ĐỨc dalai lama và khoa học tây phưƠNG


Một Cuộc Đối Thoại đang Diến Tiến với Khoa Học Phương Tây



tải về 277.28 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích277.28 Kb.
#38835
1   2   3   4   5

Một Cuộc Đối Thoại đang Diến Tiến với Khoa Học Phương Tây


Với sự quan tâm mạnh mẻ trong việc học hỏi về những phát triển mới mẻ nhất trong khoa học, Đức Dalai Lama cưu mang cả tiếng nói cho những sự thể hiện nhân bản của những phát minh và một phương pháp học tinh vi của tính trực giác cao độ.  Cũng như sự tham dự một cách cá nhân trong đối thoại với những nhà khoa học Tây phương để giới thiệu căn bản giáo dục khoa học trong những đại học cộng đồng của tu viện Phật giáo, và những trung tâm giáo dục Tây Tạng, và Ngài cũng đã cổ vũ những học giả Tây Tạng tham gia với khoa học như một phương thức tiếp sinh khí cho truyền thống triết lý Tây Tạng.  Đức Dalai Lama tin rằng khoa học và Phật học chia sẻ một đối tượng chung là: phục vụ nhân loại và kiến tạo một sự thông hiểu tốt đẹp hơn cho thế giới.  Ngài cảm thấy rằng khoa học cung ứng những khí cụ đầy năng lực cho việc hiểu biết  sự liên hệ hổ tương của tất cả cuộc sống, và rằng sự  hiểu biết như thế sẽ cung cấp một cơ sở hợp lý căn bản cho thái độ đạo đức và bảo vệ môi trường.

A complete biography of His Holiness the Dalai Lama is available on the website of the Tibetan government-in-exile.



The Dalai Lama and Western Science
http://www.mindandlife.org/hhdl.science_section.html
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-05-2009
06-03-2009 06:17:51

---o0o---


CÁCH SỐNG: LỜI DẠY CỦA ĐỨC DALAI LAMA VỀ NIẾT BÀN


Himanshu Bhagat  - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Có một thời gian khi Đức Dalai Lama say mê Chủ tịch Mao và chủ nghĩa cộng sản.  “Mao gây ấn tượng cho tôi trong nhiều cách,”   Ngài viết trong Đường Lối của Lãnh tụ:  Phật giáo, Thương mại, và Hạnh phuc trong một thế giới liên kết với nhau “ông ta giải thích (chủ nghĩa cộng sản) là một hệ thống nơi mà những nhà tư bản không còn có thể bóc lột công nhân được nữa.”  Sự khâm phục đã không kéo dài.  “(Mao) nói với tôi rằng tôn giáo giống như thuốc độc.  Ông ta biết tôi là một Phật tử, vì thế lời bình luận của ông đã làm cho tôi rõ rằng mối thân hữu mà ông ta biểu lộ không chân thành.”

Và khi nó hóa ra rằng, cùng với từ bi và bất bạo động, Phật giáo cũng quý trọng sự tự do mậu dịch.  “Đức Phật thừa nhận mối quan hệ mậu dịch như một hoạt động giá trị,” Đức Dalai Lama viết.  “Ngài khuyến khích những nhà buôn bán thành công bằng sự hiện hữu tin cậy và có một con mắt quan sát trên những gì nên được bán.”  Bây giờ, Ngài hướng vấn đề bằng một hệ thống “thị trường tự do có trách nhiệm” như cơ hội tốt nhất để đạt đến và mở rộng hạnh phúc toàn thế giới.  Vì thế, khi Lauren van den Muyzenberg, một người tư vấn quản lý quốc tế, thỉnh cầu Ngài tuyên bố về việc tư tưởng Phật giáo làm thế nào có thể hổ trợ chủ nghĩa tư bản “mang đến một hành tinh hòa bình hơn và có thể chịu đựng được,” Ngài đồng ý.  Kết quả là tác phẩm Đường Lối của Lãnh tụ, hoa trái của một sự hợp tác lâu dài của hai người.

Thương mại, với sự tập trung của nó trên “sản xuất, lợi nhuận và sự lớn mạnh”, dường như có một ít trong sự chung nhất với giáo lý Phật giáo về từ bi và phúc lợi, Van den Muyzenberg  thừa nhận, nhưng ông chỉ ra một cái nhìn gần hơn chỉ rằng cả hai quan tâm với hạnh phúc an lạc và làm những quyết định đúng.  Đường lối của lãnh tụ chủ yếu nói với độc giả của nó hãy sống và làm việc theo những quan niệm của Phật giáo về Quan điểm đúng (chánh kiến) và Cách cư xử đúng- sự chỉ đạo (chánh nghiệp).  Như Muyzenberg giải thích, Quan điểm đúng quyết định khuynh hướng phía sau sự nắm lấy một quyết định và sự chỉ đạo đúng, chính là quyết định ấy được chuyển dịch thành hành động bởi một công ty và công nhân của nó.

Nếu chúng ta làm chủ hai điều “Đúng” này, theo Phật giáo, chúng ta sẽ đạt đến hạnh phúc an lạc và cũng truyền bá rộng ra.  Chìa khóa cho sự tinh thông ưu thế này tùy thuộc trong sự rèn luyện tâm thức một người qua thiền quán.  Bằng sự theo sau tiến trình của thiền quán như được trình bày trong sách, chúng ta có thể học để “trục xuất” những khuynh hướng không lành mạnh và “thay thế”chúng bằng những khuynh hướng lành mạnh – sự tin cậy trục xuất sự không tin cậy; khiêm tốn thay thế kiêu căng; tính trầm tĩnh trục xuất tham muốn quyền lực, giàu sang và danh vọng; khí lực trong sáng trục xuất sự mở tối của tâm thức; v.v…và v.v…

Quyển sách kể ra những phương pháp của thiền quán và cung cấp sự xác chứng của CEO (chief executive officer) trên tính hiệu lực của nó.  Khi người chung phần của cô ta gạt gẫm,  Thitinart na Patalung, xếp thi hành của một công ty kim cương Thái, hết tất cả tiền bạc, cô ta trở nên chán nản và giận dữ.  Nhưng với thiền quán, cô vượt qua những cảm xúc tiêu cực này.  Kiến trúc sư Kris Yao rèn luyện tâm thức ông dừng tham muốn trở thành xuất sắc nhất và chói sáng nhất trong lãnh vực của ông ta; thay vì thế, ông tập trung trên việc làm những gì tốt nhất cho khách hàng của ông ta.  Sự sáng tạo của ông bay vút lên.

Lợi ích của thiền quán, của Phật giáo hay những truyền thống khác được biết rất rõ, và Đường Lối của Lãnh tụ không thật sự nói với chúng ta bất cứ điều gì mới.  Tuy nhiên, bằng sự giới thiệu ngắn gọn của nó, những thí dụ và minh họa “Hướng tới trong một thế giới liên hệ hổ tương”.  Nó vươn tới sự không thông thạo và chỉ chúng hướng tơi một sự thực tiễn và những phương pháp có hiệu lực có thể của sự tự cải thiện.

Phần đầu tiên của quyển sách là “Lãnh đạo chính mình”; rồi đến “Lãnh đạo sự tổ chức chính mình” và cuối cùng là “Lãnh đạo trong một thế giới liên kết hổ tương”.  Khi diễn đàn và phạm vi của hành động mở rộng cho độc giả - từ cá nhân đến toàn cầu – sự hiểu biết trở nên ngày càng ít nguyên sơ hơn.

Quyển sách thật sự không nói nhiều đấy là mới.  Nó giải thích rõ ràng triết lý Phật giáo căn bản như nó liên hệ đến cá nhân và hành động cá nhân trong một  ngôn ngữ giản dị trong sáng; và nó phác họa một vài tình trạng tiễn thoái lưỡng nan và mâu thuẫn nổi bật trong chủ nghĩa tư bản và toàn cầu.  Nhưng không có điều gì mới mẻ về lời mách của nó trong việc làm thế nào để thương nghị với những mâu thuẫn này – ở cấp độ cá nhân, tổ chức, và toàn cầu.

Chủ đề của Đức Dalai Lama về kinh tế và toàn cầu thị trường tự do không nói với chúng ta về  điều mà những tạp chí, sách vở, và bài học ở trường đã nói với chúng ta.  Thí dụ, quan điểm của Phật giáo về lợi nhuận là: “Lợi nhuận là khuynh hướng tốt đẹp cho đến khi nào nó vẫn được thu vào một cách thành thật ngay thẳng.”  Không quá khác với những quan niệm không Phật giáo.  Trong những vấn đề khác, CEO chủ trương phải tỉnh thức sáng suốt về  sự chênh lệch tiền lương một cách cực độ, việc thi hành trách nhiệm hợp tác xã hội, hướng cho một năng lực hành động đa dạng và đầu tư vào những khu vực nghèo hơn của trái đất.  Chúng ta cũng được nói rằng “Tiền bạc không thể mua hạnh phúc.”  (Mặc dù, vấn đề được nêu lên một cách ngắn gọn phân tích không đều sự tương quan giữa hai phương diện.)  Trường hợp nghiên cứu thêm một số sắc thái: người phụ trách Ấn Độ Tulsi Tanti tìm kiếm cho một giải pháp về năng lượng gió; IBM quyết định đẩy mạnh việc phát triển năng  lực đa dạng của công nhân.  Liên hệ chúng với những nguyên tắc của Phật giáo, tư duy, dường như giản dị tinh tế.  Sự hợp lý logic dường như là: những điều này bắt đầu minh họa nguyên tắc Phật giáo bởi vì chúng nhằm để hành động tốt.

Con Đường của Lãnh Tụ rồi thì phục vụ cũng như điều nhắc nhở hay sách vở lòng của những giá trị phổ quát mà chúng nên thái độ hằng ngày của chúng ta – như những cá nhân hay như những thành viên của một tổ chức chuyên môn.  Những người thị trường tự do sẽ vui mừng rằng Đức Dalai Lama – với tầm vóc đạo đức của Ngài – rõ rệt ủng hộ chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa, với những điều khoản thông thường kèm theo về giảm nhẹ sự dư thừa của nó.”

---o0o---




tải về 277.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương