tôi đối với anh em trong chức giám mục và đối với hết thảy dân Chúa. Ước mong những trang sách nầy soi sáng cho những ai muốn biết sự cao cả của sứ vụ giám mục và nỗi tân khổ cũng như niềm vui do sứ vụ đó mang lại trong tác vụ hằng ngày! 

Tôi mời gọi hết mọi độc giả hãy cùng tôi cất lên bài ca “Tạ Ơn Chúa” (“Te Deum”) để cảm tạ Hồng Ân Thiên Chúa. Hãy hướng mắt về Chúa Kitô, được nâng đỡ bởi niềm hy vọng không lừa dối, chúng ta hãy cùng nhau tiến vào thiên niên kỷ mới: “Đứng dậy! Ta đi nào!” (Mc 14, 42).



Gioan Phao-lồ II 

CHƯƠNG I: ƠN GỌI

 

Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em.”



(Gio 15, 16)

 

 



1.- Nguồn gốc ơn gọi

 

Tôi truy cập suối nguồn ơn gọi của tôi, một ơn gọi phập phồng trào dâng lên tại đó – tại căn phòng ở kinh thành Giê-ru-sa-lem. Tôi cảm tạ ơn Chúa, bởi vì trong Đại Năm Thánh 2000, tôi đã được cầu nguyện chính ở trong “căn phòng rộng rãi trên lầu” đó (Mc 14, 15), nơi mà xưa kia đã diễn ra bữa tiệc ly.



 

Ngay bây giờ đây, bằng ý tưởng, tôi cũng trở về với ngày thứ năm đáng ghi nhớ đó, khi Chúa Kitô “vẫn yêu thương những người thuộc về mình cho đến cùng(Gio 13, 1), đã thiết lập hàng tư tế của giao ước mới.

 

Tôi thấy Ngài cũng cúi xuống trước mỗi một người trong chúng ta là những kẻ kế vị các thánh tông đồ để rửa chân chúng ta. Và tôi nghe những lời nầy như thể được ngỏ vớì tôi: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Gio 13, 12-15).



 

Cùng với các thánh tông đồ Phê-rô, An-rê, Gia-cô-bê và Gioan, chúng ta hãy nghe thêm: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Ngài.

 

Các điều ấy Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh  em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” (Gio 15, 9-14).

 

Phải chăng mầu nhiệm của đức ái (mysterium caritatis) không bao gồm trong những lời nói đó sao? Trong những lời mà Chúa Giêsu đã nói vì giờ nầy mà Con đã đến” (Gio 12, 27) chính là gốc rễ ơn gọi chúng ta trong Giáo Hội.



 

Từ những lời nói đó tuôn tràn nhựa sống nuôi dưỡng ơn gọi – ơn gọi của các tông đồ và của những kẻ kế vị các tông đồ cũng như ơn gọi của hết mọi người – bởi vì Chúa Con muốn trở thành bạn hữu của mỗi người: chính vì tất cả mọi người mà Ngài đã trao ban mạng sống mình.

 

Người ta tìm thấy trong những lời nói đó tất cả những gì quan trọng nhất, quí báu nhất, linh thánh nhất: tình yêu Chúa Cha và tình yêu Chúa Kitô đối với chúng ta, nỗi vui của Ngài và nỗi vui của chúng ta, cũng như sự thân tình và lòng trung tín của chúng ta được chứng tỏ qua sự hoàn thành những điều huấn dụ của Ngài. Những lời đó cũng chứa đựng mục đích và ý hướng ơn gọi chúng ta: đó là “ra đi và sinh được hoa trái để hoa trái chúng ta tồn tại(Gio 15, 16).



 

Rốt cuộc, tình yêu là sợi dây nối kết tất cả: nối kết một cách thực thể Ba Ngôi Thiên Chúa và cũng nối kết, trên một bình diện hoàn toàn khác biệt, những con người với nhau và vô số ơn gọi khác nhau của họ nữa. Chúng ta đã trao phó đời sống chúng ta cho Chúa Kitô là Đấng đã yêu thương chúng ta trước tiên và, trong tư cách là Đấng Mục Tử nhân hậu, Ngài đã hiến tế đời Ngài vì chúng ta.

 

Các tông đồ Chúa Kitô đã nghe những lời nói đó và đã đem áp dụng cho chính mình, chân nhận trong những lời nói đó một lời mời gọi có tính cách cá nhân. Cũng thế, cả chúng ta nữa là những người kế vị – những mục tử của Giáo Hội Chúa Kitô – chúng ta không thể không tự cảm thấy mình là những người đầu tiên cam kết đáp lại tình yêu đó, trong sự trung tín, sự thực thi những giới răn và hằng ngày trao ban đời mình cho những bạn hữu của Chúa.



 

Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Gio 10, 11). Trong bài giảng của tôi hôm 16 tháng 10 năm 2003 tại quảng trường Thánh Phêrô, nhân dịp kỷ niệm 25 năm triều đại giáo hoàng của tôi, tôi đã đề cập đến vấn đề đó:


Khi Chúa Giêsu nói những lời đó, các tông đồ không biết Ngài nói về chính mình Ngài. Ngay cả Thánh Gioan là tông đồ được thương mến cũng không biết nữa. Thánh Gioan chỉ biết điều đó ở trên đồi Can-vê, dưới chân thánh giá, khi thấy Chúa Giêsu dâng hiến một cách thầm lặng mạng sống mình cho ‘đoàn chiên của Ngài’.

 

Khi đến lượt Thánh Gioan và những tông đồ khác phải đảm nhận cũng chính sứ vụ đó, lúc bấy giờ họ nhớ lại những lời nói của Ngài. Họ nhận ra rằng, chỉ vì Chúa Giêsu đã đoan chắc chính Ngài đã hành động qua sự trung gian của họ, họ mới có thể chu toàn sứ vụ cho đến hoàn tất.”

 

Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại(Gio 15, 16). Không phải anh em, nhưng chính Thầy! Chúa Kitô nói như thế. Đó là nền tảng của hiệu năng sứ vụ mục tử của giám mục.



 

 

2.- Ơn gọi

 

Đó là vào năm 1958. Với một nhóm người say mê chèo xuồng, tôi đã ở trên chuyến xe lửa đi đến Olsztyn. (Olsztyn là trung tâm văn hoá và du lịch – thủ phủ miền Mazurie, ở về hướng đông nam Ba-lan). Chúng tôi bắt đầu kỳ nghỉ hè theo chương trình của chúng tôi kể từ năm 1953.



 

Chúng tôi trải qua một phần thời gian ở vùng rừng núi mà phần lớn ở tại Bieszczady. (Bieszczady là công viên quốc gia ở phía đông nam Ba-lan, sát biên giới Ukraine và Slovaquie). Phần khác thời gian, chúng tôi sử dụng ở những vũng hồ thuộc miền Mazurie. (Mazurie ở miền đông bắc Ba-lan, được mệng danh là “vùng ngàn hồ”).

 

Mục đích chúng tôi nhắm tới là dòng sông Lyna. (Lyna là một con sông ở giữa Ba-Lan và Nga-sô [Kaliningrad]). Chính vì thế mà chúng tôi đi trên chuyến tàu đến Olsztyn, vào dịp tháng bảy. Ngỏ lời với người có nhiệm vụ ‘đô đốc’, nếu tôi nhớ không nhầm, lúc bấy giờ là Zdzislaw Heydel, tôi nói như sau: “Zdzislaw ạ, chỉ ít lâu nữa tôi phải rời xuồng, bởi vì Đức Giáo Chủ muốn gặp tôi nên tôi phải trình diện ngài.”



 

Sau khi Đức Hồng Y August Hlond qua đời vào năm 1948, lúc đó Đức Hồng Y Stefan Wyszynski là giáo chủ.

 

‘Đô đốc’ trả lời: “Được rồi, con sẽ lo liệu.”



 

Và như vậy, tới ngày đó, tôi đã rời nhóm để đến nhà ga xe lửa gần nhất là Olsztynek. (Olsztynek  là một thị trấn nhỏ ở về phía tây nam Olsztyn).

 

Vì biết mình phải trình diện Đức Hồng Y Giáo Chủ, khi vượt qua sông Lyna, tôi đã tiên liệu và để lại nơi những người mà tôi quen biết tại Varsovie, chiếc áo dòng mặc trong những ngày lễ. Quả thật, khó mà đến với Đức Giáo Chủ với chiếc áo dòng tôi mang theo trong những cuộc thám hiểm bằng xuồng. Trong những cuộc thám hiểm như thế, tôi luôn mang theo một chiếc áo dòng và những áo lễ để cử hành Thánh Lễ.



 

Vì vậy trước hết tôi bơi xuồng trên sông, rồi chuyển sang một chiếc xe vận tải chở những bao bột mì cho tới Olsztynek. Chiếc xe lửa đi Varsovie khởi hành trễ giữa đêm khuya. Vì vậy tôi đã mang theo một chiếc áo ấm bằng lông, vì nghĩ rằng sẽ ngủ đôi chút ở nhà ga trong khi chờ đợi chuyến tàu. Tôi đã xin một người gần đó đánh thức tôi dậy. Nhưng điều đó không cần thiết, bởi vì tôi không thể chợp mắt được.

 

Tại Varsovie, tôi trình diện ở tòa tổng giám mục, đường Miodowa, theo giờ giấc đã ấn định. Tôi nhận thấy tại tòa tổng giám mục có ba linh mục khác cũng được triệu tập cùng với tôi.



 

Đó là cha Wilhelm Pluta ở Silésie. (Silésie là một vùng ở phía tây nam Ba-lan và là đối tượng tranh chấp trong nhiều thế kỷ ở giữa người Ba-lan và người Đức, nhưng cuối cùng thuộc về Ba-lan sau Đệ Nhị Thế Chiến). Cha là cha xứ Bochnia thuộc giáo phận Tarnow. (Tarnow ở vùng Carpates là một trong những thành phố cổ kính của Ba-lan, cách Cracovie độ 80 cây số).

 

Hai cha xứ kia là Michael Blecharczyk Jozef Drzazga ở Lublin.



 

Vào lúc đó, tôi không nhận ra sự trùng hợp. Chỉ về sau tôi mới hiểu rằng chúng tôi đã được triệu tập cũng vì một nguyên nhân giống nhau.

 

Khi đi vào trong văn phòng Đức Giáo Chủ là Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, tôi mới vỡ lẽ ra là Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm tôi làm giám mục phụ tá cho Đức Tổng Giám Mục Cracovie. Vì chưng, vào tháng hai cũng năm đó (1958) Đức Cha Stanislaw Rospond đã qua đời. Trong nhiều năm, ngài là giám mục phụ tá Cracovie vào thời điểm mà Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận là Đức Hồng Y hoàng tử Adam Sapieha.



 

Đợi đến khi Đức Giáo Chủ nói hết quyết định của Tòa Thánh, tôi trả lời: “Thưa Đức Hồng Y, con còn trẻ quá: con chỉ mới 38 tuổi!

 

Nhưng Đức Giáo Chủ đáp: “Đó là một nhược điểm mà cha sẽ tự giải kết mau chóng! Tôi xin cha đừng cưỡng lại ý muốn của Đức Thánh Cha.”



 

Lúc bấy giờ tôi chỉ thưa một tiếng: “Con xin chấp nhận.

 

Đức Giáo Chủ kết thúc: “Vậy chúng ta đi ăn trưa.”



 

Đức Hồng Y Stefan Wyszynski đã mời tất cả bốn chúng tôi ăn trưa. Do đó tôi được biết cha xứ Wilhelm Pluta được bổ nhiệm giám mục ở Gorzow Wielkopolski lúc bấy giờ là giám hạt tông tòa lớn nhất ở Ba-lan, bao gồm Szczecin và Kolobrzeg, nghĩa là một trong những giáo phận kỳ cựu nhất, vì chưng Kolobrzeg được thiết lập năm 1000 cùng lúc với tổng giáo phận Gniezno mà Kolobrzeg trực thuộc, ngoài ra còn có Cracovie và Wroclaw cũng trực thuộc nữa. (Wroclaw là thành phố đứng thứ tư xét về mặt dân số, ở vùng Hạ-Silésie, trên sông Odra, cách Cracovie 270 cây số và cách Varsovie 300 cây số).

 

Cha xứ Jósef Drzazga được bổ nhiệm giám mục phụ tá Lublin (về sau ngài được đổi sang Olsztyn) và cha xứ Michal Blecharzyk ở Tarnów cũng là giám mục phụ tá nữa.



 

Sau cuộc yết kiến đó – xem ra rất quan trọng đối với cuộc đời tôi – tôi nhận ra rằng tôi không thể ngay lập tức trở lại với bạn bè của tôi cũng như với chiếc xuồng của tôi. Trước hết tôi phải đi Cracovie để thông báo với Đức Tổng Giám Mục của tôi là Đức Cha Eugeniusz Baziak.


Trong lúc chờ đợi chuyến tàu đêm sẽ đưa tôi đi Cracovie, tôi đã cầu nguyện hằng giờ trong nguyện đường các nữ tu dòng Ursuline ở đường Wislana, Varsovie.

 

Đức Cha Eugeniusz Baziak là tổng giám mục Lvov theo nghi lễ La-tinh, đã chia sẻ định mệnh của hết những người được gọi là di dân: ngài đã phải rời bỏ Lvov. (Lvov là thành phố của Ba-lan được thành lập năm 1256 bởi các hoàng tử hạt Halicz, nhưng bị sáp nhập vào Liên Bang Sô-viết và trở thành tây đô của Ukraine vào năm 1945).



 

Lúc bấy giờ ngài định cư ở Lubaczow, một phần nhỏ nhoi của giáo phận Lvov. (Lubaczow là một thành phố nhỏ bé ở miền đông nam Ba-lan, gần biên giới Ukraine). Sau hiệp định Yalta, Lubaczow sáp nhập trở lại với Cộng Hòa nhân dân Ba-lan.

 

Năm trước khi qua đời, hoàng tử Adam Sapieha là tổng giám mục Cracovie, đã xin Đức Tổng Giám Mục Baziak bị bắt buộc rời bỏ tổng giáo phận của mình, làm phụ tá cho ngài. Như vậy sứ vụ giám mục của tôi đã liên kết theo thứ tự niên đại vào bản thân vị giáo sĩ bị nhiều thử thách đó.



 

Ngày hôm sau khi đến Cracovie, tôi trình diện Đức Cha Eugeniusz Baziak ở số 3 đường Franciszkanska và tôi đã trao cho ngài lá thư của Đức Hồng Y Giáo Chủ. Tôi còn nhớ lại như xảy ra ngày hôm nay, khi Đức Tổng Giám Mục cầm tay tôi và dẫn tôi vào phòng khách mà ở đó vài linh mục đang ngồi. Bấy giờ ngài nói lên:

Habemus papam!” (“Chúng ta đã có Đức Thánh Cha”).

 

Dưới ánh sáng của những biến cố tiếp theo sau đó, người ta có thể nói được rằng đó là những lời nói có tính cách tiên tri.



 

Tôi thổ lộ với Đức Tổng Giám Mục là tôi ao ước được trở về Mazurie để gặp lại nhóm bạn hữu của tôi đang chèo xuồng trên sông Lyna. Ngài trả lời: “Từ nay, có lẽ điều đó không còn thích hợp nữa!

 

Thay vì buồn bã bởi câu trả lời đó, tôi đã vào nhà thờ dòng Phan-xi-cô và đi đàng thánh giá, suy ngắm những chặng đàng được Jósef Mehơffer vẽ. Tôi tự ý vào nhà thờ đó để đi đàng thánh giá, bởi vì tôi thích những chặng đàng vừa độc đáo vừa tân thời.



 

Kế đó, tôi trở lại nơi Đức Cha Baziak, lặp lại lời cầu xin của tôi. Tôi thưa: “Thưa Đức Cha, con thấu hiểu nỗi ưu tư của Đức Cha, nhưng con cũng cứ xin Đức Cha cho phép con trở lại Mazurie.”

 

Lần nầy ngài đáp: “Được, được, Đức Cha cứ đi. Ngài còn nói thêm với một nụ cười: nhưng xin Đức Cha nhớ trở về cho kịp lễ tấn phong.”



 

Ngay đêm đó, tôi lấy xe lửa đi Olsztyn. Tôi đã mang theo quyển sách của Hemingway là “Ngư Ông và Biển Cả”. Tôi đã đọc hầu như suốt đêm, chỉ chập chờn đôi lúc. Tôi cảm thấy một tình cảm là lạ hầu như đang xâm chiếm lấy mình tôi…

 

Khi đến Olsztyn, tôi gặp lại bạn bè trong nhóm đã tới và đang chèo xuồng theo dòng sông Lyna. Vị ‘đề đốc’ đến kiếm tôi ở nhà ga và nói: “Vậy là họ đã chọn cha làm giám mục?



 

Tôi trả lời đúng. Và anh ta nói thêm: “Đúng thế…Trong thâm tâm con, con đã tưởng tượng ra y như thế và con xin chúc mầng cha.

 

Thật thế, trước đó ít lâu, khi cử hành Thánh Lễ kỷ niệm 10 năm linh mục, anh ta đã cầu chúc tôi như thế. Ngày tôi được bổ nhiệm giám mục, tôi làm linh mục chưa được 12 năm.



 

Tôi đã ngủ ít và khi đến nơi, tôi đâm ra mệt. Tuy nhiên, trước khi đi nằm nghỉ, tôi đã đến nhà thờ dâng Thánh Lễ. Nhà thờ được cha tuyên úy đại học làm quản nhiệm và lúc bấy giờ là cha Tokarczuk, vị giám mục tương lai. Sau đó, tôi có thể đi ngủ được.

 

Khi thức dậy, tôi nhận thấy tin bổ nhiệm tôi làm giám mục được loan truyền, bởi vì cha Tokarczuk đã gọi tôi bằng những lời nầy: “Chà! vị tân giám mục, xin chúc mừng!



 

Tôi cười rồi đi gặp nhóm bạn bè. Tôi kéo xuồng ra. Nhưng khi tôi bắt đầu chèo, một lần nữa, một cảm giác hơi lạ xâm chiếm lấy tôi. Sự trùng hợp giữa những ngày tháng đã đập mạnh vào trí óc tôi: ngày tôi được bổ nhiệm giám mục là 4 tháng 7 và chính đó là ngày thánh hiến nhà thờ chính tòa Wawel.

 

Tọa lạc trên đồi Wawel ở Cracovie, nhà thờ chính tòa Wawel là một trong những tòa nhà kiến trúc theo kiểu “gô-tic” đẹp nhất ở Âu châu được xây dựng giữa những năm 1320 và 1364. Những nhà nguyện của nhà thờ chính tòa nầy đã che chở những ngôi mộ các vì vua chúa và những vị thánh bổn mạng nước Ba-lan.



 

Đó là một ngày kỷ niệm luôn vang động trong tâm trí tôi. Đối với tôi, sự trùng hợp đó xem ra muốn nói lên một điều gì. Tôi thiết nghĩ có thể đó là lần cuối cùng tôi có thể chèo xuồng. Trong thực tế, tôi phải nói thêm điều nầy là tôi còn có thể bơi xuồng trên những dòng sông và những mặt hồ miền Mazurie. Thật thế, tôi có thể bơi xuồng như vậy cho đến năm 1978.

 

 

3.- Kế vị các tông đồ



 

Sau kỳ nghỉ hè, tôi trở lại Cracovie. Lúc bấy giờ bắt đầu sửa soạn lễ tấn phong được ấn định vào ngày 28 tháng 9 là ngày lễ Thánh Venceslas, thánh bổn mạng nhà thờ chính tòa Wawel. Sự cung hiến nhà thờ lịch sử đó cho Thánh Venceslas nhằm làm nổi bật những tương quan cổ xưa của đất nước Ba-lan với xứ Bohême, bởi vì Thánh Venceslas là một quận công của xứ Bohême đã tử vì đạo dưới tay anh mình. Do đó Bohême tôn kính Ngài như thánh bổn mạng.

 

Cuộc tĩnh tâm trở nên một giai đoạn chủ yếu trong việc chuẩn bị tôi được tấn phong giám mục. Tôi đã tĩnh tâm ở Tyniec. (Tyniec là đan viện Biển Đức cách Cracovie 12 cây số về phía tây nam, được xây cất trên một mũi nhô ra biển vào thế kỷ mười một.) Tôi thường hay đến đan viện lịch sử đó.



 

Lần nầy tôi lưu lại ở đó với tính cách đặc biệt lạ thường. Tôi sẽ trở thành giám mục và kể từ đây tôi đã được bổ nhiệm. Nhưng còn khá nhiều thời gian trước khi được tấn phong, còn hơn hai tháng nữa. Tôi phải tận dụng thời gian tĩnh tâm nầy cách tốt đẹp nhất.

 

Cuộc tĩnh tâm của tôi kéo dài sáu ngày – sáu ngày chiêm niệm. Chúa ơi, nội dung thật phong phú và có chất lượng biết bao! “Người kế vị các tông đồ” – chính đó là những chữ mà tôi đã được nghe trong những ngày đó, trên đôi môi của một nhà vật lý học tôi quen biết. Dĩ nhiên, những ai tin tưởng thì chấp nhận một tầm mức quan trọng đặc biệt cho việc kế thừa tông đồ đó.



 

Tôi – một “người kế vị” – tôi đã suy nghĩ đến các tông đồ của Chúa Kitô với rất nhiều khiêm tốn, nghĩ đến một sự liên tục lâu dài của các giám mục, qua sự đặt tay lên đầu, đã truyền lại cho những người kế vị các ngài được tham gia vào trọng trách tông đồ. Bây giờ đây họ cũng trao lại cho tôi nữa. Tôi cảm thấy mình trên phương diện cá nhân được liên kết với mỗi vị trong các đấng ấy.

 

Một số vị trong các đấng, trong dây xích kế tục, đã đi trước chúng ta. Và chúng ta là những giám mục ngày nay, chúng ta biết tên các ngài nữa. Nhiều vị trong các ngài được biết đến, bởi vì những công tác mục vụ của các ngài rất đáng ghi nhớ.



 

Nhưng cả trong trường hợp các giám mục thời xa xưa cho đến nay chúng ta không biết đến, có thể nói được rằng ơn gọi giám mục của họ và công tác của họ vẫn tồn tại mãi mãi “và hoa trái của anh em tồn tại(Gio 15, 16). Điều đó thể hiện được cũng nhờ chúng ta nữa là những người kế vị các thánh tông đồ.

 

Nói chính xác hơn, nhờ việc đặt tay của họ, bằng vào sự hiệu nghiệm của bí tích truyền chức, nhờ thế chúng ta được liên kết với Chúa Kitô là Đấng đã chọn họ và chọn chúng ta “trước cả khi tạo thành vũ trụ” (Ep 1, 4). Một tặng phẩm và huyền nhiệm tuyệt diệu biết bao!



 

Nầy đây vị thượng tế suốt đời làm đẹp lòng Thiên Chúa …Vì vậy Thiên Chúa đã cam kết thề nguyền làm cho Ngài lớn lên đứng đầu dân mình.” Người ta đã hát như vậy trong phụng vụ. Vị thượng tế tối cao duy nhất của giao ước mới và đời đời, chính là Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã dâng hiến lễ hy sinh trong chức tư tế bằng cách chết trên thập giá và trao ban sự sống Ngài cho đoàn chiên, cho toàn thể nhân loại.

 

Chính Ngài, hôm trước cuộc hiến tế đẫm máu trên thánh giá, đã thiết lập, trong bữa tiệc ly, bí tích truyền chức thánh. Chính Ngài cầm bánh trong tay và đọc những lời nầy: “Đây là mình Thầy bị trao nộp vì chúng con.” Sau đó chính Ngài cầm chén rượu trong tay và đọc những lời nầy: “Đây là chén máu Thầy sẽ đổ ra cho các con và cho nhiều người, để được tha tội.” Và cuối cùng Ngài nói thêm: “Các con hãy làm việc nầy để nhớ đến Thầy.



 

Ngài đã nói điều đó trước mặt các tông đồ, trước mười hai vị mà Phê-rô là người đứng đầu. Ngài đã nói với họ: “Các con hãy làm việc nầy để nhớ đến Thầy.” Chính như vậy Ngài đã đặt để họ làm linh mục giống Ngài, Linh Mục duy nhất và tối cao của giao ước mới.

 

Có lẽ các tông đồ đã dự phần vào bữa tiệc ly không hiểu tức thời tất cả ý nghĩa của những lời nói đó sẽ được thực hiện ngày hôm sau, khi thân thể Chúa Giêsu được trao phó thật sự để chịu chết và máu Ngài bị đổ ra khi chịu khổ hình thập giá.



 

Có thể ngay lúc đó, họ chỉ hiểu là họ phải làm lại nghi lễ bữa tiệc ly với bánh và rượu. Bởi vì sách “Công Vụ Tông Đồ” thuật lại là sau biến cố Phục Sinh, những Kitô hữu đầu tiên trung thành trong việc “bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2, 42). Và vào thời điểm đó, ý nghĩa lễ nghi trở nên rõ ràng cho chúng ta từ đó.

 

Theo nghi lễ Giáo Hội, thứ năm tuần Thánh là ngày tưởng niệm bữa tiệc ly và việc thiết lập bí tích Thánh Thể. Từ phòng họp ở Giê-ru-sa-lem, việc cử hành Thánh Thể dần dần lan ra cả thế giới thời bấy giờ. Trước tiên chính các tông đồ chủ tọa việc cử hành Thánh Thể ở Giê-ru-sa-lem. Về sau, khi Phúc Âm càng phổ biến, họ đã cử hành Thánh Thể – bởi chính họ hay bởi những người mà họ đã “đặt tay” – ở những nơi luôn luôn mới, bắt đầu từ Tiểu Á.



 

Cuối cùng, với Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lồ, việc cử hành Thánh Thể đã đến Roma, vào thời kỳ chủ yếu của thế giới lúc bấy giờ. Nhiều thế kỷ sau, Thánh Thể đã được cử hành ở Vistule.

 

(Vistule là miền có con sông lớn nhất của Ba-lan, dài 1092 cây số mà 940 cây số tàu bè qua lại được. Sông nầy bắt nguồn từ phía tây Carpates và làm thành một vòng cung trong vùng đồng bằng nước Ba-lan, băng qua Varsovie, trước khi đổ ra bể Baltique. Vùng đó khí hậu đại lục nên dòng sông Vistule mỗi năm bị băng giá hai ba tháng. Đó là con sông biểu hiện cho Ba-lan, được nhiều thi sĩ ca tụng.)



 

Tôi hồi tưởng trong thời gian tĩnh tâm trước khi chịu chức giám mục, tôi đã cảm tạ Chúa cách đặc biệt bởi vì Phúc Âm và Thánh Thể đã đến vùng sông Vistule và cũng đến Tyniec nữa. Đan viện Tyniec ở ngoại ô Cracovie mà việc xây cất khởi đầu từ thế kỷ mười một, đúng là nơi thích hợp để tôi có thể chuẩn bị lãnh nhận việc phong chức giám mục ở nhà thờ chính tòa Wawel.

 

Vào năm 2002, trong chuyến tông du mục vụ ở Cracovie, trước khi đáp chuyến máy bay trở về lại Roma, tôi đã có thể thăm viếng Tyniec, cho dù trong thời gian ngắn ngủi, như để trả món nợ biết ơn đối với cá nhân tôi. Có thể không phải riêng mình tôi thôi, mà cả toàn quốc Ba-lan nữa.



 

Ngày 28 tháng 9 năm 1958 từ từ tiến lại gần. Trước khi được tấn phong, tôi đã chính thức đến Lubaczóm như là giám mục được bổ nhiệm, nhân dịp ngân khánh giám mục của Đức Tổng Giám Mục Baziak. Đó là ngày lễ Đức Bà Bảy Sự Thương Khó được cử hành ngày 22 tháng 9 tại Lvov.

 

Tôi đến đó cùng một lượt với hai giám mục ở Przemysl là các Đức Cha Franciszek BardaWojciech Tomaka. (Przemysl là thành phố tráng lệ từ thời Trung Cổ, ở phía đông nam Ba-lan, gần biên giới Ukraine). Cả hai ngài rất lớn tuổi hơn tôi, vì tôi chỉ mới 38 tuổi. Tôi cảm thấy hơi bối rối. Chính đó là những “thử thách” đầu tiên trong cương vị giám mục của tôi. Một tuần sau là lễ tấn phong giám mục ở Wawel



 

 



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương