BảO ĐẢm trách nhiệm xã HỘi của trưỜng đẠi họC



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.5 Mb.
#52388
1   2   3   4   5   6   7   8
Bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học

2.2 Quản lý chất lượng 
Quản lý chất lượng là phương thức được lựa chọn để bảo đảm TNXH. Nhà nước 
đã tăng cường quản lý, đầu tư các yếu tố đầu vào, quá trình hay định hướng đầu ra 
để đảm bảo chất lượng GDĐH, thông qua: i) cấp phép, ii) quản lý mở ngành,
iii) quy định tiêu chuẩn giảng viên, iv) quản lý chương trình khung; v) quy định 
chuẩn cơ sở vật chất, và vi) kiểm định chất lượng.
Nhà nước cấp phép thành lập trường, quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thành 
lập; nhằm bảo đảm trường được thành lập đủ điều kiện tối thiểu về tài chính, cơ sở 
vật chất và nhân lực để đảm đương nhiệm vụ. Tuy nhiên, do các quy định lại phân 
tán, thiếu thống nhất, ít định lượng và không được cập nhật nên việc bảo đảm chất 
lượng bị hạn chế. Đơn cử, cả Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài đều 
điều chỉnh việc thành lập trường làm cho việc quản lý, cấp phép bị chia cắt và khó 
giám sát chất lượng.


Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
99 
17
15
2
49
36
13
0
10
20
30
40
50
(Trường)
1998-2002
2003-2007
(Giai đoạn)
Trường đại học
Công lập
Ngoài công lập
Hình 1: Trường đại học thành lập mới giai đoạn 2003-2007 
Mặt khác, mặc dù đã có quy định điều kiện tối thiểu để mở trường nhưng do áp lực 
của nhu cầu đào tạo cho nên việc xem xét, quyết định thành lập trường có phần dễ 
dãi. Trong 5 năm (2003-2007) có 49 trường mới thành lập, gần gấp 3 lần so với số 
trường mới giai đoạn (1998-2002) (xem Hình 1). Điều này làm nhiều trường 
không đủ điều kiện gia nhập hệ thống đại học. Báo cáo chất lượng năm 2008 của 
Bộ GD&ĐT thừa nhận “các TĐH hầu như không đảm bảo đủ diện tích lớp học cho 
việc dạy và học như đã được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế trường học”.
Nhà nước đã quy định điều kiện và thủ tục mở ngành. Các trường phải minh chứng 
điều kiện đảm bảo chất lượng khi mở một ngành đào tạo mới có trong Danh mục 
ngành đào tạo (hoặc luận cứ khoa học đối với ngành không có trong Danh mục) 
như đội ngũ giảng viên, chương trình, cơ sở vật chất,... Tuy nhiên, do quy định 
chưa cụ thể, khó đo lường, cũng như tiêu chuẩn còn quá chung cho nên quy định 
không có ý nghĩa nhiều trên thực tế. Việc quản lý mở ngành dù có thể giúp hạn chế 
sự hời hợt trong mở ngành nhưng về sâu xa thì nó hạn chế sự linh hoạt của TĐH 
đối với việc đáp ứng nhu cầu xã hội, cho thấy nghịch lý là Nhà nước đang chịu 
TNXH thay các trường.
Với nhận thức giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng, Nhà nước cũng có 
quy định về giảng viên. Luật Giáo dục 2005 có quy định về trình độ nhưng chỉ là 
khung trình độ rất chung là giảng viên đại học phải có trình độ đại học trở lên. Các 
tiêu chuẩn nghề nghiệp thì chưa được quy định. Để tránh sự quá tải trong giảng 
dạy và lơ là nhiệm vụ nghiên cứu, Nhà nước quy định tỷ lệ sinh viên/1giảng viên, 
tối đa là 20-25 sinh viên/1 giảng viên đối với ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân 
văn và kinh tế-quản trị kinh doanh (Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001). 
Mức và cơ cấu trình độ cần đạt toàn hệ thống đại học đến năm 2020 cũng được trù 
tính, như 25% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ là đơn cử. Tuy nhiên, các tiêu 
chuẩn và quy định chưa giúp bảo đảm chất lượng đội ngũ vì khối lượng giảng dạy 
là quá lớn, số giảng viên có trình độ cao là quá ít và không theo kịp sự tăng nhanh 
quy mô sinh viên. Tỷ lệ sinh viên/1 giảng viên là 28,5 (năm 2009) so với 6,6 (năm 
1987); trong số giảng viên, giáo sư và phó giáo sư chỉ 3,74%, số có trình độ tiến sĩ 
chỉ 10,16% (năm 2009).
Nhà nước thực hiện quản lý chương trình khung với mong đợi góp phần chuẩn hoá 
kiến thức, kỹ năng, thái độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu đào tạo, 
điều kiện đảm bảo chất lượng, tạo thuận lợi cho việc công nhận văn bằng. Nhà 
nước, mà cụ thể là Bộ GD&ĐT quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chương 
trình khung. Các trường chỉ được xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở


Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
100 
chương trình khung. Thực tế không như mong đợi, có nhiều chương trình chưa 
được xây dựng theo chương trình khung. Kết quả đánh giá ở 20 TĐH cho thấy các 
chương trình đào tạo chỉ đạt hơn 80% yêu cầu của tiêu chí về chương trình theo 
một báo cáo của Bộ GD&ĐT tháng 1/2008. Việc thực hiện chương trình khung 
làm tăng chi phí xã hội trong khi không có gì để cam kết về “vòng đời” và sự 
tương xứng của một chương trình khung. Một báo cáo của Bộ GD&ĐT tháng 
4/2007 cho thấy chi phí xây dựng 204 chương trình khung giai đoạn 2001-2007 lên 
tới 23,65 tỷ đồng. Nói chung, việc tổ chức biên soạn chương trình khung cho thấy 
bước “lùi” và dẫn đến sự khó phân định về TNXH.
Để bảo đảm chất lượng, Nhà nước đã quy định về cơ sở vật chất. Các quy định về 
diện tích đất đai, chỗ học tập cho 1 sinh viên (4 m

) hay diện tích chỗ làm việc cho 
các giáo sư (15-18 m
2
),… là chuẩn mực chung để các trường phấn đấu. Tuy nhiên, 
do các tiêu chuẩn chưa lượng hoá điều kiện cần thiết tối thiểu hay quy định đảm 
bảo diện tích chỗ làm việc, phòng làm việc cho giảng viên,... cho nên ảnh hưởng 
phần nào tới đến việc kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng.
Cũng như nhiều nước, Nhà nước thực hiện kiểm định chất lượng. Nó được bắt đầu 
ở cấp hệ thống từ tháng 01/2002 và được đẩy mạnh khi quy định tạm thời được 
ban hành (năm 2004), nhất là khi nguyên tắc kiểm định được đưa vào Luật Giáo 
dục. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng (ban hành theo Quyết định 
65/2007/QĐ-BGDĐT) không chỉ bảo đảm cụ thể hơn trách nhiệm của TĐH mà 
còn là cơ sở pháp lý bảo đảm QLNN đối với TĐH bằng chất lượng. Điều này cho 
thấy nhận thức mới tích cực về TNXH, thúc đẩy cải thiện chất lượng nhưng không 
mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, trong hơn 7 năm qua (2002-2008), cũng chỉ có 20 
TĐH được đánh giá ngoài (đánh giá do Đoàn đánh giá ngoài gồm những thành 
viên từ nhiều trường thực hiện). Thực tế này cho thấy sự cam kết và quyết tâm về 
chất lượng còn thấp. Mặt khác, do tổ chức kiểm định còn mang tính nội bộ và
“độc quyền” do đó tính trách nhiệm của TĐH chưa được kiểm chứng đúng mức. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương