Báo Tít báo Tóm tắt nội dung Tác giả


Lao động trở về từ Libya: Trắng tay về quê!



tải về 0.81 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.81 Mb.
#36563
1   2   3   4   5

Lao động trở về từ Libya: Trắng tay về quê!

(Dân trí) - “Không có ngày nào là không nghe tiếng súng. Có lúc đầu đạn lạc vào khu làm việc khiến chúng tôi không khỏi sợ hãi, lo lắng cho tính mạng của mình”, anh Lê Hữu Thủy, trú tại xã Nam Hương, Thạch Hà, vừa trở về từ Libya cho biết.
 >> Gia đình lao động Việt mất tích tại Libya như ngồi trên đống lửa
 >> Đưa toàn bộ lao động tại Libya về nước


Niềm vui đoàn tụ

Vừa trở về sau một chuyến hành trình dài, trên khuôn mặt vẫn còn in hằn sự mệt mỏi, anh Thủy như người “chết đi sống lại”, thở phào vì thoát khỏi vùng chiến sự, được trở về quê nhà, được đoàn tụ với vợ con.



Nói về hành trình sang đất nước Libya, Thủy cho biết: “Để đi xuất khẩu lao động sang Libya làm công nhân xây dựng cho Công ty TNHH Hyundai Engineering ở thành phố Al Bayda, tôi và mọi người phải bỏ ra gần 50 triệu đồng. Vừa sang được 9 tháng, làm ăn yên ổn vài tháng, chuẩn bị được vài đồng gửi về cho vợ trả nợ ngân hàng thì chiến sự nổ ra. Lúc ấy, vì sự an toàn nên các lao động nước ngoài đều phải về nước. Vậy là số tiền vay từ trước đó đã mất trắng”.

Anh Thủy, một trong những lao động vừa trở về từ Libya chia sẻ vì phải về nước đột xuất nên vẫn chưa thể trả được hết nợ

Vợ chồng anh Thủy, chị Bình cưới nhau được hơn 7 năm và đã có 2 người con. Gia đình chị đang sống tá túc trong một “căn chòi” nhỏ. Cũng giống như bao gia đình khác, mong muốn thoát nghèo luôn thôi thúc đôi vợ chồng trẻ. Tháng 9/2013, anh Thủy quyết định sang Libya. Thế nhưng, khi mọi công việc vừa mới bắt đầu ổn định thì chiến sự xảy ra, anh đành bỏ lại tất cả để trở về.

Chị Phan Thị Bình (vợ anh Thủy) tâm sự: “Khi nhận được tin chồng đang trên đường về quê, tui và gia đình rất mừng. Dù tiền có mất nhưng thấy chồng trở về an toàn là vợ con mừng lắm rồi”.



Cùng mang tâm trạng tương tự, anh Hoàng Bắc (SN 1973, trú tại xóm 5, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên) cho biết: “Suốt mấy ngày qua, ngày nào mọi người cũng theo dõi các chương trình thời sự để cập nhật tình hình từ quê nhà. Khi nghe tin nhà chức trách đang làm thủ tục để đưa các lao động trở về, ai cũng đều vui mừng. Bởi anh em làm việc chỉ cách vùng chiến sự khoảng hơn 100km. Hàng ngày tiếng súng nổ cũng văng vẳng bên tai, nhiều lúc có đôi đầu đạn lạc đến làm cho mọi người lo lắng mong ngóng được trở về quê nhà”.

Niềm vui đoàn tụ của gia đình anh Bắc

“Mới sang xuất khẩu lao động thì ai cũng muốn làm một vài năm để ổn định kinh tế rồi về nước, chứ về lúc này thì đang còn dang dở nhiều thứ. Nhưng chiến sự ác liệt, nếu ở lại, lỡ có bất trắc gì thì gia đình ở nhà không biết sống ra sao. Còn người thì còn của” - anh Bắc nói thêm.

Mong được tiếp tục đi xuất khẩu lao động

Mặc dù vừa trở về, đang "say" niềm vui đoàn tụ gia đình, nhưng hàng chục công nhân lao động tại Libya vẫn muốn được tiếp tục đi xuất khẩu lao động. Bởi chuyến trở về này chỉ có 2 bàn tay trắng. Có người vừa kịp trả hết số nợ, có người vẫn đang ôm khoản nợ hàng chục triệu đồng.



Cũng như bao lao động khác, anh Bắc vẫn muốn được tiếp tục đi xuất khẩu lao động

“Vợ chồng tôi còn trẻ, muốn có một ít vốn để làm ăn. Nhưng giờ vốn chưa có mà trong khi nợ vẫn chưa trả xong. Nên giờ tôi muốn đi tiếp để làm việc”, anh Thủy cho biết.

Một điều mà những lao động này chia sẻ là điều kiện làm việc, sinh hoạt ởLibya rất tốt. Họ được ăn uống, rèn luyện sức khỏe và làm việc một cách khoa học.

Anh Bắc cho biết: “Ở bên đó làm việc bài bản lắm. Dù là công nhân nhưng sáng dậy là chúng tôi được tập thể dục, ăn sáng rồi sau đó mới tiến hành làm việc”.

Tất cả những lao động đi làm việc ở nước ngoài đã số là những người nghèo khó quanh năm suốt tháng bám vào đồng ruộng. Việc đi lao động ở nước ngoài đã mang lại một khoản thu nhập khá lớn.

Anh Hoàng Bắc cho biết, đi lao động ở Libya, mỗi tháng anh cũng tiết kiệm gửi về cho gia đình được 7 đến 8 triệu đồng/tháng. “Ở nhà thì làm gì có khoản tiền đó hả chú. Biết là phải xa vợ, xa con, xa gia đình nhưng nếu chịu khó thì mỗi năm mình cũng tiết kiệm được một khoản tiền”.

Khi được hỏi về những dự định tiếp theo của mình thì tất cả công nhân đều mong muốn được tiếp tục đi lao động ở nước ngoài vì với họ có đi xuất khẩu lao động mới thoát được nghèo.

Để nhằm động viên, thăm hỏi kịp thời chiều ngày 11/8, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Tĩnh đã đến thăm hỏi, động viên một số công nhân trở về từ Libya và hứa sẽ cố gắng tạo mọi thuận lợi để họ có thể tiếp tục xuất khẩu lao động.

Theo Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Tĩnh, trong chiều nay (11/8), tiếp tục có lao động Việt Nam từ Libya về, trong đó có 47 lao động Hà Tĩnh.

 

Tính đến thời điểm này, trong tổng số 413 lao động Hà Tĩnh tại Libya thì đã có 95 lao động được về nước an toàn. Số lao động còn lại sẽ tiếp tục được hỗ trợ, tạo điều kiện để về nước sớm nhất.



Anh Tấn - Xuân Sinh

Lãnh đạo sở từ chối nhận hoa tươi trong ngày đại lễ



(ĐSPL) - Trong giấy mời tham dự lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập sở Thông tin – Truyền thông Hà Tĩnh, lãnh đạo sở này đã khuyến cáo: Không nhận hoa chúc mừng của đại biểu.

Sáng ngày 12/8/2014, Sở Thông tin – Truyền thông (TT - TT) tỉnh Hà Tĩnh đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập sở này. Đây là một sự kiện chính trị nổi bật nhất trong năm của ngành thông tin, truyền thông Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, ngay trong giấy mời, lãnh đạo Sở TT – TT tỉnh này đã khuyến cáo: Không nhận hoa chúc mừng của đại biểu.



Dòng khuyến cáo ghi rõ trên giấy mời: "Đại biểu tới tham dự vui lòng không tặng hoa".

Lý giải về việc làm này, một cán bộ của sở cho biết: Việc tặng hoa trong ngày lễ thể hiện tình cảm, văn hóa, tiếc thay, nét văn hóa này, gần đây đã bị lạm dụng, gây lãng phí rất lớn ngân sách của nhà nước.

Có nhiều buổi lễ, nhân viên khách sạn đã phải thuê nhân công mang hoa ra đường vứt bỏ, gây ô nhiễm cả môi trường. Xuất phát từ quan điểm đúng đắn đó, Sở TT – TT Hà Tĩnh đã khuyến cáo với các đại biểu không nên tặng hoa trong dịp lễ này.



Lễ kỷ niệm được tổ chức ấm cúng, gọn nhẹ trong một hội trường khách sạn Ngân Hà. Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT - TT đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành TT - TT Hà Tĩnh thời gian qua; đồng thời đề nghị tập thể cán bộ, công nhân viên ngành, tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.



Lãnh đạo Sở TT - TT nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Nhân dịp này, ngành TT - TT Hà Tĩnh vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và cờ khen thưởng của Bộ TT&TT; còn cá nhân đồng chí Phan Tấn Linh (giám đốc sở) đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 của Chủ tịch nước.

XUÂN HỒNG

Mỏi mòn ngóng chồng mất tích ở điểm nóng Libya

- Đã 2 tuần trôi qua, chị Thạch vẫn chưa có tin tức về anh Nguyễn Văn Nhâm (Thạch Hà, Hà Tĩnh), lao động mất tích ở Lybia. Không khí trong ngôi nhà nhỏ ảm đạm vô cùng.

>>186 lao động Libya đã về sân bay Nội Bài

Mắt đỏ hoe ngóng tin chồng

Trong căn nhà nhỏ cuối thôn Nam Bình, xã Thạch Đài, không khí lo lắng, hoang mang bao trùm khắp nhà. Những đôi mắt đỏ hoe của vợ, của cha mẹ anh Nhâm (SN 1972, lao động ở Libya, mất tích 2 tuần nay) không khi nào rời khỏi màn hình tivi, điện thoại.



Cứ hễ có tin tức gì liên quan tới các vấn đề ở Libya, những ánh mắt đều sáng lên hy vọng, để rồi niềm hy vọng nhỏ nhoi ấy lại vụt tắt. Đã 15 ngày trôi qua, vẫn chưa hề có một thông tin gì về anh Nhâm.



Chị Thạnh mắt đỏ hoe vẫn ngày ngày ngóng tin chồng mất tích

Khuôn mặt thẫn thờ đầy lo lắng, chị Trần Thị Thạch (SN 1973, vợ anh Nhâm) cho hay, vào ngày 26/7, tranh thủ dịp nghỉ lễ Ramadan ở Lybia (là thời gian người hồi giáo dành để bày tỏ lòng sùng tín với thánh thần của mình), anh Nhâm cùng một số lao động người Việt khác ra ngoài làm thêm tại một công trường ở TP Benghazi.

Tuy nhiên, 3 ngày sau thì gia đình nhận được điện thoại, sau đó là công văn từ phía công ty cổ phần Simco Sông Đà (đơn vị đưa anh Nhâm sang lao động tại Lybia) thông báo anh đã mất tích.



Tối hôm đó (ngày 26/7), anh ấy còn nhắn tin về báo là vẫn khỏe, vì mấy ngày trước điện thoại hết tiền nên không thể gọi về nhà được. Anh ấy còn bảo là mọi người bên này vẫn an toàn, cả nhà không phải lo lắng gì. Do mệt trong người nên tôi ngủ mà không nhắn tin lại.



Anh Nguyễn Văn Nhâm, 1 trong 3 lao động đang mất tích ở Lybia.

Tới ngày hôm sau, khi tôi nhắn tin lại thì không thấy anh trả lời. Thấy lo lắng nên tôi gọi điện thì không ai nghe máy. Ít ngày sau, tôi nhận được điện thoại của công ty thông báo việc anh Nhâm mất tích cùng 2 người khác. Tôi như chết lặng”, chị Thạch kể.

Đang ngồi ôm chiếc đài đài cát sét cũ, ông Nguyễn Văn Hiến (76 tuổi, bố đẻ anh Nhâm) giọng thều thào, “không biết giờ thằng Nhâm đang ở mô nữa. Hy vọng ông trời thương vợ và 2 đứa con nhỏ của nó mà cho nó được bình yên trở về”.



Chưa trả hết tiền nợ

Theo chị Thạch, anh Nhâm là lao động chính trong nhà. Vào đầu năm 2013, khi công ty Simco Sông Đà giới thiệu về nhu cầu việc làm ở đất nước Libya, anh Nhâm cùng một số người trong thôn quyết định đi với mong mỏi thoát khỏi cảnh đói nghèo đeo bám lâu nay.

Trước khi đi, anh ấy cũng bàn bạc kỹ với gia đình. Cả nhà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán và cái nghề thợ xây của anh thì cuộc sống cứ khổ mãi. Biết là sang bên đó sẽ vất vả nhưng anh Nhâm vẫn quyết tâm đi.

Gia đình xoay sở, vay mượn ngân hàng được 40 triệu đồng để lo kinh phí cho anh đi. Tuy nhiên, cũng phải đến 4, 5 tháng sau anh mới có việc làm. Công việc thì vất vả mà lương chẳng được bao nhiêu. Tháng nào cố gắng lắm anh ấy cũng gửi về cho 4-5 triệu. Có tháng thì không có đồng nào.



Vì vậy, để kiếm thêm ít tiền gửi về cho gia đình thì ngoài thời gian làm việc cho công ty, anh Nhâm đã cùng với một số người bạn đã xin phép ra ngoài làm thêm, chị Thạch cho biết.



Vợ chồng ông Hiến, bà Huấn mong mỏi đứa con trai sẽ trở về yên bình.

Tính đến thời điểm mất tích, anh Nhâm đã làm việc tại Libya được 1,5 năm. Đúng vào lúc cuộc sống đã cơ bản ổn định thì tình hình tại Libya bất ổn, anh Nhâm không may mất tích.

Đến giờ, nợ ngân hàng vẫn chưa trả hết, còn nợ 15 triệu đồng nữa. Sắp tới 2 đứa nhỏ lại bước vào năm học mới (lớp 11 và lớp 5) không biết lấy tiền đâu ra đóng học phí cho các con nữa, chị Thạch lo lắng.

Bà Đào Thị Huấn (mẹ anh Nhâm) vẫn hy vọng anh Nhâm đang cư trú ở đâu đó tại Tp Benghazi, chờ tình hình ổn định sẽ liên lạc về cho gia đình.

"Tôi chỉ cầu mong cháu nó đang trú ẩn ở đâu đó, chờ khi tình hình yên ổn sẽ liên lạc về với gia đình. Cầu trời cho nó trở về nguyên vẹn", bà Huấn sụt sùi.

Lấy tay gạt đi những giọt nước mắt, chị Thạch mong mỏi, “bây giờ cả gia đình tôi chỉ biết trông mong vào Công ty Simco Sông Đà, Bộ LĐTB-XH, Đại sứ quán Việt Nam làm hết sức, giúp chúng tôi sớm tìm ra anh ấy. Chứ cứ ngồi chờ như thế này, cả nhà tôi suy sụp mất”.



Văn Đức

Cung cấp thông tin y tế: Thờ ơ hay né tránh?!

(Baohatinh.vn) - Cung cấp thông tin y tế đóng vai trò quan trọng đối với công tác truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Tuy nhiên, đối với ngành Y tế Hà Tĩnh, thời gian qua, hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức.



Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh làm tốt công tác cung cấp thông tin nên huy động được đội ngũ chuyên gia về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nâng cao chất lượng chuyên môn.

Hơn 10 năm làm báo là chừng ấy thời gian tôi gắn bó với ngành Y tế. Có lẽ đó cũng là lý do để tôi có thể khẳng định, việc cung cấp thông tin cho báo chí trong ngành Y tế nói chung thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, nếu như không nói là thờ ơ, né tránh.

Trước hết là sự chủ động phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, xem báo chí là một “kênh” chuyển tải thông tin đến người dân, các cấp chính quyền, đối với các đơn vị y tế còn rất mờ nhạt. Không chỉ không chủ động, khi báo chí liên hệ tác nghiệp, sự phối hợp của nhiều đơn vị cũng chưa tốt. Một vị giám đốc ở bệnh viện nọ, khi tôi liên hệ để chuẩn bị bài viết nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam và ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã trả lời: “Truyền hình vừa làm, em liên hệ với họ lấy thông tin ở đấy luôn”; rồi một vị giám đốc bệnh viện đa khoa thị xã đến 5 lần 7 lượt liên hệ để trao đổi thông tin vẫn tìm mọi lý do từ chối. Đến câu chuyện phòng, chống dịch bệnh, còn rất nhiều cán bộ chưa nhận thức đúng về sự khác nhau giữa việc phát ngôn và cung cấp thông tin nên không dám nói khi thủ trưởng đơn vị chưa cho phép, dù đó là những thông tin tích cực…

Việc nhiều cơ sở y tế không quan tâm đúng việc cung cấp thông tin cho báo chí nói chung có nhiều nguyên nhân. Nhiều cán bộ y tế, nhất là những người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm cung cấp thông tin theo Luật Báo chí, chưa nhận thức đầy đủ những hiệu ứng tích cực về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho người dân qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như việc thu hút sự quan tâm, đầu tư các nguồn lực cho ngành Y tế, xây dựng thương hiệu cho đơn vị.

Do thiếu sự chủ động, phối hợp tích cực của ngành Y tế nên việc nắm bắt thông tin của các cơ quan truyền thông đại chúng đối với ngành cũng thiếu tính hệ thống, không đầy đủ, dẫn đến việc tuyên truyền thiếu tính toàn diện, chiều sâu. Đây là nguyên nhân sâu xa gây dư luận và tạo những hiệu ứng không tích cực đối với ngành Y tế. Mặt khác, cũng do những hạn chế từ cung cấp thông tin nên ngay chính cả cấp ủy đảng, chính quyền cũng còn thiếu thông tin để kịp thời chỉ đạo.





Được cấp từ một dự án, máy xét nghiệm sinh hóa của Bệnh viện Đa khoa Hương Khê chưa sử dụng đã hỏng nhưng cán bộ bệnh viện né tránh cung cấp thông tin.

Cách đây không lâu, tình cờ, tôi biết được phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê xuống cấp nghiêm trọng. Bác sỹ phẫu thuật phải mặc áo mưa tiện lợi và 4 cán bộ y tế đứng 4 góc giăng áo mưa phía trên bệnh nhân để thực hiện ca mổ. Tuy vậy, hẹn đến 2 - 3 lần, tôi mới được lãnh đạo bệnh viện dành thời gian trao đổi. Sau khi Báo Hà Tĩnh nêu, một vị lãnh đạo tỉnh tỏ vẻ nghi ngờ và hỏi tôi: “Thật sự có chuyện phòng mổ như thế không? Ngành Y tế có biết không? Có chuyện như vậy sao lâu nay không thấy ngành báo cáo?…”. Tất nhiên, sau đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê đã được quan tâm, khắc phục những bất cập, đảm bảo các điều kiện tối thiểu tại phòng mổ.

Như vậy, việc cung cấp thông tin có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Bài học xương máu về khủng hoảng truyền thông trong tiêm phòng vắc-xin cho trẻ của ngành Y tế nói chung vẫn còn rất mới. Từ một số trẻ tử vong do tiêm vắc-xin, Bộ Y tế, ngành Y tế các địa phương thiếu tính chủ động, phối hợp chặt chẽ với hệ thống truyền thông đại chúng, thậm chí là lúng túng, né tránh trong cung cấp thông tin nên một số tờ báo đã đưa tin một chiều, thiếu khoa học, gây hoang mang trong công chúng, dẫn đến thiếu niềm tin đối với công tác tiêm phòng và hệ lụy đã diễn ra ngay sau đó. Dịch sởi quay trở lại và chỉ trong một thời gian ngắn, số ca tử vong đã cao gấp rất nhiều lần so với số tử vong do tai biến vắc-xin và tắc trách của cán bộ y tế.



Y tế là một ngành đặc thù, liên quan đến khoa học, nếu không có tính chủ động, phối hợp chặt chẽ của ngành trong việc cung cấp thông tin thì có thể sẽ gây nên nhiều hệ lụy. Thiết nghĩ, những người làm công tác y tế, mà trước tiên là những người đứng đầu trong các đơn vị, cần phải thay đổi tư duy. Cung cấp thông tin không đơn thuần là nhiệm vụ thực hiện Luật Báo chí mà quan trọng hơn là một giải pháp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đúng như tinh thần Chỉ thị 07/CT-BYT của Bộ Y tế ngày 19/6/2014 đã khẳng định: “Công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần định hướng dư luận xã hội về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phổ biến kiến thức giúp người dân có nhận thức và hành vi đúng đắn, có lợi cho sức khỏe trong việc phòng, chống dịch và nâng cao sức khỏe mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng”.

BIỆN NHUNG

Thị xã Hồng Lĩnh: 10 DN, HTX nợ hơn 6,3 tỷ đồng tiền thuế




Ảnh minh họa từ internet
(Baohatinh.vn) - Theo số liệu của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách thị xã Hồng Lĩnh, tính đến hết tháng 7, trên địa bàn có 10 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ đọng thuế với số tiền hơn 6,36 tỷ đồng.

Mặc dù thời gian qua, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách thị xã Hồng Lĩnh đã chỉ đạo quyết liệt tăng thu ngân sách, tập trung phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu trên giao nhằm góp phần cân đối thu - chi, đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư cho phát triển, song đến hết tháng 7, tình trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn nhiều.



Các đơn vị có tỷ lệ nợ cao là Công ty CP xây dựng Trung Hiếu nợ hơn 3,1 tỷ đồng, Công ty TNHH Đại Lợi nợ hơn 1,1 tỷ đồng, Công ty TNHH Văn Đại Tiến nợ hơn 700 triệu đồng, Công ty TNHH Ngọc Hải nợ hơn 361 triệu đồng, Công ty TNHH Phú Thành Lợi nợ hơn 288 triệu đồng, Công ty CP XL DVTM Đại Việt nợ hơn 262 triệu đồng…

NINH HÀ


tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương