BUỔI ĐẦU ĐỘc lập thời ngô – Đinh – tiền lê(THẾ KỈ X) Số tiết: 3 tiết I. MỤc tiêU: Kiến thức



tải về 72.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích72.69 Kb.
#6093
Ngày soạn: 20/9/2015 Tuần: 6,7

Ngày dạy: từ ngày 22/9 đến ngày 29/9 Tiết: 11,12,13


Tên chủ đề: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ(THẾ KỈ X)

Số tiết: 3 tiết



I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

-Sự ra đời của các triều đại Ngô – Đinh - Tiền Lê, tổ chức nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.

-Đời sống kinh tế: quyền sở hữu ruộng đất, khai hoang đào vét kênh ngòi, một số nghề thủ công, đúc tiền, các trung tâm buôn bán.

-Về xã hội: các giai tầng trong xã hội(nông dân tự do, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, nô tì).

-Công lao của Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.

2. Kỹ năng:

-Biết trình bày cuộc k/c chống Tống lần thứ nhất theo lược đồ.

-Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập biểu đồ, sơ đồ. Rèn luyện kĩ năng phân tích và rút ra ý nghĩa.
3. Năng lực cần phát triển:

-Năng lực chung: Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo

-Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Vẽ sơ đồ. Nhận xét đánh giá….Trình bày diễn biến theo lược đồ.

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN

Nội dung chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

1.Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê.


-Mô tả được tổ chức bộ máy chính quyền thời Ngô, Tiền Lê.

-Biết được những thay đổi về xã hội & văn hóa của nước Đại Cồ Việt.



-Giải thích được tại sao lại xảy ra “loạn 12 sứ quân” và hậu quả

-Hiểu được nguyên nhân thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ



vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô-Đinh-Tiền Lê.

-Nhận xét được về tổ chức bộ máy nhà nước

2. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

-Trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống.










3. Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.

Nêu được những công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.




Liên hệ bản thân đã và cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với những vị anh hùng này.




III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Tiết 1

I. Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê(thế kỉ X)

*Biết được những nét lớn về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… của buổi đầu độc lập thời 1.Những nét lớn về mặt chính trị của buổi đầu độc lập thời Ngô.

a. Thời Ngô

-Hãy nêu những việc làm của Ngô Quyền sau khi giành được độc lập?

-HS: nêu kết quả

*Thảo luận nhóm 8: vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước?( GV gợi ý: Bộ máy nhà nước này có mấy cấp: 2 ( TW và địa phương ) GV hình thành giúp HS vẽ


VUA





QUAN VĂN

QUAN VÕ

THỨ SỬ CÁC CHÂU

-Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền?

HS: Còn đơn giản, sơ sài, nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương & bước đầu thể hiện được ý thức độc lập tự chủ.

-Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?

-HS: làm việc với sgk, trả lời.

-GV: Sử dụng lược đồ 12 sứ quân phóng to từ SGK.

- HS: Đọc SGK- lên lược đồ đọc tên, xác định nơi đóng quân của 12 sứ quân

-Hỏi: Em hiểu sứ quân là gì?

-HS: Nêu-GV kết luận: Là các thế lực PK nổi dậy chiếm lĩnh một vùng đất.

.-Hỏi: Loạn 12 sứ quân dẫn đến hậu quả gì

-HS: Nêu kết quả-GV kết luận: Đất nước loạn lạc, nhân dân đói khổ, độc lập dân tộc bị đe doạ.


-Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn cổ Loa làm kinh đô.

-Xây dựng bộ máy chính quyền mới:

+Trung ương: vua đứng đầu quyết định mọi việc.

+Địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng

-Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 thứ quân”


b. Công cuộc dẹp “loạn 12 thứ quân” và tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh.

GV cần nêu: Loạn 12 sứ quân làm đất nước rối ren, nhà Tống đang có âm mưu xâm lược nước ta việc thống nhất đất nước trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và là nguyện vọng của nhân dân lúc bấy giờ.

-Yêu cầu học sinh đọc SGK phần chữ in nghiêng.

-Hỏi: Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?

- HS: Có tài về quân sự.

-Hỏi: Khi nhà Ngô suy yếu, đất nước loạn lạc-Đinh Bộ Lĩnh đã có những việc làm gì?

-HS: nêu kết quả

-GV: Dựa vào lược đồ-sử dụng đoạn văn trong sách giáo viên để mô tả công việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

-Hỏi: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh lại hoàn thành được sứ mệnh lịch sử, thống nhất đất nước?

- HS: Nêu kết quả-GV kết luận: được nhân dân ủng hộ, có tài chỉ huy, do yêu cầu của đất nước.

- Hỏi: Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa gì? HS: Nêu kết quả-GV kết luận: Thống nhất đất nước, lập lại hoà bình trong cả nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

-HS đọc sgk

-Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để xây dựng đất nước?

HS: Dựa vào sgk nêu, GV kết luận

*Giải thích: “Đại Cồ” = Lớn, nước Việt to lớn ( Ông có ý đặt nước ta ngang hàng với TQ )

-Cho HS quan sát H19 - Tại sao lại đóng đô ở Hoa Lư?

HS: đây là quê hương Ông, đất hẹp, nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc phòng thủ

GV: Đinh Bộ Lĩnh là người xưng đế đầu tiên

+Hoàng đế: Là tước hiệu của vua nước mạnh, có nhiều nước thần phục.

+Vương: Là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục nước khác

-Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế TQ nói lên điều gì?

HS: Ông muốn khẳng định nền độc lập, ngang hàng với TQ chứ không phụ thuộc vào TQ.

-Những việc làm của Đing Bộ Lĩnh có ý nghĩa gì?

HS: Đã ổn định được đời sống xã hội làm cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước.


-Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

-Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế. Đặt tên nước Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu Thái bình, đóng đô ở Hoa Lư(Ninh Bình)

-Cắt đặt các chức quan trong triều, củng cố quyền lực, xây dựng cung điện, đúc tiền, đặt ra luật hình khắc nghiệt, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.


*Tiết 2.

c. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

-HS đọc sgk

*Làm việc theo nhóm 8:

-Nhóm 1,2: +Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào? Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua?

-Nhóm 3,4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước từ TW – địa phương thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?

-Nhận xét: bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Ngô, Đinh.

-Các nhóm nêu kết quả, giáo viên kết luận

+Hoàn cảnh: Sau khi Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, triều đình lục đục, quân Tống xâm lược nên Lê hoàn được suy tôn lên làm vua.

+Đinh Toàn còn nhỏ, nguy cơ xâm lược đang tới gần, Lê Hoàn là người có tài mưu lược đang giữ chức Thập đạo tướng quân Điện tiền chỉ huy sứ, được lòng người quy phục.

- Hỏi: Em có nhận xét gì về hạnh động của thái hậu Dương Vân Nga, trao áo bào cho Lê Hoàn?

- HS: Đây là hành động thông minh, quyết đoán đúng đắn, biết đặt quyền lợi tổ quốc lên trên quyền lợi dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích cả dân tộc hành động đáng khen ngợi.

*GV: Giúp học sinh phân biệt“Tiền Lê”&“Hậu Lê”

- Hỏi: Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước Lê Hoàn đã tổ chức quân đội ra sao?

- HS: Nêu kết quả- GV kết luận.




*Tổ chức chính quyền


QUAN VĂN

TĂNG QUAN

QUAN VÕ

THÁI SỬ - ĐẠI SƯ

VUA

Lộ Lộ Lộ Lộ Lộ Lộ



Phủ Châu


* Quân đội: Gồm 10 đạo chia làm 2 bộ phận:

+ Cấm quân.

+ Quân địa phương


2. Về kinh tế.

-Tình hình nông nghiệp nước ta dưới thời Đinh Tiền Lê như thế nào?

-HS: Dựa vào sgk nêu, giáo viên kết luận

-Em có nhận xét gì về nông nghiệp nước ta dưới thời Đinh - Tiền Lê?

-HS: Nông nghiệp được chú trọng, được nhà nước quan tâm nên ổn định và khá phát triển.

-Tình hình thủ công nghiệp như thế nào?

-HS: Nêu kết quả, giáo viên kết luận

-Dựa vào đoạn viết trong sgk, hãy miêu tả lại kinh đô Hoa Lư để thấy được sự phát triển của nước ta thời Tiền Lê?

HS: Xây dựng nhiều điện, đài tế, chùa chiền, kho vũ khí, kho thóc…các cột dát vàng, bạc,quy mô cung điện lớn, hoành tráng, vững chắc.

-Tình hình thương nghiệp có gì đáng chú ý?

HS: Nêu kết quả, giáo viên kết luận.

-Việc thiết lập quan hệ giao bang với Tống có ý nghĩa gì?

-HS: Củng cố nền độc lập dân tộc, tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển.

*Thảo luận nhóm 8: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công trong bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ của thủ nước ta dưới thời Đinh Tiền Lê?

-HS: Đất nước được độc lập tự chủ, thống nhất. Nhà nước có nhiều biện pháp khuyến nông: đào vét kênh, tổ chức lễ cày tịch điền....kích thích kinh tế phát triển. Thợ thủ công lành nghè không bị bắt đưa sang TQ



a/ Nông nghiệp

-Ruộng đất công làng xã chia cho nông dân cày cấy. Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang... được chú trọng. Đặt ra lệ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.



b/ Thủ công nghiệp

-Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước

-Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển: dệt lụa, làm gốm...

c/ Thương nghiệp

-Đúc tiền đồng tiêu dùng trong cả nước

-Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê hình thành

-Mở rộng buôn bán với nước ngoài.




3. Về văn hóa, xã hội.

HS: Đọc sgk từ đầu…bình dị

-Trong xã hội có mấy tầng lớp? đó là những tầng lớp nào? --HS; 2 tầng lớp thống trị và bị trị

-Tầng lớp thống trị gồm những ai?

HS: Vua, quan văn, quan võ, một số nhà sư

-Những người nào thuộc tầng lớp bị trị?

-HS: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân và một số ít địa chủ, nô tỳ.

*Yêu cầu các nhóm hình thành sơ đồ phân hóa xã hội

-Tại sao các nhà sư lại thưộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng? HS: đạo phật được truyền bá rộng, giáo dục chưa phát triển, ít người đi học, nhà sư là người có học và giỏi chữ Hán( GV minh họa bằng câu chuyện của nhà sư Đỗ Thuận )

*GV: Chỉ rõ thành phần chủ yếu là nông dân, nô tỳ không nhiều, họ khổ cực nhất và là tầng lớp dưới cùng của xã hội

HS: Đọc sgk

-Hãy cho biết tình hình văn hóa giáo dục thời kì này như thế nào? HS: Nêu kết quả, giáo viên kết luận

*GV: Những ngày vui vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội xuống ao đâm cá…vùng nào cũng có lò vật trai gái đều chuộng võ.

-Cử chỉ của nhà vua phản ánh điều gì?

HS: Sự phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, chưa sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.



a/ Xã hội

-Phân hóa thành ba tầng lớp:

+Thống trị: Vua, quan văn, võ(cùng một số nhà sư)

+Bị trị: ND, thợ thủ công, buôn bán nhỏ, một số ít địa chủ

+Tầng lớp cuối cùng: nô tì( số lượng không nhiều )

b/ Văn hóa

-Giáo dục chưa phát triển

-Nho học đã xâm nhập vào nước ta

-Đạo phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng nhiều

-Văn hóa dân gian với nhiều loại hình tồn tại và phát triển.


*Tiết 3

II. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

*Trình bày theo lược đồ, ghi nhớ nét chính về diễn biến, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống.

- GV: Dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống tường thuật diễn biến.

- Hỏi: Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi có ý nghĩa gì?



a/ Diễn biến:

- Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến đánh nước ta.

- Ta chặn đánh giặc ở sông Bạch Đằng và biên giới phía bắc.

- Kết quả: ta giành thắng lợi.



b/ Ý nghĩa:

- Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta.

- Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.


III. Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Quyền.

*Hiểu và nhớ công lao to lớn của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước.

-Thảo luận nhóm 8. kĩ thuật khăn trải bàn.

+Nhóm 1,2: tìm hiểu công lao của Ngô quyền

+Nhóm 3,4: tìm hiểu công lao Đinh Bộ Lĩnh.

+Nhóm 5,6: tìm hiểu công lao Lê Hoàn.

-Để tỏ lòng biết ơn đối với các vị anh hùng, nhân dân ta và bản thân em đã có những việc làm gì?

-HS: Nhân dân xây dựng đền thờ ở nhiều nơi, đặt tên đường phố…

Bản thân em: tuyên truyền cho mọi người biết về công lao của họ, góp phần bảo vệ các di sản thuộc về họ. Học tập, rèn luyện đạo đức tiếp tục phát huy truyền thống dân tộc.


*Ngô Quyền:

-Người làm nên chiến thắng Bạch Đằng 938, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ của tổ quốc.

-Đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, khẳng định nước ta có giang sơn bờ cõi riêng.

*Đinh Bộ Lĩnh:

-Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.

-Xây dựng nền độc lập tự chủ cho đất nước.

*Lê Hoàn:

-Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi và có ý nghĩa lịch sử to lớn.



Họ là những vị anh hùng dân tộc, được nhân dân kính trọng.


IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
A. Câu hỏi cấp độ nhận biết

1. Ngô Quyền xây dựng kinh đô ở.

a. Bạch Hạc b. Cổ Loa c. Tống Bình d. Mê Linh.

2. Hình ảnh lấy “Cờ lau tập trận” nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam.

a. Lê Hoàn b. Đinh Bộ Lĩnh c.Trần Quốc Tuấn d. Trần Thủ Độ.

3. Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế trong hoàn cảnh lịch sử:

a. nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn b. Các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn

c. vua Đinh mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

d. thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.

4. Nêu những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?

5. Hãy nêu những việc làm của nhà Đinh để xây dựng đất nước?

6. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?



B. Câu hỏi cấp độ thông hiểu

1. Nguyên nhân nào làm cho kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

2. Tại sao lại xảy ra “loạn 12 sứ quân”? “loạn 12 sứ quân” dẫn đến hậu quả đối với đất nước?

3. Đời sống xã hội, văn hóa nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?



C. Câu hỏi cấp độ vận dụng thấp

1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô và rút ra nhận xét?

2. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê và rút ra nhận xét?

D. Câu hỏi cấp độ vận dụng cao

1. Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh có công lao gì? Em có đánh giá như thế nào về hai nhân vật này? Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn? Bản thân em cần phải làm gì để xứng đáng và tri ân đối với các vị anh hùng dân tộc này?



Lưu ý:

1. Căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng.

2. Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).

3. Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn (câu hỏi Pisa) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.



- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của phần IV này. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng ma trận đề.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI ÂN

TRƯỜNG THCS: ………………………………
THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ MẪU GIÁO ÁN “DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ” NĂM HỌC 2014- 2015




1. Cấu trúc của giáo án

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



2. Tiến trình thực hiện (chú ý đến bảng mô tả các mức độ đạt được)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


3. Các nội dung được bố trí trong các hoạt động dạy học

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



4. Thời gian thực hiện

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


5. Việc xây dựng câu hỏi/ bài tập để kiểm tra, đánh giá

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


6. Những khó khăn, vướng mắc khác

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……….., ngày ….tháng …..năm 2014

Người tổng hợp








tải về 72.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương