BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 07 tháng 07 năm 2014)


Thi hành kỷ luật 136 đảng viên vi phạm



tải về 317.86 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích317.86 Kb.
#39109
1   2   3   4   5   6   7

Thi hành kỷ luật 136 đảng viên vi phạm


Theo ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, 6 tháng qua, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã xem xét, xử lý kỷ luật 136 đảng viên vi phạm. Trong đó, khiển trách 85 người, cảnh cáo 35 người, cách chức ba người và khai trừ 13 trường hợp.
6 tháng đầu năm, công tác kiểm tra, giám sát được các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được kết đáng kể. Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 37 tổ chức Đảng và 143 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Trong đó, chủ yếu kiểm tra các lĩnh vực như: Quản lý sử dụng đất đai, bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, tham nhũng, lãng phí… Qua kiểm tra, kết luận có 27 tổ chức Đảng và 113 đảng viên vi phạm; đã thi hành kỷ luật hai tổ chức và 44 đảng viên.
Mặt khác, từ đầu năm đến nay, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành giám sát chuyên đề đối với 147 tổ chức đảng cấp dưới và 135 đảng viên. Qua giám sát đã kịp thời phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra làm rõ; chỉ ra những tồn tại, hạn chế để các tổ chức đảng và cá nhân được giám sát kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. (Nhân Dân Điện Tử 4/7; Citinews.net 4/7) Về đầu trang

Hương An (Quế Sơn) - Dáng dấp một đô thị mới


Hương An là xã được chọn xây dựng khu đô thị loại V nhờ có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như các điều kiện để phát triển kinh tế. Vì thế, tốc độ đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới ở xã này được đẩy mạnh.
Ông Đinh Văn Châu - Chủ tịch xã cho biết, định hướng nói trên đã được Huyện ủy Quế sơn đưa vào Nghị quyết 02 là nghị quyết chuyên đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển xã nhà, nâng cao đời sống của nhân dân.
Sau khi Nghị quyết ra đời, Quế Sơn tiếp tục chọn Hương An làm xã điểm xây dựng nông thôn mới tạo được cơ chế song song trong việc thu hút đầu tư các nguồn lực nên rất thuận lợi cho địa phương trong xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như thực hiện các mục tiêu khác. Xét về vị trí, xã Hương An nằm ở khu vực trung tâm phía Đông của huyện Quế Sơn, có Quốc lộ 1A ngang qua khu vực trung tâm xã.
Với những thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng…, Hương An trở thành khu thương mại- dịch vụ lớn ở vùng Đông của huyện Quế Sơn. Đặc biệt, chợ Hương An là nơi tập trung buôn bán, giao lưu hàng hóa của nhiều xã trên địa bàn và các vùng phụ cận. Ngoài ra, khu tái định cư cầu Hương An được đầu tư xây dựng xong đã hình thành nên dáng dấp của một đô thị hiện đại.
Hương An cũng có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn xã có Khu công nghiệp Đông Quế Sơn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng đang có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực, giải quyết hàng ngàn lao động mỗi năm…
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, Hương An rất quan tâm đến đầu tư hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều chuyển biến và đạt 14/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa và tỷ lệ hộ nghèo) phấn đấu hoàn thành từ nay đến cuối năm 2014.
“Hiện nay, hơn 70% đường giao thông đã được cứng hóa. Từ nay đến tháng 9 tới xã sẽ được đầu tư làm 5km còn lại. Đối với tiêu chí trường học thì hầu hết các trường trên địa bàn đã đạt chuẩn, chỉ còn trường mẫu giáo đang được đầu tư xây dựng và trường tiểu học đang hoàn thiện các phòng chức năng. Về cơ sở vật chất văn hóa, xã đang gấp rút hoàn thành một số nhà văn hóa thôn. Hệ thống kênh mương thủy lợi đã được bê tông hóa 7,2km, còn một số km sẽ được hoàn thành sớm…”, ông Châu thông tin.
Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Chủ tịch huyện Quế Sơn cho hay, Nghị quyết Huyện ủy Quế Sơn xác định, xây dựng Hương An thành đô thị loại V vào năm 2015 để tạo động lực thúc đẩy các xã vùng Đông của huyện Quế Sơn phát triển nhanh và bền vững. Vì thế, khi Quế Sơn chọn Hương An làm xã điểm cũng là một hướng đi đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn để xã này có điều kiện dồn các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị. “Hiện nay, diện mạo đô thị ở Hương An đang hình thành, cùng với những gì mà địa phương này đã làm được trong hơn 3 năm qua, tôi tin tưởng rằng Hương An sẽ về đích vào cuối năm nay”, ông Nghĩa nói. (Danviet.vn 6/7) Về đầu trang

CÔNG THƯƠNG

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,2%


Tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2% so với tháng trước, bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,32%.
Chỉ số giá tiêu dùng một số nhóm hàng trong tháng so với tháng trước: Nhóm lương thực giảm 1,8%; nhóm thực phẩm tăng 0,77%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,08%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng nhẹ, tăng 0,25%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,64%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%; nhóm giao thông tăng 0,11%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04% so với tháng trước... (Đại Biểu Nhân Dân 7/7, tr7) Về đầu trang

Khoanh vùng 726 điểm mỏ khoáng sản


Tỉnh đã quy hoạch, khoanh vùng 726 điểm mỏ khoáng sản để khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường với tổng diện tích gần 6.000 ha, trong đó có 106 điểm mỏ (hơn 1.250ha) quy hoạch dự trữ cho giai đoạn sau năm 2030. (Thanh Niên 5/7, tr2) Về đầu trang

Điện về Bình Minh


Đầu năm 2013, Đoàn thanh niên xã Bình Minh, huyện Thăng Bình thực hiện mô hình “Thắp sáng đường quê”, chủ động phối hợp với người dân trong vùng bắt điện thắp sáng, từ đầu ngõ cho đến trục đường chính. Nhờ việc làm thiết thực này, cuộc sống của người dân làng chài ấm no hơn, an ninh trật tự cải thiện rõ rệt.
Đến với xã Bình Minh vào buổi tối vào những ngày này, dân cư đông đúc, nằm san sát hai bên đường. Tất cả các con đường liên thôn, liên xã đều được thắp sáng. Bắt đầu từ 18 giờ, tất cả các con đường trong xã đều lên đèn.
Buổi tối tại làng chài, đưa phóng viên đi tham quan những cung đường quê, Bí thư Đoàn thanh niên xã Bình Minh Trần Khánh Dư hồ hởi: “Nhờ sự chung tay của người dân địa phương mà chúng tôi có thể mang ánh sáng về trên những nẻo đường quê. Cuộc sống của người dân như thay da đổi thịt, ai ai cũng phấn khích chuyên tâm làm ăn”.
Sau khi được sự đồng lòng của người dân, Ban chấp hành Đoàn xã đã phối hợp cùng với các chi đoàn thôn, vận động thanh niên các tổ đoàn kết trong xã triển khai giúp nhân dân thắp sáng điện đường. Mỗi hộ đóng góp 100 ngàn đồng để thanh niên mua bóng, chui, dây điện mắc và 50 ngàn đồng cho chi phí đúc trụ điện. Tùy theo địa hình, mỗi bóng được lắp đặt cách nhau khoảng 20m. Chi phí còn lại, các tổ thanh niên để phòng khi có sự cố cháy bóng sẽ mua lắp đặt lại. Riêng việc hư hỏng, sửa chữa, kinh phí do Đoàn thanh niên đảm nhận. Nếu gặp sự cố, người dân chỉ cần “alo” theo đường dây nóng thì ngay lập tức Đoàn thanh niên sẽ cử người đến giúp dân khắc phục sự cố.
“Thắp sáng đường quê” là mô hình hợp lòng dân và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Người dân tự nguyện tham gia và trực tiếp giám sát mô hình. Bắt đầu thử nghiệm từ thôn Tân An, “Thắp sáng đường quê” đã lan rộng ra 3 thôn còn lại trong xã là Hòa Bình, Bình Tân và Bình Tịnh. Đến nay đã thắp sáng được hầu hết các trục đường chính và đường liên tổ, liên xóm. Đại diện Đoàn thanh niên xã đã làm việc với Chi nhánh điện Thăng Bình hoàn tất các thủ tục và đồng hồ điện cho các tổ. Với tổng km thực hiện được là 24km và tổng kinh phí huy động được trong nhân dân hơn 200 triệu đồng.
Để duy trì Chương trình này, Đoàn thanh niên xã Bình Minh lập ra 1 Đội quản lý nguồn điện. Đội gồm 8 thanh niên trong ban chấp hành Đoàn xã, Bí thư Chi đoàn thôn thay nhau kiểm tra và khắc phục sự cố nguồn điện.
Điện đường mang lại sự thay đổi cho cuộc sống của người dân rất lớn, bộ mặt nông thôn về ban đêm trở nên rực rỡ hơn. Tình trạng trấn lột, tai nạn giao thông vào ban đêm tại vùng quê này dường như không còn nữa. Cuộc sống của người dân làng chài Bình Minh đang dần ổn định và ấm no. Ông Trần Văn Tám - Phó Chủ tịch xã Bình Minh nhận xét: “Thắp sáng đường quê” đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong xã. Chương trình được khối dân vận huyện, lãnh đạo xã đánh giá cao và đặc biệt nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương. Đem lại bình yên trong cuộc sống của người dân làng chài Bình Minh. Đúng là có điện, Bình Minh đúng... là bình minh”. (Công An Đà Nẵng Online 5/7) Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Chủ động chống hạn


Ngay từ đầu mùa nắng đến nay, Quảng Nam đã liên tục chủ động triển khai nhiều giải pháp để giúp nông dân chống hạn.
Từ tháng 7-8 được xem là đỉnh điểm của nắng hạn. Đặc biệt, theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm nay lượng mưa ít hơn trung bình các năm trước, mặn xâm nhập sâu.
Tại miền Trung, hiện mực nước của nhiều hồ chứa đã xuống mức thấp, không có khả năng cung cấp nước cho hàng ngàn ha cây trồng, gây khó khăn trong sản xuất cho nông dân. Riêng tại Quảng Nam, để giải quyết tình trạng này, ngay từ đầu mùa nắng đến nay, địa phương đã liên tục chủ động triển khai nhiều giải pháp để giúp nông dân chống hạn.
Tại huyện Duy Xuyên - địa phương chịu ảnh hưởng hạn hán nặng nhất của tỉnh, sau hơn 10 ngày thi công gấp rút, trong những ngày cuối tuần công trình nạo vét, mở rộng kênh dẫn nước Điện Bình trên sông Bến Giá, nối giữa Điện Bàn và Duy Xuyên đã được đưa vào sử dụng. Đây là kênh dẫn nước tạm thời, có chiều dài 700m, rộng 6m, có khả năng sẽ cứu 1.000 ha lúa và hoa màu vụ Hè Thu 2014.
Bên cạnh triển khai nhiều giải pháp trong ngắn hạn, tỉnh cũng đã triển khai các biện pháp như vận hành, tăng cường các trạm bơm cố định để sử dụng hiệu quả lượng nước xả qua phát điện của các Nhà máy thủy điện, đắp các đập tạm, nạo vét luồng lạch, dòng chảy để chống nhiễm mặn và đảm bảo nước cho các trạm bơm trên hệ thống Vu Gia, Thu Bồn, Bàn Thạch; nạo vét kênh mương nội đồng thông thoáng.
Được biết, do ảnh hưởng của nắng hạn, địa bàn tỉnh hiện có khoảng gần 500 ha không sản xuất do thiếu nguồn nước và bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nhiễm mặn. (VTVNews 7/7) Về đầu trang

Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp vượt kế hoạch


Nhờ thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất, dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; đồng thời triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền khai thác, đánh bắt xa bờ... nên giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt tốc độ tăng cao và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh hơn 5.800 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm. Vụ Đông Xuân 2014 được mùa khá toàn diện. Năng suất lúa bình quân gần 57 tạ/ha, tổng sản lượng lúa hơn 247 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng vụ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng gần 48.000 tấn, tăng 4,8%, trong đó sản lượng khai thác thủy sản hơn 40.000 tấn, tăng trên 5%; sản lượng thủy sản nuôi trồng hơn 7.700 tấn, tăng hơn 4%.



Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách ưu tiên hỗ trợ ngư dân về tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ đóng mới và cải hoán tàu hiện có, vừa nâng cao năng suất đánh bắt, vừa thực hiện quyền chủ quyền trên biển. Phòng chống hạn, nhiễm mặn, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất vụ Hè Thu 2014; chủ động nguồn lực để thực hiện các phương án cứu hộ cứu nạn, phòng chống lụt, bão. (VTV9.com.vn 4/7; Đại Đoàn Kết 5/7, tr5) Về đầu trang

DU LỊCH

Làng nghề truyền thống: Thoát cảnh đìu hiu nhờ du lịch


Trong khi nhiều làng nghề vốn nổi tiếng của tỉnh một thời đang rơi vào nguy cơ tàn lụi vì không có đầu ra ổn định, hàng Trung Quốc lấn át, lao động bỏ nghề, nguyên liệu đắt đỏ… thì một số làng nghề hiện được đầu tư quy hoạch, kết hợp thành điểm đến trong các tour du lịch lại rất hút khách khi đến Quảng Nam.
Trước những khó khăn của các làng nghề, tỉnh đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho làng nghề, trong đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm từ việc kết hợp với du lịch là một giải pháp mang tính khả thi. Thực tế tại Quảng Nam hiện nay, những địa phương mà ngành du lịch phát triển tốt như Hội An thì các làng nghề truyền thống đều nhanh nhạy tìm hướng ra với việc kết hợp với du lịch.
Chẳng hạn như làng mộc Kim Bồng (Hội An), từ năm 2005 đã gắn kết làng nghề vào du lịch với mô hình du lịch cộng đồng. Đến nay, làng nghề này đã đón cả triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Hay như làng rau Trà Quế, từ năm 2003, chính quyền thành phố Hội An bắt đầu cho khai thác tour du lịch tham quan và làm nông dân tại Trà Quế. Hơn 10 năm nay lượng du khách đến tham quan làng rau Trà Quế ngày càng tăng và làng nghề đã trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến Quảng Nam.
Nghề làm đèn lồng tại Hội An hiện cũng ăn nên làm ra khi nhanh nhạy sáng tạo sản xuất những mẫu mã phù hợp làm quà lưu niệm. Đồng thời, mở các tour hướng dẫn khách tham quan và tự tay làm lồng đèn. Thành phố Hội An cũng tổ chức cuộc thi thiết kế và trưng bày đèn lồng định kỳ vào dịp Tết cổ truyền hằng năm nhằm tôn vinh, quảng bá nghề truyền thống này.
Mới đây, Hội An cũng đã triển khai Dự án khu trung tâm làng nghề tre dừa Cẩm Thanh với tổng kinh phí 4 tỉ đồng để trưng bày, giới thiệu sản phẩm tranh tre, dừa nước, từng bước tạo hướng đi bền vững cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ địa phương.
Tại Quảng Nam hiện cũng có một số Dự án cộng đồng về văn hóa và du lịch có sự tham gia của người dân là hướng sinh kế bền vững được nhiều tổ chức nước ngoài hỗ trợ. Tại vùng miền núi cũng đã triển khai và phục hồi dần một số làng nghề dựa vào du lịch cộng đồng như làng nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre của đồng bào miền núi.
Bên cạnh đó, một số giải pháp cũng được tỉnh đưa ra để hỗ trợ làng nghề trong thời gian tới như: Nghiên cứu quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề, di dời các cơ sở trong làng nghề có quy mô lớn vào cụm công nghiệp; tạo cơ chế thông thoáng cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề được ưu đãi từ chính sách của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn (thuê đất, miễn tiền thuê đất...); xây dựng hương ước được cộng đồng lập ra dựa trên các quy ước truyền thống và có hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường. (Văn Hóa 4/7, tr1+6) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 317.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương