Bsckii nguyễn Thanh Tân. Bsckii. Nguyễn Khánh Hòa Đơn vị công tác: Bệnh viện Phong – Da liễu tw quy Hòa



tải về 33.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích33.01 Kb.
#33690


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI BỆNH MẮC HỘI CHỨNG VIÊM DA DÀY SỪNG BÀN TAY, BÀN CHÂN TẠI HUYỆN BA TƠ TỈNH QUẢNG NGÃI, NĂM 2010 - 2012


Tác giả: BSCKII Nguyễn Thanh Tân.

BSCKII. Nguyễn Khánh Hòa

Đơn vị công tác: Bệnh viện Phong – Da liễu TW Quy Hòa.

Đoạt giải thưởng: Giải Ba
I. Đặt vấn đề

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (VDDSBTBC) là biểu hiện của nhiều bệnh da khác nhau, được đặc trưng bởi viêm bất thường da bàn tay, bàn chân và có thể lan tỏa vùng da khác hoặc có thể kèm theo những biểu hiện bất thường ở nhiều cơ quan khác. Bệnh diễn bi nhau gây ra, nhưng để dễ hiểu người ta chia ra hai nhóm căn nguyên. Nhóm căn nguyên do bẩm sinh di truyền và nhóm căn nguyên do mắc phải.

Bệnh biểu hiện với nhiều hội chứng được mô tả. Theo một số nghiên cứu trên Thế giới, bệnh chiếm tỷ lệ rất thấp trong cộng đồng dân cư. Theo Robert A Lee và cộng sự hội chứng Vorner chiếm tỉ lệ 4,4/100.000 dân ở miền Bắc Ireland. Hội chứng Mal de Meleda 1/100.000 dân ở đảo Adriatic của Meleda. Hội chứng Papillon-lefevre chiếm tỉ lệ 4/1.000.000 dân.



II. Mô tả giải pháp

1. Tính mới của giải pháp

Tại Việt Nam trước đây chưa có thống kê hoặc tài liệu ghi nhận về bệnh trên. Tuy nhiên tại huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012 đã xuất hiện 145 trường hợp bệnh VDDSBTBC (chiếm tỷ lệ 281,73/100.000 dân) với tính chất dịch tễ gia đình, biểu hiện chủ yếu là VDDSBTBC. Bệnh có ba mức độ, mức độ nhẹ chỉ có thương tổn da đơn thuần, không có biểu hiện khác ngoài da. Bệnh mức độ vừa thì thương tổn da kèm theo triệu chứng cơ năng ăn uống kém, khó tiêu, đau thượng vị và có tăng men gan nhẹ. Bệnh mức độ nặng thì thương tổn da kèm theo triệu chứng cơ năng ăn uống kém, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rụng tóc, giảm thị lực, giảm thính lực và có men gan tăng rất cao, có trường hợp suy đa phủ tạng. Trong đó có 08 bệnh nhân tử vong đặc biệt là trẻ em, gây hoang man trong cộng đồng dân cư. Với những khó khăn và bức xúc như trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.



2. Khả năng áp dụng của giải pháp

- Đối với lĩnh vực Y học:

+ Về dịch tễ học: Nghiên cứu giúp định hướng tìm ra nguyên nhân gây bệnh Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay bàn chân xuất hiện ở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi.

+ Về chẩn đoán, điều trị: phát hiện các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng giúp cán bộ y tế có tầm nhìn tổng quát, nhạy bén hơn trong chẩn đoán, điều trị một bệnh mới chưa xuất hiện tại Việt Nam.

- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN: Nâng cao trình độ chuyên môn của nhóm nghiên cứu và cán bộ tham gia nghiên cứu và bác sỹ điều trị cho người bệnh mắc Hội chứng viêm da, dày sừng bàn tay bàn chân.

3. Hiệu quả kỹ thuật, kinh tế, xã hội

a. Hiệu quả kỹ thuật:

- Tìm hiểu được các yếu tế liên quan đến Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay bàn chân để giúp các nhà khoa học định hướng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

- Phát hiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để có hướng dẫn điều trị hiệu quả Hội chứng Viêm da dày sừng bàn tay bàn chân nhằm hạ thấp nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

b. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

- Những triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh được phát hiện có liên quan đến bệnh giúp cán bộ y tế có tầm nhìn tổng quát, nhạy bén hơn trong chẩn đoán, điều trị một bệnh mới chưa xuất hiện tại Việt Nam.

- Giúp cán bộ y tế chẩn đoán, điều trị tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị với chi phí thấp nhất.

- Hạ thấp tỷ lệ tử vong của người bệnh, giảm đi sự kỳ thị, hoang mang trong cộng đồng dân cư và chính quyền sở tại.




tải về 33.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương