Báo Tít báo Tóm tắt nội dung Tác giả


Phá rừng phòng hộ để nuôi tôm trên cát: Hất dân ra biển để cưa cây phá rừng



tải về 0.81 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.81 Mb.
#36563
1   2   3   4   5

Phá rừng phòng hộ để nuôi tôm trên cát: Hất dân ra biển để cưa cây phá rừng


(LĐ) - Số 186 TRẦN TUẤN - 3:41 PM, 12/08/2014

  • FACEBOOK

 

  • VIẾT BÌNH LUẬN

 

  • BẢN IN

Hậu quả của "mũi nhọn kinh tế biển" nuôi tôm trên cát theo phong trào bất chấp tất cả đã, đang và sẽ còn gây ra nhiều hậu họa, di chứng nghiêm trọng cho môi trường sống của con người ở hầu khắp các tỉnh duyên hải miền Trung.


Tại các xã ven biển tỉnh Hà Tĩnh, "phong trào" lại đang trỗi dậy. Hàng chục hécta rừng phi lao ven biển có hàng trăm năm tuổi đang bị đốn hạ không thương tiếc để thực hiện cái gọi là nuôi tôm sạch trên cát.

Hất dân ra biển để cưa cây phá rừng

Từ phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương (Kỳ Anh) chứng kiến nhiều máy móc đang san ủi làm hồ nuôi tôm ngay cạnh bờ biển, đó là rừng phi lao đã trồng hàng chục năm nay. Nhiều cây cao lớn người ôm không xuể. Tuy nhiên, cách đây khoảng 2 tháng, đơn vị thi công đã dùng cưa xăng cắt hết. Bức xúc, nhiều người dân đã ra ôm cây để ngăn cản, nhưng lực lượng chức năng đã kéo người dân đi để bảo vệ việc chặt phá rừng.



Phá trắng rừng phòng hộ

Một người dân ở thôn Ba Đồng bức xúc vì rừng phi lao ven biển này được ông cha họ trồng để chắn cát, chắn mưa bão, bảo vệ làng mạc; bình thường ai đó chặt một nhánh củi cũng bị kiểm lâm, chính quyền xã bắt phạt rất nặng. Tuy nhiên, lần này thì họ thật sự "sốc" trước việc chính quyền cho chặt bỏ trắng rừng không thương tiếc, bất chấp người dân quyết liệt phản đối.

Ông Lê Mạnh Hà - Trưởng thôn Ba Đồng - cho biết, rừng phi lao bị chặt phá là để thực hiện dự án nuôi tôm trên cát. Hiện đơn vị thi công đang triển khai nhanh việc san ủi, đào hồ. “Dự án này dân không được biết và không được bàn. Khi thấy rừng bị chặt, tôi ra huyện hỏi nhưng họ nói không biết, mà do tỉnh chỉ đạo. Hôm Cty tiến hành chặt phá rừng, nhiều người dân ra ngăn cản, ôm cây ngăn máy cắt, nhưng người ta đẩy dân ra để chặt phá” - ông Hà nói.

 




Rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng (xã Kỳ Phương) bị chặt phá để san ủi làm hồ nuôi tôm. 

Tại thôn Ba Đồng có khoảng 200 hộ dân. Họ đang vô cùng bức xúc và hoang mang lo lắng vì rừng phi lao vừa bị chặt phá khi mưa bão về, nhà cửa của họ sẽ bị cuốn đi bất cứ lúc nào.

Sai phạm nghiêm trọng

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, ngày 26.3, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản số 1131 đồng ý cho Cty TNHH Grobest Việt Nam khảo sát dự án khu nuôi tôm trên cát theo công nghệ sạch tại xã Kỳ Phương.

Ngày 10.4, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ký văn bản số 1390 đồng ý cho điều chỉnh cục bộ quy hoạch sử dụng đất Khu kinh tế Vũng Áng khoảng 40ha tại thôn Ba Đồng, từ đất cây xanh sinh thái tự nhiên sang đất nuôi trồng thủy sản cho Cty TNHH Grobest Việt Nam. Ngày 9.5, BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh có công văn số 428 giới thiệu địa điểm thực hiện dự án nuôi tôm trên cát cho Cty Grobest Việt Nam. Đó là nguyên nhân khiến rừng phi lao bị chặt phá.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) - Sở TNMT Hà Tĩnh - ông Phạm Văn Bình - cho biết, ngày 6.8, đoàn công tác do Cảnh sát môi trường - CA tỉnh chủ trì cùng với Chi cục BVMT, Phòng TNMT huyện Kỳ Anh đã vào thôn Ba Đồng kiểm tra và xác định vùng đất của dự án nuôi tôm cách mặt nước biển khoảng 200m.

Dự án đang thi công san ủi, đào hồ nuôi tôm, phía nam của trụ sở văn phòng có khoảng 10m3 gỗ cây phi lao nằm rải trên diện tích khoảng 200m2, đường kính khúc to nhất khoảng 55cm. Đoàn đã yêu cầu ông Thành - cán bộ đại diện của Cty Grobest cung cấp hồ sơ thủ tục, nhưng ông Thành không cung cấp được văn bản nào.

Ông Thành cho biết, mọi thủ tục về thuê đất, thủ tục về công tác bảo vệ môi trường... văn phòng đại diện tại Hà Tĩnh không lưu giữ. Theo ông Bình, phía Cty Grobest chưa có đánh giá tác động môi trường. "Rõ ràng Cty đã sai về nguyên tắc, vì chưa được phép mà đã chặt phá rừng. Như thế là sai hoàn toàn rồi" - ông Bình nói.

Ngày 8.8, ông Lê Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục Kiểm lâm (KL) Hà Tĩnh - cho biết, ngày 6.6, phát hiện rừng phi lao ở thôn Ba Đồng bị chặt phá, Hạt kiểm lâm (KL) Kỳ Anh đã đến hiện trường kiểm tra thì phía Cty Grobest không xuất trình được thủ tục nào, nên Hạt KL đã đình chỉ việc khai thác rừng phi lao.

Ngày 7.6, hạt kiểm tra hiện trường thì diện tích bị khai thác là 1,57ha, mật độ cây 350 cây/ha, đường kính cây 22 - 35cm, rừng trồng khoảng năm 1970 - 1975. Về thủ tục pháp lý, lúc này phía Cty có xuất trình được một số giấy tờ, nhưng còn thiếu quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phòng hộ ven biển sang nuôi tôm trên cát; dự án đầu tư trên rừng chuyển đổi mục đích sử dụng; báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Vì vậy, Hạt KL Kỳ Anh yêu cầu Cty phải hoàn thiện thủ tục mới được tiếp tục thi công. Tuy nhiên, những ngày sau đó, đơn vị thi công vẫn không chấp hành, tiếp tục chặt phá rừng phi lao. Đến ngày 1.8, đại diện Chi cục KL Hà Tĩnh vào kiểm tra hiện trường, xác định có khoảng 9ha rừng phi lao thuộc rừng phòng hộ ven biển ở thôn Ba Đồng đã bị chặt phá. Ông Tuấn cũng khẳng định, phía Cty đã sai nghiêm trọng khi chặt phá rừng phòng hộ mà chưa có thủ tục chuyển đổi.

Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh - ông Hán Duy Anh - khẳng định, diện tích rừng phi lao ở thôn Ba Đồng là rừng phòng hộ. "Đến thời điểm này (8.8), phía Cty nuôi tôm chưa gửi một thủ tục nào để xin chuyển đổi rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng sang nuôi tôm trên cát" - ông Anh khẳng định. (còn tiếp)

Theo ông Lê Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Thanh tra, pháp chế Chi cục KL Hà Tĩnh, Nghị định 157 của Chính phủ ngày 11.11.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì phạt tiền từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với hành vi phá rừng phòng hộ từ 2.000m2 – 3.000m2. Nếu phá rừng phòng hộ trên 0,3ha thì hết khung xử phạt hành chính, mà sẽ bị khởi tố.



tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương