BảO ĐẢm trách nhiệm xã HỘi của trưỜng đẠi họC


Đảm bảo tính minh bạch và công khai



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.5 Mb.
#52388
1   2   3   4   5   6   7   8
Bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học

2.6 Đảm bảo tính minh bạch và công khai
Bộ GD&ĐT thực hiện quyền thanh tra nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản 
lý, góp phần bảo đảm TNXH của TĐH. Thực tế công tác thanh tra tập trung nhiều 
vào tuyển sinh, tài chính hay các biểu hiện tiêu cực, khiếu nại, tố cáo mà ít quan 
tâm tới việc các trường có chấp hành hay không các quy định về công khai, minh 
bạch hay quy chế dân chủ cho nên chưa thể tác động mạnh tới TNXH của TĐH. 


Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
102 
Nói chung, hoạt động thanh tra có góp phần vào việc bảo đảm TNXH nhưng còn 
chưa đúng mức. Nó hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu bên trong hệ thống hay một 
trường hơn là hướng tới mục tiêu phục vụ bên ngoài. Đặc biệt, để tăng tính công 
khai, Nhà nước đã có quy chế công khai (ban hành theo Thông tư
09/2009/TT-BGDĐT). Đây là bước tiến mới trong bảo đảm TNXH, các trường 
buộc phải thực hiện chế độ công khai: i) cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng 
đào tạo thực tế, ii) tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn, iii) điều 
kiện đảm bảo chất lượng và iv) thu chi tài chính. Tuy nhiên, nó còn chưa có cơ chế 
đảm bảo tính tin cậy của các thông tin mang tính đơn phương được công khai.
2.7 Quy định thiết chế hội đồng trường 
Để bảo đảm TNXH đối với xã hội nói chung, Nhà nước quy định việc thành lập 
Hội đồng trường để quyết nghị những vấn đề lớn của TĐH và giám sát việc thực 
hiện quy chế dân chủ, các quyết nghị của hội đồng trường, báo cáo với cơ quan 
chủ quản và Bộ GD&ĐT. Đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu 
hướng chung của GDĐH thế giới nhưng do cơ cấu thành viên là người ngoài 
trường chiếm tỷ lệ thấp, hội đồng trường không chỉ khó thực hiện vai trò là cơ 
quan quyền lực cao nhất và độc lập với hiệu trưởng mà còn khó đại diện được cho 
các nhóm lợi ích thuộc cộng đồng mà một trường phục vụ. 
Nhìn chung, Nhà nước có nhiều nỗ lực để bảo đảm TNXH của TĐH nhưng kết quả 
thực tế còn hạn chế. Nhận thức, nội dung và hình thức bảo đảm còn đơn giản và 
hạn hẹp, còn mang tính nội bộ cho nên chưa thúc đẩy được trách nhiệm báo cáo, 
giải trình và công khai một cách mạnh mẽ. Cơ chế bảo đảm TNXH chưa đáp ứng 
được các yêu cầu trao quyền rộng rãi. 
Có nhiều nguyên nhân lý giải thực trạng này nhưng có hai nguyên nhân không thể 
bỏ qua là i) do nhận thức đầy đủ về TNXH, và ii) do sự duy trì lâu cơ chế
chủ quản.
- TNXH được nhận thức ở phạm vi hẹp (tự chịu trách nhiệm) đã dẫn tới việc xác 
lập nội dung và phương thức bảo đảm bị thu hẹp. Nhưng sâu xa hơn là quan 
niệm chung về hệ thống đại học chuyển biến “chậm pha” so với tiến trình đổi 
mới kinh tế. Quá trình điều khiển TĐH theo kế hoạch hoá tập trung kéo dài 
đang trong thời kỳ chuyển sang tự chịu trách nhiệm chịu “sức ỳ” rất lớn của cả 
Nhà nước và TĐH.

Trong thời gian dài, quy định pháp luật hầu như chỉ yêu cầu một TĐH chịu 
trách nhiệm với cơ quan chủ quản. Cơ chế chủ quản tạo điều kiện cho Bộ 
ngành tham gia sâu vào phần việc mà đáng ra thuộc trách nhiệm của một 
trường. Điều này làm việc phân định và quy trách nhiệm gặp khó khăn. Nó làm 
các trường cố gắng làm hài lòng cơ quan chủ quản cấp trên hơn là phải báo cáo, 
giải trình trước người học, nhà sử dụng lao động hay Nhà nước. Mặc dù cơ chế 
chủ quản được khuyến cáo chính thức là cần xoá bỏ nhưng với 34 đầu mối 
quản lý chủ quản và có chiều hướng tăng thêm, so với năm học 1997-1998, số 
đầu mối cơ quan quản lý chủ quản năm học 2006-2007 tăng 0,6 lần, thì rõ ràng 
việc thể hiện TNXH của TĐH đúng mức là một thách thức lớn.


Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
103 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương