BảO ĐẢm trách nhiệm xã HỘi của trưỜng đẠi họC


Bảng 2: Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng theo cơ cấu thành phần xã hội



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.5 Mb.
#52388
1   2   3   4   5   6   7   8
Bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học

Bảng 2: Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng theo cơ cấu thành phần xã hội
Năm 
Trúng tuyển 
Là nữ 
Là dân tộc 
thiểu số 
Là diện
chính sách 
Là học sinh 
nông thôn 
2006 
285,254 
149,9261 
13,815 
22,949 
106,173 
2007 
363,619 
190,295 
18,196 
25,109 
138,352 
2008 
437,564 
237,122 
19,869 
23,717 
173,352 
Nguồn: Bộ Giáo dục & Đào tạo 2009 
Chính sách cho sinh viên vay mà hiện có 1,4 triệu đối tượng tham gia đã giúp tăng 
cơ hội học hành cho sinh viên nghèo. Chính sách học phí thấp, mang tính bình 
quân mặc dù có một số mặt tích cực nhưng cũng chưa giúp bảo đảm công bằng 
một cách căn cơ. Chính sách miễn giảm học phí không rõ cơ chế và nguồn kinh 
phí đảm bảo đã tạo gánh nặng rất lớn cho nhiều TĐH.
2.5 Đầu tư ngân sách ổn định và kiểm soát tài chính chặt chẽ
Để bảo đảm sự duy trì các chuẩn mực đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn lực, Nhà 
nước dành ngân sách rất lớn và đều tăng hằng năm chi cho giáo dục nói chung và 
GDĐH nói riêng. Năm 2008, chi 81.419 tỷ đồng, chiếm 85,5% trong tổng chi xã 
hội, 5,6% GDP/4,9% GDP năm 2004. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó bảo đảm sự 
ổn định tài chính cho các trường trong việc duy trì các tiêu chuẩn đào tạo cần thiết 
mặc dù có thể chưa như mong đợi. Chính sách tăng đầu tư và xem đó là sự đầu tư 
phát triển là tiền đề quan trọng giúp các trường thực hiện TNXH cần có. Tuy 
nhiên, cơ chế phân bổ ngân sách cho TĐH dựa theo các yếu tố đầu vào, mang tính 
cào bằng nên chưa khuyến khích trách nhiệm sử dụng hiệu quả đầu tư công.
Các hoạt động kiểm toán nhà nước hay thanh tra tài chính với kết luận và kiến 
nghị có tính ràng buộc pháp lý cao đã góp phần bảo đảm trách nhiệm quản lý và sử 
dụng tài chính hiệu quả, không lãng phí và đúng mục đích. Tuy nhiên, vì nhiều lý 
do, các hoạt động này thường chỉ có thể tập trung nhiều vào việc xem xét tuân thủ 
định mức, chế độ hay các hành vi tiêu cực mà chưa phát huy đúng mức việc bảo 
đảm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực. Mặt khác, kết quả kiểm toán hay 
thanh tra còn ít được công khai, ngay trong phạm vi một trường, vì vậy chưa thúc 
đẩy TNXH một cách thực chất.

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương