BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 28 tháng 9 năm 2015)


Ông Dương Trung Quốc: Bổ nhiệm Giám đốc Sở 30 tuổi là bình thường



tải về 289.38 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích289.38 Kb.
#35569
1   2   3   4

Ông Dương Trung Quốc: Bổ nhiệm Giám đốc Sở 30 tuổi là bình thường


Ông Dương Trung Quốc khẳng định, nếu Giám đốc Sở 30 tuổi được bổ nhiệm làm tốt, xứng đáng, đầy đủ, đúng quy trình thì cần ủng hộ và chẳng có lý gì không được trọng vọng.
Ông Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, những ngày qua, ông cũng theo dõi các thông tin liên quan đến việc này. Theo ông Quốc, mọi sự bổ nhiệm đều có quy trình và tiêu chí cụ thể, do đó, không nên đặt câu chuyện tuổi tác là điều kiện tiên quyết và nhiều người trưởng thành từ khi còn rất trẻ.
"Hơn nữa, trong xu thế hiện nay thì cán bộ càng trẻ thì càng tốt. Thực tế, xem lại lịch sử của chúng ta sẽ thấy, khi Đảng mới thành lập, lãnh đạo lúc đó rất trẻ và khi thành lập nước thì có Bộ trưởng chỉ ngoài 30 tuổi. Tại sao chúng ta lại tự kéo lùi mình lại và nếu nhìn vào thế giới thì sẽ thấy, người trẻ họ trưởng thành rất nhanh", ông Quốc nhìn nhận. (Soha.vn 26/9) Về đầu trang

Chủ tịch Quảng Nam nói gì về vụ giám đốc sở 30 tuổi?


Chiều 25/9, ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh đã có cuộc trao đổi với báo Tuổi trẻ về việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (30 tuổi) làm Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh.
Theo ông Thu, ông Bảo là một trong những trường hợp cán bộ trẻ được đào tạo theo một số đề án của tỉnh. Cụ thể, như ở cấp xã có đề án 500 đào tạo được hơn 500 cán bộ xã tuổi từ 23-25, nay là cấp ủy, thường vụ xã, có người là phó chủ tịch, chủ tịch UBND rồi.
Trong y tế, giáo dục có đề án thu hút nhân tài, trong đào tạo cán bộ trẻ thì có đề án 42 đưa cán bộ trẻ đi đào tạo, học hành ở nước ngoài, ông Bảo nằm trong số này. Tuy nhiên, Chủ tịch tỉnh cũng thừa nhận ông Bảo đã đi học ở Mỹ 1 năm sau đó tỉnh mới ra quyết định cử đi học bằng kinh phí nhà nước.
Ông Thu cũng khẳng định, ông Bảo đạt các tiêu chuẩn theo Nghị quyết 04 về công tác cán bộ và Quyết định 2148 về quy định bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ của Tỉnh ủy. (Tuổi Trẻ 26/9, tr5; Đất Việt 26/9; Tiền Phong 26/9, tr4; Đất Việt 27/9) Về đầu trang

Giám đốc sở 30 tuổi “được bổ nhiệm đúng quy trình”


Đó là khẳng định của Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Xuân Thọ về trường hợp của ông Lê Phước Hoài Bảo được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH&ĐT ở tuổi 30.
Dư luận đang rất quan tâm về việc ông Lê Phước Hoài Bảo vừa được bổ nhiệm giữ chức giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam. Lý do ông Bảo còn trẻ (30 tuổi), lại là con trai của ông Lê Phước Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam (ông Thanh vừa được Bộ Chính trị chấp thuận cho thôi chức bí thư Tỉnh ủy theo nguyện vọng cá nhân).
- Quy trình bổ nhiệm ông Bảo được thực hiện như thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam: Chúng tôi thực hiện theo đúng các thủ tục quy định. Sau khi giám đốc Sở KH&ĐT tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu, tỉnh quyết định bổ nhiệm một Phó giám đốc lên làm Giám đốc sở.
Khi lấy phiếu tín nhiệm ông Bảo tại Sở KH&ĐT thì 100% cán bộ chủ chốt đều nhất trí. Lãnh đạo cấp ủy của Sở cũng 100% nhất trí, ở Tỉnh ủy cũng nhất trí 100%. Dễ gì tìm được cán bộ mà uy tín cao như thế. Cho nên phải tạo điều kiện cho anh em phát triển.
- Nhưng liệu ông Bảo có quá trẻ để nhận nhiệm vụ ấy?
- 30 tuổi rồi, còn trẻ gì nữa. Đảng ta cũng có nhiều ủy viên trung ương, ủy viên dự khuyết trẻ hơn. Bây giờ cán bộ ba mươi mấy tuổi rồi còn trẻ chi nữa.
- Chỉ trong vài năm, ông Bảo lần lượt giữ chức trưởng phòng Xúc tiến đầu tư - Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, phó giám đốc Sở KH&ĐT và giờ là giám đốc. Con đường thăng tiến vậy có quá nhanh, thưa ông?
- Thế nào là nhanh? Việc bổ nhiệm các chức vụ của ông Bảo đều đúng quy trình, đúng quy hoạch. Khi lấy ý kiến từ Tỉnh ủy, ông Bảo được tín nhiệm rất cao, uy tín cao. Giao nhiệm vụ thì ông Bảo khẳng định được năng lực. Không có vấn đề gì băn khoăn cả.
- Nếu ông Bảo không phải là con của bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam thì có thăng tiến nhanh như vậy được không, thưa ông?
- Ở đây không có chuyện con ông nào cả. Tỉnh không ưu ái con của ai, cứ có năng lực thì đề bạt. Con của nông dân, công nhân mà giỏi cũng đưa lên. Quảng Nam vừa rồi bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trẻ đấy thôi.
Nhiều cán bộ trẻ được đưa về làm phó chủ tịch huyện rồi đưa lên làm Phó giám đốc các sở. Vừa rồi bổ nhiệm ông Lê Trí Thanh làm phó chủ tịch UBND tỉnh cũng trẻ măng đó. Lê Phước Hoài Bảo không phải là ngoại lệ.
Ưu tiên phát triển cán bộ trẻ
- Các tiêu chuẩn để xét chọn cán bộ trẻ của Quảng Nam là gì, thưa ông?
- Tiêu chí quan trọng nhất là cán bộ đó phải được đào tạo bài bản, đạo đức tốt, có năng lực, tâm huyết với công việc và có triển vọng phát triển. Thứ hai là quy trình bổ nhiệm có đảm bảo không. Thứ ba là có được tập thể lãnh đạo tỉnh thông qua không.
Trường hợp ông Bảo là tập thể Thường vụ Tỉnh ủy bỏ phiếu kín, 15/15 phiếu đồng ý. Cán bộ như thế sao lại không đưa lên. Chẳng lẽ cứ chờ đến già rồi mới đưa lên thì sao còn đào tạo được nữa. Tôi cho rằng báo chí nên ủng hộ quan điểm này, như thế thì đất nước ta mới giàu mạnh được.
- Như ông nói thì bất kỳ ai có năng lực đều sẽ được thăng tiến?
- Đúng rồi. Quảng Nam rất mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản làm lãnh đạo từ huyện đến tỉnh. Vừa rồi chúng tôi tuyển chọn 500 sinh viên ĐH chính quy vào Trường Đảng của tỉnh đào tạo một năm rồi bổ nhiệm về các xã làm lãnh đạo.
Mới một năm mà 51 người trúng cấp ủy sau đại hội cơ sở; một người trúng vô thường vụ và năm người trúng phó chủ tịch xã. Số cán bộ này đều 24-25 tuổi hết.
Quảng Nam làm như thế đấy, luôn mạnh dạn đào tạo cán bộ trẻ. (Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 25/9, tr3) Về đầu trang

Bổ nhiệm Giám đốc Sở 30 tuổi: “Tôi chưa bao giờ thấy cả!”


Tỉnh Quảng Nam mới có quyết định bổ nhiệm một Giám đốc Sở 30 tuổi khi người này mới được bổ nhiệm chức Phó giám đốc Sở cách đó vài tháng đang làm xôn xao dư luận.
Ông Lê Văn Cuông – Đại biểu Quốc hội khóa 11, đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong đội ngũ lãnh đạo vẫn cần cả 3 thế hệ là những người lớn tuổi, những người trẻ và tầng lớp trung niên.
Xã hội rất tôn trọng những người có công với đất nước và đào tạo thế hệ kế cận nhưng phải đủ tiêu chuẩn và được dư luận ủng hộ. Nếu liên quan đến mối quan hệ con, cháu thì có thể làm cho người khác không nghĩ đó là “nhân tài”.
Ông Cuông cho rằng một lãnh đạo đứng đắn, nghiêm túc và tỉnh táo sẽ không đưa con cháu mình vào làm việc ở các đơn vị mình quản lý và thường có tâm lý “né tránh” bởi họ đều muốn giữ tiếng thơm cho mình và tránh điều tiếng.
Ông cho biết, chưa bao giờ thấy một giám đốc cấp Sở nào được bổ nhiệm ở tuổi 30. Cứ tính toán, hơn 20 tuổi mới học xong Đại học, ra trường cũng phải thử việc, rồi mới thành chuyên viên. Sau đó được bổ nhiệm làm phó phòng, lên trưởng phòng… rồi mới lên lãnh đạo cấp Sở. Mỗi vị trí cũng phải vài năm. Trong thời gian đó phải xem kết quả làm việc của anh như thế nào? Phải có sản phẩm để chứng minh được đó là những người tài, chứ chỉ nói họ đã qua vị trí này, vị trí kia thì không chứng minh và thể hiện được điều gì cả.
“Tôi cho rằng, sự việc ở Quảng Nam cần xem xét lại quy trình xem đã đúng Luật, đúng các tiêu chí và đủ sự khách quan hay chưa”- ông nói thêm. (Antt.vn 26/9) Về đầu trang

Cốt lõi là năng lực cán bộ


Ngày 23/9, UBND tỉnh đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo giữ chức Giám đốc Sở KH&ĐT. Đây là giám đốc sở trẻ nhất ở Quảng Nam và cả nước đến nay, khi mới 30 tuổi.
Trước đó, ngày 25/8, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã trao quyết định cho ông Lê Trương Hải Hiếu giữ chức Chủ tịch UBND Quận 12 kiêm Phó Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Lê Trương Hải Hiếu là cán bộ trẻ thế hệ 8x, từng được thử thách qua nhiều công việc. Việc bổ nhiệm hai vị cán bộ trẻ vào các vị trí quan trọng thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua.
Có nhiều câu hỏi đặt ra như: Liệu những người trẻ này có khả năng đảm nhận nhiệm vụ hay không? Con đường thăng tiến như vậy có quá nhanh không? Việc bổ nhiệm có thực hiện đúng các quy định hay không? Nhiều câu hỏi từ phía dư luận cần được làm rõ. Trước hết, có thể nói, dư luận có quyền được thông tin và đương nhiên cơ quan chức năng cần có câu trả lời. Nếu việc bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thủ tục quy định rõ ràng không có gì phải bàn. Còn chuyện thăng tiến nhanh hay chậm là vấn đề khác. Hoàn toàn có thể đặt câu hỏi: Thăng tiến thế nào là "nhanh", thế nào là "chậm"? Với những người mười mấy năm trong nghề, ngồi ghế cán bộ phòng ban một cơ quan cấp sở ở cái tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" có thể gọi là cán bộ trẻ? Có lẽ cái gọi là "trẻ" ấy chỉ trong nhìn nhận của số ít người.
Người xưa nói: Tài không đợi tuổi. Vấn đề là những người trẻ đang được cất nhắc trọng dụng ấy thật sự có tài năng hay không? Có đảm đương được trọng trách hay không? Bằng cấp chưa hẳn đã thể hiện tài năng, đánh giá tài năng trước hết là khả năng đáp ứng công việc trên thực tế. Nếu những người trẻ, giàu nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm, được giao trọng trách phù hợp với tài năng, nói cách khác là phù hợp với vị trí công việc để phát huy tài năng, họ sẽ thành công, mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Và ngược lại... Như vậy, với những người trẻ được bổ nhiệm, được giao trọng trách thì vấn đề ở chỗ, họ thật sự có tài và sử dụng thế nào để phát huy năng lực của họ.
Thực tế nhiều nơi, nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự tin tưởng cán bộ trẻ, chưa khách quan trong đánh giá năng lực cán bộ trẻ. Nhiều người không đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng luôn cho rằng người trẻ không bằng mình. Nhưng cũng có tình trạng đề bạt ồ ạt cán bộ trẻ, trong đó có không ít người không đủ năng lực, phẩm chất. Và cũng có không ít trường hợp đề bạt cán bộ theo thành phần xuất thân như nhân gian vẫn nói "con cháu các cụ cả"... Từ những vấn đề nêu trên có thể nhận thấy "mắt xanh" của những nhà tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng với đó là những yêu cầu không thể thiếu với cán bộ trẻ như: Bản lĩnh chính trị, tầm nhìn và năng lực tư duy chiến lược, khả năng thích ứng và ứng phó với sự thay đổi, với mọi sức ép của công việc...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Con cháu mình là ai? Con cháu mình là tất cả, là thanh niên Việt Nam. Chứ không phải như thời phong kiến: Cha làm quan, con là cậu ấm. Con mình xấu thì đề bạt sao được... Rõ ràng, vấn đề là thực tài chứ không thể "con vua thì lại làm vua". Và như trên đã nói, "tài không đợi tuổi", điều quan trọng là phát hiện, đánh giá, đào tạo, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, tháo vát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. (Hà Nội Mới 26/9, tr2) Về đầu trang

Hãy tránh xa ra


Chuyện ông Lê Phước Hoài Bảo, con trai của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh, khi mới tròn 30 tuổi, đang khiến dư luận xôn xao.

30 tuổi, cũng không sao, vấn đề là người được bổ nhiệm đó có thực sự có tài năng hay không? Và việc bổ nhiệm đó có đúng quy trình, quy định không? Quyết định số 82/QĐ-BNV ngày 17/11/2004 của Bộ Nội vụ có ghi rõ ở mục 6, là về chuyên môn nghiệp vụ, người được bổ nhiệm Giám đốc Sở hoặc tương đương ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải có trình độ ngạch chuyên viên chính trở lên… và tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên. Ngoài ra, để đảm bảo chặt chẽ về năng lực chuyên môn, quyết định trên còn quy định người được bổ nhiệm phải có 5 năm công tác trở lên trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao…


Cho đến nay, chưa có quyết định nào thay thế cho quyết định 82/QĐ-BNV cả. Một người phải có 9 năm giữ ngạch chuyên viên, mới có thể được cử đi thi chuyên viên chính. Ông Lê Phước Hoài Bảo tốt nghiệp đại học Đà Nẵng năm 22 tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học, nếu được tuyển vào làm công chức ngay và muốn trở thành chuyên viên, phải qua 2 năm tập sự. Nghĩa là phải đến năm 24 tuổi, ông mới có thể trở thành chuyên viên. Từ đó, ông lần lượt trải qua các chức vụ trưởng phòng xúc tiến đầu tư Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, sau đó mất 2 năm đi làm Thạc sỹ ở nước ngoài, rồi được đề bạt làm Phó giám đốc Sở KH-ĐT vào tháng 5/2015 và 4 tháng sau đó làm Giám đốc Sở. Tính ra, ông hoàn toàn không thể trở thành chuyên viên chính, và cũng không đủ 5 năm công tác, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành tại Sở KH-ĐT, theo quy định tại quyết định trên của Bộ Nội vụ.
Dư luận đặt câu hỏi: Nếu không có bố làm Bí thư Tỉnh ủy, thì ông Lê Phước Hoài Bảo có được đề bạt cấp tốc, bất chấp các quy định như vậy không? Cách đây 6 thế kỷ, vua Lê Thánh Tông đã ban hành luật “Hồi Tỵ” (nghĩa là tránh xa ra), trong đó quy định rằng những người có cùng quan hệ huyết thống, quan hệ đồng hương hay quan hệ thầy trò, bạn bè, thì không được cùng làm quan hay cùng làm việc trong cùng một địa phương, một công sở. Nếu có, thì phải báo lên để triều đình điều chuyển những người đó đi các địa phương khác. Thời Minh Mạng triều Nguyễn, nhà vua tiếp tục hoàn thiện luật “Hồi Tỵ” này. Ngoài việc tránh những mối quan hệ như trên, người làm quan còn không được làm quan ở quê gốc, quê ngoại, ở nơi trú quán, nơi học hành. Đây là một điều luật rất quan trọng, nó bảo đảm cho người làm quan không sa vào, hay không bị chi phối bởi những mối quan hệ riêng tư, có thể làm ảnh hưởng đến việc cai trị, dẫn đến bẻ cong chính sách, pháp luật của triều đình. Người xưa đã sáng suốt vậy, sao người nay không biết học theo?... (Nông Nghiệp Việt Nam 28/9)Về đầu trang

Giám đốc Sở 30 tuổi: Kỷ lục bị xô đổ và những hy vọng mới


Sau khi GS Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới, thì chiếc cổng sắt to nặng của trường TH Thực nghiệm ở Hà Nội – nơi GS Châu đã từng theo học - bị xô đổ.
Những phụ huynh đã kiên nhẫn xếp hàng từ 11h đêm hôm trước, cuối cùng cũng không thể kiên nhẫn hơn trước sức nóng hầm hập của “hàng trăm ước vọng Ngô Bảo Châu version 2,3,4 khác” cùng nhấp nhổm lao vào giành giật mấy chục bộ hồ sơ lớp 1.
Chiếc cổng sắt bị xô đổ ấy, đã không chỉ khiến dư luận trong nước sục sôi mà còn khiến báo chí nước ngoài kinh hãi.
Tuy nhiên, so với việc một người 30 tuổi có sở thích tao nhã mê chơi chim, được giữ chức Giám đốc Sở, thì cái cổng sắt mấy năm trước, chỉ là một kỷ lục cấp… tổ dân phố. Rất nhiều kỷ lục được xô đổ trong vụ bổ nhiệm tốn giấy mực này.

Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch tỉnh, bảo rằng mình không thấy có bất cứ “áp lực từ ai cả” khi mấy năm trước, đặt ngòi bút quyền lực ký quyết định cử ông Lê Phước Hoài Bảo đi du học bằng tiền ngân sách Nhà nước.


Kỷ lục thứ nhất bị xô đổ: Ông Bảo đi du học từ tháng 8.2010 thì đến tháng 8.2011, ông Thu mới ký quyết định cử ông Bảo du học với kinh phí cấp cả tỉ đồng.
Kỷ lục này, khiến người ta nhớ lại “kỷ lục bình thản” mà người đồng cấp của ông Thu, Chủ tịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm, đã làm khi ký ban phát đất rừng cho một số lãnh đạo và vợ con họ.
Ông Trăm bảo mình “hoàn toàn bình thản” vì “khi ký tôi cũng không biết những người này ở đâu, chỉ có danh sách còn con người tôi cũng không biết mặt...”.
Ông Thu, hoàn toàn không chối như ông Trăm. Ông biết rất rõ ông Bảo đã đi du học được một năm nhưng vẫn ký, bởi vì ông cũng có chỗ dựa là một kỷ lục “vượt 15 ải”.
Điều này được chính ông Thu hé lộ: Việc xét duyệt cho ông Bảo phải đi qua cửa ải của 15 vị trong Hội đồng đức cao vọng trọng.
Cả 15 vị lão luyện quan trường ngâm cứu hồ sơ và “gia cảnh” của ông Bảo, nhưng vẫn không phát hiện ra điểm gì bất hợp lý, thì ông Thu còn lăn tăn gì mà không ký cái rẹt?!

Kỷ lục thứ hai mới vô tiền khoáng hậu. Ông Thu hé lộ:


Sau 6 năm ban hành Quyết định 42 của UBND tỉnh về quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, mới chỉ có một mình ông Bảo được cử đi học thạc sĩ ở nước ngoài.
Kỷ lục này làm người ta bật ra câu hỏi: Quyết định 42 quá xa rời thực tế hay Quảng Nam mới chỉ có 01 nhân tài đủ tiêu chuẩn?
Những người bật ra câu hỏi này càng băn khoăn hơn khi họ mở Cổng thông tin của Sở Nội vụ Quảng Nam.
Bấm vào đường link Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND, ban hành ngày 30/11/2009 về việc quy định cơ chế chính sách và công tác quản lý đối với người được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, thì kết quả lại ra một quyết định hoàn toàn khác:
Quyết định ban hành quy định về thực hiện chế độ, chính sách luân chuyển cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam.
Trên cuộc chạy vượt rào thần tốc của một người trẻ lên vị trí giám đốc Sở, người ta còn xô đổ một số kỷ lục khác.
Đó là việc vượt qua mức rào của Bộ Nội vụ. Bộ này quy định nếu muốn bổ nhiệm giám đốc sở thì phải là chuyên viên chính, nhưng ông Bảo thì chưa.
Đó là việc ông Bảo vượt qua cả 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm từ cấp dưới lên cấp trên, đều đạt 100% phiếu bầu.
Kỷ lục tín nhiệm tuyệt đối này, theo ông Trần Xuân Thọ (Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy), có được hoàn toàn là nhờ việc bầu bán đúng quy trình và không có chuyện ưu ái do là con trai của ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy.
Việc ông Bảo – người được mô tả là nói tiếng Anh giỏi, nhiệt huyết – lên giám đốc sở ở tuổi 30, chắc chắn sẽ dấy lên niềm hy vọng mới cho bao người trẻ khác.
Những sinh viên Quảng Nam đã du học 1-2 năm bằng tiền túi, cũng có thể tranh thủ cơ hội này làm đơn xin được Tỉnh cấp kinh phí từ đầu để du học tiếp.
Những người nói tiếng Anh giỏi và giàu nhiệt huyết ở nhiều tỉnh thành khác, cũng hoàn toàn có thể kiến nghị lãnh đạo ban hành những “quyết định rất đặc thù”, giống như quyết định 42: 6 năm chỉ cử một người đi học thạc sĩ.
Những ai có hoài bão quan chức, dù chưa là chuyên viên chính, cũng có thể thử chạy vượt rào bằng nhiều cách, để xô đổ những kỷ lục lỗi thời.
Và biết đâu, hàng trăm người, mấy năm trước đã từng xô đổ cổng trường Thực Nghiệm, sẽ thấy hối hận một cách sâu sắc: Muốn đạt kỷ lục, không thể dùng “sức” mà phải dùng “trí”.

Có cố hết sức xô đổ cổng, cũng chỉ có thể cướp được 01 bộ hồ sơ… dự tuyển vào lớp 1.



Còn dùng trí, thì một người chơi chim chào mào bình dị, cũng có thể bẫy được đại bàng. (Soha.vn 28/9)Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 289.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương